Những câu hỏi liên quan
NM
Xem chi tiết
DN
21 tháng 4 2022 lúc 19:47

Tham khảo:

Diễn biến:

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu.

- Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi.

- Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.

- Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa.

Ý nghĩa lịch sử:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

 

Bình luận (2)
NY
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
H24
26 tháng 5 2020 lúc 21:24

Trưa 30/1/1789 tức ngày mùng 5 Tết, đại quân Tây Sơn tiến vào kinh thành Thăng Long ăn mừng thắng lợi sớm hơn dự định hai ngày. Nhân dân kinh thành đã dâng lên nhà vua những cành đào đỏ thắm, bánh chưng xanh trong tiếng pháo nổ khắp nơi mừng đại thắng... Ngô Ngọc Du, một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó của Tây Sơn trong bài thơ sau:

Đoàn voi chiến băng đại ngàn ra trận

Những chàng trai Thanh, Nghệ bỏ cày cuốc tòng quân

Mắt nhìn thẳng hướng Thăng Long giục bước

Một trận rồng lửa giặc tan tành

Bỏ thành cướp đò trốn cho nhanh

Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến

Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh...

Đại thắng Xuân Kỷ Dậu 1789 – Chiến công làm nên lịch sử

Chỉ trong năm ngày đêm đầu tiên của mùa xuân năm Kỷ Dậu, quân dân nước Việt đã đánh tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh gọn gẽ, nhanh chóng. Trong lịch sử giữ nước, dân tộc ta đã tiến hành nhiều cuộc kháng chiến, đã từng đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược, nhưng chưa từng có một trận chiến oai hùng trong một thời gian ngắn như thế. Chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu - 1789 vì thế đã đi vào lịch sử dân tộc và lòng người Việt như một trong những mùa xuân kỳ diệu nhất, tiêu biểu một sức sống phi thường, ý chí kiên cường trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại; đánh tan giấc mộng xâm lăng và bành trướng của những thế lực phương Bắc.

Khác với những cuộc kháng chiến trước đây, kháng chiến chống Thanh cuối thế kỷ XVIII của đoàn quân Nguyễn Huệ là “cuộc chiến tranh nhân dân phát triển từ phong trào cách mạng nông dân Tây Sơn chống bọn phong kiến thối nát và giặc ngoại xâm”. Và trong cuộc kháng chiến thần thánh này, “ngọn cờ cứu nước đã trở thành ngọn cờ đại nghĩa dân tộc. Mọi tầng lớp yêu nước đã thật sự đoàn kết lại dưới ngọn cờ đó, đóng góp xương máu, công sức làm nên chiến thắng lẫy lừng”. Trong đội quân tiến vào giải phóng Thăng Long năm đó có nông dân, có sĩ phu, quan lại và có cả hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của những triều đại trước vốn ý thức “trung quân” cuối cùng cũng đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước tham gia kháng chiến.

Chiến thắng xuân Kỷ Dậu 1789 là một chiến công vĩ đại vào loại bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng ấy trong mùa xuân của đất trời hòa quyện bản lĩnh và tư thế bất khuất của nhân dân Việt, chiến thắng để khẳng định văn hóa truyền thống, chủ quyền của dân tộc.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
MP
14 tháng 9 2023 lúc 19:04

Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789) thể hiện thiên tài quân sự của vua Quang Trung, em đồng ý với ý kiến này vì: Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu nhằm tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại.

Bình luận (0)
DT
3 tháng 12 2023 lúc 21:49

Đồng ý: "Quyết định đánh tan quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu 1789 thể hiên tào năng quân sự của vua Quang Trung." Vì quyết định này đc vua Quang Trung đưa ra trên cơ sở sự nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng những điểm mạnh, ý đồ tấn công và những sai lầm của quân Thanh. Cụ thể là
Điểm mạnh: Quân Thanh có ưu thế về lực lượng với 29 vạn quân (nhiều hơn so với quân Tây Sơn)
Ý đồ: Sau khi chiếm đc kinh thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho quân sĩ nghỉ ngơi và ăn Tết, dự định sau Tết, ngày mùng 6 tháng Giếng sẽ tiếp tục tấn công
Sai lầm:
+ Chiếm được thành Thăng Long tương đối dễ dàng ( do trước đó, quân Tây Sơn chủ động rút lui để tránh thế giặc mạnh và củng cố lực lượng), nên quân Thanh nảy sinh tâm lí chủ quan, khinh địch, đánh giá thấp về lực lượng đói phương.
+Khi đang ở thế tấn công và giành đc những chiến thắng ban đầu, bộ chị huy q.Thanh bất ngờ chuyển sang hình thái phòng ngự tạm thời ( thể hiện thông qua việc: cho quân sĩ dừng lại hơn 1 tháng tại Thăng Long để nghỉ ngơi, ăn Tết) khiến quân Thanh tự mất đi thế chủ động ban đầu, không phát huy được tác dụng của ưu thế lực lượng
⇒ Phát hiện và chớp được thời cơ chiến lược có 1 0 2 đó, vua Quang Trung quyết định mở cuộc tập kích chớp nhoáng, tung toàn bộ lực lượng ra đánh tan quân địch vào khoảng thời gian từ đêm 30 đến sáng mùng 5 Tết KỶ Dậu→ đúng lúc quân Thanh chủ quan nhất

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
H24
25 tháng 4 2022 lúc 21:03

- Đêm 30 tết (âm lịch),quân Tây Sơn vượt sông Giản Khẩu (sông Đay) tiêu diện bộ quân địch ở đồn tiền tiêu

- Đêm mồng 3 tết,bí mật vây đồn Hà Hồi khiến quân giặc bị đánh bất ngờ,hoảng sợ,hạ khí giới đầu hàng

- Mờ sáng mồng 5 tết,quân Tây Sơn đánh đồn Ngọc Hồi làm cho quân Thanh đại bại

- Khi đạo quân Quang Trung đang đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa.Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ,thắt cổ tự tử.

Bình luận (0)
BM
Xem chi tiết
AL
7 tháng 4 2021 lúc 5:28

 Thành quả của phong trào Tây Sơn là:

-Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

-Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

-Thể hiện lòng quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và tự do của đất nước đến cùng.

Bình luận (0)
AL
7 tháng 4 2021 lúc 5:33

- Tháng 9/1773, nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn.

- Năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

- Biết tin quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh phái quân đánh vào Phú Xuân, chúa Nguyễn không chống nổi, phải vượt biển vào Gia định.

P/s:Cô giáo mk cho ghi vậy

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
10 tháng 10 2021 lúc 14:54

Tham khảo:

Nghe được tin quân Thanh sang đóng ở Thăng Long, lòng ta vô cùng tức giận định sai quân ra đánh nhưng lại nhận được lời khuyên từ các vị tướng là hãy đợi dân chúng yên lòng rồi hãy khởi binh, lúc đó vẫn chưa muộn. Ngày 25 tháng chạp, ta lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung, danh chính ngôn thuận khởi binh dẹp giặc.

Sau khi lên ngôi, ta lập tức bàn giao kế hoạch tác chiến đánh quân Thanh, tổ chức những cuộc duyệt binh, động viên tinh thần cho binh lính, nâng cao ý chí quyết tâm đánh quân xâm lược. Để có thể hành quân nhanh chóng, bảo toàn và ổn định sức lực cho binh sĩ trong nhiều ngay đi thì ta đã nảy ra ý tưởng là mỗi người tự mang vũ khí, lương thực, đồ dùng cần thiết cho riêng mình nhưng mà phải gọn nhẹ. Ta cảm thấy rất hài lòng khi xưa nay chưa bao giờ đi đánh trận mà lại nhanh, gọn mà lại đầy đủ như thế này. Lại còn được đi tới đâu, dân làng tiếp đón nồng hậu và cho thêm bao nhiêu là lương thực nhưng vì nghe lệnh ta nên binh sĩ chỉ lấy những thứ gì cần thiết và trả lại cho dân chúng những món đồ không cần, bỏi thế nên binh sĩ hành quân suốt ngày đêm mà tinh thần, sức khỏe vẫn ổn định.

Khi đến Nghệ An, ta cho mọi người dừng lại nghỉ ngơi 10 ngày, và mở thêm một cuộc duyệt binh nữa ở đây. Nên chưa mấy lúc là đoàn quân đã tăng thêm được số lượng binh lính cần thiết, và ta cho đoàn quân tiến thẳng ra Bắc. Đầu tiên, ta cho người tiêu diệt một toán quân gián điệp trên sông Giáng. Sau đó, vào ngày 3 tháng Giêng, ta cho quân tiến vào đánh Hà Hồi. Bằng kế hoạch là làm cho quân giặc hoang mang, ta cho quân bao vây thành và phát loa, đốt lửa, đem nồi niêu xoong chảo ra tạo tiếng động lớn, lính trong thành liền bị bất ngờ vì sợ không biết ở bên ngoài có bao nhiêu người nên đã đầu hàng xin được tha thứ. Ta đoán quả là đúng, chiếm gọn thành mà không cần đến một mũi tên nào.

Sau thắng lợi, ta liền tiến đến đánh thành Ngọc Hồi vào ngày 5 tháng giêng, vì là điểm trọng yếu nên quân địch có thể liều chết với ta mà giữ thành. Nên ta cho xếp rơm thành lớp, cử người người khỏe mạnh mỗi người một tấm, cầm con dao ngắn, 20 người khác cầm binh khí theo sau dàn trận chữ “nhất”. Để làm tăng dũng khí cho quân, ta đã tự mình quấn khăn vàng vào cổ tỏ vẻ quyết thắng. Cưỡi lên mình một con voi, ta cho quân tiến vào, quân Thanh thấy chống trả không nổi nên đã bỏ chạy tán loạn. Sầm Nghi Đống thì thắt cổ tự tử. Xác quân giặc chất thành núi.

Giữa trưa, ta cho quân tiến vào thành Thăng Long, vì mải mê rượu chè nên nghe tin quân ta tiến vào, Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc giáp mà lên ngựa bỏ chạy hướng qua cầu phao nghe tin đó nên bọn giặc đã cuống cuồng giành nhau mà chạy qua cầu, khiến cho cầu bị đứt và xác chết la liệt khiến cho dòng sông Nhĩ Hà bị tắc nghẽn. Kết thúc chiến tranh, quân ta đại thắng, quân Thanh bị đáng bại hoàn toàn.

Ta vô cùng vui mừng nên đã mở tiệc khao quân, vì đã trả thù được cho nước nhà. Mối thù mà mình đã phải cam chịu suốt thời gian qua. Từ đó, đất nước thái bình, nhân dân trở lại với công việc sản xuất, cuộc sống yên vui.

Bình luận (0)
BT
Xem chi tiết