kể tên 1 số cây công nghiệp quan trọng ở bình dương
hãy kể tên một số loại cây công nghiệp ở bình dương
Cây cao su, cây tiêu, cây điều,...
Kể tên một số cây công nghiệp quan trọng ở Đông Nam Á và các nước trồng nhiều loại cây đó.
Tên một số cây công nghiệp quan trọng ở Đông Nam Á và các nước trồng nhiều loại cây đó.
- Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển cây công nghiệp: đất đỏ badan, đất phêralít đồi núi, khí hậu nóng ẩm, lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.
- Cà phê, hồ tiêu trồng nhiều nhất ở Việt Nam, sau đó là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Thái Lan.
- Cao su trồng nhiều nhất ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam.
- Chè ở Việt Nam, dừa ở Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
Quy mô các đô thị ở nước ta? Các ngư trường trọng điểm ở nước ta? Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? Kể tên các loại rừng ở nước ta? Các cây công nghiệp quan trọng ở Gia Lai và Krông Pa?
Câu 1 kể tên các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ giải thích vì sao Đông Nam bộ là vùng trồng cây quan trọng của cả nước Câu2 nêu những hiểu biết của em về biển đảo Việt Nam Câu3 phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông cửu long Câu 4 sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta biểu hiện như thế nào trình bày các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta
Câu 1 Kể tên các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ giải thích vì sao Đông Nam bộ là vùng trồng cây quan trọng của cả nước
Các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê,...
Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước vì ở đây hội tụ nhiều nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Điều kiện thuận lợi tự nhiên:
Đất đai chủ yếu là đất xám và đất đỏ badan trên vùng đồi lượn sóng thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp.Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiều sông lớn với nguồn nước mặt phong phú tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp.Điều kiện thuận lợi xã hội:
Vùng có nguồn lao động phong phú, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm sản xuất và tay nghề tương đối cao.Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc loại tốt nhất trong cả nước.Đông Nam Bộ có thị trường tiêu thụ rộng lớn.Ngoài ra, còn có các điều kiện phát triển khác như các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường. Đặc biệt, vùng thu hút được nhiều sự đầu tư từ nước ngoài.
Câu 2 Nêu những hiểu biết của em về biển đảo Việt Nam
Là một quốc gia ven biển nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, vùng biển rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền; có trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan. Đặc biệt, có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là những nét đặc trưng cơ bản của cấu trúc và sự phân hoá lãnh thổ Việt Nam tạo ra cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và nguồn lợi thuỷ sinh vật.
Câu 3 Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông cửu long
Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.
- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.
- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Câu 4 Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta biểu hiện như thế nào trình bày các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta
* Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển -đảo:
- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ
- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...
- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.
- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.
* Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo dẫn đến những hậu quả sau:
- Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên.
- Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển - đảo).
- Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển — đảo.
Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ ra vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.
Đọc thông tin và quan sát hình 11.5, hãy:
- Kể tên một số ngành công nghiệp quan trọng của Đông Nam Á.
- Nêu những nguyên nhân làm cho công nghiệp của Đông Nam Á phát triển.
Tham khảo:
- Một số ngành công nghiệp quan trọng của Đông Nam Á: cơ khí, điện tử - tin học, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản,...
- Nguyên nhân làm cho công nghiệp Đông Nam Á phát triển:
Nguồn nguyên liệu dồi dào
Lao động đông
Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy kể tên một số cây công nghiệp và vật nuôi chủ yếu ở vùng Tây Nguyên. Cho biết nơi phân bố của chúng.
Tham khảo!
Một số cây công nghiệp: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè,...
Vật nuôi chủ yếu: bò, bò sữa
Phân bố chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk
Bài 24. Vùng bắc trung bộ (tiếp theo)
1. Năng suất lúa cũng như bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở BTB đang ở mức thấp so với cả nước là do nguyên nhân nào?
2. Ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của vùng BTB là ngành nào?
3. Kể tên các điểm du lịch thuộc vùng BTB.
4. Hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của cả vùng BTB là Thành phố nào?
5*. Vườn quốc gia nào thuộc BTB?
TRẢ LỜI NGẮN GỌN
Bài 5
Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Vũ Quang
Đọc thông tin và dựa vào bảng 2, em hãy:
• Kể tên một số cây công nghiệp lâu năm và cho biết cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên.
• Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên.
Một số cây công nghiệp lâu năm là:cà phê; cao su; điều; chè; hồ tiêu.
Cà phê là cây được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên
Những thuận lợi và khó khăn là;
- Thuận lợi: Tây Nguyên là vùng có diện tích lớn đất đỏ badan với đặc tính tơi xốp, phì nhiêu kết hợp cùng khí hậu thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.
- Khó khăn: thiếu nước tưới vào mùa khô, thị trường tiêu thụ chưa ổn định...
Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Kể tên một số ngành công nghiệp trọng điểm?
- Ngành công nghiệp trọng điểm: đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
- Một số ngành công nghiệp trọng điểm như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt – may, công nghiệp hóa chất – phân bón – cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí – điện tử…