Những biểu hiện và hậu quả của chiến tranh lạnh
Hãy nêu những biểu hiện của tình hình “chiến tranh lạnh” và hậu quả của nó.
- Một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã nhanh chóng chuyển từ đồng minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt. Đó là tình trạng "chiến tranh lạnh" giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, kéo dài trên 40 năm (1945 - 1989).
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ; đồng thời gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề:
+ Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
+ Các cường quốc đã chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự.
+ Loài người phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...
Hãy nêu những biểu hiện của tình trạng "chiến tranh lạnh" và hậu quả của nó.
a) Phân tích những xu thế chính của thế giới sau chiến tranh lạnh. Trong những xu thế đó thì Việt Nam có những thời cơ gì?
b) Phân tích những biểu hiện và hậu quả của chiến tranh lạnh.
Xin giúp mình nhanh với ạ !
Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai , Mỹ thực hiện "chiến tranh lạnh "? Cuộc " chiến tranh lạnh " diễn ra như thế nào ? Hậu quả
Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai , Mỹ thực hiện "chiến tranh lạnh "?
– Từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dần dần đi đến tình trạng Chiến tranh lạnh.
– Mĩ và Liên Xô cùng phát triển mạnh mẽ nhưng có lợi ích, mục tiêu chiến lược đối lập nhau. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bả0 vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng, nhằm thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.
– Mĩ hết sức lo ngại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc với sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Á sang Âu. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới dâng cao.
– Cũng ngay sau Chiến tranh, Mĩ đã vươn lên trở thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới…
– Mĩ và các nước tư bản phương Tây đã cấu kết với nhau để chống lại sự “đe dọa của chủ nghĩa cộng sản”. Nếu phát động “chiến tranh nóng” mang tính toàn cầu thì với sự hủy diệt của bom nguyên tử, cả Mĩ và Liên Xô đều bị thất bại.
– Mĩ đã khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Cuộc " chiến tranh lạnh " diễn ra như thế nào ?
– Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xôm gây nên chiến tranh lạnh của Mĩ là thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman ngày 12 – 3 – 1947; khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn và đề nghị viện trợ cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô….
– Tháng 6 – 1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan” giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, lôi kéo các nước này vào Liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Việc thực hiện “Kế hoạch Mácsan” tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
– Ngày 4 – 4 – 1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
– Tháng 1 – 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
– Tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.
Hậu quả
Việc chấm dứt Chiến tranh lạnh tạo nên những chuyển biến quan trọng trong quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới :
– Quan hệ giữa 5 nước Uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thoả hiệp, hợp tác, giải quyết những tranh chấp xung đột quốc tế.
– Khối Vácsava tự giải thể (3 – 1991) nên không còn các khối quân sự đối đầu nhau.
– Các tranh chấp, xung đột khu vực chuyển dần sang giải quyết bằng đối thoại, hợp tác như Xô – Mĩ hợp tác, thoả hiệp giải quyết các vụ xung đột khu vực : Nam Phi, Ápganixtan, Trung Đông, Campuchia, Namibia,…
– Liên Xô không can thiệp vào Đông Âu, chấm dứt thực hiện những cam kết với các nước xã hội chủ nghĩa.
Từ hậu quả của của hai cuộc chiến tranh thế giới và hậu quả của những tranh chấp xung đột trên thế giới hiện nay đặc biệt là sự bành trướng của lực lượng nhà nước Hồi giáo IS hãy nêu lên những suy nghĩ của em về chiến tranh
c2 : cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 khởi đầu ở nước nào ? vào thời gian nào ? vì sao ? nó có tác động đối với nhân loại như thế nào . c3 : nêu biểu hiện của chiến tranh lạnh và hậu quả của nó
hậu quả của chiến tranh Việt Nam (1954-1975) dưới tác động của chiến tranh lạnh?
* Tác động đối với cục diện thế giới và Việt Nam.
- Cuộc chiến tranh lạnh đã chi phối toàn cục thế giới, làm tình hình thế giới luôn căng thẳng trong xu thế đối đầu hai phe : Tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Không một nước nào có thể hoàn toàn đứng ngoài cuộc đấu tranh này và ít nhiều đều phụ thuộc vào quan hệ này.
- Cuộc chiến tranh lạnh, trong những thời điểm lịch sử nhất định của nó đã giúp đỡ, đẩy mạnh và thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển, nhưng mặt khác nó ngăn cản sự đối thoại, hợp tác, tính độc lập tự chủ của mọi quốc g ia trong xu thế toàn cầu hóa của thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của Việt Nam chịu tác động sâu sắc của chiến tranh lạnh.
+ Pháp được Mĩ giúp sức, quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó Mĩ trực tiếp lôi kéo các nước đồng minh vào cuộc.
+ Ngược lại, Việt Nam cũng được Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác viện trợ..
=> 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan hệ "chiến tranh lạnh"
Chiến tranh lạnh đã kết thúc từ tháng 12/1989 nhưng một trong những hậu quả của nó vẫn còn để lại đến ngày nay là
A. NATO mở rộng phạm vi ảnh hưởng về phía đông
B. tình trạng chia cắt trên bán đảo Triều Tiên
C. sự tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông
D. sự khác biệt về chính trị giữa Đông Âu và Tây Âu
Chọn đáp án B.
Theo quyết định của Hội nghị Ianta thì ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Tuy nhiên, sau khi quân đội phát xít được giải giáp, cả thế giới lại rơi vào cuộc chiến tranh lạnh do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên. Vì thế trong năm 1948, đã có hai nhà nước khác nhau hình thành ở hai miền Triều Tiên theo hai chế độ chính trị khác nhau. Cho đến nay, Triều Tiên vẫn chưa thống nhất.
=> Chiến tranh lạnh đã để lại một trong những hậu quả nặng nề là tình trạng chia cắt ở bán đảo Triều Tiên cho đến nay.
Chiến tranh lạnh đã kết thúc từ tháng 12/1989 nhưng một trong những hậu quả của nó vẫn còn để lại đến ngày nay là
A. NATO mở rộng phạm vi ảnh hưởng về phía đông.
B. tình trạng chia cắt trên bán đảo Triều Tiên.
C. sự tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông.
D. sự khác biệt về chính trị giữa Đông Âu và Tây Âu.
Đáp án B
Theo quyết định của Hội nghị Ianta thì ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Tuy nhiên, sau khi quân đội phát xít được giải giáp, cả thế giới lại rơi vào cuộc chiến tranh lạnh do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên. Vì thế trong năm 1948, đã có hai nhà nước khác nhau hình thành ở hai miền Triều Tiên theo hai chế độ chính trị khác nhau. Cho đến nay, Triều Tiên vẫn chưa thống nhất.
=> Chiến tranh lạnh đã để lại một trong những hậu quả nặng nề là tình trạng chia cắt ở bán đảo Triều Tiên cho đến nay.