1) bn hãy thuyết minh về 1 thứ đồ dùng(gia đình, học tập)
2) bn hãy thuyết minh về 1 thể loại văn học
1) bn hãy thuyết minh về 1 thứ đồ dùng(gia đình, học tập)
2) bn hãy thuyết minh về 1 thể loại văn học
1. Đồ vật trong gia đình : Phích nước
Sau đây là dàn bài cho bạn tham khảo:
I, MỞ BÀI
- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về chiếc phích nước của lớp 8.
II, THÂN BÀI
* Nguồn gốc, xuất xứ của chiếc phích nước
- Chiếc phích nước đầu tiên ra đời vào năm 1892 bởi nhà vật lý học Sir James Dewar nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng của Newton. Vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận không được bảo quản và khó có thể làm vệ sinh trong điều kiện phòng thí nghiệm. Chính vì vậy để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giữa nhiệt độ bên trong bình và bên ngoài bên ngoài.
=> Từ đó, chiếc phích nước đầu tiên ra đời. Lúc đầu nó là một dụng cụ để cách ly nhiệt trong phòng thí nghiệm sau đó trở nên phổ biến thành đồ gia dụng như hiện nay.
* Hình dáng, các bộ phận của chiếc phích nước
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phích và rất nhiều những hãng sản xuất khác nhau nhưng phổ biến và thông dụng nhất vẫn là phích nước Rạng Đông. Các loại phích có rất nhiều mẫu mã, kích thước, hình dáng khác nhau, phong phú đa dạng vậy nhưng cấu tạo lại giống nhau. Chiếc phích được chia làm hai phần gồm vỏ và ruột bên trong.
- Vỏ phích:
+ Phần vỏ ngoài: Thường có hình trụ, chiều cao hoặc độ dài phụ thuộc vào hình dáng và kích thước của phích. Chất liệu để làm vỏ phích thường rất đa dạng, ngoài được làm bằng nhựa cứng, inox, sắt hoặc kim loại thì vỏ của một số loại phích còn được làm bằng mây, cói. Hiện nay mọi người thường thích dùng loại phích inox hơn là những loại phích làm bằng mây và cói. Trên vỏ phích thường được trang trí những hoa văn trang nhã, tinh tế và hài hòa. Ngoài ra trên đó còn có ghi rất rõ tên hãng sản xuất và dung tích của phích.
+ Nắp phích:Phần nắp phích cũng được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Bên trong có phần ren để xoáy vào cổ phích. Ngoài ra nắp phích còn có thể được làm bằng gỗ nhẹ có tác dụng giữ nhiệt và đảm bảo cho nước không sánh ra ngoài.
+ Tay cầm: Trên vỏ phích có hai quai xách rất tiện lợi và xinh xắn. Một chiếc quai nằm cố định ở phần thân giữa để rót nước vào chén. Một chiếc quai nữa được làm ở phần đầu phích để xách, di chuyển phích được dễ dàng hơn.
- Ruột phích: Cấu tạo của ruột phích gồm hai lớp thủy tinh rất mỏng, ở giữa là lớp chân không, trong lòng phích được tráng một lớp bạc rất mỏng có tác dụng ngăn sự tỏa nhiệt ra bên ngoài. Dưới đáy phích còn có một cái núm cũng có tác dụng giữ nhiệt. Nếu để vỡ cái núm ấy thì chiếc phích cũng sẽ không còn tác dụng giữ nhiệt.
* Công dụng phích nước
- Chiếc phích tuy nhỏ nhưng có công dụng lớn trong mỗi gia đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Mùa đông giá lạnh mà có ấm nước nóng để pha trà thì tuyệt biết bao.
- Một chiếc phích tốt có thể giữ nhiệt từ 100 độ còn 70 độ trong vòng hai ngày. Ngoài ra, phích nước còn có thể đựng nước nóng mang đi xa khi cần thiết.
* Cách chọn và bảo quản phích nước
- Cách chọn: Khi mua phích cần phải chọn lựa kĩ lưỡng để tránh bị vỡ núm, nếu bị vỡ thì sẽ không còn khả năng giữ ấm.
- Cách sử dụng: Đối với những chiếc phích mới mua về, ta không nên trực tiếp đổ nước nóng vào mà nên đổ nước ấm vào trước khoảng ba mươi phút sau đó đổ đi rồi mới đổ nước nóng vào dùng. Nếu ruột phích bị nứt vỡ thì chúng ta phải lưu ý tránh để nước tiếp xúc với lớp bạc. Khi dùng nên để ở nơi an toàn tránh xa tầm tay trẻ em.
III, KẾT BÀI
- Nêu cảm nghĩ và tình cảm của bản thân về chiếc phích nước, khẳng định vai trò của nó trong đời sống con người.
2. Thuyết minh về thể loại Phú
Bạn tham khảo bài sau:
Phú là một thể loại văn chương cổ có nguồn gốc từ Trung Hoa. Trong quá trình du nhập và phát triển, thể loại văn học này đã có nhiều sự biến đổi và phát triển. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn Việt Nam thời kì này sử dụng Phú đã sáng tác nên những tác phẩm kiệt xuất.
Phú là thể loại văn vần, có từ thời nhà Hán nhưng thể phú được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam có nguồn gốc từ thời Đường, gọi là Đường Phú. Theo tiếng Hán, "phú" chủ yếu là thể văn tả cảnh, nhưng thơ phú thường mượn cảnh để tả tình, tả cảnh vật để nói lên suy nghĩ nội tâm của con người. Thể phú được vua chúa Việt Nam dùng trong khoa cử. Trong kì thi Hương và thi Hội, phú là một phần của tam trường.
Bài phú có hai yếu tố là vần và đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối câu thứ hai trong bài phú thì gieo vần, cấu trúc câu ngăn, dài không bó buộc khiến thể thơ mang hàm ý kể chuyện giống văn xuôi. Cách sắp xếp bài phú có năm đoạn, phần lưng, mở bài, phần biện nguyên, tìm gốc rễ của đề tài, phần thích thực miêu tả ý nghĩa, phần phú diễn, làm rõ ý và phần nghị luận, tổng kết vấn đề. Số câu trong một bài phú không nhất định, không giới hạn. Câu đầu mỗi đoạn thường dùng câu bốn chữ.
Văn chương Việt Nam có những bài phú nổi tiếng như "Cư trần lạc đạo phú" của vua Trần Nhân Tông soạn bằng chữ Nôm.
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền
Vào thế kỉ 19, có bài "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng:
Ngán nhẽ tụng Tây hồ;
Ngán nhẽ tụng Tây hồ!
Vốn trước đã lở hầm toang hoác vũng;
Có lẽ đâu mọc đá nhấp nhô gò?
Người rằng nơi Long tử khoét làm vũng, bởi được bùa quái chú Huyền trao, vậy cáo trắng hách hơi vào đại trạch,
Kẻ bảo ấy Cao vương đào chặn mạch, vì mảng tiếng chuông thầy Khổn nện, nên trâu vàng theo dấu đến trung đô.
...
Phú chữ Nho có bài "Bạch Đằng Giang phú" của Trương Hán Siêu
Khách hữu:
Quải hạn mạn chi phong phàm,
Thập hạo đãng chi hải nguyệt.
Triệu dát huyền hề Nguyên, Tương,
Mộ u thám hề Vũ huyệt.
....
Nội dung một bài phú chủ yếu được dùng để miêu tả phong cảnh. Với đặc trưng không giới hạn số lượng câu, một câu không quy định số từ, thể phú thường diễn tả lại những cảnh đẹp của thiên nhiên, từ đó liên hệ với tâm trạng và cảm xúc con người.
Ở thời kì Trung đại, những nhà thơ thường dùng thể phú để miêu tả cảnh đẹp đất nước, vạn vật như cảnh trăng khuya, cây rừng, sông nước, chim muông, cảnh hoàng hôn, bình minh. Dựa vào cảnh vật, tác giả bộc lộ tình cảm, suy nghĩ nội tâm. Trong Bạch Đằng giang phú, Trương Hán Siêu nói lên sự kính trọng, biết ơn công dựng nước, giữ nước của các vị hảo hán, Cư trần lạc đạo phú thể hiện sự tĩnh tâm, lối sống tự tại, đơn giản của một nhà tu hành. Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Đĩnh Chi thì mượn hình ảnh hoa sen, miêu tả hoa sen trong giếng ngọc cốt để nhắc về giá trị, về tài năng của bản thân mình.
Như vậy, thể phú được sử dụng nhiều trong văn học cổ đại. Trong quá trình giao lưu, học hỏi và tiếp thu đã có nhiều biến đổi để phù hợp với văn phong và quan niệm của người Việt.
Dàn ý thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình.
Tham khảo dàn ý chi tiết sau nha!
Thuyết minh về nồi cơm điệnKhoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng ngày càng hiện đại hơn. Với sự bao phủ của các thiết bị điện tử thông minh, đời sống được cải thiện bởi những phát minh mới. Một trong những phát minh hữu ích cho đời sống sinh hoạt là chiếc nồi cơm điện.
Nồi cơm điện đến với loài người từ đất nước công nghệ phát triển vượt bậc - Nhật Bản. Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm xuất hiện lần đầu tiên vào những năm giữa thập niên 1920. Khoảng 20 năm sau, một công ty điện tử cho ra đời thành công loại nồi cơm điện làm chín cơm nhờ chuyển năng lượng điện thành năng lượng hơi.
Tuy nhiên, chiếc nồi này yêu cầu người dùng phải chú ý theo dõi từ khi bật công tắc nấu cho đến lúc cơm được nấu xong, khá bất tiện. Năm 1956, công ty Toshiba (Nhật Bản) cải tiến và khắc phục nhược điểm đó, cho ra đời một chiếc nồi thuận tiện sử dụng hơn. Theo đó, hơn 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường và có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.
Nồi cơm điện bao gồm dây dẫn nguồn nhiệt, vỏ chứa, ruột nồi nấu và thiết bị cảm ứng nhiệt. Dây dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn vào nồi. Vỏ nồi cơm điện thường làm bằng nhựa chịu sức nóng tốt, thường có nắp để đậy lại. Trên nắp nồi có một lỗ nhỏ để thoát hơi ra ngoài.
Ruột nồi nằm bên trong, thường làm từ kim loại bền, chống dính cao. Trên ruột có các mức nước được kẻ thành vạch, dựa vào đó mà chọn lượng nước phù hợp với gạo để cơm ngon hơn. Thiết bị cảm ứng là thiết bị điện tử, đo nhiệt độ của nồi và kiểm soát nhiệt lượng, báo hiệu tình trạng nồi cơm. Một chiếc nồi hoàn chỉnh sẽ có thêm nhiều phụ kiện khác.
Theo sự phát triển và nhu cầu của từng thời đại mà nồi cơm điện lại được thiết kế theo kiểu mã, chức năng khác nhau. Hiện nay, nhiều loại nồi cơm điện phức tạp được phát minh có nhiều cảm biến hơn và đa chức năng hơn. Những chiếc nồi đơn giản thì có nút bật, chỉ để nấu cơm. Hiện đại hơn, sẽ có cả bảng chức năng cảm ứng, muốn dùng chức năng nào thì chọn nút đó.
Nguyên lí hoạt động của nồi cơm điện khá đơn giản. Để nấu cơm, cho gạo và nước sạch vào ruột nồi trước, chọn nấc cảm ứng nhiệt về vị trí nấu. Trong thời gian nấu, nước và gạo được làm nóng với toàn bộ công suất nhờ một dây dẫn điện tạo ra.
Khi đạt đến nhiệt độ 100 °C, nước sẽ chuyển từ lỏng sang dạng hơi, thoát ra theo lỗ thông của vỏ nồi. Nhiệt độ cao tạo ra sẽ nấu chín gạo, đèn báo chuyển chế độ thì kết thúc nấu. Thông thường, sau đó nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ "hâm nóng" để tiết kiệm năng lượng, giữ cơm đã chín ở nhiệt độ an toàn, tự động ngắt nguồn điện.
Nồi cơm điện đã trở thành vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian đun nấu mà lại có những bát cơm dẻo ngon. Không những thế, nồi cơm điện còn có nhiều chức năng như hấp, nấu cháo, làm bánh, hầm... Chỉ với một chiếc nồi, chúng ta có thể làm bất cứ món gì mình muốn. Nó giống như cầu nối gắn kết cả gia đình với những bữa cơm đầm ấm sum họp.
Trong quá trình sử dụng, cần biết cách để giữ cho nồi bền. Ngay khi đi chọn mua, bạn nên cắm điện thử ngay tại nơi bán, kiểm tra các nút nấu có hoạt động chính xác hay không. Kiểm tra cả trong lẫn ngoài đảm bảo nồi không bị trầy xước bên ngoài và ruột men bên trong tráng chống dính không bị bong tróc.
Trước khi cho ruột vào nấu, nên lau khô mặt ngoài của ruột nồi. Thường xuyên lau chùi, giữ cho lỗ thông hơi trên vỏ sạch sẽ, thoáng. Không mở nắp quá nhiều khi nồi đang nấu để tiết kiệm điện. Ngoài ra, không nên để cơm chín quá 12 giờ mà không dùng, không rút điện gây hại cho nguồn điện.
Thường xuyên lau chùi vỏ nồi và vệ sinh ruột nồi đúng cách để bảo vệ lớp men chống dính. Sử dụng đúng chức năng có ở nồi. Nếu nồi chỉ dùng để nấu cơm, không xào nấu để giữ tuổi thọ của nồi. Chiếc nồi cơm điện có sử dụng tốt được lâu hay không là nhờ vào cách bảo quản của người dùng.
Với sự phát triển tốc độ của kỹ thuật số, giống như nhiều thiết bị, vật dụng khác, nồi cơm điện cũng được cải tiến từng ngày. Nồi cơm điện đi vào đời sống sinh hoạt, có mặt ở khắp thế giới và trở thành một phần trong cuộc sống của con người.
Tham khảo các ý khi thuyết minh về một thể loại sau nha:
1. Thuyết minh về một văn bản cần chú ý làm nổi bật những ý sau:
Giới thiệu về các phần các mục của văn bản.Công dụng của văn bản.Cách làm.Những điểm cần lưu ý hay những lỗi thường gặp nên tránh khi tạo lập văn bản.2. Thuyết minh về một thể loại văn học cần tập trung vào các ý
Đặc điểm của thể loại:Về cấu trúc.Về âm thanh.Về nhịp điệu.Số câu, số chữ.Nguyên tắc cấu tạo, xây dựng hình tượng.Vai trò của thể loại trong lịch sử và trong đời sống văn học nói chung.thuyết minh về đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật qua một bài thơ đã học
Bạn tham khảo nha:
I. Mở bài:
Giới thiệu: Trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chiếm một vị trí quan trọng.Các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những bài thơ hay viết theo thể thơ này.II. Thân bài:
- Giới thiệu xuất xứ của thể thơ: Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu.
- Nêu đặc điểm của thể thơ:
Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ.Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề.Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề.Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng.Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”.Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.- Ưu - nhược điểm: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.
- Trong quá trình làm, nên lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa.
III. Kết bài:
Nêu giá trị của thể thơ này.Tham khảo bài viết sau nhé!
Thơ Đường luật là một thành tựu lớn của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Từ khi ra đời vào thời nhà Đường, các thể thơ này đã nhanh chóng lấn lướt thể thơ cổ phong có mặt từ trước đó. Thơ Đường luật chia thành các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên. Trong đó,thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca Việt Nam thời trung đại. Nhiều kiệt tác thơ ca lưu lại đến đời sau kiệt tác để lại cho đời sau đều được làm bằng thể thất ngôn bát cú. Bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu là một điển hình:
"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu"
Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam trong ngục. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của tác giả.
Bài thơ này gồm tám câu, mỗi câu có bảy chữ, tổng cộng cả bài có năm mươi sáu chữ (tiếng).
Về phần bố cục, bài thơ được chia làm bốn phần: Đề – Thực – Luận – Kết. Mỗi phần có hai câu thơ và giữ một chức năng riêng.
Câu một và hai là (Đề) nói lên phong thái ung dung, thanh thản, đầy khí phách của người chí sĩ cách mạng khi bị lâm vào cảnh tù đày. Câu ba và bốn (Thực) nói về cuộc đời bôn ba của người chiến sĩ cách mạng, gắn liền với tình cảnh chung của đất nước, nhân dân. Hai câu năm và sáu (Luận) thể hiện khí phách hiên ngang, một hoài bão phi thường của người anh hùng muốn làm nên sự nghiệp vĩ đại. Hai câu cuối (Kết) khẳng định tinh thần, ý chí kiên cường trước mọi hiểm nguy thử thách.
Vần trong thơ được làm theo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 tức là tiếng "lưu" vần với các chữ khác "tù" "châu" "thù" "đâu", và được làm theo lối "độc vận", có nghĩa là cả bài chỉ hiệp theo một vần. Tuy nhiên, vần trong bài thơ cũng thoáng hơn để nhằm bộc lộ tâm trạng, khí phách của nhà thơ.
Đối là đặt hai câu đi song song với nhau cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, hô ứng với nhau một cách hài hoà. Trong bài thơ, tác giả tuân thủ đúng luật thơ Đường, các câu đối xứng với nhau thật chỉnh vừa đối ý vừa đối thanh ở câu ba và bốn:
"Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu"
Và ở năm, câu sáu:
"Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù"
Căn cứ vào tiếng thứ hai của câu đầu mà ta biết được bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật được làm theo luật bằng hay trắc. Trong bài "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác", tiếng thứ hai là từ "là" thuộc thanh bằng, do vậy bài thơ được làm theo luật bằng.
Niêm là dính. Đó là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ đường luật. Người xưa căn cứ vào tiếng thứ hai, tư, sáu trong câu thơ để xác định niêm "Nhất, tam, ngũ bất luận – Nhị, tứ, lục phân minh". Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ hai, tư, sáu của hai câu cùng vần (bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc). Câu một luôn luôn niêm với câu tám, câu hai với câu ba, câu bốn với câu năm, câu sáu với câu bảy. Ví dụ trong bài này, câu 1 có các tiếng thứ hai, tư, sáu gồm "là" – "kiệt" – "phong" (B-T-B) niêm với tiếng hai, tư, sáu ở câu 8 gồm "nhiều" – "hiểm" – "gì" (cũng là B-T-B). Tương tự như thế, ở câu hai có các tiếng: "mỏi"- "thì"- "ở" (T-B-T) niêm với các tiếng ở câ u 3: "khách"- "nhà" – "bốn" (cũng là T-B-T), cứ thế niêm cho đến hết bài. Khi các câu trong một bài thơ đặt sai, không niêm với nhau theo lệ đã định thì gọi là thất niêm.
Còn đây là dàn ý chung, em tùy chọn 1 bài thơ nào đó cùng thể loại và đưa vào bài thuyết minh.
1. Mở bài
Giới thiệu về thể loại Thất ngôn bát cú đường luật.2. Thân bài
* Xuất xứ:
Xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Đường ở Trung Quốc.
Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật được du nhập vào Việt Nam từ thời kì Bắc thuộc.
* Đặc điểm của thể thơ:
Ngắn gọn nhưng có luật chặt chẽ. Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu có bảy tiếng.Luật bằng trắc: Tùy theo sáng tạo và ý đồ nghệ thuật của từng nhà thơ, có bài gieo vần bằng, có bài gieo vần trắc. Tuy nhiên số lượng bài thơ gieo vần bằng nhiều hơn.Cách hiệp vần: Chữ cuối của câu một được hiệp vần với chữ cuối câu 2,4. Chữ cuối câu hai bắt vần với chữ cuối câu cuối.Bố cục: 4 phần (Đề - thực - luận - kết)2 câu đề: Giới thiệu về đối tượng, vấn đề cần nói đến2 câu thực: Triển khai ý tứ từ 2 câu thơ đề2 câu luận: Thực hiện bình luận, mở rộng ý tứ của câu2 câu kết: Tổng kết, khép lại vấn đềVí dụ qua một bài thơ Thất ngôn bát cú đường luật.* Đánh giá về thể thơ:
Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật ngắn gọn, hàm súc, giàu nhạc điệu.Thi pháp chặt chẽ, số câu chữ bắt buộc phải tuân thủ, không được thêm bớt nên không dễ làm.3. Kết bài
Khẳng định giá trị và vị trí của thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật.Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất Lưu ý: - mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm Thân đoạn: Tác giả năm sinh năm mất Cuộc đời sự nghiệp Thể loại Hoàn cảnh sáng tác Nội dung Nghệ thuật Kết đoạn Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam Tình cảm của em
Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất
Lưu ý:
- mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm
Thân đoạn:
Tác giả năm sinh năm mất
Cuộc đời sự nghiệp
Thể loại
Hoàn cảnh sáng tác
Nội dung
Nghệ thuật
Kết đoạn
Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam
Tình cảm của em
Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất Lưu ý: - mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm Thân đoạn: Tác giả năm sinh năm mất Cuộc đời sự nghiệp Thể loại Hoàn cảnh sáng tác Nội dung Nghệ thuật Kết đoạn Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam Tình cảm của em
Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất
Lưu ý:
- mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm
Thân đoạn:
Tác giả năm sinh năm mất
Cuộc đời sự nghiệp
Thể loại
Hoàn cảnh sáng tác
Nội dung
Nghệ thuật
Kết đoạn
Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam
Qua truyện ngắn đã đọc (Tôi đi học,), hãy thuyết minh về đặc điểm của thể loại truyện ngắn.
Cái này mik nhớ SGK ghi rõ lắm mà
Bạn mở sách ra xem lại đi
Mở bài:
- Nêu định nghĩa về truyện ngắn
Thân bài:
- Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn
+ Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.
- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.
- Đặc điểm về cốt truyện:
+ Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp
+ Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian
- Ý nghĩa:
Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.
Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân:
+ Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn
+ Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.
Thuyết minh về ấm siêu tốc
Tham khảo:v
Ấm nước hay ấm đun nước hoặc siêu đun nước là một thiết bị gia đình có kích thước nhỏ, dùng để đun nước. Việc đun sôi nước trong ấm có thể được thực hiện bằng một bếp lò hay bằng chính thiết bị nung nóng sử dụng điện tích hợp sẵn trong ấm nước.Ấm đun nước có lẽ là một trong những dụng cụ nấu ăn cổ xưa nhất của con người. Vật liệu thông dụng để chế tạo ấm đun nước có thể là sắt rèn hay thép cán.Ấm nước đun bằng bếp thường có dạng hình bình, vò, làm bằng kim loại, được đặt trên bếp lửa hay bếp điện, sức nóng từ bếp sẽ tác động lên đáy bình để dần dần đun nóng toàn bộ khối nước theo hiện tượng đối lưu. Ấm đun thường có tay cầm,vung và vòi. Đôi khi ấm cũng được trang bị thêm một chiếc còi hơi để báo hiệu thời điểm nước đã sôi.Ấm điện thường được chế tạo từ các loại chất dẻo hoặc thép thật bền, có tay cầm cách nhiệt bằng nhựa và chạy bằngnguồn điện thương dụng (mains electricity). Các thiết kế hiện đại của ấm điện cho phép ấm có khả năng tự tắt khi nước đã được đun sôi hoàn toàn, điều này giúp ấm và thiết bị nung nóng không bị hư hỏng do đun quá lâu.
Thuyết minh truyện ngắn lão hạc (từ đoạn lão Hạc chay sang nhà ông giáo báo tin việc đã bán cậu vàng)
tham khảo:
Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính Lão Hạc xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ đè lên những cuộc đời của những con người lương thiện.
Con chó cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia sẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
Cậu Vàng bị bán đi; Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người, kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Tham khảo:
Nam Cao được biết đến như một nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những tác phẩm của ông phản ánh vô cùng chân thực, sinh động về cuộc sống lúc bấy giờ của con người. Nam Cao gắn liền tên tuổi của mình với những tác phẩm ghi dấu ấn đậm nét trong tâm hồn người đọc như Chí Phèo, Đời thừa, Sống mòn... Và không thể không nhắc đến lão Hạc, một trong những tác phẩm hay viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Truyện ngắn lão Hạc được đăng báo vào năm 1943, là nội dung một bài học trong chương trình Ngữ Văn 8. Truyện ngắn kể về câu chuyện một nhân vật có tên lão Hạc, có hoàn cảnh rất đáng thương: Vợ lão mất sớm, lão phải sống một mình trong cảnh gà trống nuôi con.
Thế nhưng vì mưu sinh, vì cái đói nghèo bủa vây mà con trai cũng bỏ lão mà đi kiếm sống ở đồn điền cao su. Lão Hạc lại sống cuộc sống buồn tủi, cô đơn và chỉ biết làm bạn với cậu Vàng. Niềm vui duy nhất ấy của lão cũng không được trọn vẹn khi lão phải bán đi người bạn thân thiết nhất vì hoàn cảnh. Lão đau đớn, ân hận và vô cùng day dứt vì điều này.
Lão cố gắng dành dụm tiền bán mảnh vườn để dành cho con trai và lo chu toàn cho mình sau khi chết vì không muốn làm phiền, liên lụy đến mọi người xung quanh. Lão tìm đến cái chết như một sự giải thoát cho bản thân mình, cho số phận nghiệt ngã của mình. Cả cuộc đời lão Hạc là một chuỗi những bi kịch. Và đến cuối cùng, lão vẫn phải chịu bi kịch là cái chết đau thương, cay đắng.
Với câu chuyện thấm đượm tinh thần nhân đạo, Nam Cao đã vô cùng thành công khi khắc họa chân dung nhân vật lão Hạc, một người nông dân giàu tình cảm. Điều này được thể hiện rõ qua sự gắn bó, đau xót, tiếc thương của lão khi phải bán đi cậu Vàng.
Bên cạnh đó, lão còn là một người cha yêu thương con hết mực, luôn nghĩ cho con và dành dụm cho con. Lão cũng là người có lòng tự trọng. Dù sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn nhưng không có những suy nghĩ, việc làm trái với lương tâm và cũng không muốn ảnh hưởng, phiền hà đến bất cứ ai.
Bên cạnh thành công về nội dung, truyện ngắn còn gây ấn tượng với người đọc bởi nghệ thuật tác giả sử dụng vô cùng đặc sắc. Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật vô cùng tiêu biểu, đậm nét. Lấy hình ảnh một con người để nói đến một bộ phận người.
Ngôi kể của câu chuyện cũng vô cùng khách quan, tạo nên sự hấp dẫn của câu chuyện. Đó còn là nghệ thuật miêu tả chân dung đặc sắc qua những điểm nhấn chi tiết tạo nên giá trị của chi tiết nghệ thuật. Sự kết hợp giữa phương thức tự sự và trữ tình cũng tạo nên sự đa chiều của câu chuyện. Lúc là giọng văn tự sự mẫu mực, lúc lại khiến người đọc rưng rưng xúc động với những xúc cảm do tác giả thể hiện.
Truyện ngắn lão Hạc xứng đáng là một tác phẩm hay, một tác phẩm đẹp cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Đây xứng đáng là một tác phẩm xuất hiện trong tủ sách của mỗi người, bởi nó chứa đựng những giá trị vĩnh viễn, luôn đúng với thời gian. Lão Hạc cùng với nhà văn Nam Cao vẫn luôn in đậm trong tâm trí của người đọc mọi thế hệ.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về 3 văn bản nhật dụng đã học
Bạn tham khảo:
Qua văn bản "Thông tin ngày Trái đất năm 2000" cùng những tin tức về môi trường và biến đổi khí hậu trên khắp thế giới, em nhận ra vấn đề môi trường chính là một trong những vấn đề cấp bách nhất. Theo em, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Thật vậy, thử tượng tưởng nếu như con người vẫn tiếp tục có những hành động hủy hoại môi trường sống và cảnh quan thì liệu trái đất còn có thể là ngôi nhà cho con người nữa hay không? Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Thật vậy, những hành động phá hủy môi trường sống của con người chính là đang tự hủy hoại đi cuộc sống của chính bản thân mình. Khi con người vô ý thức xả rác bừa bãi ra môi trường, xuống những lòng sông hay những con phố thì con người cũng sẽ nhận lại những hậu quả. Những bãi rác bừa bãi là nguyên nhân gây mất cảnh quan sống và cũng là nguồn sinh sôi bệnh tật cho con người. Những lòng sông chứa đầy rác làm cho sinh vật chết đi thì con người cũng mất đi nguồn nước sinh hoạt, cũng mất đi nguồn thức ăn tươi sạch từ lâu. Nguy hiểm hơn, những loại rác khó phân hủy như chai thủy tinh, xốp, nhựa, túi nilon hay những viên pin chứa chì sẽ ngấm vào đất rồi làm ô nhiễm đất, làm cho đất không thể trồng trọt. Ô nhiễm đất rồi lại ô nhiễm nước ngầm, chì trong pin là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư cho con người. Bên cạnh đó, những nhà máy, xí nghiệp hàng ngày thải ra môi trường hàng tấn khói độc hại. Những khói đó nếu ko hít gây bệnh hô hấp thì cũng bay lên tạo thành mưa axit chết cây, xói mòn đất. Hơn nữa, những bệnh viện, những nhà máy xả thẳng nước thải chưa xử lý ra ngoài sông ngòi, làm cá tôm chết hàng loạt. Vậy là người ngư dân mất kế sinh nhai, mất đi cả nguồn nước tưới tiêu. Về những biện pháp thiết thực, nhà nước đã có rất nhiều những chế tài xử phạt. Nhưng ý thức con người vẫn là vấn đề then chốt để bảo vệ môi trường 1 cách bền vững và dài lâu. Tóm lại, chất lượng cuộc sống của con người hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động có trách nhiệm đối với môi trường của từng cá nhân và tổ chức và bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Viết một đoạn văn ngắn từ 7-10 câu thuyết minh về chiếc ti vi, trong đó có ít nhất 1 câu ghép và 1 dấu ngoặc kép
Viết 1 đoạn văn thuyết minh về cấu tạo của quyển vở