Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
13 tháng 10 2017 lúc 15:58

Em có thể nêu nhận xét như sau:

a) Cách xưng hô: Nhẹ nhàng, tình cảm, đúng với quan hệ mẹ với con. Con thì lễ phép thưa gửi, mẹ thì tình cảm dịu dàng âu yếm.

b) Cử chỉ trong lúc nói chuyện: lễ phép, thân mật

Mẹ thì xoa đầu Cương âu yếm

Con thì nắm tay mẹ tình cảm tha thiết

Nội dung: Mơ ước kiếm được một nghề để phụ giúp gia đình và làm kế sinh nhai sau này là một ước mơ tốt đẹp, đồng thời thể hiện cái nhìn về nghệ nghiệp: tất cả mọi nghề làm ra của cải vật chât phục vụ cuộc sống đều tốt đẹp cả

Bình luận (1)
DN
Xem chi tiết
ND
6 tháng 2 2017 lúc 6:40

Em có thể nêu nhận xét như sau:

 

a) Cách xưng hô: Nhẹ nhàng, tình cảm, đúng với quan hệ mẹ với con. Con thì lễ phép thưa gửi, mẹ thì tình cảm dịu dàng âu yếm.

b) Cử chỉ trong lúc nói chuyện: lễ phép, thân mật

Mẹ thì xoa đầu Cương âu yếm

Con thì nắm tay mẹ tình cảm tha thiết

Nội dung: Mơ ước kiếm được một nghề để phụ giúp gia đình và làm kế sinh nhai sau này là một ước mơ tốt đẹp, đồng thời thể hiện cái nhìn về nghệ nghiệp: tất cả mọi nghề làm ra của cải vật chât phục vụ cuộc sống đều tốt đẹp cả

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 9 2019 lúc 18:14

Bạn học sinh xưng hô, trò chuyện với cái trống trường như người bạn thân : buồn không hả trống ? bọn mình đi vắng...

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
16 tháng 2 2019 lúc 6:39

- Trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều có các lời dẫn trực tiếp

    + Hỏi tên, rằng “Mã Giám Sinh”

Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”

    + Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều”

    + Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng

- Cách xưng hô, nói năng của Mã Giám Sinh cộc lốc, trịch thượng, sỗ sàng, vừa kiểu cách vừa giả tạo

    + Lời của mụ mối đưa đẩy, vòng vo, nhún nhường giả tạo, đúng là kẻ chuyên nghề mối lái

Bình luận (0)
DD
Xem chi tiết
MN
3 tháng 10 2021 lúc 20:38

Em tham khảo nhé:

Tham khảo nha em:

Nhận xét về sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ trong đoạn trích, có thể thấy :

– Chỉ trong một đoạn văn ngắn, ta thấy chị Dậu ba lần xưng hô khác nhau với tên cai lệ : ban đầu, chị xưng cháu (và nhà cháu), gọi tên cai lệ bằng ông (cháu – ông), sau chị chuyên sang xưng tôi (tôi – ông) và cuối cùng, chị xưng là bà, gọi tên cai lệ bằng mày (bà – mày) !…

Sự thay đổi cách xưng hô đó phản ánh sự thay đổi thái độ và cách đối phó của chị Dậu đối với tên cai lệ để bảo vệ anh Dậu :

+ Ban đầu, chị Dậu quá lo sợ (vì chúng bất ngờ ập đến với điệu bộ hung dữ, quyết bắt trói chồng chị, điều mà chị lo nhất ; dù sao, lúc này tên cai lệ cũng là “người nhà nước” đang đi nã thuế theo lệnh trên, còn chồng chị thì… vẫn chưa có tiền nộp thuế nên đang là kẻ có tội ! Vì vậy, chị Dậu phải lễ phép van xin thiết tha, nên chị lễ phép xưng cháu với hắn và gọi hắn bằng ông.

+ Đến khi tên cai lệ hung hãn đó đáp lại chị rất phũ và “cứ sấn đến để trói anh Dậu” thì chị “tức quá không thể chịu được” đã “liều mạng cự lại”. Chị đã vụt đứng dậỵ như một người ngang hàng, xưng tôi chứ không tự hạ xưng cháu như trước. Chú ý: Chị vẫn gọi cai lệ bằng ông nhưng lần này, ông (trong tôi – ông) không còn được coi là người bề ữên đáng tôn kính (như ông toong cháu – ông) mà chỉ là kẻ ngang hàng.

+ Cuối cùng, trước sự hung ác, đểu cáng tột cùng của tên cai lệ (hắn tát vào mặt chị “đánh bốp” và “cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”), thì chị ngùn ngụt phẫn nộ, đã “nghiến hai hàm răng” xưng bà với tên tay sai mất hết tính người đó và gọi hắn bằng mày (bà – mày). Đây là cách xưng hô hết sức “đanh đá” của người phụ nữ khi căm giận cao độ. Chẳng những hoàn toàn không còn tư thế cúi đầu van xin, cũng không chỉ là tư thế đững đạc của người ngang hàng, mà đây là tư thế “đứng trên đầu thù”, đè bẹp hoàn toàn uy thế của đối phương. Cùng với cách xưng hô ngỗ ngược ấy là động tác quật tên tay sai “ngã chỏng quèo” hết sức dữ dội, bất ngờ…

Như vậy, sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu đối với tên cai lệ phản ánh sự thay đổi rất nhanh và hợp lí, trong thái độ và trong cách đối phó của chị Dậu đôi với tên tay sai hung ác đó. Sự thay đổi đó cũng phản ánh sự phát triển (cũng rất hợp lí) của tình huống truyện, làm toát lên cái chân lí, cái quy luật lớn của hiện thực: “tức nước vỡ bờ”.

– Để chứng minh sự “vỡ bờ” (hành động quật lại quyết liệt của chị Dậu) ở đây là tất yếu, phấi bám sát văn bản, theo dõi sự diễn biến của tình huống truyện, cần đặc biệt chú ý :

+ Ban đầu, chị Dậu hoàn toàn không có ý chống lại “người nhà nước”, đúng là chị đâu “dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước”. Dù quá túng bấn, chị đã chạy vạy xoay xoả đủ cách, phải bán cả con và đáng lẽ đã đủ tiền nộp sưu thì chị lại bị buộc phải nộp cả suất sưu của người đã chết một cách hết sức vô lí nên mới bị coi là kẻ thiếu sưu ! Chị “run run”, “cố thiết tha” van xin tên cai lệ cho khất, nhưng tên tay sai không chút tình người đó không thèm nghe chị lấy nửa lời, đã đáp lại chị một cách tàn nhẫn và cứ xông vào trói anh Dậu. Trong tình thế mạng sống của anh Dậu treo trên sợi tóc như vậy, chị không thể chịu đựng hơn được nữa, mới “liều mạng cự lại”.

+ Cần chú ý, thoạt đầu chị cũng chỉ “cự lại” bằng lí lẽ. Chị dõng dạc nói lên cái đạo lí tối thiểu của con người : Không được hành hạ người đau ốm ! Nhưng tên cai lệ hung ác hơn cả chó sói ấy quay lại “tát đánh bốp” và cứ chồm tới anh Dậu, thì lúc này chị Dậu phẫn nộ ngút trời, vụt đứng dậy với một sức mạnh ghê gớm bất ngờ, ra tay quật ngã cả hai tên tay sai…

Đoạn văn tuy ngắn nhưng đã cho thấy rõ trong tình thế cùng đường, chị Dậu buộc phải hành động như vậy, không thể nào khác. Chị Dậu vốn là một phụ nữ nghèo, hiền dịu, giàu lòng yêu thương, nhưng muốn sống yên phận mà cũng không xong, đã trở thành người đàn bà “ngỗ nghịch”, “bất trị” với bọn thống trị tàn ác. Sự “vỡ bờ” (việc chống trả lại của chị Dậu) trong tình huống ấy là điều hoàn toàn tất yếu. Điều tất yếu trong hành động của chị Dậu đó cũng phản ánh cái quy luật tất yếu của hiện thực : “tức nước vỡ bờ”, “con giun xéo lắm cũng quằn”, “có áp bức có đấu tranh”.   

Bình luận (1)
QL
Xem chi tiết
HM
29 tháng 1 2024 lúc 21:32

- Khi Thúy Kiều khi nói về Từ Hải, nàng lại mang một sắc thái khác. Tự nhận mình hèn mọn, nhỏ bé, Kiều tôn vinh Từ Hải như một bậc cứu nhân độ thế, rửa sạch oan khiên. Thể hiện sự chân thành, nhỏ nhẹ, khiêm nhường đầy tình nghĩa của Kiều.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
18 tháng 12 2023 lúc 13:50

- Khi nghe mẹ và vú già nói chuyện: “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá” và hiểu nỗi lòng của mẹ: “Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt”. 

- Khi nhớ ra cảnh sống nghèo khổ của gia đình Hiên: “Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên,…” 

→ Những ý nghĩ ấy cho thấy Sơn là một cậu bé sống rất tình cảm, giàu lòng trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương người thân, bạn bè. 

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
TA
27 tháng 8 2023 lúc 20:30

Lời của Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người chí chí nghĩa, thấu hiểu được nỗi đau riêng và ước mong của Kiều.

Bình luận (0)
TA
27 tháng 8 2023 lúc 20:30

- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình: tự ti.

- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về Từ Hải: khiêm nhường, nhỏ nhẹ, chân thành, đầy tình nghĩa.

Bình luận (0)