Nhận xét về đặc điểm của các biểu thức số học
Nhận xét về đặc điểm của biểu thức số học
Thống kê các văn bản văn học (truyện, thơ) đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6, từ đó, nhận xét sự khác biệt về đặc điểm hình thức của mỗi thể loại ở hai tập sách.
(Gợi ý: Về thể loại thơ, sự khác biệt về đặc điểm hình thức là Ngữ văn 6, tập một tập trung vào thơ lục bát; Ngữ văn 6, tập hai tập trung vào thơ có yếu tố tự sự. miêu tả.).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
HƯỚNG DẪN
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4.
+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
+ Địa hình có tính phân bậc theo độ cao: ở đồi núi có các bậc từ 500 - 1000m, 1000 - 1500m, 1500 - 2000m, 2000 - 2500m, trên 2500m.
+ Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam: cao về phía tây, tây bắc, thấp dần về phía đông và đông nam.
+ Địa hình có sự phân hoá đa dạng: có nhiều vùng núi khác nhau, khu vực trung du, bán bình nguyên; các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển...
+ Có 2 hướng chính: tây bắc - đông nam (thể hiện rõ từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã với các dãy núi như Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Truông Sơn Bắc), vòng cung (thể hiện ở vùng núi Đông Bắc với các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và vùng núi Trường Sơn Nam).
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, đất trượt, đá lở; địa hình cacxtơ (hang động, suối cạn, thung khô); các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng mở rộng.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu: mở rộng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về phía biển hằng năm.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: các hoạt động kinh tế (khai khoáng, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ điện...) cùng hoạt động quần cư đã làm biến đổi địa hình và tạo nên nhiều dạng địa hình nhân tạo.
Quan sát biểu đồ nhiệt độ dưới đây kết hợp với các kiến thức đã học hãy nhận xét về chế độ nhiệt ở hai địa điểm
Tham khảo ạ
Trạm Lit- tơn A- mê- ri- ca:
Nhiệt độ cao nhất: -10 C (tháng 1)Nhiệt độ thấp nhất: -42 C (tháng 9) Biên độ nhiệt: 32 C=> Nhiệt độ quanh năm dưới 0'C với biên độ nhiệt cao
Trạm Vô- xtốc:
Nhiệt độ cao nhất: -37 C (tháng 1)Nhiệt độ thấp nhất: -73 C (tháng 2) Biên nhiệt độ: 36 C=> Nhiệt độ quanh năm dưới:-35'C
* Nhiệt độ ở trạm Lit-tơn A-mê-ri-ca cao hơn nhiệt độ tại trạm Vô-xtoc
Tham khảo
Trạm Lit- tơn A- mê- ri- ca:
Nhiệt độ cao nhất: -10 C (tháng 1)Nhiệt độ thấp nhất: -42 C (tháng 9) Biên độ nhiệt: 32 C
=> Nhiệt độ quanh năm dưới 0'C với biên độ nhiệt cao
Trạm Vô- xtốc:
Nhiệt độ cao nhất: -37 C (tháng 1)Nhiệt độ thấp nhất: -73 C (tháng 2) Biên nhiệt độ: 36 C
=> Nhiệt độ quanh năm dưới:-35'C
* Nhiệt độ ở trạm Lit-tơn A-mê-ri-ca cao hơn nhiệt độ tại trạm Vô-xtoc
Biết Ka (hằng số phân li acid) của R – COOH được tính theo biểu thức sau:
\(K_a=\dfrac{\left[H^+\right]\times\left[RCOO^-\right]}{\left[RCOOH\right]}\)
Dựa vào Bảng 19.3, nhận xét về tính acid của carboxylic acid. Nêu tính chất hoá học đặc trưng của chúng.
Tham khảo:
Carboxylic acid có tính acid yếu. Cụ thể:
+ Làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu đỏ;
+ Phản ứng được với các kim loại đứng trước hydrogen trong dãy hoạt động hoá học, giải phóng khí hydrogen.
+ Tác dụng được với oxide base, base.
+ Tác dụng được với một số muối…
2. Nhận xét về một số nét đặc sắc nghệ thuật của Truyện Kiều qua các văn bản đã học.
- Tạo được những tình huống xoay quanh các sự kiện giàu kịch tính và dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
- Xây dựng và sử dụng kết hợp ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hóa đối thoại, độc thoại nội tâm với lời của người kể chuyện, để miêu tả tâm lí, tính cách của nhân vật một cách sinh động.
- Từ ngữ đặc sắc, ngòi bút ước lệ kết hợp tả cảnh ngụ tình, điển tích, điển cố.
- Thể loại truyện thơ Nôm, thể thơ lục bát truyền thống, đề cao tính dân tộc.
Em hãy viết công thức electron, công thức Lewis của các hydrocarbon sau: C2H6, C2H4, C2H2. Nhận xét sự khác nhau về đặc điểm liên kết trong phân tử của ba hydrocarbon trên.
Nhận xét về đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.
- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là:
+ Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.
- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.
+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.
+ Chú ý những nội dung quan trọng trong văn bản để trả lời câu hỏi.
Khi đọc hiểu các văn bản nghị luận văn học và trả lời câu hỏi sẽ giúp em có thêm nhiều kiến thức hơn về những vấn đề trong văn học.
Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước phát triển là
A. giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức cao
B. giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao
C. giá trị đầu tư ra nước ngoài nhỏ, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao
D. giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức thấp
. Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước phát triển là giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao (sgk Địa lí 11 trang 6)
=> Chọn đáp án B