Những câu hỏi liên quan
KL
Xem chi tiết
EC
9 tháng 9 2018 lúc 18:47

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng…

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất. Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Bình luận (0)
QH
Xem chi tiết
LP
30 tháng 11 2016 lúc 21:29

Vào đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi xong giặc Ân sang xâm lược bờ cõi Văn Lang, ta đã bay về trời.
Vừa về tới cổng ta thấy mọi cảnh vật đều rất lạ so với hạ giới. Ngay lúc ấy, ta được vào yết kiến Ngọc Hoàng. Người có hỏi ta:
- ở dưới trần gian con khoẻ chứ? Sinh hoạt ở dưới đó ra sao? Cơm ở trần gian có ngon hơn ở trên này không? Cảnh trí dưới đó ra sao, có đẹp bằng thượng giới- không con?
- Dạ thưa ngài! ở dưới trần gian cảnh sinh hoạt rất vui, cơm con ăn rất ngon vì các món ăn đều rất lạ miệng. Còn cảnh trí ở trần gian thì thật tuyệt thưa ngài. Đúng là “Sơn thuỷ hữu tình” đấy ạ!
- Ô! Thật là tuyệt! Vậy bây giờ con hãy kể chuyện con đánh giặc giúp dân cho ta nghe đi!
- Vâng ạ!
Thế rồi ta bắt đầu kể:
- Thưa ngài! Từ khi ngài sai con xuống trần gian đế làm những việc tốt, con đã đầu thai vào người vợ ông lão có tiếng là phúc đức mà vẫn chưa có con. Song con đã nghĩ ra cách: một hôm con đã đặt một dấu chân rất to ở ngoài đồng để chờ đợi.
Đúng như mong ước, hôm ấy bà lão đã đi ra đồng, rồi trông thấy vết chân quá to như vậy, thấy lạ, bà bèn đặt chân lên ướm thử xem chân mình thua kém bao nhiêu. Thế là về nhà ít lâu sau bà thụ thai, rồi mười hai tháng sau con đã ra đời. Nhưng đến năm ba tuổi, con vẫn không đi, không đứng, mà cũng chẳng ngồi, cứ đặt đâu nằm đấy. Năm ấy, lũ giặc Ân tràn sang xâm lược bờ cõi Văn Lang. Thế giặc vô cùng mạnh, đi đến đâu chúng đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải, giết hại dân lành đến đó. Trước tình hình nguy kịch và đau lòng như vậy, nhà vua dưới trần rất lo sợ bèn sai sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Khi nghe thấy tiếng loa của sứ giả vang lên ở đầu làng, con bèn ngồi dậy gọi: “Mẹ ơi! Mẹ đi mời sứ giả vào đây cho con.”
Thấy con ngồi được, lại nói được, vợ chồng bà lão vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng khôn xiết và nhanh chóng gọi ngay sứ giả vào. Sứ giả vừa bước vào tới cửa con nói ngay: Ngươi hãy mau mau về bảo với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cái roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả trần gian vô cùng ngạc nhiên, xong đã nhanh chóng về tâu vua. Nhà vua lập tức mời các thợ đúc khéo tay nhất ngày đêm gắng sức làm những thứ mà con dặn. Đồng thời, cũng ngay từ khi gặp sứ giả, con ăn rất khoẻ, lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ con ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Thấy vậy, cả làng liền góp gạo nuôi con. Mong con mau lớn khoẻ để giết giặc cứu nước. Hôm ấy, giặc đến chân núi Trâu, người của nhà vua cũng vừa kịp tới mang đủ những thứ con cần. Con liền ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, rồi mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Con nhảy lên lưng ngựa. Xông ra trận, giặc bị con lấy roi sắt quật ngã túi bụi, hồn bay phách lạc, chúng quay đầu bỏ chạy, giẫm đạp lên nhau mà chết. Vừa lúc ấy, roi sắt của con bị gãy, lập tức con nhổ những cụm tre bên đường quật tan lũ giặc. Giặc chết như ngả rạ, đám tàn quân bị con đuối đến chân núi Sóc. Đến đấy, con bèn cởi áo giáp sắt gửi
lại trần gian rồi một mình cùng ngựa từ từ bay lên trời. Con chỉ thương hai vợ chồng ông bà lão.
Kể đến đây, tôi rất buồn, vẻ mặt buồn hướng xuống trần gian. Thấy thế Ngọc Hoàng hỏi ngay:
- Tại sao con ghi được chiến công lớn như vậy lại không ở lại trần gian để được nhân dân tôn sùng, được nhà vua ban thưởng?
- Thưa ngài! giúp dân là bổn phận của con. Song việc con sẽ lại về trời để sớm mong được nhận việc mới mà Ngài giao cho ạ!
- ồ! Ta rất vui mừng vì con đã có lòng với dân. Bây giờ con hãy đi nghỉ đi, ngày mai ta sẽ ban thưởng cho con.
- Đa tạ Ngọc Hoàng! nhưng con muốn xin ngài một điều ạ?
-Điều gì vậy?
Xin Ngọc Hoàng cho con được một lần nữa xuống thăm lại cha mẹ của con - vợ chồng ông bà lão và xem dân làng còn nhớ và nhận ra con không ạ!
- Việc đó con cứ yên tâm, đã có ta lo. Con cứ nghỉ ngơi. Ta sẽ cho người xuống trần gian thăm cha mẹ con và dân làng thay con.
- Cảm ơn Ngọc Hoàng!
Và thế là Ngọc Hoàng đã sai lính xuống trần gian, và tôi đã được biết rằng nhân dân và nhà vua đã phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Biết được diều này tôi vô cùng sung sướng.
Hiện nay đền thờ tôi vẫn còn được bảo tồn ở làng Phù Đổng hay còn gọi là làng Gióng. Vào tháng tư hàng năm, để nhớ công ơn của tôi dân làng đã mở hội to lắm. Còn những bụi tre đăng ngà ở Gia Bình chính vì bị ngựa của tôi phun lửa thiêu cháy nên mới ngả màu vàng như vậy, những hồ ao liên tiếp kia cũng chính là do dấu chân ngựa năm xưa của tôi để lại. Năm ấy khi sông trận giết giặc ngựa của tôi hí vang trời, phun lửa và đã thiêu cháy một làng, cho nên sau này hạ giới đã gọi làng đó là- làng Cháy.

Bình luận (1)
CN
1 tháng 12 2016 lúc 20:39

em hãy đóng vai Thánh Gióng để kể lại câu chuyện Thánh Gióng và em tự đi mà đóng!

Bình luận (2)
CM
12 tháng 12 2016 lúc 18:21

Nếu tự đóng đc thì nó đã ko phải đăng lên rùi bn ơi!leu

Bình luận (1)
AS
Xem chi tiết
KJ
6 tháng 10 2021 lúc 18:17

Tham khảo:

Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.

Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.

Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.

Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.

Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
H24
15 tháng 11 2018 lúc 22:42

Bài viết tham khảo

Khi nghe tin sứ giả báo đất nước lâm nguy, cần người tài giỏi ra giúp nước, Thánh Gióng đã vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thánh một tráng sĩ oai phong lẫm liệt,mình cao hơn trượng. Tráng sĩ mặc áo giáp , cầm roi rồi vỗ mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng. Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa thét ra lửa, Gióng thúc ngựa phi nhanh đi đánh giặc. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đàng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Khi gươm bị gãy, Gióng vẫn rất nhanh trí và không hề bối rối nhổ một bụi tre bên đường xông tới quật tới tấp vào đám quân giặc. Gióng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, giặc chết như rạ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Chỉ sau một trận đánh, Gióng đã chiến thắng toàn bộ giặc Ân, giết chết tướng giặc, trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp, nón rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

_____________________________________________

Khi nghe tin sứ giả báo đất nước lâm nguy, cần người tài giỏi ra giúp nước, Thánh Gióng đã vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thánh một tráng sĩ oai phong lẫm liệt,mình cao hơn trượng. Tráng sĩ mặc áo giáp , cầm roi rồi vỗ mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng. Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa thét ra lửa, Gióng thúc ngựa phi nhanh đi đánh giặc. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đàng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Khi gươm bị gãy, Gióng vẫn rất nhanh trí và không hề bối rối nhổ một bụi tre bên đường xông tới quật tới tấp vào đám quân giặc. Gióng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, giặc chết như rạ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Chỉ sau một trận đánh, Gióng đã chiến thắng toàn bộ giặc Ân, giết chết tướng giặc, trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp, nón rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
TP
14 tháng 10 2016 lúc 12:05

Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận:

Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang, phi như bay xông thẳng đến nơi có giặc Ân. Gióng cầm roi sắt vung lên vút vút, roi sắt vung đến đầu quân giặc chồng xếp đến đấy. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân thù. Thật là một trận đánh hào hùng.

Đoạn Thánh Gióng khi roi sắt gẫy:

Thế trận đang bừng bừng, bỗng roi sắt của Gióng bị gẫy, phía trước quân giặc vẫn cứ ào ạt xông lên. Gióng bèn nhổ những bụi tre làm vũ khí thay roi sắt tấn công vào bọn giặc. Những đứa sống sót hốt hoảng bỏ chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.

Bình luận (1)
LN
Xem chi tiết
H24
1 tháng 2 2022 lúc 17:52

Refer

Tôi là một người phụ nữ chân quê, sống một cuộc sống bình yên bên người chồng tại một ngôi làng nhỏ thời vua Hùng thứ 6. Hai vợ chồng tôi tuổi đã cao, mặc dù làm nhiều việc thiện tích đức nhưng mãi vẫn chưa có được một mụn con. Được ông trời thương xót, cuối cùng, hai vợ chồng tôi đã có được một đứa con. Và đó chính là Thánh Gióng- người anh hùng dân tộc đã bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.
Đó là một câu chuyện dài mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Một hôm, tôi ra đồng làm việc thì thấy trên mặt đất có một vết chân to. Thấy lạ quá, tôi bèn lấy chân mình ra ướm thử, từ đó tôi có thai. Cả hai vợ chồng tôi đều vô cùng vui mừng, sung sướng. Nhưng trớ trêu thay, khi đứa con còn chưa ra đời, chồng tôi mất. Không lâu sau, tôi sinh ra một đứa bé bụ bẫm, kháu khỉnh và đặt tên là Gióng. Nhưng kỳ lạ thay, dù đã ba tuổi, Gióng vẫn không biết nói, biết cười, điều này khiến tôi vô cùng buồn khổ, lo lắng.
Năm đó, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Chúng cướp bóc, tàn sát người dân vô cùng tàn độc. Triều đình đã cử binh lính đi dẹp yên bờ cõi đất nước, nhưng thế giặc mạnh, quân ta bị đánh bại. Trước hoàn cảnh đất nước nguy nan, nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài cứu nước. Khi sứ giả đi qua làng tôi, nghe lời kêu gọi người tài, Gióng bất ngờ cất tiếng bảo tôi:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
Vui mừng xen lẫn bất ngờ, tôi làm theo lời con. Khi sứ giả bước vào nhà, Gióng liền nói:
- Ông về tâu vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một chiếc áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả tuy bất ngờ nhưng cũng lập tức về tâu vua. Vua sai người ngày đêm chuẩn bị những vật mà Gióng yêu cầu. Và điều kì lạ đã xảy ra. Từ khi gặp sứ giả, con tôi bỗng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không đủ, quần áo mới vừa mặc đã sứt chỉ. Tôi phải nhờ đến hàng xóm giúp đỡ. Mọi người ai nấy đều vui vẻ góp gạo, may áo nuôi Gióng, nhờ vậy, tôi bớt được phần nào gánh nặng.
Giặc đã đến chân núi Trâu, lòng người vô cùng lo lắng. Đúng lúc đó, sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Con tôi bỗng vươn mình đứng dậy, trở thành một tráng sĩ to khỏe, lực lưỡng. Tôi giúp con mặc áo giáp sắt. Mặc áo giáp xong, tay cầm roi sắt, Gióng lên ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Đi đến đâu, ngựa phun lửa thiêu cháy quân thù đến đó. Gióng cầm roi sắt vung lên, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, con tôi bèn nhổ bụi tre bên đường quật vào giặc. Giặc bỏ chạy tan tác. Gióng đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Lên đến đỉnh núi, đứa con anh hùng của tôi cởi áo giáp sắt, cúi đầu cảm tạ và cùng ngựa sắt bay về trời.
Câu chuyện ấy xảy ra cũng khá lâu rồi nhưng tôi vẫn không thể nào quên hình ảnh đứa con bé bỏng của tôi anh dũng xông pha trận mạc, chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước. Sau khi Gióng về trời, nhà vua đã cho lập đền thờ ở chính ngôi làng của tôi, điều đó vừa khiến tôi tự hào về Gióng vừa buồn bã vì Gióng đã xa tôi mãi mãi. Nhưng chắc chắn, những hình ảnh đẹp đẽ về đứa con sẽ mãi in đậm trong tâm trí tôi.

P/s : Ko ai làm luôn;-;

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
NH
27 tháng 3 2022 lúc 17:50

Tham khảo:
 

Ta là Thánh Gióng, sinh ra và lớn lên ở nước Việt vào đời Hùng Vương thứ sáu. Mẹ của ta vì ướm thử chân lên một vết chân rất to ở trên đồng mà mang thai. Phải mười tháng sau đó, ta mới được ra đời. Lúc mới sinh, ta trông rất khôi ngô, bụ bẫm nên bố mẹ thích lắm. Nhưng mãi đến khi ba tuổi, ta vẫn chẳng biết nói biết cười, chẳng biết đi biết chạy, đặt đâu là ngồi đấy khiến cho cha mẹ hết sức phiền lòng.

Lúc bấy giờ, giặc Ân ở phương Bắc lại đem quân xâm lược nước ta. Thế giặc hùng mạnh khiến nhà vua hết sức lo lắng. Vậy nên ngài đã ra chiếu chỉ cho sứ giả đi khắp cả nước tìm người tài. Khi sứ giả đi ngang qua nhà ta, thì ta đã cất tiếng nói đầu tiên của cuộc đời mình để nhờ mẹ mời sứ giả vào nhà. Sau đó, ta đã nêu ra những yêu cầu của mình cho sứ giả. Và yêu cầu ông ấy chuẩn bị sớm để ta ra trận đánh giặc. Nghe ta nói, sử giả rất vui mừng và đồng ý ngay.

 

Từ sau khi sứ giả rời đi, ta bắt đầu lớn lên nhanh chóng. Cơm vừa ăn đã no, áo vừa mặc đã sứt chỉ. Người dân trong làng đã góp gạo thổi cơm chung để nuôi ta khôn lớn. Sau khi đã tích lũy đủ năng lượng, ta đứng dậy, vươn vai một cái rồi hóa thành tráng sĩ cao lớn, oai phong lẫm liệt. Đúng lúc ấy, sứ giả cũng mang những món đồ mà ta dặn đến. Mặc áo giáp sắt, cầm gậy sắt, ta cưỡi lên chú ngựa sắt biết phun lửa và lao thẳng về phía địch. Trước sức mạnh như vũ bão của ta, giặc chết như ngả rạ, kéo nhau bỏ chạy tan tác. Thừa thắng xông lên, ta cưỡi ngựa đuổi theo, càn quét hết lũ giặc gian ác. Khi gậy sắt bị gãy, ta liền nhổ một bụi tre ngà mọc ở ven đường, rồi tiếp tục diệt giặc. Sau khi đảm bảo cả đất nước đã sạch bóng quân thù, ta mới dừng lại và tiến về đỉnh núi. Cởi giáp sắt để lại trên mặt đất làm tin cho nhân dân, ta một mình cưỡi ngựa bay về trời.

Sứ mệnh to lớn của mình đã hoàn thành, nên ta vô cùng thanh thản để trở về thiên đình phụng mệnh với Ngọc Hoàng.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
LF
28 tháng 9 2016 lúc 18:36

Bài 1:

-Tuệ Tĩnh Thiền sư là một lang y 

-Thánh gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ

-Lạc Long Quân là một vị thần dưới nước

-Âu Cơ là công chúa con Đế Lai, Đế Lai  con của Đế Nghi , Đế Nghi  anh của Kinh Dương Vương 

 

Bình luận (0)
BT
5 tháng 10 2016 lúc 18:04

2.

Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận:

Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang, phi như bay xông thẳng đến nơi có giặc Ân. Gióng cầm roi sắt vung lên vút vút, roi sắt vung đến đầu quân giặc chồng xếp đến đấy. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân thù. Thật là một trận đánh hào hùng.

Đoạn Thánh Gióng khi roi sắt gẫy:

Thế trận đang bừng bừng, bỗng roi sắt của Gióng bị gẫy, phía trước quân giặc vẫn cứ ào ạt xông lên. Gióng bèn nhổ những bụi tre làm vũ khí thay roi sắt tấn công vào bọn giặc. Những đứa sống sót hốt hoảng bỏ chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.

Bình luận (0)