Những câu hỏi liên quan
NK
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
BT
26 tháng 6 2018 lúc 14:43

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học. Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Bình luận (0)
2D
26 tháng 6 2018 lúc 14:47

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Phương?

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.

Bình luận (0)
H24

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học. Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết
LA
29 tháng 10 2023 lúc 11:35

    

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
PL
17 tháng 1 2019 lúc 21:33

Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta chắc hẳn luôn có những người bạn giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và kề bên mỗi khi gặp chuyện vui cũng như chuyện buồn. Em cũng không phải là ngoại lệ, cũng có một người bạn thân luôn sẻ chia và giúp đỡ mỗi khi em gặp khó khăn. Kha – đó là tên đứa bạn thân nhất của em.

Kha năm nay bằng tuổi em, cũng là mười tuổi. Kha có nước da trắng như trứng gà bóc cùng dáng người thanh mảnh. Lúc nào đến lớp bạn cũng gọn gàng trong bộ đồng phục áo trắng quần đen, mái tóc dài được búi gọn gàng sau gáy. Kha có khuôn mặt bầu bĩnh và đôi mắt biết nói. Đôi mắt bạn to tròn lấp lánh ánh cười luôn cong cong như vầng trăng khuyết, nó như biết nói biết cười, biết sẻ chia mỗi khi em buồn và cổ vũ mỗi khi em gặp chuyện vui. Giọng nói của Kha trong trẻo như tiếng chim vàng oanh mỗi sáng, bạn đừng lầm tưởng rằng giọng nói ấy sẽ chua ngoa nhé. Bởi vì giọng nói ấy rất truyền cảm và vô cùng thu hút. Kha thường kể cho chúng em nghe những câu chuyện ma mà bạn ấy biết, với chất giọng ly kì hấp dẫn, nó luôn làm chúng em hét toáng mỗi khi đến đoạn cao trào. Đổi lấy một tiếng cười vang nhí nhảnh của nó là bộ mặt hoảng hồn của mấy đứa chúng em.

Thú thật lúc đầu em cũng không thích Kha bởi vì người đâu mà vừa học giỏi vừa xinh lại còn hát hay nữa. Không những thế ba mẹ lại rất hay lôi Kha ra để so sánh với em làm em cảm thấy rất bực bội cùng tủi thân bởi chẳng một đứa trẻ nào thích bị bố mẹ so sánh với bạn bè đâu, đặc biệt là trong khi đứa trẻ ấy còn không thích cô bạn kia nữa. Và có lẽ em vẫn sẽ ghét Kha như vậy nếu không có chuyện xảy ra lần đó.

Hôm ấy là một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, từng cơn gió bấc rít gào bên ô cửa sổ khiến em run lên. Chẳng hiểu sao chiều hôm trước em còn khỏe mạnh, chạy từ đầu sân đến cuối sân chơi trò đuổi bắt với anh trai mà ngày hôm sau đã ốm đến không dậy nổi. Em mệt mỏi mở to đôi mắt thẫn thờ nhìn bầu trời xám đen bên ngoài ô cửa, lòng nghĩ thầm cách để đến lớp mà không làm phiền ai. Mùa đông đến, em biến thành con sâu lười ham ngủ, chính vì vậy mà em luôn là nguời ngủ dậy muộn nhất nhà. Ba mẹ thường cùng anh trai em ăn sáng rồi đi học, đi làm em dậy sau nên sẽ ăn sáng sau rồi tự đi học. Nếu không phải hôm nay trường anh em tổ chức làm tình nguyện nên phải đi từ sớm thì nếu không anh sẽ không để em như thế này mà đến trường. Em đang đau đầu định bước xuống giường thì nghe thấy tiếng của Kha vọng từ bên ngoài vào:
- Lan ơi, cậu không đi bây giờ là cậu muộn học đấy!

Em muốn nói thật to cho nó rằng tớ đang bị ốm nhưng lời nói chẳng thể nào thoát ra khỏi cổ họng được. Chờ mãi không thấy ai trả lời, lại thấy đèn nhà em đang sáng, nó tò mò bước vào nhà không quên kèm theo câu: “Cháu xin phép ạ.”. Vào đến phòng em nó hoảng hốt chạy vào, hết sờ mặt lại sờ đến trán:
- Cậu sốt rồi, sao không gọi tớ vào, bố mẹ cậu đâu, anh trai cậu đâu sao cậu ở nhà một mình thế?
- Bố…mẹ…tớ…đi làm. Còn… còn anh tớ đi tình nguyện rồi…khụ..
- Cậu đã ăn sáng chưa? Rồi còn nhà cậu có thuốc không, để đâu chỉ tớ, tớ đi lấy.

Nhìn bộ dạng lo sốt vó của nó mà em ngỡ ngàng, bấy lâu nay em nghĩ Kha cũng chẳng ưa em vậy mà khi em ốm bạn liền lo lắng đến như vậy. Tự nhiên em cảm thấy mình đúng là một đứa bạn tồi, không nhận ra Kha tốt như thế nào mà chỉ theo suy nghĩ riêng của mình mà ghét bạn. Em ngại ngùng đón nhận sự giúp đỡ từ bạn mà vui sướng khi có một người bạn tốt như Kha. Sau khi nấu cháo cho em ăn, bạn còn giúp em uống thuốc và gọi điện xin phép cho cả hai chúng em cùng nghỉ bởi vì chăm sóc em đã khiến bạn muộn giờ học.

Từ hôm ấy ngày nào Kha cũng qua nhà giảng bài cho em, nhờ vậy mà em đã theo kịp bạn bè khi đi học trở lại mà không cần đến sự giúp đỡ của gia sư hay thầy cô phụ đạo thêm. Dù trước đây luôn ham chơi bỏ bê bài tập nhưng sau kỉ niệm lần ấy em đã chú ý hơn và nâng cao được điểm số khiến thầy cô và bố mẹ rất vui lòng. Tất cả là nhờ có sự tận tâm giúp đỡ của Kha, cuối học kì I vừa rồi chúng em đã đứng trong top 10 của lớp và được các thầy cô tuyên dương là đôi bạn cùng tiến đấy!
Em rất yêu quý cô bạn thân của mình và mong muốn tình bạn của chúng em cũng sẽ bển chặt qua thời gian để em có thể lưu lại được những kí ức tuổi học trò khi ở bên bạn bè và gia đình.
 


Bạn thân là người luôn bên bạn và giúp đỡ bạn chia sẻ buồn vui


 

Bình luận (0)
DM
18 tháng 1 2019 lúc 19:54

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.

Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.

Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”

Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.

Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
DN
20 tháng 12 2016 lúc 21:39

Tôi đã đi nhiều nơi và hầu hết là đi biển. Nhưng hè năm nay, bố lại có một đề nghị khác. Để mừng lần đầu tiên con gái đạt giải học sinh giỏi, gia đình ta sẽ đi nghỉ mát ở Tam Đảo hai ngày. Không giấu nổi niềm vui, mẹ tôi vỗ tay tán thưởng vui mừng. Còn tôi và thằng Ti thì chạy ào đến quàng lên vai, lên lưng bố mà cảm ơn rối rít.

Ngày hôm trước khi đi đúng là một ngày bận rộn của mẹ. Mẹ chuẩn bị không biết là bao nhiêu thứ nhưng lại còn có thêm cả mấy chiếc áo thu đông. Thấy lạ, tôi liền hỏi mẹ:

Mẹ ơi! Sao đi nghỉ hè mẹ lại chuẩn bị cả áo thu đông như vậy?

Mẹ trả lời bí ẩn:

Cứ lên đó! Con sẽ hiểu tại sao?

Câu trả lời của mẹ dường như làm tăng thêm sự thú vị của Tam Đảo trong tôi.

Sáng hôm sau, mới sáu giờ, chiếc xe bố thuê ở ngoài phố đã sẵn sàng đưa cả gia đình đi suốt cuộc hành trình. Chiếc xe băng nhanh ra khỏi nội thành. Phía sau cửa kính, cả tôi và bé Ti cứ mải miết nhổm lên mà ngắm những cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Loáng cái xe đã đến Nội Bài, Phúc Yên rồi rẽ Vĩnh Yên, xe vào đường Tam Đảo (tên những địa danh tôi đọc được trên những biển chỉ đường). Thấy biển đề Tam Đảo, tôi bỗng reo lên:

A! Đến nơi rồi!

Nhưng bố nói: “Chưa đến đâu con ạ! Còn mấy chục cây nữa cơ! Bây giờ bắt đầu đến đoạn đường đi khó, hai con phải ngồi cho ngoan và cẩn thân”. Bố vừa nói dứt lời thì tôi chợt nhận ra con đường trước mặt ngoằn ngoèo như con rắn và dường như cứ hun hút đi lên. Ngồi trong xe mà cả nhà tôi cứ lắc qua lắc lại đến chóng cả mặt. Để rồi khi bố nói đã đến nơi, bước chân xuống xe mà tôi vẫn không tưởng tượng nổi đó là Tam Đảo. Một vùng đồi núi mờ mờ ẩn hiện khác hẳn với trí tưởng tượng trước đó của tôi.

Về khách sạn nhận phòng rồi ăn xong bữa sáng nhẹ nhàng nhờ sự khéo tay của mẹ, gia đình tối bắt đầu cuộc hành trình "chinh phục tháp truyền hình". Ngọn tháp cao hun hút đến nỗi mẹ và em Ti phải bỏ cuộc giữa chừng còn tôi và bố dù đã lên tới đỉnh nhưng lúc xuống cũng phải ngồi nghỉ không dưới mười lần. Buổi sáng, cả gia đình tôi còn kịp đi thăm thèm vài điểm nữa trước khi về khách sạn vào lúc chân tay ai cùng thấy mệt nhoài.

Đầu giờ chiều mẹ nói, hôm nay gia đình sẽ đi sắm một ít đổ kỷ niệm. Lúc ấy tôi mới chợt nhớ ra lời dặn của Hùng "nghệ sĩ”, cậu bạn thân nhất của tôi. Chả là Hùng thổi sáo rất hay. Biết tôi lên Tam Đảo, nó đã dặn kỹ, thế nào cũng phải mua cho nó một cây sáo trúc.

Ôi! Cơ man nào là đồ kỷ niệm, lại có không biết bao nhiêu đồ làm từ tre trúc. Tôi đi qua một lượt trong tiếng mời chào không ngớt rồi dừng lại trước quán hàng của một cậu bạn xem chừng trạc tuổi tôi.

Bạn mua sáo đi, mang về xuôi tặng bạn bè nào biết thổi để làm kỷ niệm - Cậu bán hàng mời.

Tôi bị ấn tượng ngay vì quán của cậu chỉ bán sáo. Cây nào cũng đề chữ "Hà Vinh - Tam Đảo" chứ không phải "Kỷ niệm Tam Đảo" như những quán tôi đã đi qua. Thấy tôi có vẻ thắc mắc, người bán hàng đón được ý, liền giải thích ngay:

Hà Vinh là tên của mình, ở đây người ta bán sáo chủ yếu để làm kỷ niệm. Còn sáo mình làm vừa để làm kỷ niệm vừa để tặng những ai chơi được, thậm chí chơi sáo hay. Mình nghĩ tặng quà cũng nên như vậy.

Tôi ngớ người, người bán nói trúng ý của mình. Tôi bèn nói:

Mình ở dưới xuôi lên lại chẳng biết gì về sáo, thấy cậu có vẻ cũng trạc tuổi mình nên đánh bạo ra mua.

Thế cậu học lớp mấy? - Hà Vinh hỏi:

Năm nay mình lớp sáu.

Vậy cậu ít tuổi hơn mình nhưng chúng ta cứ gọi nhau là bạn bè thôi. Nhà mình vất vả nên vừa học, mình vừa làm thêm giúp mẹ bằng nghề này.

Em là Minh, người Hà Nội, rất vui được quen anh. Nhờ anh chọn giúp em một cây sáo để tặng một người bạn của em. Bạn ấy chơi sáo được.

Hà Vinh chọn rất nhanh và lại còn thử cho tôi nghe một vài tiểu khúc nữa. Tiếng sáo của Hà Vinh chẳng kém gi Hùng nghệ sĩ - cậu bạn được đào tạo bài bản từ lúc nhỏ. Anh Vinh nói:

Mình tặng Minh một cây làm kỷ niệm, không lấy tiền đâu!

Thế thì không được. Anh còn phải giúp mẹ cơ mà. Em không dám nhận!

Không sao Minh ạ! Thứ nhất mình chưa tặng cho ai bao giờ. Thứ hai, mình muốn có thêm một người bạn mới và rất vui vì biết có người chơi được sáo hay và có sở thích giống mình.

Chiều đã muộn, tôi đành nhận cây sáo rồi ra về trong lòng cảm kích vô cùng. Anh Hà Vinh sâu sắc nhưng thật thà, giản dị và tốt quá.

Hôm sau tôi về mà không gặp anh Vinh (chắc buổi sáng anh đi học). Mấy hôm sau tôi theo địa chỉ gửi cho Hà Vinh mấy cuốn sách hay. Anh thích lắm và rất cảm ơn tôi trong lá thư đáp lại. Chuyến đi Tam Đảo đã cho tôi một tình bạn khó phai từ ngày ấy. Còn Hùng nghệ sĩ thì mỗi lúc gặp tôi lại cảm ơn rối rít vì không biết tôi mua thế nào mà lại được cây sáo trúc vừa đẹp vừa hay.

Bình luận (1)
LV
20 tháng 12 2016 lúc 22:01

Tôi đã đi nhiều nơi: Đền Hùng, Cửa Lò, Tam Cốc, Phong Nha... Có lẽ cuộc du lịch Đồ Sơn tuy cảnh quan thiên nhiên không đẹp lắm so với các danh lam thắng cảnh tôi từng qua, nhưng nó đã để lại trong tôi một kỷ niệm khó phai.

Nhân dịp chúc mừng tôi đạt giải ba học sinh giỏi cấp tỉnh, bố tôi đã quyết định tổ chức cho cả nhà tôi đi tham quan. Bố nói:

- Mọi năm, nhà ta đã đi rất nhiều thắng cảnh rồi. Năm nay, bố sẽ cho nhà ta đi Đồ Sơn, cả nhà thấy thế nào?

Cả nhà tôi đều đồng ý.

Cái Trang, em gái tôi thắc mắc:

- Thế Đồ Sơn có cái gì hay không, hả bố?

Bố tôi trả lời:

- Tất nhiên là phải có cái hay rồi, con cứ đi rồi sẽ biết, con gái yêu của bố ạ! Còn bây giờ, cả nhà sẽ đi ngủ để mai còn xuất hành sớm.

- Vâng ạ! Hai chị em tôi cùng đáp.

Tối hôm đó, tôi cứ nghĩ mãi về câu hỏi của cái Trang rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Bỗng tôi nằm mơ thấy một ông Tiên đến nói với tôi rằng: "Con sẽ có một người bạn mới, con sẽ… " nhiều lần như vậy.

Bỗng tôi giật mình nghe tiếng mẹ gọi:

- Con ơi, dậy đi thôi, sắp đến giờ khởi hành rồi.

Tôi vùng dậy và cứ nghĩ mãi về câu nói của ông Tiên.

Đúng năm giờ sáng, xe ô tô bắt đầu khởi hành đưa gia đình tôi đến Đồ Sơn. Mải nghĩ về câu nói của ông Tiên tôi chẳng để ý gì đến quang cảnh thiên nhiên bên ngoài cho đến khi mẹ gọi tôi xuống xe khi đã tới Đồ Sơn. Một cái biển to tướng đề mấy chữ: "Hoan nghênh quý khách tới Đồ Sơn". Nhìn những bạn nhỏ cùng bố mẹ đang vui đùa giữa dòng nước biển nhấp nhô, tôi phát thèm liền nói với bố:

- Bố ơi, đi tắm thôi.

Thế là cả nhà tôi cùng đi thay đồ, thuê phao rồi nhảy xuống biển. Đang tắm giữa dòng nước mát lạnh, tôi bỗng nhìn thấy một bạn gái xinh xắn chừng bằng tuổi tôi, bạn không tắm mà đi gom những con ốc, con sò dưới biển cạnh bờ cát. Nhớ tới lời ông tiên, Lôi liền xin phép bố mẹ ra chào bạn và mong rằng lời ông Tiên là sự thật. Tôi từ từ tiến đến chỗ bạn gái đó, tuy hơi sợ nhưng tôi lại háo hức khi nghĩ rằng mình sẽ có một người bạn mới ở thắng cảnh này; đó là chuyện mà các chuyến du lịch khác không có. Tôi lại gần bạn và hỏi:

 

- Xin chào bạn, mình tên là Yến, còn hạn tên gì?

Bạn gái không khỏi ngỡ ngàng, nhưng vẫn trả lời tôi:

- Dạ thưa chị, em lên là Mai.

- Thế bạn bao nhiêu tuổi?

Mai đáp lại bằng giọng nhỏ nhẹ:

- Dạ thưa chị, em mười hai tuổi ạ!

Tôi liền nói:

- Thế thì chúng ta bằng tuổi nhau đó, bạn đừng xưng chị chị em em với mình.

- Vâng,... vâng ạ! - Mai thản nhiên đáp như vậy.

- Chúng ta kết bạn nha, có được không Mai?

- Được, được ạ - Mai đáp với giọng vui vẻ.

Thế rồi tôi và Mai nắm tay nhau đi tìm và thu gom các con sò và con ốc. Sau đó, chúng tôi xâu thành một chiếc vòng thật đẹp. Tôi bảo:

- Bạn hãy giữ lấy để làm kỷ niệm, rồi sẽ có ngày chúng ta sẽ gặp nhau tại đấy. Thôi mình phải ra chỗ bố mẹ rồi còn về ăn trưa.

Mai kéo áo tôi lại và bảo:

- Thôi chị cứ cầm lấy mà làm kỷ niệm, đằng nào thì chị cũng nhặt được nhiều hơn

- Không, không, bạn cứ cầm lấy.

- Không, không, chị cứ cầm lấy.

Hai chúng tôi giằng co nhau mãi, cuối cùng tôi đành phải nhận.

Tôi chào Mai rồi ra chỗ bố mẹ. Lúc gia đình tôi sắp ra về, tôi nhìn thấy Mai, trên tay cầm hai chiếc kem và chạy về phía xe, đưa cho hai chị em tôi. Rồi xe bắt đầu chạy, Mai vẫn đứng đó, vẫy tay chào tạm biệt tôi.

 

Đó quả là một ngày chủ nhật thật thú vị. Nó đã giúp tôi có thêm một người bạn mới ở Đồ Sơn. Dù cuộc gặp gỡ đó có ngắn ngủi thật nhưng nó đã để lại trong tôi một kỷ niệm khó phai. Quả là lời nói của ông Tiên thật hiệu nghiệm và đó cũng chính là lý do vì sao tôi nói với các bạn rằng tôi có ấn tượng với Đồ Sơn đến thế dù nó không phải là thắng cảnh đẹp nhất trong những nơi mà tôi đã được đi. Và cho tới bây giờ, tôi vẫn còn giữ chuỗi ốc và sò mà Mai đã tặng.

Bình luận (0)
BT
20 tháng 12 2016 lúc 23:03

Trong cuộc đời, có những con người ta gặp rất nhiều lần, rất lâu nhưng ta lại thấy không hợp và không thể làm bạn. Nhưng cũng có những cuộc gặp gỡ tình cờ lại tìm được người tri kỉ. Tôi đã có được một tình bạn đặc biệt như thế trong một lần đến Hà Nội thăm người thân.

Lần đầu được ghé thăm Hà Nội, tôi thấy thủ đô thật đẹp, thật náo nhiệt và huyên náo. Bên các con đường, khách sạn, nhà hàng, các quán nhậu mọc lên như nấm. Còn ở lòng đường, ô tô, xe máy, đi lại như mắc cửi. Một lát sau, tôi đã tới nhà dì, một cửa hàng sầm uất cũng như bao cửa hàng khác. Rất tò mò với thành phố nổi tiếng này nên vừa đỡ mệt một chút, tôi đã mượn gì chiếc xe mini đỏ đạp thẳng ra đường phố Hà Nội. Dì dặn với theo tôi là tiện thể mua ít trứng chút nữa chiên!

Ngắm xong một vòng đường phố Hà Nội. Tôi mua cho dì ít trứng gà, bỗng "Huỵch!", "Á!". Ôi trời ơi, chục trứng của tôi đã rơi xuống đất, vỡ vụn trên đường. Nguyên nhân là con nhỏ tết tóc hai bên đang lúng túng xin lỗi. Tôi tức giận vô cùng, ở quê tôi vốn là đứa đanh đá, vì vậy ra Hà Nội tôi không thấy lạ, thấy sợ gì hết, tôi quát:

- Làm cái gì vậy hả?

- Ôi, tớ xin lỗi bạn, tại tớ đang vội quá!

Thấy cô bạn cũng trạc tuổi mình, tôi dịu giọng:

- Thôi! Không sao đâu, lỗi tại tôi không để ý ấy mà! Cậu thông cảm nhé!

Cô bạn dọn dẹp rồi lên xe đạp đi. Về tới nhà dì, tôi vô cùng sửng sốt cô bạn vừa rồi lại đứng ngay cửa nhà mình. Hỏi ra mới biết, bạn tên là Linh, học cùng lớp với Bình, em họ tôi. Linh nhìn thấy tôi cũng ngạc nhiên không kém.

Linh có nước da rám nắng, đôi mắt ưu tư, luôn có vẻ đượm buồn. Tôi chưa kịp quan sát kĩ hơn cô bạn thì Bình từ trên gác xuống và cho Linh mượn quyển sách giáo khoa. Bạn đỡ lấy và cảm ơn rồi xin phép ra về. Tôi vội nở nụ cười xòa:

- À! Mà cậu biết tên mình chưa? Mình tên là Trang đó!

- Vậy ư? Cái tên hay đấy!

- Tên Linh cũng hay lắm!

Chỉ vậy thôi rồi Linh ra về. Mọi người kể rằng, nhà Linh nghèo lắm, từ khi sinh ra bạn chưa nhìn thấy mặt bố bao giờ. Hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Nhà neo đơn, lại sống trong xóm chợ tồi tàn nên Linh khổ lắm, phải nghỉ học để đi làm kiếm sống. Đôi mắt tôi đã nhòe đi từ lúc nào không biết. Trước mắt tôi là hình ảnh của Linh còn ít tuổi mà đã sớm lam lũ, vất vả. Đôi mắt ưu tư, cánh tay gầy gò... tất cả đều nói lên số phận bất hạnh của bạn.

Nghe mọi người kể chuyện, tôi thấy thương Linh vô cùng, tôi rất muốn đến thăm nhà Linh, theo địa chỉ Bình cho, tôi tới nhà Linh. Ban đầu bạn còn rụt rè nhưng càng nói chuyện chúng tôi càng hợp nhau. Linh yêu văn học lắm, tôi lấy làm lạ vì bạn thuộc lòng nhiều bài thơ của Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trãi... Và chính từ ngày hôm ấy, tôi thường đến nhà Linh, giảng giải cho bạn những bài toán khó, những bài văn hay... Linh rất thông minh, chẳng mấy lúc đã đuổi kịp kiến thức các bạn cùng lớp. Những bài toán, bài sinh, vật lí... cô đều tiếp thu rất nhanh. Buổi cuối cùng, tôi và Linh đi dạo ở Hồ Gươm, thả mặc cho gió mát lạnh thổi vào mái tóc. Rồi chúng tôi ôn lại ngày đầu, hôm tôi và Linh "chạm chán". Chúng tôi cười rúc rích, cùng nghĩ đến một tương lai tươi sáng, đẹp đẽ. Hôm ở ga tàu, Linh đã đến và ôm tôi tạm biệt và hẹn gặp lại.

Tôi không nghĩ giữa chốn phố thị náo nhiệt như Hà Nội lại có những con người khốn khổ như Linh, tâm hồn và lòng quyết tâm của Linh thật cao cả, đáng để cho tôi học tập và noi gương. Từ ngày đó tôi và Linh thườn xuyên liên lạc với nhau, tình cảm của chúng tôi ngày càng thắm thiết. Tôi thấy vui và hạnh phúc vô cùng khi gặp được người như thế.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NT
20 tháng 10 2018 lúc 17:52

Những năm học tiểu học, mình có rất nhiều bạn thân. Nhưnng mình quý nhất bạn Phương Thảo. Mình nhớ mãi câu chuyện chỉ vì Phương Thảo không cho mình mượn bộ đồ dùng học tập mà suýt nữa chúng mình giận nhau.

Chuyện là thế này. Năm học lớp 3, vào đầu năm học, cô giáo kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của lớp. Phương Thảo thuộc tổ 1 đã kiểm tra tuần trước, tuần sau đến lượt tổ 3 của mình. Vì chủ nhật mình về quê chơi nên sáng thứ hai bố mẹ đưa thẳng đến lớp cho kịp giờ học nên không kịp ghé qua nhà lấy bộ đồ dung học tập. Đến lúc kiểm tra mình cầu cứu Phương Thảo cho mượn nhưng bạn không cho thế là mình bị cô phê bình, mình xấu hổ quá vì nghĩ không chơi với Phương Thảo nữa – kẻ xấu xa, đáng ghét. Mấy ngày thấy mình xa lánh không chơi, Phương Thảo nhận thấy mình giận nên nhân dịp ra chơi mon men đến hỏi chuyện.

– Thu Hằng giận mình à, Phương Thảo hỏi.

– Ừ. Sao không cho người ta mượn đồ, muốn người ta bị phê bình chứ gì?

– Không. Bạn không hiểu mình rồi. Cô giáo luôn nhắc nhở chúng ta phải trung thực. Nếu mình cho bạn mượn, có thể cô không biết bạn có lỗi nhưng thực ra cả bạn và mình lại đều có lỗi đó là thói dối trá. Bố mẹ mình luôn nhắc nhở mình muốn trở thành người tốt trước hết phải là người trung thực. Phương Thảo nói một hồi, mình đứng nghe thấy có lí nhưng vẫn tỏ ra chưa hài long.

Cuối tuần bố mình hỏi có điểm gì kém không? Mình thú nhận và kể chuyện mâu thuẫn giữa mình và Phương Thảo. Bố mình nghe xong vuốt tóc mình và nói: Bạn Phương Thảo nói đúng đấy con ạ. Trung thực là đức tính tốt là điều hay thứ 5 của Bác Hồ với các thiếu nhi các con. Ngay cổng trường con cũng có khẩu hiệu “Tiên học Lễ – hậu học văn” đấy thôi. Nghe bố nói xong mình thấy đã sai. Sáng hôm sau, mình đến lớp thật sớm, chạy vội đến gặp xin lỗi Phương Thảo.

Vậy mà đến nay đã ba năm rồi đấy, nay chúng mình đã lên lớp 6. Kể từ sự cố đó mình và Phương Thảo càng hiểu và thân nhau hơn. Chúng mình luôn nhắc nhau luôn thi đua giành nhiều điểm tốt trong học tập.

Bình luận (0)
VM
20 tháng 10 2018 lúc 17:52

"Mày có bạn thân không?

Câu hỏi khá là quen thuộc với mọi người. Câu trả lời là có, không, nhiều lắm… Đấy là tùy thuộc vào mỗi người. Còn câu trả lời của tôi là “đã từng”. Tôi đã từng có một người bạn thân, thân thiết như chị em trong nhà. Nhưng một căn bệnh quái ác đã mang bạn tôi đi khỏi vòng tay của gia đình, bạn bè và tôi, một cách đột ngột và đau đớn.

Chúng tôi quen nhau từ những ngày tiểu học, chính xác là từ năm lớp 4. Ngày đó, tôi vốn cực kỳ nhút nhát, ít giao tiếp với các bạn học trong lớp. Rồi một ngày, cậu ấy tới, chủ động bắt chuyện với tôi. “Cậu có con gấu bông xinh thế!”, cậu ấy nói như vậy về con gấu của tôi, mặc dù các bạn cùng lớp chê nó kỳ quái, chỉ vì nó không giống những con gấu bông thông thường khác. Câu nói đó đã bắt đầu cho một tình bạn đẹp, cho những kỷ niệm không thể nào quên giữa hai người bạn.

Ban đầu chỉ là chơi chung gấu bông, nhưng rồi đến đọc truyện cũng đọc chung, hay cùng chơi, cùng vẽ tranh… Tôi dần mở lòng hơn, làm quen với những người bạn mà cậu ấy giới thiệu cho tôi. Và rồi tôi nhận ra, chúng tôi đã thành tri kỷ lúc nào chẳng hay.

Tôi đã rất buồn vào ngày cuối cùng của năm lớp 5, ngày mà tôi cứ nghĩ rằng sẽ không còn học chung với cô bạn thân của mình nữa. Nhưng cuối cùng thì lên cấp hai, hai đứa vẫn học chung với nhau, thân với nhau còn hơn cả trước kia nữa. Cùng yêu thích truyện tranh, cùng sáng tác truyện tranh về cuộc sống mơ ước của hai đứa. Cho tới bây giờ, tôi mới thực sự để ý đến dung mạo của nó. Tóc đen dài, mắt to, lúc nào cũng cười thật tươi. Da hơi ngăm ngăm, cao hơn trung bình các cô bạn học khác. Có thể đám con trai trong lớp gọi nó là hung dữ, bà chằn, còn tôi chỉ thấy một cô gái mạnh mẽ và cá tính. Ngày tháng cứ êm đềm trôi qua. Tâm sự vào giờ nghỉ trưa về những rung động đầu đời, những khúc mắc gia đình. Hai đứa gắn với nhau như hình với bóng vậy.

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là sinh nhật năm lớp 7. Vốn có ít bạn bè nên tôi không tổ chức sinh nhật, chỉ rủ một vài người bạn thân tới chơi. Vậy mà, nó đã gọi thêm rất nhiều bạn cùng lớp khác, tới “đập phá” tại sinh nhật tôi thành một bữa ra trò. Từ bé tới giờ, chưa bao giờ có một bữa tiệc sinh nhật nào của tôi có nhiều bạn bè tới như vậy. Vui mừng, bất ngờ, hạnh phúc, những cảm xúc hòa lẫn vào với nhau, tạo thành một kỷ niệm vui cho tôi.

Lớp 8, nó trở thành một vị gia sư, bổ túc thêm các môn Toán và Anh cho tôi. Ngược lại, tôi giúp nó trong các môn Sử, Địa, Sinh. Một “đôi bạn cùng tiến” ăn ý. Nó càng ngày càng cao, ăn khỏe hơn, đánh tôi đau hơn, chạy nhanh hơn. Một bữa ăn năm bát cơm, ăn nhiều thịt nhưng không ăn rau nên bị thiếu chất xơ trầm trọng. Tôi phải làm một chế độ dinh dưỡng mới, bắt nó phải tuân thủ.

Những tài năng của nó ngày càng được thể hiện rõ ràng. Vốn nổi tiếng viết chữ rất đẹp, từng đoạt giải năm lớp 5 nên nó được giao nhiệm vụ viết sổ, viết đề mục cho các cô. Vẽ đẹp hơn, bộ truyện tranh mà hai đứa cùng thực hiện năm lớp 6 lại tiếp tục dày hơn rồi. Luôn nhắc nhở tôi khắc phục những khuyết điểm của bản thân, “viết nhanh lên mày!”, “đứng thẳng cái lưng lên!”. Những lời nói này, dần đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống học sinh của tôi.

“Mày ơi, tao mệt quá”.

Năm lớp 9, sức khỏe của nó đột ngột suy giảm. Sau một trận sốt xuất huyết, tỷ lệ hồng cầu trong máu của nó giảm tới mức nguy hiểm và không thể hồi phục. Nghỉ học hai tuần liền bặt vô âm tín. Rồi nó đi học trở lại, sụt năm cân. Từ đó, nó chỉ ngồi im vào mỗi giờ ra chơi, không chơi bóng, không đuổi bắt với tôi, không đi ăn trưa cùng nhau nữa. Vẫn vui tính, hay cười, hay trêu đùa như trước, nhưng bây giờ lại đi kèm với một sự đau đớn, mệt mỏi ẩn sâu trong đôi mắt đen láy đó. Rồi tần suất những ngày nghỉ học tăng lên, kéo dài hơn. Chỉ có thể gặp nhau vào những ngày ôn thi học sinh giỏi, nên sự tiều tụy của nó càng trở nên rõ nét hơn sau mỗi lần gặp.

Cô gái mà tôi biết khi xưa, mỗi bữa ăn năm bát cơm, mà bây giờ hai má hóp lại, tay chân teo tóp, không còn lực. Đôi mắt vô hồn, tràn đầy sự mệt mỏi đau đớn. Ngay cả việc đi lại bây giờ với nó cũng khó khăn, phải có người dìu đi, không tự đạp xe đến trường như vẫn làm bao lâu nay. Nó rất yêu thích môn Tiếng Anh, và thực sự rất mong chờ tới kỳ thi học sinh giỏi để thể hiện khả năng của mình. Nhưng cơn bệnh đó đã ngăn cản ước mơ của nó được thực hiện. Tôi đi thi, đoạt giải và bước tiếp tới vòng thành phố. Còn ước mơ của nó, đành dừng lại ở đây, vì cơn bạo bệnh ấy.

Sau kỳ thi ấy, nó nghỉ học liền một tháng. Và ở lớp rộ lên những tin đồn. “Mày ơi, con Khánh bị làm sao thế?”, “Nó bị bệnh gì liên quan đến sức đề kháng ấy”, “Dạo này nó yếu lắm”, “Nó nghỉ học được cả tháng rồi ấy nhỉ?”. Lần đầu tiên, cả tập thể lớp 9A1 chúng tôi thật lòng quan tâm tới một người, lo lắng cho một người. Thay phiên nhau chép vở trên lớp, ghé thăm nó để giảng bài cho nó, chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối kỳ sắp tới. Những ngày cuối cùng nó tới lớp, mọi người đều động viên, cố gắng hết sức để giúp đỡ nó. Chỉ bài, giảng bài, pha nước, giúp nó ăn sáng, chỉ nó cách làm bài thi… Tạo điều kiện kết sức có thể đưa nó qua kỳ thi này, một bước tới gần hơn với kỳ thi cấp ba - kỳ thi quan trọng mà chúng tôi sắp phải đối mặt.

Một ngày cuối tháng 12 năm 2016, tôi và một người bạn tới thăm nó tại nhà riêng. Nó nằm đó, trên cái giường mà chúng tôi hay ngồi chơi với nhau khi xưa, đang ngủ. Có lẽ là một giấc ngủ yên bình, vì nó không còn phải đối mặt với đau đớn, với những cơn co giật, nhức khớp luôn thường trực. Tôi ngồi chờ cho tới khi nó thức dậy. Ban đầu là cau có, tức giận và mệt mỏi, nhưng có lẽ, trong giây phút ấy, nó nhận ra đây có thể là lần cuối cùng chúng tôi được gặp nhau, nên đã ngồi dậy, để chúng tôi có thể cùng ngồi nói chuyện.

Chúng tôi kể về những chuyện thú vị trên lớp, những câu chuyện hài hước. Nó cười, nụ cười tươi rói mà tôi vẫn luôn chờ mong bấy lâu nay, cùng với ước mơ nó được khỏe lại, có thể cùng tới trường với tôi như trước. Cùng học, cùng vẽ, cùng đọc truyện, sẻ chia những tâm sự… Đó là mong ước thiết tha nhất của tôi trong giây phút ấy.

Rồi nó bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về những ngày ở bệnh viện. Thời gian nó ở bệnh viện thậm chí còn nhiều hơn ở nhà mình. Liên tục phải trải qua những xét nghiệm, sinh thiết, chọc tủy… Những cơn đau nhức khắp người, ngay cả việc ăn uống cũng khó khăn, liên tục hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần của cô gái kiên cường ấy. Có những lúc, tưởng chừng như bạo bệnh đã đánh gục nó, nhưng chiến binh ấy vẫn đứng vững, vẫn vươn lên như bông hoa hướng dương hướng về mặt trời.

Mái tóc đen bết lại vì không thể tắm gội thường xuyên, tóc cũng thưa dần, để lộ ra những mảng da đầu trắng bệch. Nước da vàng bủng, trên người chi chít những vết tím bầm do chọc kim hay bị tụ máu. Tay chân teo lại, việc cử động cũng trở nên yếu ớt. Trước kia, bữa nào nó cũng ăn năm bát cơm, vậy mà vẫn than đói suốt ngày. Còn bây giờ, ngay cả việc húp vài thìa cháo cũng trở nên khó khăn. Kể từ ngày bị ốm cách đây bốn tháng, nó đã sụt hơn 10 cân. Hôm đó, lúc chuẩn bị về, nó đã nói với tôi một câu: “Có lẽ là bọn mày nên chuẩn bị sẵn tinh thần đi. Tao không nghĩ là tao qua được Tết năm nay đâu”.

Đêm hôm ấy, tôi không ngủ được. Không ngừng nghĩ về câu nói ấy. Cho tới lúc ấy, tôi vẫn không biết được tình trạng bệnh tình thật của nó. Chỉ biết là nó đang bệnh rất nặng. Mặc dù ngoài miệng luôn động viên nó, nhắc nó rằng phải có niềm tin, nhưng chính niềm hy vọng lớn nhất, vững chãi nhất trong lòng tôi lúc này lại đang dao động. Lần đầu tiên, tôi nghĩ đến viễn cảnh một ngày, tôi không còn được nhìn thấy nó, cái ngày mà nó rời xa tôi mãi mãi. Một nỗi sợ vô hình dâng lên trong lòng, và mong ước phép màu xảy ra chưa bao giờ trở nên mạnh mẽ như lúc ấy.

Sau buổi gặp gỡ cuối cùng ấy, tôi phải đối mặt với nhiều áp lực. Đối mặt với kỳ thi cấp thành phố. Áp lực học trên trường tăng lên. Nhưng tôi không ngừng nghĩ tới nó, với khát vọng cháy bỏng về một điều kỳ diệu sẽ xảy ra, ngày mà nó sẽ khỏe lại, sẽ lại tới trường. Nhưng phép màu đã không xảy ra. Mồng 3 Tết Đinh Dậu (tức ngày 30/1/2017), nó đã ra đi, bỏ lại gia đình, bạn bè và tôi, để đi tới một nơi khác, không có đau đớn, mệt mỏi.

Hai ngày sau, tôi về Hà Nội. Việc làm đầu tiên là tới nhà nó. Để chia buồn với gia đình nó, những người yêu thương tôi như con ruột. Tôi đã rất bình tĩnh và nghĩ rằng mọi chuyện sẽ đơn giản thôi. Nhưng khi tới trước cửa nhà nó, những kỷ niệm tràn về, như một thước phim quay chậm chạy trong ký ức. Tôi đã dặn lòng mình rằng không được khóc, phải làm điểm tựa cho cha mẹ nó, nhất là trong những giây phút đau lòng này. Nhưng, khi nhìn thấy mẹ nó, mở cửa cho tôi, nhìn thấy vị trí của cái giường nơi nó thường nằm trước kia đã được thay thế bằng một cái bàn thờ mới dựng, bát hương vẫn còn nghi ngút khói, nước mắt đã tuôn rơi không ngừng. Bức ảnh nhỏ trên bàn thờ cũng không phải là một tấm ảnh thẻ tử tế, là bức ảnh chụp vào một ngày nó khỏe mạnh, đang cười. Bầu không khí ấy, như bóp nghẹt trái tim tôi vậy. Đau đớn, xót xa, hụt hẫng.

Trong tiếng nấc nghẹn, mẹ nó kể cho tôi về căn bệnh thực sự của nó. Là ung thư máu. Một căn bệnh di căn rất nhanh và có những dấu hiệu giống như cảm cúm thông thường. Lúc phát hiện ra căn bệnh này đã là giữa tháng 11 năm 2016, tức là chỉ ba tháng trước khi nó ra đi. Buổi chiều hôm trước đó, nó có dấu hiệu phát bệnh. Đau đớn, quằn quại, vùng vẫy, gào thét hàng tiếng liền, trước khi lịm đi. Tỉnh dậy một chút vào ban đêm, để nhìn mặt những người thân yêu lần cuối trước khi chìm vào giấc ngủ, mãi mãi. Lúc đó là 0 giờ 15 phút sáng. Bố nó động viên tôi và trước khi ra về, dặn rằng, “Con đừng buồn quá, phải tiếp tục cố gắng, cố gắng thay cả phần của bạn nữa”.

Chưa có một đám tang nào mà tôi khóc nhiều như vậy. Dặn lòng rằng không được khóc, phải mạnh mẽ lên, khóc là nó không siêu thoát được đâu, nhưng một lần nữa, nước mắt lại trào ra, trước linh cữu nó. Cả tập thể lớp, những người bạn đã gắn bó với nhau nhiều năm, cũng có mặt đông đủ. Những tiếng thút thít vang lên không ngừng, và lần đầu tiên, tôi nhìn thấy những chàng trai rơi lệ nhiều đến vậy. Khoảnh khắc linh cữu nó được đưa vào lò hỏa thiêu, là lúc những tiếng khóc vang lên to nhất. Có thể lúc còn sống, nó không nói chuyện với những người bạn khác, nhưng một khi đã ra đi, dù còn thù hằn gì trong lòng, những lời trân trọng, cao quý nhất đều dành cho nó. Vì chúng ta là một gia đình. Dù nước mắt rồi sẽ ngừng rơi, nhưng nỗi nhớ trong lòng sẽ không bao giờ nguôi ngoai.

Sau đó, tôi bị khủng khoảng một thời gian. Thành tích học tập có sự sa sút, kết quả thi học sinh giỏi thành phố cũng không được như mong muốn. Nhưng câu nói của bố nó như một lời nhắc nhở tôi phải nỗ lực, bởi mình đang cõng trên vai cả phần của nó. Cắm đầu vào học, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi, cho ước mơ của cả tao với mày.

Bọn tôi tới thăm nó vào lễ 100 ngày. Bàn thờ đã dời lên tầng ba, cái giường đã đặt vào chỗ cũ, như xưa. Cảm giác buồn bã, hụt hẫng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng bên cạnh đó, bây giờ có thêm mục tiêu, thêm quyết tâm để mà hướng tới. Là tiếp tục bước đi trên con đường đời, dù không có mày sánh bước bên cạnh. Là đi tiếp cả phần của mày, bởi tao biết rằng mày luôn đồng hành với bọn tao, theo một cách nào đó. Hôm đó, một đại diện của lớp được đề nghị đứng lên, để thay mặt lớp, bày tỏ cảm nghĩ. Tôi đã từ chối không đảm nhiệm vai trò ấy. Thương nhớ chỉ để ở trong lòng là đủ, bởi không lời nào có thể diễn tả được nó.

Tôi đã vượt qua được kỳ thi ấy. Ngay hôm tôi thi xong môn cuối, tôi đã tới mộ thăm nó, không nói gì cả. Chỉ lặng lẽ ngồi, tựa lưng vào tấm bia mộ. Từ xưa tới nay, tôi vốn đã kém khoản ăn nói, ngay cả trong những giây phút quan trọng như thế này. Những lời muốn nói như một mớ tơ vò, muốn thốt ra nhưng lại mắc lại trong họng. Và lại tiếp tục kéo dài sự im lặng. Những tia nắng vàng lọt qua kẽ lá của cây xà cừ cổ thụ, rủ bóng xuống ngôi mộ nhỏ. Những giọt nắng ấy chứ dập dờn, nhảy nhót như đàn bướm ánh sáng, lượn quanh những ngôi mộ đá, như một điềm báo từ thế giới bên kia. Hãy luôn ủng hộ tao nhé, trên con đường đầy chông gai này, để tao có một điểm tựa vững chắc, vươn tới tương lai.

Đã hơn một năm kể từ ngày nó ra đi. Tôi đã bước được một nửa tuổi mười sáu, cái tuổi mạnh nhất, khỏe khoắn nhất. Đạt được ước mơ, vào được ngôi trường mà mình hằng mong ước. Còn nó mãi dừng ở đó, ngưỡng cửa mười lăm đầy khát vọng, hoài bão. Mãi mãi ra đi, để lại mọi thứ, để lại một ước mơ còn đang dang dở, để lại sự đau buồn trong trái tim của những người ở lại. Nhưng tôi biết rằng, ít ra ở thế giới bên kia, nó sẽ không còn phải chịu đau đớn nữa. Không còn những xét nghiệm dài đằng đẵng, những ngày xạ trị đau đớn. Hy vọng ở nơi ấy, thế giới của nó sẽ tốt đẹp hơn.

Mất đi một người bạn thân thiết là rất đau đớn, nhưng mong rằng, cuộc sống của nó sẽ tốt đẹp hơn nơi miền cực lạc. Nó để lại cho tôi những kỷ niệm đẹp, một tuổi thơ hạnh phúc, những ký ức không thể nào quên. Nó cũng đã để lại cho tôi một bài học về nghị lực sống, về sự kiên cường chống chọi trước cơn bạo bệnh. Những bài học đáng giá sẽ theo tôi suốt cuộc đời. Vĩnh biệt, tao hứa sẽ không quên mày, bạn thân".

Bình luận (0)
UN
Xem chi tiết
ND
19 tháng 12 2021 lúc 14:22

Ngày hôm nay, vì trời mưa to, lại không có áo mưa, nên em đành phải ngồi lại trong lớp học chờ mưa tạnh rồi mới về nhà. Trong lúc cùng lũ bạn ngồi ngắm mưa rơi, em lại chợt nhớ về kỉ niệm dưới mưa của mình vào hơn ba năm về trước.

Hồi đó, em vừa lên lớp 2, đã quen lớp, quen bạn bè rồi nên rất dạn dĩ. Giờ ra chơi nào, em cũng cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng em được nghỉ học sớm không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Vì vậy, chúng em đành ngồi lại ở hành lang lớp để chờ người đến đón. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là em cũng các bạn rủ nhau mặc áo mưa rồi ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng em hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ. Một lát sau, chúng em rủ nhau thi nhảy qua các vũng nước đọng, xem ai nhảy qua vũng nước to hơn thì sẽ thắng. Trong lúc chơi, vì tính hiếu thắng, em quyết định thử sức với một vũng nước lớn. Và tất nhiên là em không thể nhảy qua được. Em ngã xuống giữa vũng nước, làm nước bắn tung tóe khắp nơi, còn bản thân thì ướt hết cả. Cùng lúc đó, mẹ em đến đón. Thấy em bị ướt hết như vậy, mẹ đã rất tức giận. Về đến nhà, mẹ liền đưa em đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân. Sau hôm đó, em bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Khiến em từ bỏ hẳn thói nghịch ngợm của mình.

Sau sự kiện lần đó, em trở nên ngoan ngoãn và nghe lời mẹ hơn. Không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ mưa, thì em lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
4Q
19 tháng 12 2021 lúc 14:22

????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
UN
22 tháng 12 2021 lúc 9:09

Nguyễn Tuấn Duy chép mạng biết thừa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
QK
Xem chi tiết
H24
3 tháng 1 2022 lúc 15:52

Tham khảo:

Mỗi thầy cô giáo đều là một người cha người mẹ thứ hai, là người mà ta phải hết mực tôn trọng. Đối với tôi, người giáo viên mà tôi nhớ về nhất chính là cô giáo dạy tôi năm lớp một. Bởi đã có lần tôi mắc khuyết điểm khiến cô buồn, và tôi cũng đã nhận ra sai lầm của mình cùng những bài học xoay quanh câu chuyện ấy.

Ngày đầu bước vào lớp một, tôi vẫn là cô bé non nớt rụt rè. Tôi không muốn đến trường, bởi ở đó tôi không được chơi, cũng không được thoải mái làm việc mà mình thích. Chính cô giáo chủ nhiệm đã giúp tôi cảm hoá được những điều ấy. Sự dịu dàng tận tâm của cô làm tôi phải cảm động. Mỗi lần tôi buồn hay chán học, cô gọi tôi lại để tâm sự như một người bạn, có khi cô lại dẫn tôi đi ăn để tôi thấy vui trở lại. Cô luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tâm trí tôi, mà tôi luôn nghĩ rằng sẽ không bao giờ để cô buồn. Vậy mà ngày hôm ấy, tôi đã mắc sai lầm như vậy.

Sáng hôm đó, cô đã nhắc là ngày mai sẽ làm bài kiểm tra môn toán. Đáng lẽ ra tôi đã phải chăm chỉ học bài trong buổi tối hôm trước. Nhưng tôi lại thản nhiên ngồi xem tivi, mặc kệ ngày mai có bài kiểm tra ấy. Và buổi sáng cũng đến, cô bước vào lớp phát đề cho cả lớp. Tiếng trống báo hiệu vang lên, cả lớp cặm cụi làm bài. Chỉ riêng tôi vẫn loay hoay với mấy bài toán ấy. Giá mà tối hôm qua tôi chịu học, tôi đã có thể dễ dàng giải quyết bài toán ấy. Nhưng những người xung quanh tôi đều đã làm được. Tôi vốn là học sinh giỏi trong lớp, tôi không thể thua kém ai được. Nhưng phải làm sao bây giờ? Tôi cúi gằm mặt xuống, thì chợt nhìn thấy quyển vở toán dưới ngăn bàn. Chỉ cần mở ra, tôi đã có thể làm được rồi. Hay là...

Tôi ngẩng đầu lên nhìn cô. Cô nhìn chúng tôi đầy âu yếm và tin tưởng. Liệu tôi có nên làm điều ấy không? Nếu bị cô phát hiện thì sao? Cô có gọi về cho bố mẹ không nhỉ? Nhưng nếu điểm kém, bố mẹ cũng sẽ mắng mình thôi. Nhưng ý nghĩ cứ chồng chéo lên nhau, khiến tôi chẳng thể phân định được phải trái đúng sai nữa.

 

Bàn tay tôi khẽ lần xuống ngăn bàn. Tôi rón rén lật từng trang sách, vừa lật vừa canh chừng mọi người. Có vẻ sẽ không ai biết chuyện này đâu, tôi thầm trấn an mình. Đến đúng chỗ cần, tôi cặm cụi chép lấy chép để, và nhanh chóng hoàn thành bài tập. Đến bây giờ, tôi còn làm xong trước cả lớp. Tôi đã nắm chắc điểm mười trong tay rồi. Tôi cười thầm ngồi nhìn các bạn. Vậy là đã xong rồi.

Tiếng trống trường vang lên, tôi xách cặp định về thì có một bàn tay đặt lên vai tôi. Cô và tôi ngồi đối diện với nhau. Tôi lo lắng hồi hộp đến nghẹt thở. Cô lấy bài kiểm tra từ trong cặp ra, mỉm cười với tôi:

- Chúc mừng em, bài của em đạt điểm cao nhất lớp. Nhưng liệu em có thấy xứng đáng với điểm số ấy không. Hôm nay, cô rất buồn, vì người học trò mà cô tin tưởng nhất lại gian lận như vậy. Em có biết rằng, làm như thế chính là đánh mất nhân cách của mình không?

Tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống, nước mắt chực trào ra. Tôi đã nhận ra lỗi lầm của mình thật rồi. Tôi ân hận quá, không phải vì không học bài, mà vì đã làm cô buồn. Chắc hẳn cô đã thất vọng về tôi lắm. Từ bây giờ, có lẽ cô sẽ không yêu thương tôi như trước nữa. Nước mắt tôi lăn dần.

- Em đừng buồn nữa. Cô sẽ tha thứ cho em lần này. Nhớ rằng đây sẽ là lần cuối cùng nhé!

Nụ cười ấy đã quay trở lại rồi, tôi vui vẻ gật đầu. Cô trò cùng về nhà trong buổi chiều đã tắt nắng.
Các bạn thấy đó, những kỉ niệm với thầy cô luôn là dấu ấn khó quên nhất, bởi ở đó ta học được muôn vàn những bài học hay, cách ứng xử đẹp. Lần mắc lỗi ấy, có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên!

Bình luận (0)