câu 1 chỉ ra từ ghép đẳng lập trong câu thơ sông núi nước nam vua nam ở
Hãy tìm từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ trong hai câu thơ sau :
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
allo mn help
tra gogle í
Viết đoạn văn ngắn từ 7-9 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ ''Sông núi nước Nam''. Trong đoạn văn có sử dụng 1 từ láy và 1 từ ghép đẳng lập, gạch chân chỉ rõ
Em tham khảo:
"Sông núi nước Nam" - Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân(Từ ghép) nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh mạnh mẽ(Từ láy) cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù.
a. Em hiểu gì về từ “vua Nam” trong câu thơ “Sông núi nước Nam vua Nam ở”? Việc sử dụng từ “Vua Nam” thể hiện thái độ tình cảm gì của tác giả?
“Nam đế cư” khẳng định sự bình đẳng giữa hai nước, nước có vua là nước độc lập. Người xưa coi trời là đấng tối cao và vua (thiên tử - con trời) mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Nước Nam có “Nam đế cư” – có Thiên tử chứ không phải là “vua nhỏ” dưới quyền cai trị của Hoàng đế Trung Hoa.
tác giả sử dụng từ vua nam là muốn cho địch thấy rằng nước chúng có vua nước ta cũng có vua cả hai nước là bằng nhau không kẻ nào khinh nước ta cả
câu 1: Chép thuộc bài thơ" Sông Núi Nước Nam", bài thơ được viết vào thời gian nào?
câu 2:Vì sao bài thơ "Sông núi Nước Nam" được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ở nước ta?
Tham khảo câu 2
Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ “Sông núi nước Nam” thể hiện ở các khía cạnh:
- Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
- Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:
Trong câu 1 bài “Sông núi nước Nam”, tại sao tác giả không sử dụng “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại dùng “Nam đế cư” (vua Nam ở)?
- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời).
- Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao
- Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.
- Như vậy, tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.
Trong văn bản: Sông núi nước Nam ,ở câu 1
sao không nói là "Nam nhân cư" (người Nam ở) mà lại nói" Nam đế cư" (vua Nam ở)?????
Lí Thường Kiệt dùng từ "nam đế cư" để nói rằng nước Nam ta có vua chúa cai trị, có chủ quyền, có sơn hà xã tắc, có đầy đủ đặc điểm của một quốc gia độc lập, không phải là đất hoang để cho quân giặc xâm chiếm. Nếu dùng là "nam nhân cư", thì chỉ cho biết nước Nam chỉ có người ở, mà không có người cai trị, vậy thì còn đâu là quốc gia, còn đâu một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
1)Sông núi nước Nam, vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
(Sông núi nước Nam, SGK, Ngữ văn 7)
(2)“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi, sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau. Song hào kiệt đời nào cũng có.”
(Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi , Ngữ văn 10, Tập hai, tr.17- NXB Giáo dục, 2006)
Câu 1. Trình bày những hiểu biết của em về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi.
Câu 2. Nêu những nét đáng chú ý về hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhiều mặt của tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản (1) và (2)?
Câu 4. Giải thích ý nghĩa các từ: Nhân nghĩa, yên dân, trừ bạo trong văn bản (2)?
Câu 5. Xác định điểm giống nhau và khác nhau trong nội dung khẳng định lời Tuyên ngôn độc lập của 2 văn bản trên ?
Câu 6. Từ 2 văn bản,viết một văn ngắn (5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý thức bảo vệ tổ quốc của tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Câu 1: Hãy chỉ ra từ ghép tổng hợp (từ ghép đẳng lập), từ ghép phân loại (từ ghép chính phụ), từ láy có trong văn bản sau:
Tuổi thơ tôi đã hằn sâu kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẳm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya […] Tôi nhớ những dòng nước lấp lánh từ triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thong thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.
(Theo Tản văn Mai Văn Tạo)
hãy chỉ ra 1 từ láy trong bài thơ Sông núi nước Nam và cho biết kiểu từ láy đó .