Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
H24
18 tháng 12 2016 lúc 16:11

Đó là một đoạn trích hay và độc đáo nhất của bài Tiếng gà trưa. Một đoạn văn ngắn nhưng đầy ý nghĩa đẹp đẽ trong từng câu văn: Từ đoạn 1 của đoạn trích trên ta sẽ thấy rõ cho dù là một sự lạc hâu của người nhưng vẫn rất lo lắng cho cháu, sợ cháu nhìn trộm gà đẻ sẽ bị lang mặt, sẽ xấu xí về sau. Từ khổ đầu của đoạn trích đã thể hiện rõ ràng tâm trạng chửi nhưng yêu của người bà và tâm trạng lo lắng về tương lai của người cháu. Như đoạn văn đầu thể hiện sự giận nhưng yêu của người thì đoạn sau ta thể hiện rõ ràng tình yêu của cho người cháu trong thời kì khó khăn trong chiến tranh. Mùa đông của miền Bắc trời rất là lạnh, cái lạnh cắt da cắt thịt tưởng chừng như có thể giết chết con người, thì bà không lo lắng cho chính mình, bà lo lắng cho đàn gà. Bà mong trời đừng sương muối, để cuối năm bán gà có tiền mua đồ mới cho cháu ấm áp trong mùa đông. Thời đó muốn có một bộ đồ thì hiếm lắm, cho nên có một bộ đồ là cả một ước mơ. Một bộ quần áo mua từ tiền bán trứng của bà cho dù trông rất xấu nhưng rất ý nghĩa.

Đoạn văn còn nhiều từ lắm mà hơi làm biếng, gạch đủ dùng thôi! Chỉ lấy tham khảo thui, đoạn văn tự viết nên hơi bị dở. gianroi

Bình luận (0)
DC
Xem chi tiết
H24
24 tháng 1 2022 lúc 14:43

Tham Khảo (dàn ý)

Điệp ngữ ''Tiếng gà trưa":

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

 

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-phan-tich-diep-ngu-tieng-ga-trua-trong-bai-tho-tieng-ga-trua-faq333273.html

Bình luận (0)
MN
24 tháng 1 2022 lúc 14:43

Em tham khảo:

       Trong suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, điệp ngữ “Tiếng gà trưa” được lặp lại đến năm lần trở thành điểm nhấn, thành điệp khúc xôn xao xuyên suốt bài thơ. Sau mỗi câu thơ “Tiếng gà trưa”, tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc: “Ổ rơm tròn những trứng”. “Tiếng bà hay mắng”…. Như vậy, điệp ngữ này đã giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn. Chẳng những vậy, bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ nhưng ba tiếng “Tiếng gà trưa” luôn được tách riêng thành một dòng thơ độc lập. Ba tiếng ấy như mô phỏng theo tiếng gà gáy “Ò ó o” vô cùng quen thuộc. Nó khiến cầu thơ trở nên sinh động và gần gũi biết bao.

Bình luận (0)
AN
24 tháng 1 2022 lúc 14:44

Tham khảo

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là “Bạn đến chơi nhà”. Bài thơ đã ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Cụm từ “đã bấy lâu nay” chỉ thời gian rất lâu rồi, người bạn của Nguyễn Khuyến mới đến chơi nhà. Điều đó khiến cho nhà thơ rất vui mừng, hạnh phúc. Cùng với cách xưng hô “bác” thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân mật. Câu thơ đầu như một tiếng reo vui, một lời đón khách đầy cởi mở.

 

Dẫu vậy thì hoàn cảnh của nhà thơ lúc này cũng thật là éo le. Trẻ em thì đi vắng rồi, không có người để sai đi mua đồ tiếp đãi bạn được vì chợ ở quá xa. Tưởng rằng như vậy là chưa đủ, nhà thơ còn liệt kê một loạt các sự vật như “ao sâu - khôn chài cá”, “cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Thậm chí miếng trầu - ngay cả thứ quan trọng nhất bởi có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ở đây cũng không có. Sự thiếu thốn đã được đẩy lên đến tận cùng. Nhưng sự thiếu thốn đó không khiến cho thi sĩ buồn khổ mà còn đầy lạc quan, yêu đời. Bài thơ mang giọng điệu hóm hỉnh mà lạc quan, yêu đời.

Tuy là vật chất thiếu thốn, nhưng tình cảm bạn bè mới là thứ đáng quý nhất. Câu thơ cuối như một lời khẳng định cho tình bạn tri kỉ của Nguyễn Khuyến: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Bà Huyện Thanh Quan cũng đã từng sử dụng cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang:

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Đại từ “ta” ở đây chỉ cùng một người, chỉ chủ thể trữ tình hay chính là tác giả. Lúc này Bà Huyện Thanh Quan đang chỉ có một mình nơi đèo Ngang hoang vu. Thời gian chiều tà gợi buồn và nỗi cô đơn, sợ hãi trước dòng thời gian trôi chảy. Không gian tuy rộng lớn nhưng chỉ toàn những vật vô tri, vô giác. Có xuất hiện hình ảnh đời sống con người nhưng hết sức thầm lặng, nhỏ bé. Âm thanh sự sống đơn điệu, gợi nỗi buồn sâu thẳm. Con người lẻ loi trước vũ trụ mênh mông. Nhớ về quê hương, thương xót cho hoàn cảnh của đất nước, trước thiên nhiên rộng lớn chỉ có mình cô độc.

Ngược lại, trong thơ Nguyễn Khuyến, đại từ “ta” thứ nhất chính là nhà thơ, còn đại từ “ta” thứ hai chỉ người bạn. Từ “với” cho thấy mối quan hệ song hành, gắn bó. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. Cuộc sống tuy nghèo khó, thiếu thốn nhưng có bạn lại thấy vui vẻ, hạnh phúc. Nhà thơ không hề cảm thấy cô đơn, buồn bã mà lại vô cùng vui vẻ, hạnh phúc. Tình bạn tri kỉ thật đáng ngưỡng mộ, cảm phục biết bao nhiêu.

 

Như vậy, “Bác đến chơi nhà” đã khắc họa một tình bạn chân thành thật đáng ngưỡng mộ. Bài thơ khá tiêu biểu cho phong cách thơ của Nguyễn Khuyến.

Bình luận (1)
H24
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
MH
14 tháng 12 2021 lúc 21:07

Tham khảo

Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .

              "Vì tiếng gà cục tác

                Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!

Bình luận (1)
H24
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
24 tháng 5 2017 lúc 4:48

Bài tham khảo số 1:

   Trong vô vàn âm thanh của làng quê, với tôi, tiếng gà trưa có một sức lay động lớn. Khi nghe thấy tiếng gà "cục ta, cục tác", tôi cảm thấy những nỗi khó khăn, gian khổ trên đường hành quân vơi đi gần hết. Tôi thấy cái nắng buổi trưa không còn oi ả, gay gắt nữa mà trở nên lung linh, xao động. Bàn chân phải leo qua bao nhiêu đồi núi, thác ghềnh giờ như đỡ mỏi. Đoạn đường hành quân như ngắn lại. Tiếng gà trưa đã làm thức dậy trong tôi bao kỉ niệm tuổi thơ. Tôi thấy hiện ra trước mắt mình hình ảnh những quả trứng hồng, những con gà mái mơ, những mùa đông sương muối, những bộ quần áo mới,... và cuối cùng là hình ảnh người bà tần tảo, thân thương của tôi.

Bài tham khảo số 2:

   Một buổi trưa hè, tôi hành quân qua một xóm nhỏ. Chợt vang lên trong không gian tiếng gà nhà ai "cục ta, cục tác". Tiếng gà xé tan bầu không gian yên tĩnh. Giữa cái nắng chói chang, tôi thấy lòng mình xao động. Bao mệt mỏi của cuộc hành quân xa như vơi bớt trong tôi. Tiếng gà ùa vào lòng tôi nỗi nhớ quê da diết. Những kỉ niệm của tuổi thơ ào ạt trở về khi nghe tiếng gà "cục tác, cục ta".

   Tiếng gà trưa, đó là những quả trứng hồng lên trong ổ rơm, là những con gà mái mơ đốm trắng khắp mình, là những chị mái vàng chơ nắng trên lưng. Tiếng gà trưa sao đáng yêu và thân quen đến thế. Tôi thấy bà tôi giữa đêm hôm đội gió, đội mưa lo che chắn cho đàn gà mỗi khi trời trở rét. Bà lo gà ốm cuối năm không bán được để lấy tiền mua cho tôi bộ quần áo mới. "Cục tác, cục ta!"; những cọng rơm vàng, dáng bà tần tảo, xóm làng thân thương hiện lên qua tiếng gà trưa ấy đã giúp tôi hôm nay cầm chắc thêm tay súng. Tôi sẽ chiến đấu đến cùng vì Tố quốc, vì quê hương, vì bà yêu thương, vì cả những tiếng gà trưa với ổ trứng hồng lên một tuổi thơ tôi.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
19 tháng 12 2021 lúc 21:58

Tham khảo 

undefinedundefinedundefinedundefined

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
HN
6 tháng 12 2021 lúc 18:16

Tham khao

Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ được sống trong vòng tay yêu thương của người bà đầy nhân hậu. Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
H24
19 tháng 11 2021 lúc 15:03

Tham Khảo 

Khổ thơ đầu đã diễn tả tâm trạng của người chiến sĩ vào lúc nghỉ chân ở xóm nhỏ

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

"Cục....cục tác cục ta"

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Trong một ngôi xóm nhỏ vào ban trưa,tiếng gà nhảy ổ quen thuộc vang lên làm người chiến sĩ bồi hồi,xúc động."Cục..cục tác cục ta"-câu thơ ghi âm lại tiếng gà trưa mới thực,mới sống động làm sao! Ở ba câu thơ tiếp theo,từ "nghe" được điệp lại ba lần,đồng thời cũng là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.Tiếng gà xua tan đi cái nắng chói chang,gay gắt của trưa hè.Tiếng gà làm dịu bớt đi sự mệt mỏi,nhọc nhằn của người chiến sĩ.Và hơn thế nữa,tiếng gà đã gợi dậy những cảm xúc về kỉ niệm đẹp đẽ thưở ấu thơ của Xuân Quỳnh.Tiếng gà thật kì diệu,tài tình biết mấy! Đọc các dòng thơ,lòng tôi trào dâng sự bồi hồi ở sâu thẳm đáy lòng

Bình luận (0)