-Viết đoạn cảm nghĩ về bài ca dao số 3 trong bài: Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương.
hãy viết một đoạn văn (từ 150-200 chữ )về cảm nghĩ của bạn với bài ca dao những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương ?
Giúp mình với ạ
Em tham khảo:
Đi khắp dọc dài Tổ Quốc, có biết bao mảnh đất hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, để suy tưởng nguồn cội, để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm. Nhắc tới Đồng bằng sông Cửu Long giàu có và trù phú, người ta không thể quên một Tháp Mười dồi dào, được thiên nhiên ưu ái ban tặng các sản vật quý giá:
“Ai ơi, về miệt Tháp Mười,
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”...
Câu ca dao mộc mạc của người Nam bộ ngắn gọn, chân chất ấy đã phản ánh được phần nào bức tranh trù phú của vùng Đồng Tháp Mười ngày xưa. Thiên nhiên rất đỗi hào phóng ban phát cho vùng Đồng Tháp Mười nhiều sản vật và nguồn lợi tôm, cá khá dồi dào. Đồng Tháp Mười là vùng trũng rất rộng, địa phận nằm giữa các tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An. Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thoáng mát, không khí trong lành, chim trời cá nước nhiều vô kể. Câu ca vừa cho người đọc hiểu biết thêm về vùng đất ở phía Nam Tổ quốc, vừa thể hiện niềm tự hào, yêu mến và biết ơn của tác giả dân gian đối với quê hương xứ sở.
( Bài ca dao số 2 : Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương. Sgk Ngữ Văn 6 )
I. Phần trắc nghiệm:
1. Văn bản: Khai thác từ các văn bản nằm trong chủ điểm 3 và 4:
Chủ điểm 3 “Vẻ đẹp quê hương”:
- Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
*
- Việt Nam quê hương ta;
*
- Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…”
Chủ điểm 4 “Những trải nghiệm trong đời”
- Bài học đường đời đầu tiên;
- Giọt sương đêm;
- Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.
Nội dung cần nắm:
- Nhớ được thông tin về tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, thể loại, các chi tiết, tình tiết, nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Hiểu được giá trị, ý nghĩa, nội dung, nghệ thuật của các chi tiết trong văn bản.
- Nhận xét về thông điệp, ý nghĩa mà tác giả gửi gắm trong văn bản hoặc nhận xét về nhân vật, dụng ý sáng tác của tác giả trong văn bản.
2. Tiếng Việt
- trạng ngữ, thành ngữ;
- từ ghép, từ láy;
- so sánh, nhân hóa.
Nội dung cần nắm:
- Khái niệm
- Đặc điểm, công dụng
- Vận dụng lí thuyết để làm bài tập ngoài chương trình.
II. Tự luận:
- Nội dung: Đoạn ngữ liệu ngoài chương trình học, thuộc các chủ đề sau:
+ Quê hương;
+ Trải nghiệm trong đời
- Hình thức: Đọc đoạn ngữ liệu và thực hiện 02 câu hỏi
+ Câu 1 : : Trả lời ngắn gồm 2 ý thuộc văn bản và tiếng Việt.
+ Câu 2: Viết đoạn văn khoảng 10-15 dòng.
--- HẾT ---
1. Cho biết văn bản “Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương” có thể loại là gì?
2.Các bài hát dân gian về vẻ đẹp quê hương thường được viết dưới hình thức thể thơ nào?
3.Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt giá trị nội dung và đặc trưng nghệ thuật của bài thơ Việt Nam quê hương ta của Nguyền Đình Thi.
4.Thế nào là nghị luận về một bài ca dao?
5.Muốn viết bài nghị luận về một bài ca dao cần tiến hành những bước nào
NHỮNG CÂU HÁT DÂN GIAN VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
Bài ca dao số 1:
+ Trong bài ca dao, những con phố nào được nhắc đến? Cách đặt tên phố ở Thăng Long xưa có gì đặc biệt?
+ Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Nêu tác dụng?
+ Tình cảm của “người về” được thể hiện như thế nào?
Nghệ thuật và bố cục bài những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương ?
Bài ca dao 2 giới thiệu vẻ đẹp gì của quê hương? Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện như thế nào qua bài ca dao này?
- Bài ca dao số 2 đã giới thiệu về đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc.
- Cảm xúc của tác giả dân gian là niềm tự hào, yêu mến đối với dân tộc.
2. Bài ca dao 2 giới thiệu vẻ đẹp gì của quê hương? Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện như thế nào qua bài ca dao này?
Tham khảo!
Bài ca dao số 2 đã giới thiệu về một vẻ đẹp khác của quê hương, đó là vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc (ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh). Qua đó, đã thể hiện niềm tự hào và tình yêu với quê hương đất nước.
Viết mở đoạn cảm nhận về bài ca dao số 4 trong "Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người" sau theo như gợi ý:
tham khảo
Bài ca dao trên là bức tranh tuyệt đẹp của đồng quê và con người dân tộc ta. Ngay hay câu thơ đầu tác giả đã sử dụng cấu trúc song hành, biện pháp tu từ điệp cấu trúc. Chính điều đấy là làm cho thiên nhiên cánh đồng trở nên mênh mông, bao la và sinh động hơn. Cũng chính trong hai câu đầu nghệ thuật đảo từ ngữ "mênh mông bát ngát"-"bát ngát mênh mông" đã làm hiện lên trước mắt chúng ta một cánh đồng bao la của quê hương. Trên cánh đồng lúa ấy là hình ảnh một cô thôn nữ với vẻ đẹp đầy sức sống, yêu đời. Mô típ mở đầu cho ca dao than thân "thân em" như tưởng báo trước một đièu gì đó không tốt, nhưng bài này lại khác, cô gái hiện lên với hình ảnh đang ở độ tuổi đẹp nhất. Em như một bông lúa xinh tươi, mơn mởn đang ở độ tuổi chín nhất của tuổi trẻ. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng trước ngọn nắng hồng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh. Cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình. Bài ca dao hiện lên với bức tranh mênh mông của thiên nhiên và sự tươi trẻ của con người. Đó đều là những vẻ đẹp tuyệt vời in đậm trong tâm trí người đọc.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-neu-cam-nhan-cua-em-ve-bai-ca-dao-so-4-trong-chum-nhung-cau-hat-ve-tinh-yeu-dat-nuoc-con-nguoi-a84030.html#ixzz7BOp7ZIOq
mình chỉ cần mở đoạn thôi chứ mình không cần cả đoạn luôn nhé!