Cho biết phạm vi ứng dụng của các bộ truyền động
Phạm vi ứng dụng của các bộ truyền động
Bộ truyền động đai: Máy khâu, máy khoan, máy tiện, ô tô, máy kéo,....
Bộ truyền động ăn khớp: Xe đạp, xe máy, đồng hồ, máy nâng chuyển,....
Hãy kể những ứng dụng của các bộ truyền động mà em thấy trong thực tiễn.
Tham khảo
- Truyền động đai: Ứng dụng vào máy khâu, máy khoan, máy tiện, ô tô, máy kéo, ...
- Truyền động ăn khớp: Ứng dụng vào đồng hồ, tuốc năng quạt, hộp số xe máy, máy nông nghiệp, máy công cụ, xe đạp ...
Nêu cấu tạo, ứng dụng và tỉ số truyền của bộ truyền động ăn khớp, truyền động ma sát - truyền động đai
1 Nêu cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của khớp tịnh tiến?
2 Nêu cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép đinh tán?
3 Nêu cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng của bộ truyền động ma sát?
4 Nêu cấu tạo, tính chất và ứng dụng của bộ truyền động ăn khớp?
5 Nêu cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng của cơ cấu tay quay - con trượt?
Nêu cấu tạo , công thức tính tỉ số truyền và ứng dụng của bộ truyền động đai, truyền động ăn khớp?
BẠN THỬ THAM KHẢO Ở ĐÂY NHA:
Bài 29: Truyền chuyển động - Hoc24
Tại sao cần truyền chuyển động? cấu tạo, nguyên lí làm việc, ứng dụng của bộ truyền động đai ?
THAM KHẢO Ạ
Máy hay các thiết bị cần có cơ cấu truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ quay không giống nhau song đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. Nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động là:Truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy. 1.2. Bộ truyền động đai 1.2.1.Tham khảo
- Cần phải truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ không giống nhau, song đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. Do đó, cơ cấu truyền chuyển động có nhiệm vụ truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
a. Cấu tạo bộ truyền động đai
- Truyền động ma sát là là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.
Gồm 3 bộ phận chính
+ Bánh dẫn
+ Bánh bị dẫn
+ Dây đai
- Giới thiệu vật liệu dây đai, bánh dẫn
+ Dây đai: làm bằng vật liệu tạo ma sát tốt
+ Bánh đai: Kim loại, gỗ…vv
b. Nguyên lí làm việc
Nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, khi bánh dẫn quay thì bánh bị dẫn quay theo.
Câu 1 : Phạm vi sử dụng các loại mối ghép
Câu 2 : Phân biệt các loại vật liệu cơ khí phổ biến, phạm vi ứng dụng của các vật liệu cơ khí
Câu 1:
-mối ghép động:chủ yếu dùng trong cơ cấu biến đổi chuyển động(pit-tông,xi lanh trong động cơ)
-mối ghép bằng hàn:thường dùng để tạo các khung giàn,thùng chứa,khung xe đạp,xe máy và được ứng dụng trong công nghiệp điện tử.
-mối ghép bằng ren:+mối ghép bu lông:thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn,cần tháo lắp.
+đối với nhũng mối ghép có chiều dày quá lớn,người ta thường dùng mối ghép vít cấy.
+mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.
-mối ghép bằng then và chốt:mối ghép bằng then thường dùng để ghép trục với bánh đai,bánh răng,đĩa xích,…để truyền chuyển động quay.Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển đọng giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực thep phương đó.
mối ghép bằng đinh tán:sử dụng ở các dụng cụ sinh hoạt trong gia đình,kết cấu cầu , đường,….
Tìm hiểu về các bộ truyền chuyển động được sử dụng trong sản xuất và đời sống. Lấy ví dụ minh họa cho từng bộ truyền chuyển động. (làm hộ mình nha ko biết làm , càng dài càng tốt)
Tham khảo (có ảnh minh họa)
1. Truyền động ma sát – truyền động đai
a) Cấu tạo bộ truyền động đại
Truyền động ma sát là là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.
Gồm 3 bộ phận chính: bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai. Dây đai: làm bằng vật liệu tạo ma sát tốt, bánh đai: Kim loại, gỗ ...vv
b) Nguyên lí làm việc
Khi bánh dẫn 1 (đường kính D1) quay với tốc độ nd (n1) (vòng/phút), nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, bánh bị dẫn 2 (đường kính D2) sẽ quay với tốc độ nb d (n2) (vòng/phút), tỉ số truyền i được xác định bởi công thức:
c) Ứng dụng
Cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít ồn, có thể truyền chuyển động giữa các trục ở cách xa nhau, được sử dụng rộng rải như: máy khâu, máy tiện, ô tô vv...
Khi ma sát giữa bánh và dây đai không đủ đảm bảo thì chúng có thể bị trượt nên tỉ số truyền bị thay đổi.
2. Truyền động ăn khớp
Để khắc phục sự trượt của chuyển động đai người ta dùng chuyển động ăn khớp.
a) Cấu tạo bộ truyền động
Bánh răng: Bánh dẫn và bánh bị dẫn.
Xích: Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích.
Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau thì khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh này phải bằng khoảng giữa hai răng kề nhau trên bánh kia.
Để đĩa ăn khớp được với xích thì cỡ răng của đĩa và cỡ xích phải tương ứng.
b) Tính chất
Bánh răng 1 có số răng là Z1, tốc độ quay n1, Bánh răng 2 có số răng là Z2, tốc độ quay n2 thì tỉ số truyền i:
c) Ứng dụng
Bộ truyền chuyển động bánh răng dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục song song hoặc vuông góc với nhau, có tỉ số truyền xác định, được dùng nhiều trong trong hệ thống truyền động như đồng hồ, hộp số xe máy vv...
Bộ truyền động xích dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục xa nhau, tỉ số truyền xác định được sử dụng xe đạp, xe máy, máy nâng chuyển vv...
Hãy đọc mục 3 và cho biết chức năng của truyền lực chính và bộ vi sai. Hãy quan sát Hình 22.6 và cho biết các chi tiết chính của truyền lực chính và bộ vi sai.
- Truyền lực chính:
Nhiệm vụ: Tiếp nhận và biến đổi (tăng giá trị), đổi phương quay (nếu cần) mô men chủ động tù hộp số và truyền đến bộ vi sai.
Các chi tiết chính: một cặp bánh răng ăn khớp với nhau để tạo ra tỉ số truyền lực chính (lớn hơn 1). Trong trường hợp cần tạo ra tỉ số truyền lớn hơn, truyền lực chính có hai cặp bánh răng ăn khớp và nếu cần phải đối phương quay của mô men chủ động một cặp bánh răng là loại bánh răng côn.
- Bộ vi sai:
Nhiệm vụ: phân chia mô men chủ động đến các bánh xe chủ động, đồng thời cho phép các bánh xe chủ động có thể quay được với các vận tốc khác nhau.
Các chi tiết chính: hai bánh răng bán trục đồng thời ăn khớp với các bánh răng hành tinh quay trơn được trên trục gắn liền với bánh răng bị động của bộ truyền lực chính.