Những câu hỏi liên quan

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần bàn luận
Từ xa xưa, ông bà ta có câu “ uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về Lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. truyền thống về long biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp. để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “ Lòng biết ơn”.

II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là “Lòng biết ơn”?

Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.

2. Biểu hiện của Lòng biết ơn
- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình

3. Tại sao phải có long biết ơn?
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có Lòng biết ơn.

4. Mở rộng vấn đề
Có một số người hiện nay không có long biết ơn.
Vd: ăn cháo đá bát
Qua cầu rút ván

III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về Lòng biết ơn
- Nêu những công việc và thể hiện Lòng biết ơn.

Bình luận (0)
1. Mở bài – Nghị luận về lòng biết ơn

Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Sống biết ơn thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, cưu mang tương trợ lẫn nhau. Biết ơn người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.

2. Thân bài – Nghị luận về lòng biết ơnBiết ơn là gì?

Biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người.

Biểu hiện của lòng biết ơn

Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng hay để lại cho mình. Họ luôn biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Mỗi một sự giúp đỡ ý nghĩa đều khiến họ cảm động và hàm ơn.
Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, phù hợp với các chuẩn mực đạo lí làm người. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.
Ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo về và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.
Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.
Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống cao đẹp ấy đã biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay. Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt Nam.

Tại sao sống cần phải có lòng biết ơn?

Không ai có thể một mình mà gây dựng nên cả thế giới. Những gì chúng ta có được hôm nay là do công sức và trí tuệ của biết bao người đã dày công sáng tạo nên. Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước là bản chất của xã hội. Sự phát triển của xã hội loài người là tiếp nhận và phát huy các thành quả sẵn có và sáng tạo ra cái mới.
Dù chúng ta dùng tiền hay vật chất để có được nó nhưng nếu nó không được tạo ra thì dù có thật nhiều tiền ta cũng không thể có được. Bởi thế, khi được thụ hưởng một giá trị nào, ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.
Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Bởi nó là biểu hiện cao nhất của tâm hồn lối sống tình nghĩa. Nếu một người không biết ơn những gì anh ta đang có, thì anh ta cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được. Lòng biến ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu biết ơn với những điều tích cực trong cuộc sống của mình, hơn là việc lo lắng về những gì mình không có.
Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam từ lâu đã xem trọng lối sống thân tình, hữu ái. Nó không những biểu hiện ở lối sống nghĩa tình mà trở thành văn hóa ứng xử của cộng đồng. Biết ơn người khác làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên hiền hòa, ngày càng khăng khít, tốt đẹp hơn
Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.

Phải làm gì để rèn luyện và thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống?

Trước hết, phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những giá trị lợi ích. Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. Luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.
Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội. Lòng biết ơn không nên nằm ở lời nói hay thái độ mà biểu hiện thành những hành dộng cụ thể, thiết thực, thực sự đem lại tác động tích cực đối với xã hội.
Thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành qủa lao động trong xã hội. Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.
Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do cha ông để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới.
Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Phê phán những biểu hiện của lòng vô ơn

Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng,. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.
Tục ngữ ta có nhiều câu nói về sự vô ơn: “ăn cháo đá bát”; “qua cầu rút ván”; “vong ơn bội nghĩa”… Thái độ sống ấy không những thể hiện sự kém cỏi của nhân cách con người mà còn khiến họ bị người người khác xa lánh ghét bỏ.

Bài học

Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người.
Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kì vọng, mong đợi.

3. Kết bài – Nghị luận về lòng biết ơn

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói: “Các gốc rễ của tất cả việc tốt đến từ nguồn gốc của sự hiểu rõ giá trị của lòng tốt”. Hiểu rõ và hành động để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống là trách nhiệm của mỗi con người. Bởi vậy, sống biết ơn người khác là lối sống cao thượng cần được đề cao và tôn vinh trong cuộc sống này.

Bình luận (0)

I. Phần mở bài: Nêu lên vấn đề cần nghị luận.

Ai cũng từng trải qua khó khăn và được người khác giúp đỡ, lời cảm ơn như là một cách để thể hiện sự biết ơn, tình cảm, tình nghĩa đối với người khác. Lòng biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cần phải giữ gìn và trân trọng.

II. Phần thân bài

Khái niệm lòng biết ơn:

Là sự ghi nhận, ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp đỡ mình trong hoàn cảnh khó khăn. Lòng biết ơn có giá trị nhân văn sâu sắc giữa tình cảm con người với nhau.

Lòng biết ơn biểu hiệu quả các khía cạnh nào ?

Sự biết ơn thể hiện qua rất nhiều các khía cạnh trong cuộc sống:

– Nâng bát cơm đầy chúng ta cần phải biết ơn những người nông dân đổ mồ hôi công sức, phơi nắng phơi sương để làm ra hạt gạo.

– Trong mỗi gia đình đều có thờ cúng tổ tiên và các thế hệ đi trước, đó là sự biết ơn đối với những người đi trước đã sinh thành, giáo dục thế hệ sau thành người.

– Ngày 27/7 hàng năm Đảng và Nhà nước tổ chức lễ tri ân những anh hùng liệt sĩ, thương binh có công với đất nước. Thể hiện sự biết ơn với những cống hiến, đóng góp của họ với đất nước, quê hương hòa bình như hôm nay.

– Ngày 20-11 Nhà giáo Việt Nam, tổ chức lễ tri ân những thầy cô – những “người đưa đò” giúp học sinh đi đến bến bờ kiến thức.

=> Lòng biết ơn thể hiện ở nhiều khía cạnh và trở thành truyền thống tốt đẹp, đáng trân trọng của con người Việt Nam.

Tầm quan trọng của lòng biết ơn

Lòng biết ơn là đức tính tốt đẹp nên có ở mỗi con người. Giúp con người gắn kết với nhau.

Lòng biết ơn thể hiện lối sống tình nghĩa, gắn bó dân tộc Việt Nam, giúp các mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn.

Rèn luyện lòng biết ơn

Là học sinh thế hệ tương lai cần phải tôn trọng và ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo.

Biết trân trọng, giữ gìn những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước để lại.

Lòng biết ơn không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn phải có hành động thiết thực.

III. Phần kết bài

Lòng biết ơn luôn là phẩm chất đạo đức quý và đáng trân trọng.

Chúng ta hãy biết nói cám ơn người khác từ những điều đơn giản nhất.

Bình luận (0)
VA
Xem chi tiết
NG
29 tháng 3 2022 lúc 20:20

tham khảo

Con người Việt Nam từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó không thể không nhắc đến chính là lòng biết ơn. Biết ơn chính là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình.

Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống. Bên cạnh đó, lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều

Ngoài ra, lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người được người khác giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ. Lại có những người đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… đây là những hành động sai lệch mà chúng ta cần bài trừ để xã hội ngày càng tốt hơn.

Mỗi người một hành động biết ơn nhỏ tạo nên một đất nước với truyền thống biết ơn lớn. Ngay từ hôm nay, chúng ta hãy sống với lòng biết ơn và trở thành một người vừa có tài, vừa có đức, cống hiến cho xã hội.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
LP
7 tháng 2 2017 lúc 15:46

I. MB:
- Trong cuộc sống,ai mà chẳng có lỗi lầm. Điều quan trọng là có biết nhận ra lỗi và sửa đổi lỗi lầm.(Dẫn câu đề bài vào là ok)
II. TB :
1) GIẢI THÍCH :
- Câu chuyện “Lỗi làm và sự biết ơn” kể về hai người bạn đi trên sa mạc. Một người vì bạn đối xử xấu nên đã ghi trên cát. Sau khi người bạn cứu anh ,anh đã ghi lại trên đá:“Hôm nay người bạn …”.
- Việc làm này của anh ta đã là một bài học giáo dục con người hãy tha thứ khi bạn mắc lỗi và ghi nhớ ơn khi người ta giúp cho mình.
2) CHỨNG MINH :
- Thực tế nhân dân ta đã luôn ghi nhớ công ơn của người đi trước hay của người lao động và đã nhiều lần tha thứ cho kẻ thù và bắt tay giao hảo với cả Trung Quốc và Đế quốc Mỹ.
- Những giận hờn, thù oán sẽ làm tâm hồn ta chai sạn, cuộc sống nặng nề.
- Nhớ ơn sẽ làm tâm hồn ta đẹp hơn , biết trân trọng cuộc sống hơn.
3) PHÊ PHÁN :
- Chỉ đáng buồn là ở xã hội ta vẫn còn nhiều người không có lòng tha thứ và bội bạc với người đã có ơn với mình.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Ngày nay, câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” vẫn là một bài học để cho lớp trẻ chúng ta trong việc rèn luyện và sửa mình .
- Hãy tha thứ lỗi cho bạn bè khi cần thiết và hãy luôn trân trọng ghi nhớ công ơn của cha mẹ, thầy cô ,những người đã đem lại cho chúng ta những niềm vui và hạnh phúc.
III. KB :
- Bài học từ “Lỗi lầm và sự biết ơn” sẽ giúp chúng ta tránh được những điều tệ hại trong giao tiếp và cư xử.
- Hãy tha thứ cho nhau để cuộc sống đẹp thêm.

Dàn bài đây nhé! Chúc bạn hc tốt!

Bình luận (0)
DT
10 tháng 8 2017 lúc 14:25

ý thôi nha:


1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Khái quát chung và nắm bắt được ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập.
3.Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống mà được gợi lên từ câu chuyện :
- Giải thích về vấn đề cần bàn luận :
+ Thế nào là sự tha thứ và lòng biết ơn : tha thứ là việc bỏ qua, không trách cứ, chấp nhặt, hay trừng phạt những sai trái, lỗi lầm của người khác ;lòng biết ơn là sự thể hiện việc hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình.
+ Vì sao trong cuộc sống con người cần có sự tha thứ và lòng biết ơn ?: trong cuộc sống ai cũng có lúc gây ra những lỗi lầm, sai trái vì vậy cần phải nhận được sự tha thứ, bao dung của mọi người. Bởi chính sự tha thứ giúp cho người mắc lỗi có cơ hội được sửa chữa; giúp cho bản thân tìm thấy được sự thanh thản và làm cho cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, xung đột và thêm đi sự hoà hợp, yêu thương, có nghĩa là phải biết viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát …; phải biết khắc ghi những ân nghĩa vào lòng, phải biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp, và biết khắc ghi những ân nghĩa lên đá, như cách ứng xử giữa những con người trong câu chuyện trên.
- Suy nghĩ của bản thân :
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn là một trong phẩm chất cần thiết, cao đẹp để hình thành nên một con người chân chính, bởi bên cạnh việc thu nhận kiến thức thì việc tu dưỡng, rèn luyện cho bản thân những đức tính về sự tha thứ và lòng biết ơn có một ý nghĩa rất lớn trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi con người
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở một cá nhân hay một bộ phận mà những đức tính đó cần phải được gắn kết và tạo thành những phẩm chất, đạo lí trong cuộc sống. Bởi đó chính là những nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.
4. Bài học nhận thức và hành động :
- Cần phải biết sống có tấm lòng bao dung, vị tha; biết ghi ơn những con người đã mang lại cho mình những điều tốt đẹp.
- Cần phải được thể hiện sự tha thứ và lòng biết ơn của mình trên cả nhận thức và hành động cụ thể.

Bình luận (0)
LT
10 tháng 8 2017 lúc 16:42

MB: lỗi lầm và sự biết ơn trong cuộc sống
TB:
-Lỗi lầm :ai cũng có lỗi lầm trong cuộc sống và lỗi lầm để chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc sông-Bài học kinh nghiệm
+Dẫn đến lỗi lầm trong câu chuyện
-Sự biết ơn:Khi ta được mọi người giúp đõ hãy biết nói cám ơn như mở rộng tấm lòng với mọi người
+Dẫn đến sự biết ơn trong câu chuyện
-Liên hệ với hiện nay
KB:
Ý nghĩa câu chuyện với mọi người
Lời nhắc nhở

Bình luận (0)
AS
Xem chi tiết
NK
16 tháng 12 2019 lúc 16:35
BẠN ĐANG XEM: Trang chủ → Văn mẫu lớp 6 → Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…)

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…)

Hà Dím 18/09/2015 0 Comment bài văn mẫu số 2 lớp 6, Kể về một lần em mắc lỗi, Văn kể chuyện

Đề bài yêu cầu chúng ta kể về một lần em mắc lỗi, em có thể kể lại các câu chuyện như nói dối, không học bài, vi phạm trong giờ sinh hoạt, các lỗi khiến bố mẹ không vui lòng. Bài viết cần kể lại đúng sự thật và trình tự thời gian, bạn có thể tham khảo các bài làm tại vanmau.net bên dưới. Nhưng trước khi tham khảo bài văn mẫu bạn có thể xem trước phần lập dàn ý để giúp bạn viết văn dễ dàng hơn.

Mở bài:

– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.

– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

Thân bài:

– Diễn biến sự việc.

+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.

+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

Kết bài:

Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bài làm

Đề bài: Kể về một lần em mắc lỗi khiến thầy cô giáo buồn.

Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.

Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.

Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.

Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!

Đề bài: Kể về một lần em mắc lỗi nói dối.

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử

Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.

Đề bài: Kể về một lần em mắc lỗi khó quên.

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

Tham khảo. Chúc bn học tốt
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NN
Xem chi tiết
TB
20 tháng 11 2021 lúc 17:00

tham khảo

tôi và bông là 2 chị em. từ lúc bông sinh ra ai cũng mến nó và hêt lời khen ngợi nó. bức tranh nó vẽ xấu đến vậy mà bố mẹ cứ khen nó là còn nhỏ mà đã khéo tay. tôi rất ghét bông vì từ lúc gia đình tôi có bông hình như tôi là đồ bỏ đi. năm nay bông lên lớp một và cũng biết đọc biết viết. có lần đi học về vừa bước vào phòng thì thấy trên tường toàn là những vệt bút màu, tôi nghĩ ngay ra hung thủ ko ai khác đó chính là bông. tôi chạy ngay ra sân thì thấy bông đứng đấy cười nữa chứ. tôi đánh nó một cái thật đau rồi mắng nó tại sao vẽ bậy lên tường thì nó chống lại:em không vẽ bậy. tôi chạy lên nhà mặc dù mẹ đang rất tức giận. hình như mẹ đang rất buồn vì tôi. tôi chạy vào nhà nhìn kĩ lại bức tường thì thấy đó là một bức tranh có 2 chị em bên dưới là dòng chữ tặng chị nghuệc ngoạc. tôi hiểu ra sự việc và chạy ngay ra sân chỗ bông đang khóc và ôm trầm lấy nó và xin lỗi mẹ vì bấy lâu nay đã phải buồn lòng vì chuyện 2 chị em tôi. từ đó chị em tôi rất  thân nhau.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
AK
24 tháng 8 2021 lúc 13:07

2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

4)    A. Mở bài:

       Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người   

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
LL
19 tháng 4 2019 lúc 17:25

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguôn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng.
Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
Lòng biết ơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay.
” Biết ơn ” mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa.
Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.
Hằng ngày chúng ta bưng bát cơm trắng, dẻo thơm để ăn. Chúng ta có biết rằng để làm ra hạt cơm thơm lừng, trắng tinh ấy người nông dân đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt. Nhọc nhằn một nắng hai sương, lo lắng vụ mùa thất bát là những điều mà không phải ai cũng thấy và cảm nhận được. Nói về lòng biết ơn những người nông dân thì ông cha ta có câu:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Họ – những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả một người vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Hằng năm vẫn có ngày lễ kỉ niệm các anh hùng thương binh liệt lỹ 27-7 với mục đích nhớ lại, biết ơn những gì mà họ đã mang lại cho chúng ta hôm nay.
Như vậy lòng biết ơn luôn hiển diện xung quanh cuộc sống của chúng ta, chỉ là chúng ta không tinh tế để nhận ra. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng.
Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống.
Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

~ Học tốt ~

Bình luận (0)
HD
19 tháng 4 2019 lúc 17:28
Bài làm :

Mỗi người có mặt trên trái đất này đều có một cội nguồn.Ông cha ta xưa có câu:“Uống nước nhớ nguồn” và đến tận bây giờ câu tục ngữ ấy vẫn luôn đeo đuổi ta từ khi được sinh ra. Vậy thế nào là “uống nước nhớ nguồn”?

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng hàm ý thật sâu xa."Uống nước" là điều chúng ta làm mỗi ngày, nhưng hai chữ này bao gồm nhiều ý nghĩa khác nữa. “Uống nước” tượng trưng cho người hương thụ thành quả,"nhớ" nói đến một thái độ, một tấm lòng biết ơn, “nguồn” là nguồn cội,cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng, “nhớ nguồn” là nhắc nhở những người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy những thành quả của người làm ra chúng. “Uống nước nhớ nguồn" có thể hiểu theo hai nghĩa đen:đây có thể là lời khuyên, khi nào uống nước thì phải nhớ nguồn, cũng là lời của ta tự nhủ mình rằng: uống những giọt nước này ta không thể quên từ đâu ta có nước để uống.Vậy “uống nước nhớ nguồn” thể hiện truyền thống đạo lí cùa con người Việt Nam rằng cần phải biết ơn, trân trọng những người đã làm ra thành quả cho ta hưởng đến ngày hôm nay.

Thật vậy, mọi sự vật đều có nguồn gốc.Của cải,vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc bạn thưởng thức một chén cơm, bạn cảm thấy vị ngọt, nhưng với tôi chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng, mặn vì họ đã bỏ biết bao công sức để làm ra những hạt gạo ngày hôm nay.Bạn có thấy không sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc,các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay, tạo cho ta một tinh thần vững mạnh.Việc xây dựng đền đài, lăng tẩm không chỉ để nhớ ơn những việc mà họ đã làm cho Tổ quốc mà đó còn la sự nhắc nhớ ta không bao giờ được quên nguồn gốc của mình. Nguồn gốc, nguồn cội không phải dễ có, ta cần phải biết trân trọng. Nhớ về nguồn cội thôi chưa đủ, ta cần phải biết ơn và đó là nét đẹp đạo lí làm ngươi của con người việt nam.Người Việt chúng ta luôn là những người sống với lòng biết ơn, không bao giờ quên tổ tiên, nòi gióng, biết bảo vệ quê hương Tổ quốc.

“ Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…”

Bốn câu lục bát mà mỗi người dân trên đất nước Việt Nam này không bao giờ quên vì đó là những lời nhắc nhở con cháu “Dòng máu lạc hồng” luôn nhớ về cội nguồn của mình.Điều đó đã góp phần tạo nên nhiều phẩm chất cao quý của dân tộc, tạo nên những giá trị tinh thần cao đẹp mà trong đạo lý “uống nước nhớ nguồn”nổi lên như một truyền thống tiêu biểu và tôn vinh những người đã sinh ra mình, những người có công với làng xóm, với quê hương, đất nước.Không những thế, người Việt Nam không bao giờ quên những người người đã dạy dỗ mình. Nhờ có cha mẹ, ta đã được nuôi lớn tới ngày hôm nay, nhớ có thầy cô mà ta có đủ vốn kiến thức để vững tin bước vào cánh cửa tương lai tốt đẹp. Tất cả những điều đó là biểu hiện của một con người luôn "Ăn trái nhớ kẻ trồng cầy, uống nước nhớ người đào giếng."

Sâu kín trong tâm hồn, chúng ta không phải là những người vô ơn. Tuy nhiên, vì đời sống máy móc, bận rộn; vì những lo lắng trong cuộc sống; có khi vì mệt mỏi, chúng ta đã không còn thì giờ suy nghĩ đến những thành quả mà họ đã tạo nên. Đó là điều mà ta cần khắc phục vì không khéo, nguồn cội sẽ đi vào quên lãng khi con người chỉ biết cuốn theo thời gian mà không ngừng nghỉ. Song, ta cần phê phá những kẻ “ăn cháo đá bát”, “có mới nới cũ”,đó là loại người lừa thầy phản bạn, bất hiếu, là một kẻ lười học, phá hoại tài sản của đất nước như việc quên đi nguồn cội mình, coi thương nguồn gốc của mình thì đó là việc đáng trách, ta cần phải loại bỏ.

Qua câu tục ngữ trên, ta càng thầy được đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam. Suy nghĩ đến bốn chữ ngắn ngủi trong câu tục ngữ, "Uống nước nhớ nguồn," tôi thấy những chữ này dạy ta những bài học vô cùng quý giá trong tinh thần biết ơn. Ta cần biết trân trọng, kính trên nhường dưới, sống có tình có nghĩa. Tôi và bạn hãy cố gắng học tốt để góp phần cồng hiến làm nên những thành quả cho lớp người đi sau.

 
Bình luận (0)
IM
Xem chi tiết
BH
24 tháng 4 2018 lúc 21:53

I LOVE YOU SO MUCH nek

I. MB:
- Trong cuộc sống,ai mà chẳng có lỗi lầm. Điều quan trọng là có biết nhận ra lỗi và sửa đổi lỗi lầm.(Dẫn câu đề bài vào là ok)
II. TB :
1) GIẢI THÍCH :
- Câu chuyện “Lỗi làm và sự biết ơn” kể về hai người bạn đi trên sa mạc. Một người vì bạn đối xử xấu nên đã ghi trên cát. Sau khi người bạn cứu anh ,anh đã ghi lại trên đá:“Hôm nay người bạn …”.
- Việc làm này của anh ta đã là một bài học giáo dục con người hãy tha thứ khi bạn mắc lỗi và ghi nhớ ơn khi người ta giúp cho mình.
2) CHỨNG MINH :
- Thực tế nhân dân ta đã luôn ghi nhớ công ơn của người đi trước hay của người lao động và đã nhiều lần tha thứ cho kẻ thù và bắt tay giao hảo với cả Trung Quốc và Đế quốc Mỹ.
- Những giận hờn, thù oán sẽ làm tâm hồn ta chai sạn, cuộc sống nặng nề.
- Nhớ ơn sẽ làm tâm hồn ta đẹp hơn , biết trân trọng cuộc sống hơn.
3) PHÊ PHÁN :
- Chỉ đáng buồn là ở xã hội ta vẫn còn nhiều người không có lòng tha thứ và bội bạc với người đã có ơn với mình.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Ngày nay, câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” vẫn là một bài học để cho lớp trẻ chúng ta trong việc rèn luyện và sửa mình .
- Hãy tha thứ lỗi cho bạn bè khi cần thiết và hãy luôn trân trọng ghi nhớ công ơn của cha mẹ, thầy cô ,những người đã đem lại cho chúng ta những niềm vui và hạnh phúc.
III. KB :
- Bài học từ “Lỗi lầm và sự biết ơn” sẽ giúp chúng ta tránh được những điều tệ hại trong giao tiếp và cư xử.
- Hãy tha thứ cho nhau để cuộc sống đẹp thêm.
Bình luận (0)
IM
19 tháng 4 2018 lúc 19:05

help me

Bình luận (0)