Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
NL
3 tháng 4 2020 lúc 19:52

1.Khát vọng tự do và lòng yêu nước trong bài thơ Nhớ rừng được tác giả Thế Lữ thể hiện tinh tế qua hình ảnh con hổ - đại diện cho những người dân mất nước lúc bấy giờ. Đó cũng là lý do vì sao có thể nói rằng Nhớ rừng thể hiện tâm sự của người dân mất nước lúc bấy giờ nhé.

2.

Theo dòng thời gian bất tận, mọi thứ sẽ lui vào dĩ vãng mịt mờ, để lại cho con người bao nỗi niềm tiếc nuối. Nhất là khi những vẻ đẹp tài hoa một thời chỉ còn vang bóng. Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, bài thơ Ông Đồ thể hiện một hoài niệm day dứt, thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi. Bài thơ là tấm gương phản chiếu cho hồn thơ giàu lòng thương người và hoài cổ của Vũ Đình Liên.

Được ra đời trong phong trào Thơ mới, nhưng bài thơ thoát khỏi hai trục cảm xúc chính thời bấy giờ là tình yêu và thiên nhiên. Trong lúc những nhà thơ lãng mạn đang chìm đắm trong cái tôi cá nhân, muốn vẽ nên hiện thực mà họ muốn có, say sưa trong mộng ảo thì Vũ Đình Liên – một trí thức tây học trong lúc sững người, ngoảnh đầu quay lại phía sau đã bất chợt nhận ra “cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời”. Ông đồ – hình ảnh cuối cùng của nền Nho học đã từng tồn tại trong suốt một ngàn năm phong kiến Việt Nam.

Sự trượt dốc của nền Nho học đã kéo theo cả một lớp người trở thành nạn nhân đau khổ. Ông đồ của Vũ Đình Liên là một chứng tích cho một vẻ đẹp không bao giờ trở lại. Là hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người và vì thế chưa mất đi hoàn toàn, nhất là đối với những con người có tâm trạng hoài niệm cho vẻ đẹp quá khứ như Vũ Đình Liên. Khi mà chữ nghĩa thánh hiền cao quý không còn vị trí, phải ra tận vỉa hè, đường phố, đã trở thành một món hàng… con người ta mới thảng thốt, giật mình, xót xa cho ánh hào quang rực rỡ một thời. Tâm sự ấy đã được thể hiện trong bài thơ tạo nên sự giao thoa đồng cảm giữa nhân vật trữ tình và chủ thể trữ tình:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Ở đó là những hình ảnh, ấn tượng đã hằn sâu trong kí ức của chàng thanh niên còn rất trẻ. Là sự tuần hoàn của hoa đào, của ông đồ, của mực tàu, giấy đỏ tạo nên một nét riêng thiêng liêng của không gian văn hoá dân tộc khi Tết đến, xuân về. Nhưng ta không khỏi chạnh lòng trước cảnh ông đồ phải sống lay lắt trên con đường mưu sinh của mình. Vẻ già nua đáng thương hay là đạo học sắp suy tàn? Trớ trêu thay, nơi ông có thể níu giữ vẻ đẹp văn hoá, nơi ông có thể kiếm sống lại là “bên phố đông người qua”. Hình bóng lẻ loi, cô độc của con người như bất lực trước hiện thực phũ phàng. Trong dòng đời hối hả trôi, hiện lên hình ảnh ông đồ đang gò trên từng con chữ tài năng và tâm huyết của một đời người ngay giữa chợ đời:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay.

Đó là dư vang của một thời, nhưng cũng là hình ảnh đáng buồn trong sự chống chọi vô vọng, như một ánh nắng cuối ngày rực rỡ, bùng lên khi ngày đã sắp tàn. Cái cảnh xúm xít, chen lấn để mua một câu đối, một đôi chữ Nho mới đau đớn làm sao. Trong từng người ấy, có ai thật sự cảm thấy xót xa cho sự xuống cấp thảm hại của chữ Thánh Hiền – một giá trị tinh thần được đặt xuống ngang hàng với giá trị vật chất?

Dẫu rằng sự hiện hữu của ông đồ góp thêm nét đẹp truyền thống ấm cúng, trang trọng cho ngày Tết và nét chữ “như phượng múa rồng bay” kia cố níu kéo lấy chút thể diện cuối cùng, được mọi người thán phục, ngưỡng mộ nhưng tránh sao khỏi cảm giác bẽ bàng, sượng sùng? Nhưng cái danh dự còn sót lại nhỏ nhoi ấy cũng đâu tồn tại mãi, nó vẫn bị thời gian khắc nghiệt vùi lấp không thương tiếc:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “Mỗi năm mỗi vắng”. Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo:

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo, ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn. “Lá vàng rơi”, cũng như số phận hẩm hiu của ông đồ đã đến hồi kết thúc:

#tham khảo #

học tốt <3

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KD
Xem chi tiết
HT
29 tháng 1 2023 lúc 17:57

Bạn đưa bài thơ lên nữa nhé.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
H24
18 tháng 3 2022 lúc 20:49

D

A

Bình luận (0)
H24
18 tháng 3 2022 lúc 20:49

Câu 6: D

Câu 7: A

Bình luận (0)
TT
18 tháng 3 2022 lúc 20:50

D

A

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
4 tháng 10 2017 lúc 8:11

Việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” là một lựa chọn rất khéo léo và phù hợp để giúp tác giả thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt và lòng yêu nước kín đáo của mình.

- Qua hình ảnh con hổ - vị chúa sơn lâm bị giam cầm trong vườn bách thú, nhà thơ đã thể hiện một cách rất gợi cảm cảnh ngộ bị tước mất tự do, sự sa cơ và u uất của nhân dân ta khi bị mất nước, rơi vào cảnh nô lệ. Con hổ nuối tiếc một thời oanh liệt nơi rừng xanh cũng như chính nhân dân ta nhớ tiếc lịch sử chống giặc hào hùng của dân tộc và khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của nhân dân.

- Trong thời điểm khi tác giả sáng tác bài thơ, các tác phẩm văn nghệ gặp phải sự kiểm soát rất ngặt nghèo của thực dân. Vì vậy, việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” sẽ giúp tác giả có thể hiện một cách kín đáo, bóng bẩy những tâm sự của mình.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
XX
10 tháng 4 2022 lúc 11:05

tham khảo:

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần đó lại trở nên vô cùng mạnh mẽ. Trong quá khứ, những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… đã đứng lên lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Đến hôm nay, tinh thần yêu nước lại được thể hiện qua những hành động tưởng chừng như đơn giản nhưng rất yêu nghĩ. Tuổi trẻ cố gắng học tập để thật tốt để đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập. Có thể nói tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý. Và nhân dân ta phải có trách nhiệm làm cho tinh thần ấy đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Bình luận (0)
LH
10 tháng 4 2022 lúc 11:05

Tham khảo
Tinh thần yêu nước là một ngọn lửa lớn cháy mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. Đến lớp trẻ ngày hôm nay, chúng em vinh dự được tiếp nối ngọn lửa ấy. Cuộc sống hòa bình hiện nay có được là do cha ông ta đã vất vả dành lấy, chúng em sẽ cố gắng hết sức mình để gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn. Chúng em thể hiện tình yêu nước của mình theo những cách riêng của mình. Chúng em học tập và rèn luyện chăm chỉ để mai sau có thể cống hiến được nhiều cho tổ quốc, có thể đưa nước Việt ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong đợi. Chúng em sẵn sàng lên tiếng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên mọi diễn đàn dành cho mình mà không e ngại bất cứ điều gì. Chúng em tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn, để thắt chặt tình đồng bào. Chúng em đem niềm tự hào về dân tộc Việt Nam lên báo chí, âm nhạc và rất nhiều các hoạt động khác mà mình tham gia. Mỗi bạn, với một thế mạnh riêng sẽ có cách thể hiện tình yêu nước riêng. Nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là chúng em là công dân nước Việt Nam, chúng em yêu và tự hào về quốc gia của mình.

Bình luận (0)
H24
10 tháng 4 2022 lúc 11:06

nhanh các bẹn

 

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
MI
21 tháng 8 2023 lúc 10:52

1. Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày. Ví dụ: Cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau.

2. Thân bài: Dựa vào các ý đã tìm được, trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định. Ví dụ:

+ Nêu cách hiểu về lòng yêu nước thể hiện cụ thể ở mỗi văn bản; ví dụ: Lòng yêu nước thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng và yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha-men, của dân làng và cậu bé Phrăng,... Ở văn bản Dọc đường xử Nghệ là... Ở văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là...

+ Nêu lí lẽ vì sao những biểu hiện đó được coi là lòng yêu nước. Ví dụ:

• Hành động chế vũ khí (tên, nỏ) bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước ở chú Võ Tòng.

• Giải thích vì sao những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc, không phải là hành động cụ thể nhưng vẫn là biểu hiện của lòng yêu nước.

• Lí giải vì sao yêu tiếng mẹ đẻ được coi là biểu hiện của lòng yêu nước ,...

3. Kết bài:

Tóm tắt, khẳng định lại ý kiến đã nêu của mình và liên hệ với cuộc sống hiện nay. Ví dụ: Không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm: chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện bằng nhiều cách thức, nhiều hành động, ... khác nhau.

 
Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
2 tháng 4 2017 lúc 8:09

Giá trị nội dung

- Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người con Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ

- Dẫn chứng điển hình, thuyết phục

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 3 2019 lúc 12:14

Giá trị nội dung

- Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người con Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ

- Dẫn chứng điển hình, thuyết phục

Bình luận (0)