Những câu hỏi liên quan
SK
Xem chi tiết
TQ
18 tháng 4 2017 lúc 16:45

Chúng ta cần giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Bình luận (0)
PU
17 tháng 4 2017 lúc 22:10
học sinh cần tích cực tham gia tuyên truyền vận động mọi người thực hiện đúng về luật bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động do các đoàn thể tổ chức như hè xanh, tham gia lao động vệ sinh trường lớp thôn xóm mình ở phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện những trường hợp sai phạm
Bình luận (0)
H24
17 tháng 4 2017 lúc 22:10

Chúng ta cần giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Bình luận (0)
CK
Xem chi tiết
LV
4 tháng 5 2021 lúc 21:04

Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường sinh sống hiện tại. ... Tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường. Chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường

Bình luận (0)
CK
Xem chi tiết
IP
4 tháng 5 2021 lúc 20:51

    1. Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định.

 2. Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc xử lý nước thải trước khi cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng.

     3. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi.

    4. Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan.

    5. Không hút thuốc lá nơi công cộng.

   6. Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá

7. Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh.

    8. Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.

Bình luận (0)
LV
4 tháng 5 2021 lúc 21:01

1 không vứt rác bừa bãi

2 không xả rác vào các ống cống , ống thoát nước 

3  tuyên truyền mọi người tái chế sử dụng các đồ vật cũ nhưng vẫn dùng đc

4 tận dụng ánh nắng mặt trời

5 hạn chế sử dụng túi nhựa , nilon

Bình luận (0)
NY
12 tháng 5 2024 lúc 19:17

1. Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm:

a) Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập danh mục chất ô nhiễm, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm; đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của địa phương;

b) Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xử lý các loại chất thải khác phát sinh trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương;

c) Xây dựng, hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải khu vực công cộng; công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, chất thải;

d) Xây dựng, sửa chữa, cải tạo hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề thuộc trách nhiệm của địa phương.

2. Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường, bao gồm:

Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, gồm: khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất trong chiến tranh; khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực đất bị ô nhiễm khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý của địa phương; xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt sông, hồ trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý của địa phương.

3. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường, bao gồm:

a) Các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom, lưu giữ, trạm trung chuyển, khu tập kết, hạ tầng kỹ thuật của khu xử lý chất thải rắn tập trung, chất thải nguy hại, hệ thống xử lý nước thải, bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt trên địa bàn; hệ thống các công trình, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; đầu tư công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường do địa phương quản lý. Đối với các dự án thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quản lý thì kinh phí thực hiện do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chi trả, ngân sách nhà nước không hỗ trợ;

b) Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, biến đổi khí hậu; hạ tầng kỹ thuật quan trắc môi trường của địa phương; mua sắm, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương theo dự án đầu tư;

c) Mua sắm trang thiết bị thay thế; duy trì, vận hành trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương;

d) Hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường theo quy hoạch tỉnh (bao gồm cả vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định).

4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nhiệm vụ của địa phương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

5. Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm:

a) Điều tra, khảo sát, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; xác lập, thẩm định và công nhận di sản thiên nhiên thuộc nhiệm vụ của địa phương;

b) Đầu tư bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học thuộc trách nhiệm của địa phương;

c) Hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học (trừ lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học) thuộc trách nhiệm của địa phương;

d) Điều tra, khảo sát, thống kê số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành; cập nhật danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp tỉnh;

đ) Hoạt động phát triển thị trường các-bon trong nước;

e) Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp tỉnh; xây dựng báo cáo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu cấp tỉnh;

g) Điều tra, thống kê, giám sát, đánh giá, lập danh mục chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính thuộc nhiệm vụ tại địa bàn;

h) Đầu tư dự án phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư dự án chuyển đổi công nghệ loại trừ, giảm thiểu sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc nhiệm vụ của địa phương.

6. Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ.

7. Truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức và trao giải thưởng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng theo quy định của pháp luật;

b) Đánh giá, tổng kết và theo dõi thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc trách nhiệm của địa phương.

8. Hoạt động hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Phối hợp trong việc ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo đề xuất của cơ quan trung ương có thẩm quyền; ký kết, thực hiện các thỏa thuận quốc tế về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;

b) Vốn đối ứng chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, viện trợ về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật.

9. Các hoạt động quản lý nhà nước khác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

b) Đánh giá việc thực hiện phương án bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh;

c) Đánh giá, dự báo chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ trên địa bàn; kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm sông, hồ trên địa bàn; đánh giá, dự báo chất lượng môi trường không khí trên địa bàn; điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn;

d) Tiếp nhận, xác minh, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; hội thảo phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

đ) Phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường;

e) Quản lý, công bố thông tin về môi trường; vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (bao gồm cả thu nhận, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin, dữ liệu); cập nhật, đánh giá chỉ tiêu thống kê, và xây dựng báo cáo về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường;

g) Xây dựng các mô hình về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

h) Hoạt động đánh giá phục vụ việc xác nhận về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

i) Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định;

k) Hoạt động của Ban chỉ đạo, tổ chức các hội nghị về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quyết định của cấp có thẩm quyền và các nhiệm vụ khác có tính chất quản lý hành chính phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

l) Cấp vốn điều lệ, bổ sung vốn điều lệ cho quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

m) Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu có tính chất chi thường xuyên thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định của pháp luật; các hoạt động bảo vệ môi trường khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Việc phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường nêu trên của ngân sách địa phương cho các cấp ngân sách ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
DC
28 tháng 3 2018 lúc 6:58

- Để thực hiện và động viên những người khác cùng thực hiện Luật Bảo vệ môi trường chúng ta cần phải tuyên truyền cho họ hậu quả của việc tàn phá môi trường, từ đó nâng cao ý thức người khác bằng việc động viên họ thực hiện tốt các điều luật.

- Những sự việc mà em biết đã vi phạm Luật Bảo vệ môi trường: đổ rác không đúng nơi qui định, đốt rừng bừa bãi, chặt phá rừng làm nương rẫy, xử lí chất thải không đúng qui trình,…

- Để khắc phục những vi phạm đó chúng ta cần bảo vệ môi trườg, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường...

   Khai thác rừng bừa bãi cần Khắc phục trồng lại rừng.

   Đổ rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường cần Đổ rác đúng nơi qui định...

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
DC
30 tháng 7 2019 lúc 9:10

Để chấp hành Luật Bảo vệ môi trường, mỗi người dân phải tìm hiểu luật và tự giác thực hiện.

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
QL
19 tháng 11 2023 lúc 11:16

Luật Đa dạng Sinh học (2008)

Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2009. Luật đa dạng sinh học của Quốc hội khóa XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12 qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật dành riêng một Chương IV với 18 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Theo đó, các loài động vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Luật cũng quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn và những hành vi bị cấm trong khu bảo tồn.

Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (2004)

Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/04/2005. Theo đó, những hành vi săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép bị nghiêm cấm. Đồng thời Luật cũng quy định việc khai thác, động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã. Việc Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Bình luận (0)
QL
19 tháng 11 2023 lúc 11:16

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
UT
4 tháng 4 2021 lúc 5:45

Nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường là do hai nguồn tác nhân chính đó là Con Người và Tự Nhiện. Nhưng phần lớn còn người thường kéo theo tự nhiên thay đổi. Người ta thường nói sự phát triển luôn đi kèm với sự ô nhiễm. Đến thời điểm này điều đó thực sự đúng. Vậy nguyên nhân do đâu mà có sự ô nhiễm đó. Hãy cùng xem qua nhé:

Sự thiếu ý thức của người dân

Xả rác không đúng nơi quy định: Đứng đâu vứt đây, bóc cái gì xả luôn cái đó không một chút suy nghĩ

Xả nước thải sinh hoạt ra ngoài môi trường: kể cả nước thải rắn và nước thải sinh hoạt.

Tự ý đốt rác thải: bao bì ni lông, đốt rơm rạ.

Xử lý xác chết chưa đúng nơi qu y định:heo gà vịt chết chôn lấp không đúng nơi quy đinh, hay đổ thẳng xuống sông.

Chặt phá rừng vô tôi vạ, khai thác rừng qua mức.

Chưa tận dụng hết công dụng của các đồ vật: bao bì ni lông, chai nhựa…

Sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan ban ngành

Không nghiêm ngặc trong chế tài xử phạt những doanh nghiệp xả thải ra môi trường.

Không răn đe trong khâu xây dựng bể chứa và xử lý nguồn nước thải tại các nhà máy, khu công nghiệp để rồi trong quá trình đi vào hoạt động. Nước thải rác thải từ đẩy bị đổ thẳng xuống sông xuống biển mà chưa được xử lý.

Thiên nhiên

Nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm ô trường một phần cũng là do thảm họa thiên nhiên gây ra: Động đất, sóng thần, Vòi rồng, Bão lũ… sự biến động ở trong lòng đất, thay đổi cấu trúc..thì chúng ta không thể lường trước được. Vậy nên cần ý thức bảo vệ môi trường thì các tai họa sẽ ít hơn hoặc mức độ nghiêm trọng sẽ giảm đi.

Mỗi học sinh cần phải làm để bảo vệ môi trường là 

-tuyên truyền với mọi người để bảo vệ môi trường xung quanh mình 

-Giáo dục trẻ nhỏ ý thức bỏ rác đúng nơi quy định và cách tận dụng các phế liệu bỏ đi: lon nước, chai nhựa, dây điện đồng, giấy thải loại, vải vụn…để làm dụng cụ học tập hoặc trang trí phòng học…

-trồng nhiều cây xanh trong trường và lớp học 

-phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định 

 

Bình luận (0)
NN
14 tháng 3 2022 lúc 20:02

học siinh cần :

+ Tuyên truyền cùng nhau bảo vệ

+ Trồng nhiều cây xanh .

+ Không phá rừng hay đốt rừng.

+ KHông vứt rác bừa bãi.

+ ..........

Bình luận (0)
TT
14 tháng 3 2022 lúc 20:02

Tham khảo: 

-Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở

 -Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.

 -Hạn chế sử dụng túi nilon. 

-Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt.

 -Tích cực trồng cây xanh.

 -Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường.

 -Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường

Bình luận (0)
GB
14 tháng 3 2022 lúc 20:02

-Tuyên truyền bảo vệ môi trường

-Trồng nhiều cây xanh

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của lớp,trường,....

- Có ý thức

-Không vứt rác bừa bãi

....................................

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
LS
14 tháng 2 2022 lúc 20:31

Tham khảo

 

- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Kiểm soát cháy rừng, thảm họa thiên nhiên

Bình luận (0)
H24

Trồng cây xanh

Không hái,bẻ cây

 

Bình luận (0)
PT
14 tháng 2 2022 lúc 20:32

Tham khảo:

Thực vật, nhất là thực vật hạt kín có công dụng nhiều mặt và ý nghĩa kinh tế rất lớn:

- Cho gỗ dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người.

- Làm thuốc, làm cảnh.

Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Chúng ta cần phải bảo vệ và phát triển để làm giàu cho Tổ Quốc.

Bên cạnh những cây có ích cũng có 1 số cây có hại cho sức khỏe con người như: thuốc lá, thuốc phiện, cần sa... Chúng ta cần hết sức thận trọng khi khai thác hoặc tránh sử dụng.                                                           là 1 học sinh,chúng ta phải:

- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

 

Bình luận (0)