Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
18 tháng 8 2017 lúc 14:45

c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng

- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
TD
25 tháng 9 2019 lúc 9:33

MỞ BÀI

Giới thiệu về chuyến đi xa đầu tiên của em và lí do em được bố mẹ cho đi chơi (Ví dụ : Vì đạt được danh hiệu học sinh giỏi nên em được bố thưởng cho một chuyến đi chơi xa, đi nghỉ mát ở vịnh Hạ Long).

THÂN BÀI

Lần đầu được đi chơi xa với mỗi người một khác. Điều quan trọng là em biết lựa chọn sự việc, hành động có ý nghĩa để kể lại. Có thể kể theo trình tự sau :

Chuẩn bị cho chuyến đi, tâm lí chờ đợi.Khởi hành.Những sự việc, hành động ở nơi đến (ăn đồ hải sản ngon, tắm biển, đi xem hòn Trông Mái,;..).Kỉ niệm đáng nhố của em trong chuyến đi này.Trở về, tâm trạng.

Tất cả các việc kể lại phải tập trung làm sáng tỏ một chủ đề nào đó và khắc hoạ được đặc điểm, tính cách của nhân vật được kể theo ý đồ của người kể chuyện.

KẾT BÀI

Nêu cảm nghĩ (ấn tượng về chuyến đi thật sâu đậm ; tự hứa cố gắng học để năm tới lại được bố cho đi chơi).

Bình luận (0)
NN
25 tháng 9 2019 lúc 10:56

Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không quên được cái ngày ấy. Đó là lần đầu tiên tôi được đi chơi xa. Tôi không còn nhớ nó diễn ra cách đây bao lâu rồi nhưng những hình ảnh và kỉ niệm về nó thì vẫn khắc sâu trong tim tôi cho đến tận bây giờ. Năm đó, nhân dịp tôi được là học sinh giỏi nên bố tôi thưởng cho một chuyến đi nghỉ mát tại Hạ Long.

Còn hai hôm nữa mới đi mà tôi đã háo hức không ngủ được. Trước hôm đi, mẹ tôi đã chuẩn bị bao nhiêu là đồ, nào là quần áo, nào ô, nào mũ, đồ ăn,… đầy đủ cả. Đúng sáu giờ ba mươi phút, chiếc xe ô tô xinh xắn đã đỗ ở cửa nhà chúng tôi. Bố mẹ tôi mang đồ ra xe, sau đó tôi chỉ việc yên tâm ngồi trên xe để ngắm nhìn cảnh đẹp. Bầu trời trên kia mặc dù tôi đã nhìn nó đến hàng trăm, hàng nghìn lần nhưng chưa bao giờ tôi ngắm nó kĩ đến thế. Bầu trời hôm đó dường như xanh hơn, trong hơn, những mảnh mây xanh trôi bồng bềnh như những con tàu cập bến. Không hiểu là vì tôi quả vui hay là vì bầu trời đẹp thật mà tôi cứ ngắm nhìn không biết chán. Mải nhìn bầu trời quá mà tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Khi mẹ tôi gọi dậy thì chúng tôi đã đến Hạ Long rồi. Tôi không thể tin nổi vào mắt mình nữa, một con đường to đẹp ở giữa, hai bên là những ngôi nhà mọc lên san sát đang tràn ngập biển người, tiếng nói, tiếng hò reo inh ỏi đến nhức óc. Phải đến gần một giờ gia đình tôi mới qua nổi biển ngưòi đó. Bố tôi đã thuê một nhà nghỉ ở gần biển. Từ trên ban công nhìn xuống, tôi thấy một bãi biển rộng lớn mênh mông. Xa xa, ngoài khơi có những con tàu đánh cá trông như những con kiến đang bò trên đại dương bao la. Không nén nổi xúc động, tôi đã hỏi mẹ:

Đẹp quá mẹ nhỉ? Chưa bao giờ con thấy đẹp thế này.

Mẹ tôi trả lời:

Khu du lịch mà con.

Chúng tôi nghỉ ngơi một lát rồi bố dẫn cả nhà đi ăn. Đồ ăn ở đây phải nói là ngon có hạng: nào cá, cua, tôm, mực,… Toàn những món đặc trưng của biển. Mặc dù ở nhà, tôi đã ăn nhiều lần nhưng tôi vẫn thấy món ăn ở đây ngon hơn rất nhiều. Thú vị nhất là lúc tôi được đi tắm biển. Biển trong xanh thỉnh thoảng có những đợt sóng vỗ mạnh vào bờ. Còn nước biển thì mặn chát và mát rượi. Cát ở biển thì trắng mịn màng. Vì không biết bơi nên tôi chỉ quanh quẩn ở gần bờ nghịch nước và xây những lâu đài bằng cát. Bố tôi thì chụp ảnh cho cả nhà.

Sáng hôm sau, mẹ tôi gọi dậy sớm để ngắm cảnh bình minh, cảnh bình minh ở đây rất đẹp. Ông mặt trời nhô hẳn lên cao trông như một quả cầu lửa khổng lồ in bóng xuống mặt biển trong xanh, không một gợn sóng, cả nhà tôi cùng nhau đi dạo trên bờ biển để tận hưởng không khí trong lành và mát mẻ của buổi sớm mai. Sáng hôm đó, bố mẹ đưa tôi đi thăm đảo Khỉ. Tôi được ngắm nhìn vẻ đẹp của hòn Trống Mái và các động trong đảo Khỉ. Những hòn đá trong động có đủ màu sắc, được tạo nên bởi những bóng đèn pha lê, xanh, đỏ, vàng,… Thăm đảo Khỉ xong, chúng tôi về nhà nghỉ. Vậy là đã kết thúc hai ngày đi chơi biển thú vị. Mẹ tôi lại phải chuẩn bị đồ đạc để ra về. Thanh toán tiền phòng xong chúng tôi bắt đầu xuất phát. Tuy còn hơi tiếc nuối, nhưng tôi vẫn thấy vui vì được đi chơi xa thế này. Cảm nhận được vẻ buồn phiền của tôi, bố tôi hứa, nếu năm sau phấn đấu trở thành học sinh giỏi bố sẽ lại cho đi chơi nữa. Tôi lại thấy vui vẻ vô cùng. Chiếc xe cần mẫn lao đi nhưng hình ảnh về Hạ Long thơ mộng vẫn hiện lên trong trí óc tôi. Tôi thầm tự hứa với bản thân, sang năm sẽ cố gắng học tập tốt để lại được đi chơi như thế này nữa.

Thế đấy các bạn ạ! Câu chuyện một lần đi chơi xa của tôi đến đây là hết. Dù là ai đi chăng nữa thì tôi tin rằng các bạn đều có những kỉ niệm về lần đi chơi đầu tiên.

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
EW
Xem chi tiết
TH
18 tháng 1 2018 lúc 19:01

Bài 1: Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào?

Trả lời:

-  Chọn những hình ảnh tiêu biểu: cô giáo (thầy giáo), không khí lớp, quang cảnh chung của phòng học (bảng đen, bốn bức tường, bàn, ghế ...), các bạn (tư thế, thái độ, công việc chuẩn bị viết bài ...), cảnh viết bài, cảnh ngoài sân trường, ...

-   Miêu tả theo thứ tự nào cũng được, sao cho hợp lí, chẳng hạn theo thứ tự: từ ngoài vào trong lớp; từ phía trên bảng, cô giáo xuống lớp; từ không khí chung của lớp học đến bản thân người viết...

Bài 2: Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?

Trả lời:

*  Tả theo trình tự thời gian:

-  Trống hết hai tiết, báo giờ ra chơi đã tới.

-  Học sinh từ các lớp ùa ra sân.

-  Cảnh học sinh chơi đùa.

-  Các trò chơi quen thuộc.

-  Cảnh giữa sân, các phía, góc sân.

-  Trống vào lớp, học sinh về lớp.

*  Tả theo trình tự không gian:

-  Các trò chơi ở giữa sân, các góc sân.

-  Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động.

Bài 3: Hãy đọc kĩ đoạn văn của Vũ Tú Nam trong bài tập 3 SGK- tr 47 và rút lại thành một dàn ý.

Trả lời:

a)    Mở bài: Tên văn bản: Biển đẹp.

b)    Thân bài: lần lượt tả vẻ đẹp và màu sức của biển ở nhiều thời điểm, nhiều góc độ khác nhau:

+ Buổi sáng

+ Buổi chiều: lại có buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm; buổi chiều nắng tàn mát dịu

+ Buổi trưa

+ Ngày mưa rào

+ Ngày nắng.

c)    Kết bài (đoạn cuối từ “Biển nhiều khi rất đẹp" đến “ánh sáng tạo nên": Nêu nhận xét và suy nghĩ của mình về sự thay đổi cảnh sắc của biển.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/luyen-tap-bai-phuong-phap-ta-canh-trang-47-sgk-van-6-c33a23255.html#ixzz54XLdhah0

Bình luận (0)
BN
18 tháng 1 2018 lúc 19:01

a)   Đề (1) nêu yêu cầu:

-   Kể chuyện

-   Câu chuyện em thích

-   Bằng lời văn của em.

b)    Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể nhưng vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về những ngày thơ ấu, ngày sinh nhật, quê em đổi mới, em đã lớn.

c)  Các đề trên yêu cầu làm nổi bật:

-  Câu chuyện từng làm em thích thú

-  Những lời nói, việc làm của bạn chứng tỏ bạn rất tốt.

-  Một câu chuyện kỉ niệm khiến em không thể quên.

-  Những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật.

-  Sự đổi mới cụ thể của quê em

-  Những biểu hiện về sự lớn lên của em.

d)   - Các đề nghiêng về kể việc: 3, 4, 5.

-   Các đề nghiêng về kể người: 2, 6.

-   Các đề nghiêng về tường thuật: 3, 4, 5.

Câu 2: Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:

a)  Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?

Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?

b)   Lập ý: Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật nào, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề nào?

c)   Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?

d)   Em hiểu như thế nào là viết bằng lời văn của em?

đ) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?

Trả lời:

a)   Tìm hiểu đề:

-  Yêu cầu kể lại một câu chuyện mà em thích.

-  Kể bằng chính lời văn của mình. Nghĩa là không sao chép của người khác.

b)   Lập ý: Chẳng hạn em chọn truyện Thánh Gióng. Truyện Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chông giặc ngoại xâm.

c)   Lập dàn ý:

-    Mở đầu nên giới thiệu nhân vật: "Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà vẫn không biết đi, biết nói, biết cười. Một hôm có sứ giả của vua... ”

-   Kể chuyện bằng các ý:

+ Thánh Gióng bảo vua cho làm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt.

+ Thánh Gióng ăn khoẻ lớn nhanh.

+ Khi ngựa sắt và roi sắt, áo giáp sắtđược đem đến, Thánh Gióng vươn vai lớn bổng thành người tráng sĩ, cưỡi ngựa, cầm roi ra trận.

+ Thánh Gióng xông trận giết giặc.

+ Roi gãy thì lấy tre làm vũ khí.

+ Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời.

-  Kết thúc: Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

d)  Viết bằng lời văn của em là: suy nghĩ kĩ rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác, bất kể là ai.

đ) Cách làm bài văn tự sự:

-  Tìm hiểu đề: Tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.

-   Lập ý: xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể xác định: nhân vật, sự việc, diến biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.

-   Lập dàn ý: sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-bai-tim-hieu-de-va-cach-lam-bai-van-tu-su-trang-47-sgk-van-6-c33a22833.html#ixzz54XLhgtDt

Bình luận (0)
H24
21 tháng 2 2018 lúc 15:26

Mở bài: Giới thiệu chung về giờ ra chơi

             Cảm nhận chung của em về nó

Thân bài: + Sân trường giờ ra chơi (quang cảnh) : sau tiếng trống sân trường ồn ào và tấp nập...... Phần tiếp theo bạn tự làm nhà!!! Ha ha ha😄😅🤣

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
19 tháng 7 2019 lúc 14:08

Nhà bà ngoại nhìn ra bến phà. Sáng sớm nhìn ra bờ sông, con nước đục ngầu phù sa, hiền hòa chảy. Trên mặt nước, từng đám lục bình trôi dập dềnh, những cánh hoa phơn phớt tím, rung rinh trong gió. Thỉnh thoảng, vài con thuyền chở đầy hàng hóa xuôi theo dòng nước, vài chiếc xà lan nặng nề chở cát, tưởng như sắp bị dòng sông nuốt chửng. Hai bên bờ sông, dãy dừa nước lao xao, ẩn hiện sau đó là vài nóc nhà. Náo động nhất có lẽ là bến phà. Từng chuyến phà lớn, chở đầy người và xe cộ, hàng hóa chăm chỉ qua lại hai bờ sông. Hai bên bờ, hành khách chờ xuống phà, tiếng người xen lẫn tiếng xe, tạo thành dòng âm thanh ồn ào, náo nhiệt,... Nắng sớm mai lấp lóa như dát vàng mặt nước. Dòng sông vẫn cuồn cuộn chảy đỏ sậm phù sa, mang nặng nghĩa tình của con sông đối với người và đất miền Tây.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
29 tháng 8 2019 lúc 4:34

c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:

    + Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật

    + Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ

    + Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NN
13 tháng 2 2022 lúc 19:16

Giúp mình với cần gấp 

Bình luận (0)
H24
13 tháng 2 2022 lúc 19:17

Tham khảo thôi em nhé: Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết ,đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó! Nhắc đến ý nghĩa văn chương có người cho rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" . Thật vậy, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ với sự vận động trôi chảy của văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng.Sống trong thời kì hiện đại nam nữa bình đẳng, chúng ta đâu biết được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Da, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ; chúng ta cũng phải khóc than cho số phận của những người " tài sắc vẹn toàn" nhưng số phận hẩm hiu. Văn chương thật tuyệt vời , nó đem đến cho chúng ta những thứ tình cảm chỉ thoáng qua mọt lát rồi lại đi nhưng để lại cho ta hồi ức thật đẹp, vì vậy hãy luôn trân trọng và yêu quý nó.

Chúc em học tốt

Bình luận (2)
NH
Xem chi tiết
TT
2 tháng 2 2017 lúc 19:18

Soạn bài phương pháp tả cảnh

I. Phương pháp viết văn tả cảnh

1. Văn bản thứ nhất miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác. Nhân vật có thể hình thật rắn chắc, sức lực mạnh mẽ (pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn), vận dụng hết sức lực thể chất (hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa) mới có thể dựa con thuyền vượt thác.

- Qua đó, ta có thể hình dung khúc sông có nhiều dòng thác cực kì hung hãn: nước từ trên cao đổ xuống giũa hai vách đá dựng đứng; sức nước chảy mạnh, nhanh như muốn kéo lùi con thuyền.

2. Văn bản thứ hai tả quanh cảnh dòng sông tuôn chảy ra biển: sức chảy mạnh, đàn cá đông đúc trên mặt sông đến rừng cây đước bạt ngàn nhiều màu xanh hai bên bờ sông.

- Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy bằng cách lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu của những đối tượng miêu tả: dòng sông, mặt nước, bờ sông.

3. Văn bản thứ ba tả lũy tre làng.

- Tóm tắt các ý của mỗi phần:

(1) Giới thiệu chung về lũy tre làng.

(2) Ba lớp lũy tre.

- Lũy tre ngoài cùng:

+ Tre gai chằng chịt, đan chéo nhau, có gai nhọn.

+ Không đốn, dày đặc, làm bức tường tre bảo vệ làng.

- Lũy tre giữa và lũy tre trong:

+ tre vườn thẳng tắp, óng chuốt, đầy sức sống.

+ Thay lá xanh mướt.

+ Thân cứng cỏi, tán mềm mại.

(3) Hình ảnh măng tre lên chồi và nêu cảm tưởng.

- Nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn:

+ Từ ngoài vào trong.

+ Từ khái quát đến cụ thể.

II. Luyện tập phương pháp viết văn bản tả cảnh và bố cục của bài tả cảnh.

1. Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.

a. Quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu:

(1) Học sinh bắt đầu làm bài.

- Học sinh làm bài.

+ Các bạn tìm hiểu đề, lập dàn ý và triển khai bài làm.

+ Những bạn làm bài.

+ Những bạn chưa làm được hoặc chưa làm đủ ý: nét mặt, dáng ngồi, bàn tay cầm bút…

- Cô giáo:

+ Đi vòng quanh lớp vài lần.

+ Ngồi trước lớp, nhìn bao quát.

+ Thái độ, cách nhìn đối với vài học sinh.

- Không khí lớp học:

+ Lớp học im lặng, thỉnh thoảng vẫn có tiếng rầm rì.

+ Nghe rõ tiếng bút trên giấy, tiếng sột soạt xếp thêm giấy mới.

(2) Tiết làm bài kết thúc:

- Các bạn làm xong bài: gác bút, dò lại bài.

- Các bạn làm chưa xong, vội làm cho kịp.

- Vài bạn tranh thủ hỏi người bên cạnh.

- Chuông reo: thu bài.

b. Có thể miêu tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn trên theo thứ tự thời gian.

c. Viết phần mở bài.

“Sau gần bốn tiết được nghe cô giảng lí thuyết làm văn, sáng nay lớp em thực hành viết Tập làm văn. Dù được thông báo trước, nét mặt ai nấy đều có vẻ căng thẳng, chờ đợi, kể cả những học sinh vào loaj giỏi Văn nhất lớp. Do đó, lớp học nhao lên khi cô vừa ghi xong đề bài lên bảng. Vài tiếng reo phấn khởi xen lẫn những tiếng thất vọng. Cô gõ thước xuống bàn, yêu cầu trật tự và nhắc lại cách kẻ ô trên tờ giấy làm bài. Lớp học im lặng dần, hơn bốn mươi cái đầu cúi xuống trên trang giấy trắng: chúng em bắt đầu làm bài…”.

- Phần kết bài:

“Một hồi chuông dài reo lên. Lần lượt từng dãy bàn nộp bài cho cô theo hiệu lệnh, vài bạn còn lom khom vội vã viết thêm mấy chữ cuối. Chúng em xếp gọn giấy, bút thơ phào nhẹ nhõm… Có vài người túm tụm hỏi nhau về bài vừa viết, có người giở vội sách ra xem lại câu dẫn chứng… Rồi chỉ vài phút, chúng em quên ngay bài kiểm tra vừa qua để thú vụ với gói xôi, miếng bánh, cái kẹo và nụ cười thỏa thuê trong suốt hai mươi phút ra chơi”.

2. Tả cảnh sân trường ra chơi.

- Trong phần thân bài, cảnh được miêu tả vừa theo thứ tự thời gian, cừa theo không gian, tức là miêu tả các hoạt động ở từng khu vực theo diễn tiến thời gian. Có thể trong quá trình hoạt động, ta kết hợp miêu tả cảnh thiên nhiên (sắc nắng, cây cối sân trường) với miêu tả hoạt động con người để bài văn thêm sinh động, cụ thể.

- Một đoạn văn miêu tả một cảnh của sân trường trong giờ ra chơi.

a. Cảnh căn tin:

“Sau tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi, tiếng ồn ào rền vang đều khắp khung trường như tiếng ve đồng ca mùa hè vậy! Thế rồi những dáng áo trắng, khăn đỏ túa ra từ những cầu thang… Lao nhanh nhất là những bước chân chạy về hướng căn tin. Có lẽ sáng nay các bạn ấy chưa kịp ăn sáng. Và quầy căn tin thì vô cùng hấp dẫn với đủ các loại: bánh bao, bánh ướt, bánh mì, xôi gấc, lại có cả phở, bún riêu, cháo lòng… Những bước chân chậm hơn, đi có vẻ từ tốn hơn là của các bạn sà vào quầy mua me, cóc, mận hoặc kem, nước ngọt… Thì ra cái bao tử cứ thúc bách người ta mạnh mẽ thế!”.

b. Cảnh sân trường.

“Người những nhóm học sinh đang chơi đá cầu, chơi cầu lông, rải rác trên những bang đá là những đôi bạn đang thủ thỉ trò chuyện, co bạn đang ôn tập học bài, cũng có bạn đang mơ mộng thả hồn theo đám mây thấp thoáng trên tán lá bang kia.

Em ngồi bên gốc cây phượng già bắt đầu trổ hoa, đang nhâm nhi miếng kẹo và nhìn ngắm cảnh trường và ước gì mình được sống mãi với tuổi thơ…”.

3. Dàn ý bài văn Biển đẹp

- Mở bài: cảnh biển đẹp

- Thân bài: Vẻ đẹp và màu sắc của biển ở nhiều thời điểm khác nhau:

+ Buổi sáng sớm.

+ Buổi chiều: chiều lạnh, nắng tắt sớm, chiều nắng tàn mát dịu.

+ Buổi trưa.

+ Ngày mưa rào.

+ Ngày nắng.

- Kết bài: Nhận xét và cảm nghĩ về cảnh sắc thay đổi của biển.

Bình luận (0)
TP
2 tháng 2 2017 lúc 19:07

bạn link vào

http://hoctotnguvan.net/soan-bai-phuong-phap-ta-canh-22-949.html

chúc bạn học tốthaha

Bình luận (0)
NH
2 tháng 2 2017 lúc 18:39

ai đó giúp tôi vs

khẩn cấp

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
12 tháng 3 2018 lúc 17:03

Văn bản gồm 2 ý chính:

   + Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố

   + Tổng kết về giá trị nổi bật của tác phẩm tắt đèn

Bình luận (0)