qua những câu ca dao tục ngữ em hiểu gì về con người và mảnh đất hải phòng
Sưu tầm 5 câu tuc ngữ, ca dao về Hải Phòng ? Theo em tục ngữ và ca dao Hải Phòng thể hiện những tâm tư và tình cảm nào của người Hải Phòng ?
1:Nhất cao là núi U BòNhất đông chợ Giá, nhất to sông Rừng. 2:Chín con theo mẹ ròng ròng.Còn một con út nẩy lòng bất nhân. 3:Đầu Mè, đuôi ÚcGiữa khúc Nụ Đăng (Tiên Lãng)My Sơn bắc ngật văn chương bútTriều thủy nam hồi phú quí nguyên. 4:Sâu nhất là sông Bạch ĐằngBa lần giặc đến, ba lần giặc tan.
5:Ai về thăm xóm Lò Nồi Mà xem cái bát sáng ngời nước men .
hãy chép 1 câu ca dao hoặc tục ngữ nói về lòng yêu thương con người và nêu cách hiểu của em về câu ca dao hoặc tục ngữ đó?
Câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách.
Hiểu biết bằng bài văn sau:
Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống: Lá lành đùm lá rách.
Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.
Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...
Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nàm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.
Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.
Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.
Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.
Học tốt
BÀI TẬP ĐỌC HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
Câu chuyện giúp em hiểu những gì về thám hiểm?
Câu chuyện trên có ý nghĩa như thế nào?
Các câu tục ngữ sau khuyên người ta điều gì? Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Ghi lại một ca dao hoặc tục ngữ đã học nói về lợi ích của việc đi đây đi đó.
Các bạn làm nhanh giùm mình nha!
Tìm 5 câu tục ngữ, ca dao Hải Phòng
Viết bài văn cảm nghĩ về 1 trong 5 tục ngữ ca dao Hải Phòng
CA DAO VỀ ĐẤT ĐỒ SƠN
1. Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
2. Gái lấy chồng Đồ Sơn- Bát Vạn
Trai lấy vợ sang huyện Hoa Phong
3. Sấm động biển Đồ sơn
Vác nồi rang thóc
Sấm động bên sóc
đổ thóc ra phơi
4. Chín con theo mẹ ròng ròng.
Còn một con út nẩy lòng bất nhân
(Địa hình Đồ Sơn ví như một con Rồng đang chầu về viên ngọc là Hòn Dấu. Sách cổ gọi núi Đồ Sơn là Cửu Long- chín rồng với câu ca trên. Con út ở đây là núi Độc đứng riêng hẳn ra ở đầu bán đảo. Thực ra có tới 15 điểm cao từ 25m đến 129m trong dãy núi này cao nhất là Đồn cao. Trên đỉnh núi còn những dãy tường thành dấu vết đồn luỹ của Phạm Đình Trọng một tướng Chúa Trịnh đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu thế kỷ 18)
CA DAO VỀ ĐẤT THUỶ NGUYÊN
1. Nhất cao là núi U Bò
Nhất đông chợ Giá nhất to sông Rừng
2. Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan
3. Ai về thăm xóm Lò Nồi
Mà xem cái bát sáng ngời nước men
4. My Sơn bắc ngật văn chương bút
Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
Dịch nghĩa:
"Núi My Sơn phía bắc tạo thế văn chương
Ngọn triều phía nam đem lại nguồn giàu có"
A DAO VỀ ĐẤT VĨNH BẢO
1. Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên
2. Thuốc lào Vĩnh Bảo
Chồng hút vợ say
Thằng con châm đóm
Lăn quay ra giường
3. Thoáng bóng ai về trong khói thuốc
Mắt cười lúng liếng lá răm tươi.
CA DAO VỀ ĐẤT AN LÃO
1. Đứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết hết giặc không về núi Voi
CA DAO VỀ ĐẤT TIÊN LÃNG
1. Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Tiên Lãng với anh thì về
Tiên Lãng sông nước bốn bề
Có nghề trồng thuốc có nghề chiếu gon
2. Đầu Mè đuôi Úc
Giữa khúc Nụ Đăng
3. Giếng Tiên Đôi vừa lành vừa mát
Đường Tiên Đôi gạch lát đễ đi
4. Cương Nha có đất trồng chanh
Chồng gọi vợ dạ thưa anh bảo gì.
5. Đồng Cống đan rọ đan ràng
Lai Phương bắt ốc Thọ Hàm nhuộm thâm
6. Chiếu nào bằng chiếu Lũ Đăng
Rét đắp thì ấm trải nằm thì sang
7. Trung Lăng có đất đi câu
Câu được con cá về chầu chợ Đôi.
CA DAO VỀ NGÀNH NGHỀ
SẢN VẬT ĐẤT CẢNG.
1. Hải Phòng có bến Sáu Kho
Có sông Tam Bạc có lò Xi măng
2. Đời ông cho chí đời cha
Có một đống cát xe ra xe vào
(Nghề làm muối)
3. Cá rô Đầm Sét
Nước mắm Vạn Vân
Cam Đồng Dụ
Cau Văn Cú
Vú Đồ Sơn...
Tìm câu ca dao, tục ngữ về yêu thương con người và thảo luận về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đó.
- Câu ca dao, tục ngữ về yêu thương con người:
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng trung một giàn.
+ Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ.
+ Lá lành đùm lá rách.
+ Thương người như thể thương thân.
+ Môi hở răng lạnh.
+ …
- Thảo luận về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đó:
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng trung một giàn.
=> Khi sống trong cộng đồng thì hãy đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau.
+ Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ.
=> Thể hiện sự đoàn kết, yêu thương nhau.
+ Lá lành đùm lá rách.
=> Thể hiện sự đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau.
+ Thương người như thể thương thân.
=> Thể hiện sự yêu thương người khác như chính bản thân mình…
Tìm các câu ca dao , tục ngữ về yêu thương con người và thảo luận về ý nghĩa của những câu ca dao , tục ngữ đó .
Các câu tục ngữ về lòng yêu thương con người
Thương người như thể thương thân. ...Một miếng khi đói bằng một gói khi no. ...Một giọt máu đào hơn ao nước lã ...Lá lành đùm lá rách. ...Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. ...Chị ngã, em nâng. ...Nhường cơm, sẻ áo. ...Yêu nhau chín bỏ làm mười./HT\
TL
tự tìm trên google nhé
Chúc em học tốt
tìm những câu ca dao tục ngữ về hải phòng( về danh lam, thắng cảnh, di tích, văn hóa, sự tích, từ ngữ địa phương,...) được sắp xếp theo trật tự ABCtheo chữ cái đầu câu
Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của về tính cách người Hải Phòng
Câu 1: Nêu những hiểu biết về hát đúm Thuỷ Nguyên Hải Phòng
Câu 2: Qua việc tìm hiểu về tục ngữ ca dao Hải Phòng em có cảm nhận như thế nào về Hải Phòng và con người nơi đây
Câu 1: Nêu những hiểu biết về hát đúm Thuỷ Nguyên Hải Phòng
Đã từ lâu, cứ vào ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm, Tổng Phục lại mở Hội làng. Hội làng đầu xuân có rất nhiều cuộc thi: Thi cỗ bánh, thi dệt cửi, thi đánh đu, đánh vật, đánh cờ...nhưng cuốn hút nhất vẫn là thi hát Đúm. Đây là lễ hội có truyền thống từ xa xưa và được duy trì đến tận hôm nay trong niềm đam mê không chỉ của các nghệ nhân có tuổi, mà cả ở tầng lớp thanh, thiếu niên.
Theo truyền thống, ngày bắt đầu của hội hát đúm đồng thời cũng là ngày những cô gái của Tổng Phục bỏ chiếc khăn mỏ quạ bịt mặt trong suốt cả năm. Vì thế, hội hát đúm ngày xuân cũng còn là ngày hội mở mặt. Trong những ngày này, các chàng trai, cô gái Tổng Phục (trước đây, ba xã Phục Lễ, Phả Lễ và Lập Lễ thuộc Tổng Phục) thường tập trung để hát đúm tại đình Phục Lễ, một trong những ngôi đình lớn.
Hát đúm cũng có thể diễn ra ở trên đường đi, ngoài cánh đồng khi các tốp trai thanh, gái lịch trong những bộ quần áo truyền thống ngày hội gặp nhau. Họ nắm tay nhau say sưa hát đối những làn điệu giao duyên thể hiện khát vọng về tình yêu đôi lứa thông qua nhiều câu hát ví von mang đậm chất dân gian của vùng quê.
Bài bản của hát đúm rất phong phú. Đầu tiên, khi mới gặp nhau là những câu hát chào, những câu hát mừng. Tiếp sau đó có thể là hát hỏi, hát đố, hát họa, hát huê tình, hát cưới... và cuối cùng là hát ra về.
Hát đúm kéo dài từ sáng tới trưa, từ trưa tới tối. Giữa các canh hát, các cô mời trầu nước, tặng vật kỷ niệm cho các chàng để tỏ lòng mến mộ. Chiều, các cô mời các chàng về nhà mình ăn bữa cơm đầu xuân để biết nhà cửa và có sức tiếp tục hát tới khuya. Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác, cuộc hát đúm kéo dài đến Mồng 10. Qua những buổi hát, nhiều đôi đã kết nhau để cuối năm nên duyên chồng vợ.
Bởi có tục lệ ấy mà các cô gái ở đây cô nào cũng thuộc một số bài hát ví để đi hội gặp các chàng trai mời hát mà mở khăn đối đáp. Hát ví thường chỉ dựa vào hai thể thơ lục bát và song thất lục bát. Tuy không nhiều làn điệu, nhưng lại rất phong phú về đề tài, đòi hỏi người hát phải rất giỏi về đối đáp.
Trong ngày hội “Hát đúm”, tại sân chùa Phục Lễ, nhiều bàn hát đúm mọc lên, mỗi bàn kê hai bộ tràng kỷ đối diện nhau. Giữa bàn để nhiều hộp trầu và khăn tay thêu cành hồng (tặng phẩm). Một bên trai, một bên gái ngồi hai bên dãy tràng kỷ. Mặt nhìn mặt, tay cầm tay. Thường thì cả hai bên trai gái vào hát đều di động để nếu nhỡ một anh hát bí hay bị hỏi, đố, lúng túng không trả lời được thì ra hiệu cho anh kia hát đỡ, gỡ bí cho. Khi hát có nhạc bát âm. Hai bên trai gái đối đáp. Bên nào không đối đáp được là thua. Đây là một hình thức thử tài văn chương, kiến thức của nhau, ướm lời yêu đương "tìm hiểu" bằng nghệ thuật, phải thuộc làu tục ngữ, truyện tích.
Hát đúm vui nhất là hôm hát giã đám. Lúc này họ trao giữ kỷ vật cho nhau, nấn ná đến tận khuya, mà đưa ra toàn những bài hát hay, mới nhất từ nỗi lòng sâu kín của họ. Hôm đó hai bên ít hát đối đáp mà toàn những bài trữ tình, bâng khuâng, lưu luyến… Những yêu đương, thương nhớ, những xa cách, chia ly, những hứa hẹn, đợi chờ và hy vọng… Họ mong đợi mùa hội sau, để lại được say đắm trong tiếng hát của nhau.
Vào những ngày xuân, hát đúm như trỗi dậy một sức sống mới vốn tiềm ẩn từ lâu trong tâm trí và tấm lòng của những người con quê hương hát đúm. Các chàng trai, cô gái vẫn duyên dáng, say sưa trong những làn điệu hát đúm ngày xuân. Hát đúm cũng như một số hình thái sinh hoạt văn hóa dân gian khác đã phải trải qua những bước thăng trầm. Vậy mà, sức sống lâu bền, mãnh liệt của nó vẫn còn đến ngày hôm nay
Câu 2: Qua việc tìm hiểu về tục ngữ ca dao Hải Phòng em có cảm nhận như thế nào về Hải Phòng và con người nơi đây
Người Hải Phòng đa phần là người bản xứ, ít có dân từ tỉnh khác đến nên văn hoá, phong tục tập quán tương đối đồng nhất với tính cách đặc trưng của người miền biển nhiệt tình, thẳng thắn và rộng rãi. Kinh tế Hải Phòng chưa thật phát triển so với các thành phố khác nhưng thu nhập của người Hải Phòng khá đồng đều, giá sinh hoạt Hải Phòng lại rẻ nên các gia đình sống khá thoải mái ở chính thu nhập của mình.
Lớp thanh niên và trung niên Hải Phòng là những người ham học hỏi, có ý chí, tôi nhận thấy khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng trên khuôn mặt những người trẻ nhưng tuyệt đối không có từ bon chen quyết liệt như các thành phố khác, bởi vậy nên tình người tình làng xóm còn đậm đà ở nơi đây. Tuy Hải Phòng vẫn còn đâu đó tệ nạn, nhưng thiển nghĩ tệ nạn thì ở đâu cũng có kể những thành phố thuộc những nước phát triển.
Em hiểu những câu tục ngữ về con người và xã hội nói đến điều gì?
Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.5
Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có
YES!!