Thuyết minh về 1 món đồ chơi hoặc 1 trò chơi...mk cần gấp ạ
Ko cop nha
Viết một bài văn thuyết minh về 1 món đồ chơi hoặc 1 trò chơi mà e thích . Mn giúp tui nha
Mong các bạn sẽ tự viết. Ko copy mạng nha
#Thảo Vy#
Chong chóng là thứ đồ chơi của trẻ em khi ra gió thì quay tít. Gặp khi không có gió, các em cầm chiếc chong chóng chạy, nó cũng quay tít. Có loại chong chóng hai cánh, có loại bốn cánh. Có chiếc chong chóng làm bằng giấy, có chiếc chong chóng các em làm bằng lá dứa.
#Thảo Vy#
ờmmmmmmmmmmmmm
Đề: Thuyết minh về 1 món ăn hoặc một món đồ chơi iu thích
Tham khảo:
Sẽ thật tuyệt vời nếu như tuổi thơ của mỗi chúng ta được gắn bó với những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, trốn tìm, thả diều… Đặc biệt, mỗi cánh diều tuổi thơ mãi là những kỉ niệm mà chúng ta không thể nào quên được, đó cũng là món đồ chơi yêu thích của biết bao người khi còn thơ ấu.
Trò chơi dân gian thả diều có xuất xứ tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước (khoảng 2800 năm trước), du nhập đến nước ta và được nhiều người đón nhận.Với mỗi đứa trẻ Việt Nam, hình ảnh những cánh diều cao vút trên cánh đồng mênh mông bát ngát đã rất đỗi quen thuộc.
Diều là một món đồ chơi được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Đầu tiên là áo diều, áo diều có thể làm bằng giấy, vải hoặc nilon. Trẻ con ở các vùng quê trước đây thường dùng giấy bàn, có khi là giấy của những quyển sách cũ gỡ ra làm áo diều. Đây là loại diều đơn giản dễ làm nhất. Ngày nay chất liệu bằng nilon được sử dụng nhiều bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và sử dụng lâu dài. Tiếp theo là khung diều, bộ phận này thường được làm bằng nan tre bởi nan tre mềm dễ uốn và tạo kiểu. Dây thả diều bằng chỉ, bằng gai dùng cho các diều nhỏ bằng dây may, dây thừng nhỏ và sau này có cả dây thép nữa để dành cho các loại diều lớn. Hình dáng của diều cũng rất phong phú đa dạng, có loại hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người…. Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có tre, tre phải là tre tươi, dẻo, cứng và có độ căng cần thiết. Cánh diều có hình cong, cách làm diều nhìn thì có vẻ dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra con diều đẹp và đúng cách.
Nếu như để làm được ra con diều tốt đòi hỏi sự khéo léo thì khi chơi diều cũng đòi hỏi người chơi càng phải khéo léo, tính toán tỉ mỉ hơn. Ở miền Bắc, các em chơi diều bắt đầu từ mùa hè và vào tầm chiều tối khi cái nắng gay gắt, cháy bỏng của ban ngày nhường chỗ cho những cơn gió mát rượi, bầu trời mùa hè cao và xanh là thời điểm thích hợp cho những cánh diều bay lượn. Thả diều cần chọn những địa điểm rộng và thoáng như cánh đồng hoặc khoảng không rộng không vướng vật cản. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. Trường hợp thả diều ở một nơi có nhiều gió, có thể chỉ cần đứng tại chỗ và giật dây điều khiển cánh diều từ từ bay lên cao. Trường hợp trời đứng gió, lúc này cần cầm dây và chạy thật nhanh cho diều đạt được độ cao nhất định đủ để đón những cơn gió ở tầng cao, khi đó diều sẽ có thể tiếp tục bay lên. Trẻ em ham chơi thường chọn cách chạy thật nhanh để đưa diều lên cao dù cho trời đang nắng gắt. Những người từng trải luôn biết cách chờ đợi những cơn gió lúc chiều tà. Thả diều nơi đồng vắng thì ung dung tự tại nhưng hơi buồn tẻ, thả diều ở nơi có nhiều người cùng thả thì có sự cạnh tranh nhưng lo ngại bị vướng dây. Diều giấy thì thả ở đồng quê, diều to nghệ thuật thì thả ngoài biển lớn. Nhưng dù chọn cách chơi nào với loại diều nào thì chơi diều vẫn là một thú vui của tuổi thơ.
Diều là một món đồ chơi dân gian gắn bó với tuổi thơ có từ lâu đời và mang nhiều ý nghĩa. Chiếc diều không chỉ thể hiện sự khéo léo, thẩm mĩ của người làm mà còn thể hiện sự chăm chỉ kiên nhẫn của họ. Bởi không phải ai cũng làm ra được diều. Có thể bất cứ đứa trẻ nào cũng làm được một chiếc chong chóng hay vót ra được những chiếc đũa chơi chuyền nhưng không phải đứa trẻ nào cũng tự làm cho mình được chiếc diều. Đối với việc thả diều, người xưa cho rằng thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Họ ghi hết tên những loại bệnh dịch nguy hiểm lên trên thân diều, sau khi đã thả cho diều bay thật cao sẽ dùng kéo cắt đứt dây. Họ muốn nhờ gió đưa diều đến chân trời góc biển và đem theo những loại bệnh dịch này cách xa con người, tránh cho con cháu của họ thoát khỏi bệnh tật… Còn ngày nay thả diều là một thú chơi đem lại niềm vui, tiếng cười sự giải trí cho các bạn nhỏ sau một ngày học tập.
Xã hội sẽ ngày càng phát triển và sẽ hiện xuất hiện nhiều trò chơi, các món đồ chơi hấp dẫn hơn nhưng những cánh diều sẽ mãi là những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ theo dấu chân của nhiều thế hệ hôm nay và mai sau.
Tham khảo
Từ bao đời nay, Việt Nam đã nổi tiếng với khá nhiều những trò chơi dân gian. Ở thời buổi công nghiệp đang phát triển một cách nhanh chóng như bây giờ thì có lẽ những thú vui trong những lúc mệt mỏi, căng thẳng là rất quan trọng. Một trong số những thú vui ấy phải nói đến trò chơi thả diều.
Thả diều là trò chơi dân gian mà ông cha ta đã để lại bao đời nay. Đó là một thú vui tao nhã, một trò chơi làm con người ta xua tan đi bao mệt nhọc. Nhưng hầu hết trò chơi này chỉ còn thịnh hành ở một số vùng quê. Bây giờ khi xã hội đang phát triển các trò chơi xuất hiện hàng loạt. Các món đồ chơi hiện đại có thể đã thay thế những chiếc diều thả. Hay các loại diều với đủ kiểu dáng, màu sắc có đầy trên thị trường. Nhân đây tôi muốn giới thiệu về cách làm một con diều giấy đơn giản.
Diều có thể làm bằng vải, giấy, nilon,…Nhưng tôi muốn giới thiệu cho các bạn cách làm một con diều giấy quen thuộc và dễ làm nhất đối với học sinh chúng ta. Các dụng cụ để làm một con diều dấy gồm: 2 thanh tre dài 40-50cm, 6 tờ dấy khổ 30.30cm, kéo, keo, băng dính, dây, dao. Vậy là khâu chẩn bị xem như xong.
Bắt tay vào làm, trước hết ta dùng dao vuốt 2 nan tre tròn, kích thước phải nhỏ, nhẹ nhưng phải dẻo dai tránh bị gẫy. Lấy 1 tờ giấy rồi đặt 2 nan tre vào mặt tờ giấy tạo thành hình chữ ''x'' đối xứng với các đầu. Sau đó cắt phần còn thừa của thanh nan. Dùng băng dính dán 2 thanh nan vào con diều sao cho chắc chắn. Lấy 5 tờ giấy còn lại cắt thành những mảnh nhỏ có chiều dài 30cm, chiều rộng 5cm. Dính những mảnh giấy nhỏ lại với nhau thành 3 dây dài sao cho 2 dây bằng nhau khoảng 50cm và 1 dây dài 80cm. Vậy là chúng ta đã làm xong đuôi diều. Tiếp theo ta đặt diều thành hình thoi rồi dán đuôi vào. Sao cho 2 đuôi nhắn dán, dán vào 2 góc bên của hình thoi, dây dài nhất dán vào góc dưới. Lấy 1 đoạn dây dài chừng 10cm buộc vào thanh nan thẳng đứng. Buộc 2 đầu dây sao cho nốt buộc đầu trên dài hơn về phía đầu diều. Tôi đã giới thiệu cách làm diều xong.
Nhưng các bạn nên nhớ làm diều phải cân nếu không diều sẽ bay không thăng bằng. Khi làm xong phải chỉnh diều và kiểm tra để tránh những sự cố đáng tiếc. Diều làm bằng giấy nên rất dễ rách chúng ta phải cẩn thận khi thả. Tránh để diều ở những nơi ẩm ướt. Khi chơi xong phải cuộn dây cẩn thận nếu không lần sau chơi diều sẽ dễ bị rối.
Tôi đã giới thiệu xong cách làm diều. Nếu ai chưa biết hoặc chưa từng chơi diều thì hãy thử khám phá. Đó là 1 thú vị mà ông cha ta để lại. Nó sẽ giúp bạn giảm đi mệt mỏi. Hãy giữ cho mình một chút gì đó rất Việt trong mỗi con người Việt Nam
refer
Sẽ thật tuyệt vời nếu như tuổi thơ của mỗi chúng ta được gắn bó với những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, trốn tìm, thả diều… Đặc biệt, mỗi cánh diều tuổi thơ mãi là những kỉ niệm mà chúng ta không thể nào quên được, đó cũng là món đồ chơi yêu thích của biết bao người khi còn thơ ấu.
Trò chơi dân gian thả diều có xuất xứ tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước (khoảng 2800 năm trước), du nhập đến nước ta và được nhiều người đón nhận.Với mỗi đứa trẻ Việt Nam, hình ảnh những cánh diều cao vút trên cánh đồng mênh mông bát ngát đã rất đỗi quen thuộc.
Diều là một món đồ chơi được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Đầu tiên là áo diều, áo diều có thể làm bằng giấy, vải hoặc nilon. Trẻ con ở các vùng quê trước đây thường dùng giấy bàn, có khi là giấy của những quyển sách cũ gỡ ra làm áo diều. Đây là loại diều đơn giản dễ làm nhất. Ngày nay chất liệu bằng nilon được sử dụng nhiều bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và sử dụng lâu dài. Tiếp theo là khung diều, bộ phận này thường được làm bằng nan tre bởi nan tre mềm dễ uốn và tạo kiểu. Dây thả diều bằng chỉ, bằng gai dùng cho các diều nhỏ bằng dây may, dây thừng nhỏ và sau này có cả dây thép nữa để dành cho các loại diều lớn. Hình dáng của diều cũng rất phong phú đa dạng, có loại hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người…. Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có tre, tre phải là tre tươi, dẻo, cứng và có độ căng cần thiết. Cánh diều có hình cong, cách làm diều nhìn thì có vẻ dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra con diều đẹp và đúng cách.
Nếu như để làm được ra con diều tốt đòi hỏi sự khéo léo thì khi chơi diều cũng đòi hỏi người chơi càng phải khéo léo, tính toán tỉ mỉ hơn. Ở miền Bắc, các em chơi diều bắt đầu từ mùa hè và vào tầm chiều tối khi cái nắng gay gắt, cháy bỏng của ban ngày nhường chỗ cho những cơn gió mát rượi, bầu trời mùa hè cao và xanh là thời điểm thích hợp cho những cánh diều bay lượn. Thả diều cần chọn những địa điểm rộng và thoáng như cánh đồng hoặc khoảng không rộng không vướng vật cản. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. Trường hợp thả diều ở một nơi có nhiều gió, có thể chỉ cần đứng tại chỗ và giật dây điều khiển cánh diều từ từ bay lên cao. Trường hợp trời đứng gió, lúc này cần cầm dây và chạy thật nhanh cho diều đạt được độ cao nhất định đủ để đón những cơn gió ở tầng cao, khi đó diều sẽ có thể tiếp tục bay lên. Trẻ em ham chơi thường chọn cách chạy thật nhanh để đưa diều lên cao dù cho trời đang nắng gắt. Những người từng trải luôn biết cách chờ đợi những cơn gió lúc chiều tà. Thả diều nơi đồng vắng thì ung dung tự tại nhưng hơi buồn tẻ, thả diều ở nơi có nhiều người cùng thả thì có sự cạnh tranh nhưng lo ngại bị vướng dây. Diều giấy thì thả ở đồng quê, diều to nghệ thuật thì thả ngoài biển lớn. Nhưng dù chọn cách chơi nào với loại diều nào thì chơi diều vẫn là một thú vui của tuổi thơ.
Diều là một món đồ chơi dân gian gắn bó với tuổi thơ có từ lâu đời và mang nhiều ý nghĩa. Chiếc diều không chỉ thể hiện sự khéo léo, thẩm mĩ của người làm mà còn thể hiện sự chăm chỉ kiên nhẫn của họ. Bởi không phải ai cũng làm ra được diều. Có thể bất cứ đứa trẻ nào cũng làm được một chiếc chong chóng hay vót ra được những chiếc đũa chơi chuyền nhưng không phải đứa trẻ nào cũng tự làm cho mình được chiếc diều. Đối với việc thả diều, người xưa cho rằng thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Họ ghi hết tên những loại bệnh dịch nguy hiểm lên trên thân diều, sau khi đã thả cho diều bay thật cao sẽ dùng kéo cắt đứt dây. Họ muốn nhờ gió đưa diều đến chân trời góc biển và đem theo những loại bệnh dịch này cách xa con người, tránh cho con cháu của họ thoát khỏi bệnh tật… Còn ngày nay thả diều là một thú chơi đem lại niềm vui, tiếng cười sự giải trí cho các bạn nhỏ sau một ngày học tập.
Xã hội sẽ ngày càng phát triển và sẽ hiện xuất hiện nhiều trò chơi, các món đồ chơi hấp dẫn hơn nhưng những cánh diều sẽ mãi là những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ theo dấu chân của nhiều thế hệ hôm nay và mai sau.
Bài văn thuyết minh về món đồ chơi tuổi thơ - DiềuBài văn thuyết minh về món đồ chơi tuổi thơ - Diều
Viết bài văn thuyết minh về 1 trò chơi/ đồ chơi quen thuộc
viết giùm mik nha! đăc biệt ko lấy trên mạng! càng ngắn càng tốt
Tập Làm Văn
Đề 1: Kéo co là 1 trò chơi dân gian quen thuộc. Em hãy viết 1 bài văn thuyết minh về cách chơi trò chơi đó.
Đề 2: Diều là đồ trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ. Em hãy viết 1 bài văn thuyết minh về cách làm diều và thả diều.
Đề 3: Thuyết minh về danh lam than thắng cảnh ở Hải Phòng.
( Ko chép văn tham khảo & làm 1 trong đề bạn có thể làm )
Đề 1:Thuyết minh về cách tổ chức 1 trò chơi dân gian
Đề 2: Thuyết minh về cách làm 1 món ăn truyền thống
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN - KÉO CO
Việt Nam là một nước đang phát triển và có đời sống vật chất cũng ngày càng tiến bộ. Nhưng không thể phủ nhận đời sống tinh thần dân ta quả thật phong phú và đa dạng từ xa xưa dần dần theo dòng chảy thời gian nó trở thành một nét văn hóa , trong đó có trờ chơi kéo co.
Trò chơi kéo co theo như lời kể thì nó đã có từ rất lâu rồi, từ thời cổ đại ở Ai Cập. Vào những năm 2500 trước công nguyên, trên những ngôi mộ cổ ở Ai Cập có những hình vẽ về một cuộc thi kéo co. Dần dần nó trở thành một trò chơi được ưa chuộng, lan sang Trung Quốc, Hy Lạp,.. Ở Tây u, lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000 sau Công Nguyên. Các chiến binh Viking thường chơi một trò chơi có tên gọi là "kéo da", trong đó người ta dùng da động vật như da trâu, bò, dê,... thay cho dây thừng để chơi kéo co.
Trò chơi kéo co là một môn thể thao và là một trò chơi dân gian phổ biến trong đời sống. Trò chơi này là một trò chơi mang tính đồng đội cao và nó trọng sức mạnh. Và đặc biệt luật chơi cũng cực kì đơn giản, dễ hiểu đối với tất cả mọi người và ai có đủ sức khỏe cũng có thể tham gia. Khi chơi, ta cần chuẩn bị một chiếc dây thừng to, chắc chắn, độ dài vào khoảng 10 mét hoặc có thể hơn. Cùng với đó là một chiếc khăn được buộc giữa chiếc dây, chiếc dây chính là dấu hiệu chiến thắng trong cuộc đọ sức. Kéo co được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tù vào tập tục văn hóa của mỗi vùng nhưng về cơ bản, số người tham dự không giới hạn và chia làm hai phe sao cho số lượng người tham gia ở mỗi phe là bằng nhau. Người chơi dùng hết sức lực của mình kéo sợi dây thừng sao cho chiếc khăn buộc giữa dây nghiêng về phía mình và vượt qua vạch giới hạn của mình trước thì bên đó thắng. Trong một cuộc thi đầu kéo co, người ta cử ra một trọng tài, trọng tài sẽ là người phân định thắng thua giữa hai đội chơi. Trong quá trình chơi , đòi hỏi người tham gia phải kéo hết sức lực, tinh thần đoàn kết cao,và khi kéo có thể bị đau rát tay do ma sát với sợi dây thừng,.. nhưng bỏ qua những mệt mỏi, khi ta chiến thắng sẽ rất vui vẻ.
Đối tượng tham gia trò chơi thường là những thanh niên khỏe mạnh, có sự hiếu thắng, tham gia cuộc thi kéo co để đọ sức và khẳng định mình. Có thể là nam cũng có thể là nữ. Trò chơi kéo co đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền , được nhiều người dân đón nhận. Trò chơi kéo co còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.
Hiện nay có một vấn đề nổi cộm đó là trò chơi dân gian này đang dần bị lãng quên bởi thế hệ trẻ. Những đứa trẻ say mê với những trò chơi điện tử, mải mê với những bộ phim 3D kịch tính mà quên đi trò chơi truyền thống của dân tộc, không màng đến trò chơi dân gian đã trở thành di sản phi vật thể, là đời sống tinh thần của ông cha ta khi trước. Bởi lẽ đó, chúng ta nên thức tỉnh, dời xa những trò chơi điện tử dù chỉ một ngày để tham gia chơi kéo co, lúc ấy ta mới nhận ra những niềm vui và sự thỏa mãn khi chiến thắng.
Kéo co- một di sản phi vật thể, một trò chơi gần gũi với con người Việt Nam. Trò chơi dân gian ấy luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tình thần con người mà chúng ta phải luôn nhớ về và giữ gìn nó.
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÁI BÁNH CHƯNG
Truyền thống Việt Nam bao đời vẫn thật đẹp. Nét đẹp văn hóa ấy còn lưu truyền đến ngày nay qua bao thế hệ . Trong đó có bánh chưng- một loại bánh có nguồn gốc rất kì diệu từ một sự tích từ hàng ngàn năm thời vua Hùng.
Theo sử sách Bánh chưng được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp để làm ra bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời. Nhờ hai loại bánh này mà Lang Liêu được cha truyền ngôi báu. Có lẽ vì thế mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”.
Bánh chưng là một món ăn tinh thần lâu đời của người Việt, nó được gói hình vuông đẹp mắt bằng lá dong rửa sạch với nước suối. Nguyên liệu làm bánh chưng cũng rất đơn giản và quen thuộc gồm : gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ thơm ngon, hành và một số gia vị như hạt tiêu , muối …Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất hợp gói với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm được ngâm trước từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp gia vị cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Các công đoạn gói bánh chưng tưởng chừng đơn giản mà khá tỉ mỉ. Đầu tiên trải lá ra mâm đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Ta đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt, thì ta đã có một chiếc bánh chưng hoàn thiện. Sau đó buộc lại từng cặp xếp vào nồi, đổ nước sôi và luộc với ngọn lửa nhỏ lom rom. Luộc bánh chưng thời gian khá dài từ 8 đến 10 tiếng tùy thuộc vào lượng bánh trong nồi. Tất cả những điều cơ bản được hoàn thành, tà chỉ việc ngồi đợi canh nồi đợi bánh chín thơm lừng.
Bánh chưng đối với người dân Việt Nam là món ăn quen thuộc và là món ăn tinh thần không thế thiếu, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam . Đặc biệt trong những ngày lễ tết, bánh chưng được bày trên mâm cúng ông bà tổ tiên tượng trưng cho lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, bề trên. Bánh chưng được làm từ những hạt ngọc đã nuôi sống con người từ thuở hoang sơ, nuôi dưỡng cả nên văn hóa của nước nhà, khi ta ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về một sự tích xa xôi một thời.
Giờ đây, đất nước trên đã phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, mọi thứ càng phát triển tiên tiến, những nét truyền thống ngày càng mai một nhưng bánh chưng là món ăn vẫn được người dân Việt chú trọng và gìn giữ. Mặc dù thứ bánh đó đã trở thành món hàng hóa để thu lợi nhuận mỗi khi gần dịp tết, nhưng nó vẫn không bị lãng quên , không bị thay thế bởi những món đồ ăn nhanh của ngước ngoài.
Bánh chưng, một loại bánh gắn liền với lịch sử dân tốc từ thời văn minh lúa nước. Chúng ta những con dân Việt Nam phải cùng nhau giữ gìn nét văn hóa ẩm thực đẹp đẽ ấy và tự hào về nó cũng chính là tự hào về truyền thống dân tộc vẻ vang.
hãy viết 1 đoạn đối thoại ngắn (khoảng 5 câu ) nói về con vật hoặc đồ chơi của em
giúp mk nha .mk cần gấp
B - Chào cậu ... Cậu đi đâu thế ?
A - Mình đi mua thức ăn cho người bạn thân của minh ..^_^
B - Đó là ai vậy ..?
A - Cậu ấy : Có đôi tai nghe ngóng được từ xa ..
Còn có đôi mắt màu đen nháy , nhìn rất tinh .
Cậu có cái đuôi dài ve vẩy mỗi khi vui ....
B - Trời đó là quái vật à ...
A - ko cậu đó tên là :Lucky
A -cậu biết ko? tớ rất cưng Lucky, chẳng phải vì ngoại hình hay bộ lông đâu1 tớ yêu nó vì nó là người bạn chia sẻ mọ chuyên vs tớ. nó an ủi mỗi khi tớ buồn( liếm tay tớ). chia sẽ khi tớ vui( vẫy đuôi) vì tek tớ yo nó rất nhiều!luôn luôn và mãi mãi.
Xong
Vừa đi học về em đã nghe thấy tiếng meo meo của bé Moon nhà em. Bé rất dễ thương, lại ngoan nữa nên cả nhà em ai cũng thương Moon. Moon có một bộ lông trắng muốt, mượt mà như tơ vậy. Ai vào nhà em cũng khen Moon thật đang yêu. Vì thế em sẽ cố gắng chăm sóc bé Moon thật tốt để Moon càng ngày càng đáng yêu và dễ thươ hơn.
Thuyết minh về trò chơi banh đũa
Mình đang cần gấp
Quy luật chung của banh đũa là phải chuyền (tung) banh lên cao nắm đũa có 10 cây chuyền sang tay khác xong vừa kịp lúc chụp trái banh (ngoài ra, banh có thể thay thế bằng đá trò, bi, ổi)Và từ trò chơi truyền thống đó, mấy đứa nhỏ từ bao đời nay đã “biến tấu” nên nhiều “kiểu gen” khác của trò chơi này.- Kiểu gen 1: Sau khi rãi đũa, luật chơi bây giờ không còn là nắm đũa chuyền sang tay khác mà được biến tấu bằng cách, nhặt số chẵn số cây đũa lên trước khi chụp banh. Ví dụ: Bạn phải nhặt 2 cây đũa bất kì đầu tiên lên, tiếp đến là 4 cây, 6,8.- Kiểu gen 2: Chừa đũa: “Chừa” tức là để lại. Sau khi rãi đũa, các “vận động viên banh đũa” phải gom hết số đũa tre, tuy nhiên phải chừa lại duy nhất 2 cây, mới được gọi là thắng.- Kiểu gen 3: Giọng: Khi ta tung banh lên, điều cần làm bây giờ phải là phải giọng bó đũa xuống đất, sau đó mới được chụp banh.- Kiểu gen 4: Đập: Như tên gọi của kiểu gen này, thay vì “giọng” như trước, ta sẽ phải xoay bó đũa và đập chúng xuống đất.- Kiểu gen 5: Sang tay: bốc hai cây một bỏ sang tay bên kia cho đến khi đủ bó.- Kiểu gen 6: Lòn kim: Kiểu gen này “khó ăn” hơn nhiều. Hãy thử ngẫm động tác lòn kim xem nào, đúng rồi đó, kì này, bạn phải hợp tác với cả tay và chân. 1 chân của bạn cong lên, lấy tay lòn vào chân rồi chuyền sang tay.- Kiểu gen 7: Bạn sẽ rãi 9 cây đũa, sau đó chuyền lên 3.Chà, “kiểu gen” nào cũng đem lại cái hay riêng cho trò chơi truyền thống này đúng không nào. Và dĩ nhiên, mỗi bạn sẽ được chơi cho đến khi nào “tử” và chuyển qua cho đối phương tiếp theo của mình. Cứ như vậy chuyền thành vòng tròn.
Thuyết minh về cách làm (một món ăn , trò chơi dân gian )mà em thích ?
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tò he là một trong những món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Không chỉ mang giá trị về tinh thần, tò he còn mang đậm dấu ấn về các làng quê...)
TB:
Nêu nguyên liệu để làm tò he:
+ Bột nếp
+ Phẩm màu
+ Que tre
...
Cấu tạo:
2 phần
+ Phần hình
+ Phần que cắm
Cách tạo ra tò he:
+ Bột nếp được nhào nặn với một số chất sau đó được thêm phẩm màu
+ Sau khi dẻo được cắm trên que tre
+ Bọc 1 lớp nilon bên ngoài cho đỡ chảy màu
...
Công dụng:
+ Trang trí
+ Làm quà tặng
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tò he là một trong những món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Không chỉ mang giá trị về tinh thần, tò he còn mang đậm dấu ấn về các làng quê...)
TB:
Nêu nguyên liệu để làm tò he:
+ Bột nếp
+ Phẩm màu
+ Que tre
...
Cấu tạo:
2 phần
+ Phần hình
+ Phần que cắm
Cách tạo ra tò he:
+ Bột nếp được nhào nặn với một số chất sau đó được thêm phẩm màu
+ Sau khi dẻo được cắm trên que tre
+ Bọc 1 lớp nilon bên ngoài cho đỡ chảy màu
...
Công dụng:
+ Trang trí
+ Làm quà tặng
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
viết vào vở đoạn văn miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên
đó là đồ chơi,trò chơi gì?
em chơi đồ chơi đó ra sao?
tình cảm của em với món đồ như thế nào?
Tu... tu... tu...! Xinh xịch! Xinh xịch! Xinh xịch... Đoàn tàu cất lên tiếng còi lanh lảnh chào tạm biệt sân ga để bắt đầu vào hành trình mới. Đó là chiếc tàu hoả đồ chơi mà ba mua cho em trong dịp lên tham quan thành phố Hồ Chí Minh.
Trông thứ đồ chơi xinh xắn ấy, ai cũng phải mê. Nó như một đoàn tàu thật thu nhỏ lại, chỉ dài độ sáu mươi phân và được làm bằng nhựa. Chiếc đầu máy sơn màu xám bạc có gắn huy hiệu của ngành đường sắt. Hai bên thành vẽ hai lá cờ đỏ sao vàng. Chiếc ống khói nhô cao trên nóc tàu. Trước tay lái, người lái tàu trong bộ đồng phục đang chăm chú nhìn về phía trước.
Mười toa tàu màu xanh nối tiếp nhau. Dưới gầm toa là hai dãy bánh đều tăm tắp.
Tàu chạy bằng pin. Mỗi khi chơi, em chỉ cần lắp hai cục pin vào một chiếc ngăn nhỏ dưới đầu tàu rồi bật công tắc là tàu chạy trên đường ray đã lắp sẵn. Đường ray bằng nhựa màu đen, có thể kéo ra và gấp vào rất dễ dàng.
Chiều chiều, sau lúc học bài, em thường rủ bạn Quân sang chơi trò lái tàu hoả. Chúng em say mê chơi. Em ao ước sau này lớn lên sẽ trở thành một người lái tàu giỏi, để ngày ngày được lái con tàu băng băng trên đường sắt xuyên suốt chiều dài của đất nước Việt Nam yêu dấu.