Những câu hỏi liên quan
TD
Xem chi tiết
NN
3 tháng 5 2016 lúc 20:09

Phượng Hoàng Trung Đô(鳳凰中都) là kinh thành do vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết; nay thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ AnViệt Nam. Thành được xây vào năm 1788. Tại đây vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng hoàng, một loài chim trong truyền thuyết. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Quang Trung kiểm soát.

Bình luận (0)
PL
3 tháng 5 2016 lúc 20:37

Vua Quang Trung cho rằng trấn Nghệ An ở vào chính giữa nước, đường sá từ Nam ra từ Bắc vào đều vừa bằng nhau, quê tổ tiên mình cũng ở đấy, bèn sai trưng dụng rất nhiều thợ thuyền, chuyên chở gỗ, đá, gạch ngói, để xây dựng cung phủ, lâu đài. Đắp thành đất chung quanh và sai các quân lính đào đá ong ở địa phương để xây thành trong. Dựng toà lầu Rồng ba tầng cùng điện Thái-hoà hai dãy hành lang, để phòng dùng đến trong những khi có lễ triều hạ (các quan vào chầu và chúc mừng nhà vua). Thành này được gọi là Phượng Hoàng trung đô hoặc Trung kinh Phượng Hoàng thành (thành này Quang Trung định lập làm nơi đóng đô nên mới gọi là "trung đô" hoặc "trung kinh"; còn tên "Phượng Hoàng" là gọi theo tên ngọn núi ở chỗ xây dựng thành, "tức rú Quyết cạnh đường Bến Thuỷ bây giờ". Khi xây dựng "Phượng Hoàng trung đô", Quang Trung có viết chiếu mời Nguyễn Thiếp ra xem đất. Trong tờ chiếu, có đoạn viết như sau: "Nay kinh Phú Xuân thì hình thế cách trở. ở xa trị Bắc Hà, sự thế rất khó khăn. Theo đình thần nghị rằng, chỉ đóng đô ở Nghệ An là độ đường vừa cân, vừa có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc, và sẽ làm cho người tứ phương đến kêu kiện, tiện việc đi về

 

Bình luận (0)
CQ
30 tháng 4 2017 lúc 17:38

Phượng Hoàng Trung Đô là kinh thành do vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết; nay thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Thành được xây vào năm 1788. Tại đây vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng hoàng, một loài chim trong truyền thuyết. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Quang Trung kiểm soát.

Năm 1788, Quang Trung giao cho La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến vùng Yên Trường thị sát chọn vùng đất giữa núi Quyết và núi con Mèo (Kỳ lân) vì thấy nơi đây là đất "thiêng" hội tụ đầy đủ bốn con vật thiêng mà cha ông đã ngàn đời tôn vinh thờ cúng là: Long - Ly - Quy - Phượng để xây thành gọi là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Trong thư gửi Nguyễn Thiếp (3 tháng 10 năm 1789), nhà vua viết: "Trẫm nay đóng đô tại Nghệ An, cùng tiên sinh gần gũi. Rồi đây, Tiên sinh hãy ra đây giúp nhau mà trị nước". Kinh đô ở Yên Trường tuy còn sơ sài nhưng thực sự đã được xây dựng, lấy tên là Phượng Hoàng Trung Đô.

Phượng Hoàng Trung Đô có 2 lần thành gọi là thành Nội và thành Ngoại hình thang, chu vi: 2820 m, diện tích: 22 ha. Phía ngoài có hào rộng 3 m, sâu 3 m, thành cao 3–4 m. Thành Nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi gần 1680 m, cao 2 m, cửa lớn mở ra hai hướng tây và đông. Trong thành nội có toà lầu rộng, cao 3 tầng, trước có bậc tam cấp bằng đá ong, sau có hai dãy hành lang nối liền với điện Thái hoà dùng cho việc thiết triều.

Sách La Sơn phu tử nói rõ thêm:

Núi Mèo (tức Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chấp vào núi ấy. Mặt đông bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành.

Cũng theo sách La Sơn phu tử, về kích thước của thành Ngoại, ngoài các vách núi làm bức luỹ tự nhiên, còn phải đắp bờ thành nam dài 300 m, bờ thành tây dài 450 m. Bề đứng ở những đoạn phải đắp cũng rất cao vì để hài hoà với vách núi.

Hoàng đế Quang Trung đã ngự giá đến Phượng Hoàng Trung Đô ít nhất là hai lần vào tháng 5 năm 1791 và tháng 1 năm 1792. Nhưng sáu tháng sau, vua đột ngột qua đời nên không kịp thiên đô từ Phú Xuân ra Trung Đô.

Với sự nghiệp nhà Tây Sơn quá ngắn ngủi, sau khi vua Quang Trung băng hà, vua Quang Toản lên ngôi không chèo chống nổi cơ đồ trước lực lượng phục thù của Nguyễn Ánh. Chúa Nguyễn Ánh lên ngôi và Phượng Hoàng Trung Đô cũng bị lãng quên.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
QL
2 tháng 10 2023 lúc 20:02

- Nhà thơ Hoàng Trung Thông (05/05/1925 – 1993).

- Quê gốc: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Tác phẩm: Quê hương chiến đấu (thơ – 1055), Đường chúng ta đi (thơ – 1960), Những cánh buồm (thơ – 1964), Đầu sóng (thơ – 1968),...

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
17 tháng 9 2023 lúc 21:58

Để xác định được vị trí cách đều ba địa điểm được minh họa trong Hình 121, ta xác định ba đường trung trực của tam giác được tạo thành từ ba đỉnh đó rồi xác định giao điểm của đường trung trực đó.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
DH
20 tháng 3 2024 lúc 21:31

không nhé :]]]

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết

-Khái quát: Con người vinh mộc mạc, chất phác, họ đối xử với nhau trân thành và thật lòng,...Các ngành kinh tế dưới bàn tay của những người dân cần mẫn ở Vinh liền trở nên phát triển, thịnh trị. Họ cần mẫn và yêu lao động,...

 

-Giá trị khoa học:  Phường Hoàng Trung Đô Thành Cổ là nơi trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử và giờ đây nó đã phát triển vượt bậc. Sau bao năm tích cực cải cách giá trị đó đã mang tầm ảnh hưởng cực lớn,....

Bình luận (1)
H24
28 tháng 3 2022 lúc 10:24

Tham Khảo chưa bt đúng hay sai (=:

 

Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn nổ ra vào năm 1771 ở Bình Định do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo đã làm thay đổi bối cảnh chính trị xã hội quốc gia Đại Việt khi đó. Khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt tình trạng “Trịnh - Nguyễn phân tranh”, đất nước bị chia cắt thành Đàng Ngoài - Đàng Trong.

Trong những lần hành binh từ Phú Xuân ra Bắc, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng nhận thấy Bắc Hà (phía Bắc của quốc gia Đại Việt, tính từ giới tuyến sông Gianh) là nơi khó trị sự, dễ sinh biến và từ Phú Xuân ra Thăng Long thì quá xa. Vì thế, ông đã nung nấu ý định lập một kinh đô mới gần Bắc Hà hơn. Nơi Nguyễn Huệ chọn là Nghệ An. Nghệ An là điểm giữa khoảng cách từ Phú Xuân tới Thăng Long, tiện cho việc đi lại. Một lý do nữa là Nghệ An là đất tổ của Nguyễn Huệ. Dòng họ Nguyễn ở Tây Sơn vốn gốc là họ Hồ ở đất Hưng Nguyên, Nghệ An. Việc đóng đô ở Nghệ An cũng dễ thu phục nhân tâm khi người dân xứ này đã phải khổ sở vì chiến tranh, chán ghét cả vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Sau nhiều lần lựa chọn đất xây dựng, cuối cùng kinh thành mới của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ - tức vua Quang Trung sau này, cũng được khởi công. Phượng Hoàng Trung Đô, hay còn gọi là Trung Kinh Phượng Hoàng thành, được xây dựng giữa núi Phượng Hoàng (tức núi Dũng Quyết) và núi Kỳ Lân (tức núi Mèo), thuộc xã Yên Trường, huyện Chân Lộc xưa (nay thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Chữ “Phượng Hoàng” là tên một loài chim quý trong truyền thuyết, cũng là tên núi Phượng Hoàng, còn “Trung Đô” nghĩa là kinh đô ở trung tâm đất nước.

Thành Phượng Hoàng Trung Đô được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1788 - 1792, nương theo địa thế tự nhiên. Về mặt cấu trúc, tòa thành có hai vòng là thành ngoại và thành nội. Thành ngoại có hình thang, chu vi 2.820m, diện tích 22ha, tường thành cao 3 - 4m, phía ngoài có hào rộng 3m, sâu 3m. Tường thành được xây kết hợp với các vách núi làm lũy tự nhiên. Thành ngoại có 3 cửa thành là cửa Tiền (phía Nam), cửa Tả (phía Đông) và cửa Hữu (phía Tây). Thành nội được xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi gần 1.680m, cao 2m; cửa lớn mở ra hai hướng Đông - Tây. Trong thành nội có tòa lầu rộng, cao 3 tầng, trước có bậc tam cấp bằng đá ong, sau có dãy hành lang nối liền với điện Thái Hòa dùng để thiết triều.

Đáng tiếc, tháng 9-1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời. Thời điểm ấy Phượng Hoàng Trung Đô cơ bản đã hoàn thành nhưng nhà vua chưa kịp dời đô từ Phú Xuân ra Nghệ An. Vua kế vị Quang Trung là Cảnh Thịnh - Nguyễn Quang Toản sau đó không dời đô như lời căn dặn của vua cha Quang Trung mà vẫn đóng ở Phú Xuân. Thành Phượng Hoàng Trung Đô dần bị quên lãng và trở thành phế tích.

Phượng Hoàng Trung Đô tuy chưa chính thức là kinh đô và có số phận ngắn ngủi, không may mắn, song đó là tâm huyết của vua Quang Trung và có ý nghĩa lớn trong một khoảng lịch sử biến động của Đại Việt, thể hiện tầm nhìn và khát vọng của vua Quang Trung về một đất nước hòa bình, thống nhất, phồn vinh.

Đền thờ trên đỉnh núi

Ở chân núi Dũng Quyết hiện nay vẫn còn dấu tích Phượng Hoàng Trung Đô với một số đoạn tường thành, hào nước, nền móng một số công trình kiến trúc. Những cuộc thăm dò khảo cổ đã cho thấy rõ hơn về một tòa thành - kinh đô trong quá khứ. Và để phát huy những giá trị văn hóa - lịch sử của di tích, thể theo nguyện vọng của nhân dân nhằm tỏ lòng biết ơn Hoàng đế Quang Trung, năm 2005 tỉnh Nghệ An đã khởi công xây dựng đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết (nay thuộc phường Trung Đô, thành phố Vinh). Công trình khánh thành đúng dịp kỷ niệm 220 năm Phượng Hoàng Trung Đô (7-5-2008). Ngôi đền được xây dựng tại quê cha đất tổ của Hoàng đế Quang Trung và nằm trong quần thể di tích Phượng Hoàng Trung Đô - núi Dũng Quyết mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử sâu sắc và có giá trị.

Để đến được đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên đỉnh núi Dũng Quyết, du khách đi trên 81 bậc đá theo con đường uốn lượn từ chân núi tới lưng chừng núi. Tới cổng tứ trụ, bước thêm sẽ tới quần thể kiến trúc đền thờ gồm nhiều hạng mục: Nghi môn, nhà bia hai bên, nhà Tả vu, Hữu vu, Tiền điện và Chính điện. Tổng thể được xây dựng đăng đối theo một trục thần đạo, mang phong cách kiến trúc truyền thống, trang trọng, uy nghi. Các công trình được làm bằng gỗ lim; lối đi, bó vỉa, sân đền được lát đá Thanh. Hệ thống vì kèo kết cấu của đền được làm theo kiểu giá chiêng chồng rường, chạm khắc họa tiết tinh xảo. Mái lợp ngói mũi hài. Nền được lát gạch Bát Tràng kiểu cổ. Tường xây bằng gạch. Cửa đi và cửa sổ được làm kiểu bức màn thượng song hạ bản...

Đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết là một điểm hành hương tâm linh gắn với du lịch, là nơi du khách tưởng nhớ công ơn của người anh hùng áo vải của dân tộc và thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của mảnh đất địa linh nhân kiệt. Ông Phùng Xuân Hưng, một du khách đến từ Hà Nội bày tỏ: “Tôi thật sự bất ngờ khi lên thăm viếng đền thờ vua Quang Trung và được biết chính nơi này đã từng là một kinh đô trong quá khứ. Thật tiếc là những dấu xưa đã không còn nhiều. Nhưng việc xây dựng một đền thờ nơi đây là đúng và đủ để ghi dấu ấn lịch sử về vua Quang Trung”.

Ông Vũ Hồng Đức - cán bộ Ban quản lý đền thờ Hoàng đế Quang Trung cho biết: Kể từ ngày khánh thành, Ban quản lý đền thờ Hoàng đế Quang Trung đã vinh dự được đón tiếp nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, cùng hàng vạn lượt du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc, các đoàn khách quốc tế đến thắp hương tưởng niệm, thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ, tri ân đối với một trong những vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XVIII.

Với những giá trị văn hóa, lịch sử như vậy, đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết như một gạch nối từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, lưu lại cho các thế hệ sau câu chuyện thú vị về người anh hùng dân tộc cùng dấu tích của một kinh đô bị quên lãng - Phượng Hoàng Trung Đô.

Bình luận (1)
TA
Xem chi tiết
H24
17 tháng 3 2022 lúc 18:02

sai chính tả kìa bn

Bình luận (1)
H24
17 tháng 3 2022 lúc 18:02

refer

Ta vốn là một con chim thần ngự trị ở trên một ngọn núi cao giữa biển Đông. Hàng ngày ta bay vào đất liền kiếm hoa quả để ăn. Một hôm, ta phát hiện trong một khu vườn nhỏ ở một làng nọ có một cây khế quả sai kĩu kịt, ta bèn hạ cánh xuống cây và định ăn mấy quả. Đúng lúc đó, từ trong túp lều cũ kĩ, một chàng trai bước ra cất tiếng van xin:

- Hỡi chim lạ, sao ngươi lại ăn khế của tôi?

Ta bèn trả lời:

- Ta thấy cây khế của nhà ngươi quả rất sai và ngọt. Ngươi không thể cho ta một vài quả được ư?

Chàng trai trả lời ta rất lễ phép.

- Tôi không tiếc chim đâu. Nhưng nhà tôi nghèo lắm, chẳng có gì đáng giá, chỉ có mỗi cây khế này là tài sản duy nhất. Tôi định bán quả khế lấy tiền sống qua ngày. Giờ chim ăn khế của tôi, tôi biết lấy gì mà sống?

Ta lại hỏi:

- Ta được biết cha mẹ ngươi cũng không nghèo khó gì. Sao nhà ngươi lại khốn khổ đến vậy?

- Không giấu gì chim, cha mẹ mất đi, anh trai tôi vì quá tham lam nên đã tự ý chia gia tài cha mẹ để lại. Nhà cửa, ruộng vườn có bao nhiêu anh chiếm hết làm của mình. Anh chỉ để lại cho tôi một mảnh vườn nhỏ ở cuối làng và cây khế ngọt này. Vì có được ruộng vườn nhiều nên gia đình anh ấy sống sung túc lắm. Vậy mà anh chẳng hề đề ý gì đến đứa em nghèo khó như tôi. Tôi rất buồn vì chuyện đó. Nhưng lại nghĩ, anh hưởng hạnh phúc cũng như mình hưởng vậy nên an phận sống vất vả nơi căn lều nhỏ dựng trong vườn. Để nuôi sống bản thân và gia đình, hàng ngày tôi vào rừng kiếm củi, hoặc cày thuê cuốc mướn và cũng không quên chăm sóc cây khế, mong nó ra nhiều quả bán lấy chút tiền sinh nhai. Không phụ lòng tôi chăm sóc và ngóng trông, cây khế đậu rất nhiều quả ngọt như chim thấy.

 

Nghe chàng trai kể chuyện, ta cảm thấy rất thương chàng trai. Ta quyết định cho chàng một chút vốn làm ăn. Ta nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng rồi cắp khế bay đi.

Y hẹn, mấy ngày sau ta đến khu vườn nhỏ của chàng trai để đưa chàng đi lấy vàng. Ta dang cao đôi cánh rộng lớn của mình bay qua biển Đông, đến hòn núi dựng sừng sững giữa biển. Đó chính là nhà của ta. Trên đó có vô số vàng bạc, sáng lấp lánh. Tuy thấy nhiều vàng, nhưng chàng trai chỉ lấy đúng vừa chiếc túi ba gang rồi leo lên lưng ta bay về nhà. Từ sau ngày đó, cuộc sống của chàng trai khấm khá hơn rất nhiều.

Anh trai của chàng thấy sự lạ kì, bèn tìm đến hỏi han. Là người thật thà nên người em đã kể hết mọi chuyện. Nghe xong, người anh nằng nặc đòi đổi hết gia tài của hắn lấy mảnh vườn và cây khế. Thấy anh cương quyết nên chàng trai đồng ý. Từ khi có cây khế, hắn chỉ mong chờ ngày ta đến ăn quả để có cơ hội đòi được bạc vàng.

Ta bèn đến để thử lòng người anh. Khi ta vừa đậu xuống thân cây, vợ chồng hắn đã la lên ầm ĩ. Ta vẫn như lệ cũ dặn hắn may túi ba gang đế đi lấy vàng. Hắn chỉ chờ có thế. Lòng tham đã khiến hắn mờ mắt, hắn liền lén may một chiếc túi sáu gang. Đến núi vàng, hắn tham lam nhét vàng đầy cái túi to tướng và còn cố nhét thêm vào người. Cô gắng lắm ta mới cất cánh nổi. Nhưng do quá nặng đến giữa biển Đông, ta kêu hắn bỏ bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Tức giận vì sự tham lam và bội tín của hắn, ta liền nghiêng người, hất tung hắn xuống biển. Đó là bài học cho những kẻ tham lam.

Bình luận (1)
HT
Xem chi tiết
BN
11 tháng 3 2022 lúc 11:10

Những cánh buồm là một áng thơ viết về tình cha con mộc mạc mà sâu đậm nhất trong lòng em. Bài thơ không sử dụng nhiều hình ảnh hoa mĩ hay câu chuyện to lớn, nhưng vẫn khiến người đọc thổn thức không thôi về tình cảm cha con ấm áp. Người cha trong bài thơ yêu thương con của mình vô cùng. Tình yêu ấy thể hiện qua hành động dịu dàng mỉm cười xoa tóc con, âu yếm dắt con đi trên bờ cát, và kiên nhẫn trả lời những câu hỏi ngô nghê của con. Và người con cũng yêu thương, quấn quýt cha mình. Cậu bé đặt ra những câu hỏi, nắm tay cha và nói về những ước mơ của mình. Bầu không khí ấm áp ấy khắc họa tình cha con mộc mạc và giản dị, nhưng vô cùng chân thật. Nó như một dòng nước ấm hiền hòa chảy vào trái tim em, gợi lên trong em những tình cảm và kỉ niệm hạnh phúc cùng người cha yêu dấu. Sự đồng điệu trong cảm xúc ấy chính là sứ mệnh của những tác phẩm thơ chân chính. Và bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã làm được điều đó.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TN
Xem chi tiết
CV
18 tháng 4 2016 lúc 20:39

k cho mk lích này nè phép tính đó là 100+1 =101

Bình luận (0)
VT
18 tháng 4 2016 lúc 20:32

Có nhiều người cho rằng Toán Học thật khô khan. Có thật sự như vậy không khi đâu đó ta vẫn bắt gặp những bài thơ, ca dao, tục ngữ lấy ngẫu hứng từ những đẳng thức, phương trình,… trong Toán học. Hãy điểm qua các ngẫu hứng đó để ta thấy được rằng “Toán học cũng lãng mạn biết bao”.

Chúng ta hãy nghe một câu Đố Ca Dao :

Mặt em phương tượng chữ điền, 
Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài. 
Lòng em có đất, có trời, 
Có câu nhân nghĩa, có lời hiếu trung. 
Dù khi quân tử có dùng, 
Thì em sẽ ngỏ tấm lòng cho xem.

                       Tục Ngữ - Phong Dao. Nguyễn Văn Ngọc (Đáp : Cuốn Sách).

Và một bài thơ Toán Dân Gian, cũng là một câu Đố Ca Dao nhí nhảnh :

Yêu nhau cau sáu bổ ba, 
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười. 
Mỗi người một miếng trăm người, 
Có mười bảy quả hỏi người ghét yêu.

                     Nguyễn Trọng Báu - (Giai thoại chữ và nghĩa)

Chúng ta tiếp tục với những bài Thơ Toán Dân Gian tinh nghịch, trào lộng và đôi khi cả trữ tình...

Em là con gái nhà nghèo, 
Mẹ cha chết hết, nằm queo một mình. 
Nhà em vách lá lợp mành, 
Trời mưa nhà dột, ướt mình loi ngoi. 
Láng giềng có kẻ sang chơi, 
Thương tình mới rủ mọi người giúp không. 
Xây lầu, hồ nước, vườn bông, 
Muối dưa sá quản miễn lòng thảo thơm. 
Ba người ăn một bát cơm, 
Bốn người ăn đĩa mắm thơm muối cà. 
Bát đĩa em đã dọn ra, 
Ba trăm một cái, làm nhà mấy ông ? 
Tiếng chàng ăn học đã thông, 
Nếu mà đáp trúng, em xin ... theo không chàng về.

                                                                                   Kiến Thức Ngày Nay. 1997.

Một câu Thơ đố:

Vừa gà vừa chó, 
Bó lại cho tròn. 
Ba mươi sáu con, 
Một trăm chân chẵn.

                                                                               (Đáp : 14 con chó và 22 con gà).

Trâu đứng ăn năm. 
Trâu nằm ăn ba. 
Lụm khụm trâu già, 
Ba con một bó. 
Trăm trâu ăn cỏ. 
Trăm bó no nê. 
Hỏi đến giảng đề, 
Ngô nghê như điếc.

Hay :

Mùa xuân nghe tiếng trống thì thùng, 
Người ùa vây kín cả đình đông. 
Tranh nhau đánh đấm đòi mâm lớn, 
Tiên chỉ hò la để chỗ ông. 
Bốn người một cỗ thừa một cỗ, 
Ba người một cỗ bốn người không. 
Ngoài đình chè chén bao người nhỉ, 
Tính thử xem rằng có mấy ông ?

                     Nguyễn Trọng Báu - (Giai thoại chữ và nghĩa). (Đáp : 40 người).

Đôi khi còn có Thơ Toán Dân Gian bằng chữ Hán, như giai thoại sứ Việt giải toán vua Trung Quốc :

Nhất chích, nhất chích hựu nhất chích 
Tam tứ, ngũ lục, thất bát chích 
Phượng hoàng hà thiểu, điểu hà đa 
Thực tận nhân gian thiên vạn thạch.

Một con, một con, lại một con 
Ba bốn, năm sáu, bảy tám con 
Phượng Hoàng sao ít, Sẻ sao nhiều 
Ăn của nhân gian nghìn vạn hộc.

                     Nguyễn Trọng Báu - (Giai thoại chữ và nghĩa).

(Ý bài toán : Có một bức tranh thêu 100 chim Sẻ và một con Phượng Hoàng. Vua Trung Quốc truyền Sứ Việt đặt toán ra mà tính cho được số 100 chim Sẻ và 1 Phượng Hoàng).

Và các bài thơ Toán tình yêu học trò dễ thương, tinh nghịch:

Hởi Đàn ơi ! quỹ tích của âm thanh, 
Thuở song song trong khung cảnh bình hành , 
Trong không gian đồng quy âu yếm hẹn. 
Hai ta là một đẳng thức e thẹn, 
Sống bên nhau hai vế một phương trình, 
Đợi ngày anh sung sướng chứng minh, 
Anh nhớ em muôn đời làm định lý. 
Phần phản đề, xin em đừng đãng trí 
Lại gần đây dù một ép-xi-lon. (epsilon) 
Ở bên kia giới hạn anh buồn, 
Anh thường liên tục nói luôn, 
Số em âm, em ngại gì vô tỷ .
Cực lòng anh là một kẻ tình si, 
Tim anh rung không biết mấy chu kỳ...

Ai định nghĩa được lệ hoa man mát, 
Xoay chiều nào cho thuận với tình ta. 
Biến thiên gì để hiểu cảnh bao la, 
Để giải đáp phương trình ai vương vấn. 
Ở toạ độ, đùng cho hoa chất lớp, 
Hãy xoay chiều cho hoa đẹp muôn phương. 
Hãy đồng quy ôi đôi má màu hường, 
Hãy rút gọn đừng triệt tiêu, hoa nhé ! 
Hoa với tóc là hai đường giao tuyến, 
Môi mỉm cười, em vẽ một cung vui. 
Đường về xa, vô tận lắm bùi ngùi, 
Không gian đấy, thời gian đây chấn động. 
Kết hợp lấy để anh đừng vỡ mộng, 
Em mơ màng, tung độ biến thiên anh. 
Hỗn hợp đi bao giấc mộng an lành, 
Tình vô nghiệm là tình hoa bất diệt.

Ai cho rằng Toán Học là " khô khan " nữa chăng ?

Bình luận (0)
GF
18 tháng 4 2016 lúc 20:33

100+1=101nhé

Bình luận (0)