II- Tự luận
Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Quê hương và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó.
viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài quê hương ( ko chép mạng )
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về từ "thoáng" trong khổ cuối bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh
Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó.
Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:
- Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ.
- Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.
- Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :
+ Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.
+ Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.
bằng một đv ngắn e hãy nêu cảm nhận của mình về khổ thơ cuối bài thơ quê hương
Tham khảo
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôiThoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơiTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Tham khảo
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ cuối cuồi cùng của bài thơ quê hương
Tham Khảo
Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ đó trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Nếu nhà thơ không có một tình yêu chân thành, sâu nặng đối với quê hương thì không thể qua những câu miêu tả mà thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc như thế. Do đó, cảm xúc của tác giả thể hiện mạnh mẽ qua các hình ảnh, qua cách miêu tả. Qua miêu tả, nhà thơ làm nổi bật cái hồn của làng quê, cho thấy không chỉ qua những gì mà các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế “cánh buồm trắng” mới hóa thân thành “mảnh hồn làng” một cách tự nhiên nhất. Sự sáng tạo các hình ảnh để bộc lộ cảm xúc trữ tình tha thiết là nét độc đáo của bài thơ này.
Em tham khảo:
Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
chép lại khổ thơ cuối của bài thơ "Quê Hương" và nêu suy nghĩ của em về nội dung của khổ thơ trên.(giúp mình, mình đang cần ;-; )
Cảm nhận của em về 2 khổ thơ cuối của bài thơ Quê Hương (Tế Hạnh) (bài Văn)
Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, trình bày cảm nhận của em về những câu thơ đặc tả cánh buồm trong khổ cuối bài thơ "Quê hương"
Tham khảo
Đây là hai câu thơ đẹp, Tế Hanh đã viết bằng cả tấm tình mến yêu tha thiết làng quê mình. Nhà thơ đã sử dụng, nghệ thuật so sánh, cánh buồm trên con thuyền ra khơi với mảnh hồn làng.
Cánh buồm là vật thể hữu hình, được so sánh với hồn làng, hồn vía của làng chài: cái vô hình, vô ảnh; cái cụ thể với cái trừu tượng, cái vật chất với cái tinh thần, cái bình dị với cái thiêng liêng. Nhà thơ đã linh hồn hóa cánh buồm, thể hiện sự cảm nhận tinh tế, chính xác về hồn quê hương, gợi rất đúng hồn quê thân thuộc.
Viết đoạn văn diễn dịch 12 cau nêu cảm nhận của em về khổ thơ thứ hai của bài thơ “Quê hương” (trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán và một phép điệp ngữ).
Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ "Quê Hương" của tác giả Tế hanh, tác giả đã khắc họa chân thực, sinh động khung cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Mở đầu vào một ngày mới sắp bắt đầu thì người dân làng chài đã chuẩn bị để ra khơi đánh cá. Ấn tượng nhất là khung cảnh trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Nó đã trở thành một phông nền sáng, đậm nét cho con thuyền tiến vò cái đẹp tràn ngập khung cảnh thiên nhiên. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê để giúp chúng ta cảm nhận, hình dung được khung cảnh thiên nhiên với một bầu trơi trong xanh cùng những làn gió nhẹ nhàng, những ánh hồng rực rỡ. Những dấu hiệu thời tiết thuận lợi cho một buổi ra khơi đầy thuận lợi với những mẻ cá bội thu. Nhưng sống động hơm nữa chính là hình ảnh dân trai tráng. Họ "bơi thuyền đi đánh cá" với tất cả ý chí, niềm tin. Cảnh ra khơi đã miêu tả gián tiếp con thuyền. Đó là "chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". Không những vậy con thuyền đã ẩn dụ cho vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân làng chài. Đoạn thơ đã sử dụng hình ảnh so sánh, liệt kê giản dị để từ đó miêu tả ra một làng chài vào buổi sớm. Từ đây,đoạn thơ thứ hai đã cho chúng ta thấy được tầm vóc của những người dân làng chài trong hành trình chinh phục thiên nhiên.