HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Cho 0,54 gam bột nhôm vào 30 gam dung dịch H2SO4 19,6%, khuấy cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. a) Hãy tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng. b) Hãy tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch X c) Thêm tiếp 2,7 gam kim loại nhôm vào dung dịch X cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch Y.
Hỗn hợp Y gồm kim loại R (R có hóa trị II, III) và oxit của kim loại đó. Biết trong Y có một chất với số mol bằng 2 lần số mol chất kia. Khi cho 13,6 gam Y tác dụng với 0,4 lít dung dịch HCI 2M thì hỗn hợp Y tan hết thu được dung dịch A và 2,24 lít khí (đktc). Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch A cần 0,3 lít dung dịch NaOH 1M. Hãy xác định công thức oxit của kim loại R.
17,92 lít hỗn hợp X gồm hidro và metan CHạ (đktc) có tỉ khối so với hidro là 6,25. Đốt hỗn hợp với 51,2 gam khí oxi. Phản ứng xong, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ được m gam nước và hỗn hợp khí Y. a. Viết các phương trình hóa học xảy ra b. Tính m c. Xác định % thể tích và % khối lượng các chất trong Y.
Tìm tất cả số nguyên dương n thoả mãn 2n+3 và 8n+25 đều là số chính phương.
Hỗn hợp A gồm Fe và Al. Hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp A trong 110 gam dung dịch H2SO4 9,8% dư, sau phản ứng thu được dung dịch B. Thêm 300 ml dung dịch KOH IM vào dung dịch B. Lọc tách kết tủa, đem nung trong không khi đến khối lượng không đối thu được 2,8 gam chất rắn. Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A.
Cho 34,2 gam hỗn hợp X gồm Al2O3, CuO, Fe2O3 tác dụng với CO dư tung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 27,8 gam chất rắn. Mặt khác, 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 1M và HCL 1,5M, sau phản ứng thu được m gam muối. Tính m.
Một hỗn hợp X gồm Fe2(SO4)3, và Na2SO4, trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X vào nước rồi thêm dung dịch BaCl2 dư thu được chất kết tủa Y. a. Hỏi khối lượng kết tủa Y nặng gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp X. b. Hòa tan hoàn toàn 19,45 gam hỗn hợp Z gồm Na và Ba vào nước thu được dung dịch G và V lít H2 (đktc); hòa tan hết 68,4 gam hỗn hợp X vào nước được dung dịch T. Cho toàn bộ dung dịch G vào dung dịch T thu được dung dịch M và m gam chất kết tủa M1. Nếu tách toàn bộ lượng chất kết tủa M1, đem nung ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thấy lượng kết tủa giảm 4,05 gam. Tìm giá trị của m, V và tinh khối lượng mỗi chất tan có trong dung dịch M.
Nung 16,2 gam hỗn hợp A gồm các oxit MgO, AL2O3; và MO trong một ống sứ rồi cho luồng khí H2 đi qua. Ở điều kiện thí nghiệm H2 chỉ khử MO với hiệu suất 80%. Lượng hơi nước tạo ra chỉ được hấp thụ 90% vào 15,3 gam dung dịch H2SO4, 90%, kết quả thu được dung dịch H2SO4 86,34%. Chất rắn còn lại trong ống được hòa tan trong một lượng vừa đủ axit HCl, thu được dung dịch B và còn lại 2,56 gam chất rắn kim loại M không tan. Lấy 1/10 dung dịch B cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đối thì thu được 0,28 gam oxit. a. Xác định kim loại M b. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
Hỗn hợp X gồm SO, và O, có tỉ khối so với H2 bằng 24. Đun nóng hỗn hợp X với xúc tác V.O, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y, tỉ khối của Y so với X bằng 1,25. Tính hiệu suất phản ứng.