Viết 1 đoạn văn 10-12 câu thuyết minh về Bạch Dinh
viết 1 đoạn văn khoảng 12-15 câu thuyết minh về phở Hà Nội.
Viết 1 đoạn văn từ 10-15 câu thuyết minh về Hà Nôi
Tham khảo lazi:
Hà Nội chính là thủ đô thân yêu của chúng ta! Là nơi mang nhiều vẻ đẹp đặc sắc, tiêu biểu của nền văn hóa nước nhà. Có thể kể đến như Lăng Bác, Văn Miếu Quốc Tử giám, Hoàng thành Thăng Long,... Hiện nay, ngôi nhà thân yêu ấy đang bị hoành hành bởi dịch bệnh covid 19. Một dịch bệnh đã cướp đi sự sống của biết bao người dân trên thế giới. Có lẽ bởi vậy mà Hà thành đã cấm cửa tất cả các du khách trong và ngoài nước, yêu cầu mọi người dân hãy ở nhà và chỉ ra ngoài đường những lúc cần thiết. Do đó mà trong những ngày tháng này, đường phố Hà Nội vốn sầm uất nay thật hiu hắt và không một bóng người. Các hàng quán cũng đóng cửa hết. Trên phố Hồ Gươm, chẳng còn một ai đi bộ vào mỗi buổi sáng. Một khung cảnh thật là đượm buồn. Thật vậy, Hà Nội của chúng ta mang một vẻ đẹp riêng biệt mà không nơi nào có được. Nó chính là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, mỗi người dân hãy gìn giữ và đừng để nó mất đi "cái duyên dáng, bản lĩnh oai nghiêm" nhé!
Câu 1 viết một đoạn văn thuyết minh ngắn về thánh địa Mỹ Sơn.
Câu 2 Viết đoạn văn thuyết minh ngắn về bánh chưng ngày tết.
BẠn tham khảo nhé!!
Câu 1 viết một đoạn văn thuyết minh ngắn về thánh địa Mỹ Sơn.
Chămpa là một dân tộc sinh sống lâu đời trên dải đất miền Trung Việt Nam. Trong lịch sử phát triển, với văn hóa bản địa đặc sắc của mình cùng với mối giao lưu rộng rãi đa chiều với nhiều nền văn hóa khác nhau người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hoá đa dạng và độc đáo. Họ đã để lại cho chúng ta một quần thể kiến trúc đền tháp đồ sộ và những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao.
Trong số đó, khu di tích đền tháp Mỹ Sơn là một minh chứng điển hình nhất cho một nền văn hóa champa phát triển rực rỡ trong quá khứ – Mỹ Sơn đã được UNESSCO công nhận là DSVHTG năm 1999.
Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ ba vị là Brahma – Visnu – Siva, trong đó Siva được tôn sùng hơn cả. Ngoài ra Phật giáo cũng là tôn giáo của người Chăm. Chính hai tôn giáo này có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc đền tháp của người Chăm nói chung và khu đèn tháp Mỹ sơn nói riêng.
Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn nay thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km, là tổ hợp gần 70 công trình lớn nhỏ,
trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Ban đầu, vào thế kỉ thứ IV đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng bằng gỗ để thờ thần Siva. nhưng vào thế kỉ VII, đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn còn tồn tại đến ngày nay.
Để có một cái nhìn khái quát hơn về thánh địa mỹ sơn mời các bạn cùng nhìn vào sơ đồ tổng quát trên đây. Các công trình kiến trúc Mỹ Sơn được chia ra làm các nhóm chính để tiện trong việc nghiên cứu. Do điều kiện thời gian, hôm nay chúng ta tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm pa tại khu C và khu B.
Nhưng trước đề cập đến các đối tượng cụ thể, HDV xin điểm lại những nét kiến trức đặc trưng chung của thánh địa Mỹ Sơn. Mỹ Sơn có các công trình đại diện cho các phong cách nghệ thuật kiến trúc Chăm pa phát triển liên tục từ thế kỷ thứ 7 – 13 bao gồm: phong cách Mỹ sơn E1, phong cách Hoà Lai, phong cách Đông Dương, phong cách Mỹ Sơn A1, phong cách Bình Định.
Đền tháp Chăm thường có cửa quay về hướng đông – hướng của thần Siva ngự trị. Nhưng tại Mỹ sơn vẫn có một vài ngôi tháp quay về hướng tây hoặc có cả 2 cửa trổ về 2 hướng đông tây biểu hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của những vị vua sau khi chết đựơc phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên. Mỗi khu đền tháp đều có một tháp chính và các tháp nhỏ xung. Ngôi đền chính tượng trưng cho ngọn núi Meru- trung tâm vũ trụ, nơi hội tụ của thần linh.
Mỗi tháp có 3 phần: chân tháp, mình tháp và đỉnh tháp, tượng trưng cho 3 vị thần: Brahma, Vishnu, Siva tương ứng với 3 thế giới: thế giới trần tục, thế giới tâm linh và thế giới thần linh.
Nhìn chung, các công trình kiến trúc nơi đây đều được xây dựng bằng gạch nung và có thể là đá sa thạch. Những viên gạch được chồng khít lên nhau mà không thấy một lớp vôi vữa nào. Hiện có rất nhiều giả thuyết về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm: xây dựng bằng gạch chưa nung hoặc dùng vữa bằng bột đất sét nơi gạch được xây dựng để xây tháp hoặc xây tháp bằng phương pháp mài,.. Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì kỹ thuật xây dựng tháp vẫn là một điều bí ẩn.
Trong thánh địa Mỹ Sơn thì khu C là tiêu biểu nhất cả về diện tích, cảnh quan, số lượng, chất lượng của đền tháp, bia kí . Các tác phẩm điêu khắc ở đây vô cùng phong phú đa dạng.
Trong nhóm đền tháp C, tháp C1 là ngôi điện thờ chính. Cấu trúc gồm 2 phần tiền sảnh và thân tháp đều có mái cong giống nhau – mái cong hình yên ngựa.
Hai bên các cửa giả quanh thân tháp, có 6 cặp trụ ốp ghép; giữa hai trụ ốp có hình người đứng chắp tay dưới vòm cuốn. Những tượng người được thể hiện quanh tháp đều có khuôn mặt thanh tú và trang phục truyền thống của người Chăm.
Nếu C1 đại diện tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Mỹ sơn A1 (TK10) thì tháp B1 đại diện cho phong cách Bình Định (TK12-13). Đây cũng là ngôi tháp duy nhất tại Mỹ sơn được xây dựng bằng đá.
Thoạt đầu ngôi đền được xây dựng bằng gạch, sau đó do biến cố lịch sử nó đã bị sụp đổ. Đến thế kỷ XIII, nó được xây dựng lại bằng đá Sa Thạch, nhưng vì một lý do nào đó mà ngôi tháp này đã không được hoàn thành, hiện chỉ còn các chân đế, trụ đá với các họa tiết hoa sen cùng với các bi ký trên đá bằng chữ phạn còn rất rõ nét. Hiện mỗi cạnh của tháp B1 dài hơn 10m và như vậy, nếu xây dựng hoàn chỉnh có lẽ B1 đã trở thành ngôi tháp lớn nhất Mỹ Sơn.
Còn đây là bệ thờ Linga – Yoni lớn trong Kalan B1, thờ vua thần Sivana-Bhadresvara, vị thần bảo hộ cho Thánh địa Mỹ Sơn. Theo Ấn độ giáo thì linga (tức sinh thực khí nam) kết hợp với yoni (sinh thực khí nữ) được coi là sự hòa nhập âm dương là nguồn gốc sản sinh ra vạn vật. Vì vậy, việc thờ linga và yoni là biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực của người Chăm.
Khu đền tháp Mỹ sơn là một kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người, là bằng chứng sống động và độc đáo về truyền thống văn hóa của nền văn minh Chăm pa. Nó thể hiện sự tài tình của người Chăm pa trong kiến trúc, xây dựng và điêu khắc không thể bắt chước hay sao chép. Vì vậy, việc gìn giữ bảo vệ ngày càng trở nên cấp thiết và hy vọng rằng trong số chúng ta sẽ đóng góp một phần công sức trong tương lai.
Để tìm hiểu thêm về nghệ thuật điêu khắc Chăm pa, quý khách có thể đến tham quan và nghiên cứu tại Bảo tàng điêu khắc Chăm tại Đà nẵng. Bây giờ, quý khách có 40ph để tiếp tục tham quan, chụp ảnh và thưởng thức nghệ thuật múa chăm.
Câu 2 Viết đoạn văn thuyết minh ngắn về bánh chưng ngày tết.
Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó.
Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua cha họp các hoàng tử lại và yêu cầu họ đem dâng lên thứ mà họ cho là quý nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên chàng lo lắng không có gì quý giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có một vị thần đến chỉ bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hằng ngày. Tỉnh dậy, chàng vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ bảo của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem những thứ sơn hào hải vị đến, còn Lang Liêu chỉ có hai loại bánh như lời thần mách bảo. Vua Hùng lấy làm lạ bèn hỏi, chàng đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy ngon, khen có ý nghĩa, bèn đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh giày, rồi truyền ngôi lại cho chàng.
Cách thức làm bánh rất đơn giản. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa. Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác. Đỗ xanh thường được chọn lựa công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn thịt lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên, không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ vừa có mỡ vừa có nạc, khiến nhân bánh vừa có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi thiu. Lá để gói bánh thường là lá dong tươi. Lá thì chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít, hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau khô. Tiếp đó dùng dao bài cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Gạo nếp nhặt loại bỏ những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong khoảng thời gian 12-14 giờ, tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc muối với gạo sau khi ngâm thay vì ngâm trong nước muối. Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong hai giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thịt lợn đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5-3 cm, sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm. Khi làm bánh, trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lý rồi trải lá dong trước. Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt buộc chắc chắn.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giày, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: bánh chưng màu xanh lá cây, hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giày tượng trưng cho trời. Tuy nhiên, theo một số học giả nổi tiếng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giày còn tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh thường được làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch. Thiếu bánh chưng ắt sẽ không thành cái Tết hoàn chỉnh: “Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ”. Hơn thế, gói và luộc bánh chưng, ngồi canh bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi khi tết đến xuân về.
Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành, song ý nghĩa và vai trò của chiếc bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn.
Viết đoạn văn thuyết minh về một nét đẹp văn hóa của quê hương em (8-10 câu)
Hải Phòng – một thành phố cảng trung dũng, quyết thắng, một thành phố có nhiều cảnh đẹp, một nơi có những con người hiền lành, chất phác, dịu dàng – là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.
Hải Phòng là đô thị loại một nằm ở phía đông bắc Việt Nam giáp với biển Đông. Vì vậy ở đây có rất nhiều cảng, cũng chính vì thế mà người ta gọi đây là thành phố cảng. Thời tiết ở đây mang một thứ gì đó rất riêng biệt của miền Bắc mà chỉ miền Bắc mới có. Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phòng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
Trái với thời tiết của mùa hè là mùa đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên bầu trời phủ đầy sương. Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.
Cảnh vật nơi đây thật đẹp với những ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả thành phố. Mùa hè, nếu dạo theo hai bên đường bạn còn được nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng chim líu lo trong vòm lá và đặc biệt mắt bạn sẽ ngợp trong màu đỏ của hoa phượng. Chính vì vậy Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.
Nếu trong những ngày hè chói chang, nóng nực mà được đi du lịch ở đảo Cát Bà thì quả là tuyệt, ở đấy có những hàng cây xanh, có đường uốn theo sườn núi, có rừng quốc gia với nhiều động vật quý hiếm, có làn nước biển trong xanh với bãi cát vàng óng lấp lánh trong nắng.
Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi Cát Bà mà còn có khu du lịch Đồ Sơn. Đồ Sơn nổi tiếng về rừng thông reo vi vu trong gió, những tòa nhà biệt thự cao tầng, hàng dừa tán rộng… Hàng năm Đồ Sơn còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút nhiều người từ mọi miền Tổ quốc.
Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.
Bạn tham khảo nha
Viết một đoạn văn ngắn từ 7-10 câu thuyết minh về chiếc ti vi, trong đó có ít nhất 1 câu ghép và 1 dấu ngoặc kép
Viết một đoạn văn từ 7đến 10 câu thuyết minh về con trâu với nghề làm ruộng
Viết 1 đoạn văn 12 thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú trong đó có 1 câu ghép, 1 thán từ
Mọi người giúp em ạ, cảm ơn
Tham Khảo
Thuyết minh thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật
Thơ Đường luật là một thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này đã phát triển mạnh mẽ ở ngay chính quê hương của nó và có sức lan tỏa mạnh mẽ sang các khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điểm sau: Luật, niêm, vần, đối và bố cục. Về hình thức thơ Đường luật có nhiều loại, tuy nhiên thất ngôn bát cú được coi là một dạng chuẩn, là thể thơ tiêu biểu trong thơ ca trung đại.
Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Ví dụ như trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, quy tắc này được thể hiện một cách đặc biệt rõ ràng:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Các từ hiệp vần với nhau là: tà, hoa, nhà, gia, ta. Việc này góp phần tạo nên cho bài thơ sự nhịp nhàng, bớt khô cứng của một thể thơ đòi hỏi niêm luật chặt chẽ.Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 ( tức bốn câu giữa),đối tức là sự tương phản, cả sự tương đương trong cách dùng từ, cũng có thể thấy điều này rõ ràng nhất qua bài thơ Qua Đèo Ngang:
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
“Lom khom” đối với “lác đác”, “dưới núi” đối với “bên sông”, “ nhớ nước” đối với “thương nhà”…. Các phép đối rất chỉnh và rõ, kể cả về chữ và âm.Hay trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Phép đối giữa các câu cân xứng và rất chỉnh như “Lặn lội” đối với “eo sèo”, “ quãng vắng” đối với “buổi đò đông”…. Thơ Đường mà câu 3 không đối với câu 4, câu 5 không đối với câu 6 thì gọi là “thất đối”
Bên cạnh đó thì thể thơ này cũng có luật bằng trắc rõ ràng, đặc biệt là nguyên tắc niêm. Những câu niêm với nhau tức là những câu có cùng luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thường một bài thơ thất ngôn bát cú được niêm: câu 1 niêm với câu 8;câu 2 niêm với câu 3;câu 4 niêm với câu 5;câu 6 niêm với câu 7. Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là “vần với nhau”. Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là “vần chính”, những chữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thông”. Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ. Về bố cục, một bài thơ thất ngôn bát cú gồm 4 phần: Đề, thực,luận,kết. Hai cầu đầu tiên,câu một và câu hai là hai câu mở đầu,bắt đầu gợi ra sự việc trong bài. Hai câu thực là hai câu miêu tả, cần đối với nhau về cả thanh và nghĩa. Tiếp đến là hai câu luận, tức suy luận, yêu cầu tương tự như hai câu thực. Và cuối cùng là hai câu kết, khái quát lại sự việc, không cần đối nhau. Trong suốt thời kỳ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi tuyển nhân tài cho đất nước. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này cũng được Việt Nam tiếp thu và sử dụng khá phổ biến, có nhiều bài thơ khá nổi tiếng thuộc thể loại này. Đặc biệt khi Thơ mới xuất hiện, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.
Viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn (8-10) câu
1.viết đoạn văn tự sự diễn dịch
2 viết đoạn văn thuyết minh quy nạp
1
Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
2
Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.
nhớ tick minh nha :V
thuyết minh về bạch dinh
Dọc theo bãi trước về phía núi lớn, chúng ta luôn trông thấy hình ảnh một dinh thự màu trắng, mái ngói đỏ sừng sững trên sườn núi nổi bật trên nền xanh tươi của cây cỏ. Đấy chính là Bạch Dinh. Bạch Dinh được người Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn Quyền Pháp Paul Doumer và được gọi là Villa Blanche theo tên cô con gái yêu của ông ta. Nghĩa tiếng việt của từ “Villa Blanche” lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là “Bạch Dinh” tức là biệt thự trắng. Bạch Dinh nằm ở độ cao 27,7m mặt hướng ra biển, lưng tựa vào núi, dưới chân là biển. Khách du lịch có thể tắm ở Bãi Trước, Bãi Dâu, thả bộ trên đường Trần Phú vừa ngắm Bạch Dinh. Sau lưng là Núi Lớn, bao quanh một màu xanh của rừng Sứ và rừng Gia Tỵ giữa thiên nhiên tươi đẹp. Bạch Dinh mang phong cách kiến trúc Châu Âu cuối thế kỷ 19. Mặt ngoài được trang trí những đường hoa văn cổ xưa vùng với những hình vẽ và những bức tượng thể hiện chân dung của các thánh thời Cổ Hi Lạp. Toà cao 19m, dài 25m, rộng 8m, gồm 3 tầng (tầng hầm, tầng trệt, tầng lầu). Toàn bộ ngôi nhà được quét vôi trắng, phía trên lợp ngói đỏ tươi, phía dưới là mảng viền trang trí tinh tế và mỹ thuật. Sứ men màu là nguyên liệu chính để trang trí, tạo hình ảnh. Đôi chim công với màu xanh ngọc, điểm xuyết những chấm bạc lấp lánh đang xoè cánh múa làm cho ngôi nhà mang một dáng dấp thanh thoát. Những gương mặt phụ nữ Châu âu xinh đẹp, như các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Đôi cá chép uốn lượn như muốn hoá rồng. Hoa cúc, hoa Hướng Dương viền từng mảng quanh ngôi nhà, lấp lánh dưới ánh ban mai, vàng lên rực rỡ trong nắng chiếu càng làm cho Bạch Dinh thêm lộng lẫy. Gây ấn tượng đặc biệt là 8 bức tượng bán thân mang phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại bao quanh 3 mặt tường chính của ngôi nhà. Các bức tượng đều làm bằng sứ men màu, nét mặt thể hiện tinh tế, sinh động. Có lẽ đây là những bức tượng chân dung về một số vị danh nhân trong lịch sử Châu âu, hơn 100 năm thử thách không bị khuất phục bởi thời gian, kiến trúc Bạch Dinh vẫn giữ nguyên tính sang trọng, hài hoà và uy nghiêm. Rừng Giá Tỵ bao quanh có một thế quan trọng trong việc tôn vinh vẻ đẹp của Bạch Dinh. Chính rừng cây đã tạo nên vẻ đẹp cho khu di tích này. Khuôn viên Bạch Dinh rộng chừng 6 ha, một nửa là rừng giá tỵ (còn gọi là cây Báng súng). Thân cây cao, thẳng lá to như nửa tán dù. Nửa kia trồng bông sứ. Một loại cây ưa khí hậu nóng khô hạn và rất nhiều hoa. Rừng Bạch Dinh là một góc thanh bình và nên thơ của một thành phố du lịch ồn ào, xao động. Cứ mỗi lần đặt chân đến đây, trong ta lại thấy trào lên những cảm xúc mới lạ. Mùa mưa rừng Bạch Dinh xanh thẳm Những cành lá giá tỵ như ô dù che kín cả cây rừng. Mùa lá rụng Bạch Dinh tràn ngập hoa sứ. Hoa trải trên lối đi, hoa từng chùm trắng trên cây, trắng cả khu rừng. Hoa thơm ngát làm dịu lòng người. Rừng sứ Bạch Dinh là rừng có chủng loại sứ phong phú. Có thứ màu đỏ (hoa sứ Thái Lan), có loại màu hồng, màu trắng, vàng nhạt (giống như hoa Cham pa), có loại trắng pha vàng ở giữa, sứ ngũ sắc... Đi giữa mùa lá rụng, ta thấy lòng lâng lâng bay bổng mọi ưu phiền trong cuộc sống đời thường như tan biến. Bạch Dinh còn hấp dẫn bởi lịch sử của nó. Trước khi có Bạch Dinh, nơi đây làm pháo đài thành Phước Thắng (năm Minh Mạng thứ 20 nhà Nguyễn). Pháo đài này là nơi đã nổ phát súng đầu tiên (10.2.1859) vào hạm đội Pháp khi chúng tấn công Sài Gòn - Gia Định (bằng đường biển) và đã cản trở được bước tiến của quân Pháp trong 1 ngày đêm. Đó là một chiến tích oanh liệt của quân và dân Vũng Tàu trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Sau khi bình định xong xứ Nam Kỳ, viên toàn quyền Đông Dương người Pháp Paul Doumer đã lệnh san bằng pháo đài thành Phước Thắng (1898) để xây biệt thự cho mình và đặt tên là Villa Blanche (nghĩa chữ Hán Việt của từ này là Bạch Dinh). Để xây dựng Bạch Dinh, 800/người tù lao động khổ sai trong suốt gần 10 năm trời. Từng tấc đất, viên đá, ngọn cây ở đây đều thấm bao mồ hôi, nước mắt và máu của những người tù. Sau này Bạch Dinh thuộc sự cai quản của Công sứ Nam Kỳ người Pháp. Đặc biệt từ ngày 12.9.1907 tới năm 1916, Bạch Dinh là nơi người Pháp dùng để giam lỏng vua Thành Thái, một vị vua yêu nước có tư tưởng chống Pháp. Từ năm 1926 Bạch Dinh là nơi vua Bảo Đại thường ghé nghỉ mát cùng với gia quyến của mình. Thời trước 1975 Bạch Dinh là nơi nghỉ mát của tổng thống của chế độ củ. Phía trước Bạch Dinh là một bao lơn hướng ra biển. từ đây có thể nhìn bao quát cảnh bãi trước lượn vòng từ núi nhỏ đến núi lớn. Nếu nhìn thẳng xuống sẽ thấy Hòn Hải Ngưu. Đó là một mũi đá nhô ra biển có hình dáng như một con trâu đang đắm mình dưới nước là nơi câu cá của các chủ nhân Bạch Dinh trước kia và khách du lịch ngày nay. Ngày nay đến tham quan Bạch Dinh, bạn không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của kiến trúc "Roma cận đại”, biết thêm về lịch sử Bạch Dinh, lịch sử dân tộc mà bạn còn có cơ hội ngắm nhìn bộ sưu tập gốm sứ thời nhà Thanh được vớt lên từ Hòn Cau rất có giá trị và nổi tiếng đang được bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trưng bày và giới thiệu tại đây. Bạch Dinh là một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Khách du lịch trong và ngoài nước đều rất thích đến đây để tham quan và hít thở bầu không khí trong lành của biển và chiêm ngưỡng nơi lịch sử đã đi qua
Bạch Dinh (tiếng Pháp: Villa Blanche) là một dinh thự có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nằm bên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu. Nơi đây từng được dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương, Hoàng đế Bảo Đại và các đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Nơi đây cũng là nơi chính quyền thuộc địa Pháp làm nơi giam lỏng vua Thành Thái từ ngày 12 tháng 9 năm 1907 đến năm 1916. Ngày nay, dinh là một địa điểm tham quan của du khách khi đến Vũng Tàu.
Nơi đây, Hoàng đế Minh Mạng từng cho xây dựng Pháo đài Phước Thắng tại nơi đây để kiểm soát cửa biển Cần Giờ. Sau khi chiếm được quyền cai trị Đông Dương, chính quyền thực dân Pháp đã cho san phẳng pháo đài để xây dựng một dinh thự dùng làm nơi nghỉ mát cho các Toàn quyền Đông Dương.
Đề án được chính Toàn quyền Paul Doumer phê chuẩn và chính ông cũng là người đặt tên cho dinh thự này là Villa Blanche, theo tên của vợ ông là bà Blanche Richel Doumer[1]. Công trình được khởi công vào năm 1898, mãi đến năm 1902 mới hoàn thành. Do màu sơn bên ngoài cũng như tên gọi Villa Blanche nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh.
Paul Doumer chưa kịp sử dụng dinh thự này thì phải về nước. Người kế nhiệm là Paul Beau có lẽ mới là người đầu tiên sử dụng nó. Tuy nhiên, đến tháng 9 năm 1907, nơi này được dùng làm nơi giam lỏng cựu hoàng Thành Thái. Ông sống tại đây trong gần 10 năm. Dân địa phương kính trọng ông, nên còn gọi Bạch Dinh là Dinh ông Thượng.
Năm 1916, cựu hoàng Thành Thái cùng con trai là cựu hoàng Duy Tân bị đưa đi đày ra đảo Réunion. Bạch Dinh được sử dụng trở lại là nơi nghỉ mát của các Toàn quyền Đông Dương. Năm 1934, Bạch Dinh được nhượng lại để làm nơi nghỉ mát cho Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương.
Trong những năm sau đó, dinh luôn được dùng làm nơi nghỉ mát của nguyên thủ hoặc các quan chức cao cấp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, có thời gian dinh không được sử dụng vào mục đích cụ thể nào trước khi chính thức được chuyển thành một địa điểm du lịch. Ngày 4 tháng 8 năm 1992, Bạch Dinh đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Bạch Dinh nằm ở phía nam núi Lớn, nằm ở vị trí cao 27m so với mực nước biển. Dinh có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nhìn ra Bãi Trước, xung quanh là một khu rừng nhỏ với nhiều loại cây, đặc biệt là cây sứ.
Có hai lối lên Bạch Dinh. Một đường uốn quanh chạy dưới rừng cây giá tỵ, dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh. Một đường đi bộ qua 146 bậc tam cấp cổ xưa, kín đáo nằm giữa hai hàng sứ cao niên. Bạch Dinh cao 19m, có ba tầng, mang đậm sắc thái kiến trúc của Pháp thời cuối thế kỷ 19. Tầng hầm dùng cho việc nấu nướng. Tầng trệt dùng làm khánh tiết. Tại đây còn bài trí những hiện vật cổ xưa dùng để trang trí nội thất như: Song bình Bách điểu chầu phụng, bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải định năm 1921, cặp ngà voi Châu Phi dài 170cm, bộ tam đa ngũ thái Phúc – Lộc – Thọ. Tầng lầu thoáng đạt dành cho việc nghỉ ngơi. Dạo quanh Bạch Dinh, du khách không khỏi ngạc nhiên về tám bức tượng đá bán thân gắn trên một đường thẳng bao quanh ba mặt tường chính của toà nhà. Hầu hết tượng đều mang phong cách của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Lúc bình minh hay khi chiều xế bóng, những bức tượng ký hoạ chân dung đối xứng trên nền chim công lấp lánh, trông thật tráng lệ và kỳ diệu.
Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau – Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa – Vũng Tàu… đến Bạch Dinh, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành của biển, vẻ đẹp kiều diễm của Bạch Dinh hòa lẫn trong thiên nhiên cây cỏ, và được tận mắt thưởng ngoạn những cổ vật tiêu biểu, quý hiếm.