Phân biệt các chất rắn sau bằng phương pháp hóa học Fe(OH)2 ; CaCO3 ; Zn(OH)2 và BaSO4
bằng phương pháp hóa học phân biệt các chất rắn sau ag fe2o3 fe. giúp em với ạ
- Cho các chất rắn tác dụng với dd HCl dư:
+ Chất rắn không tan: Ag
+ Chất rắn tan, sủi bọt khí: Fe
Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
+ Chất rắn tan, không sủi bọt khí: Fe2O3
Fe2O3 + 6HCl --> 2FeCl3 + 3H2O
Bài 1: Em hãy phân loại và gọi tên các hợp chất sau: BaO, Fe2O3, MgCl2, NaHSO4, Cu(OH)2, SO3, Ca3(PO4)2, Fe(OH)2, Zn(NO3)2, P2O5.
Dạng 2: Nhận biết - phân biệt các hợp chất vô cơ bằng phương pháp hóa học - Bài 2: Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất sau:
a) Có 3 lọ bị mất nhãn đựng một trong các dung dịch không màu sau: NaOH, H2SO4, Na2SO4.
b) Có 3 gói hóa chất bị mất nhãn chứa một trong các chất bột màu trắng sau: Na2O, P2O5, MgO.
| Dạng 3: Hoàn thành các phương trình hóa học
_ Bài 3: Hoàn thành các PTHH của các phản ứng dựa vào gợi ý sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào đã học?
a) Sắt(III) oxit + hidro } b) Lưu huỳnh trioxit + nước –
c) Nhôm + Oxi - d) Canxi #nước –. e) Kali + nước –. Dạng 4: Bài tập tính theo phương trình hóa học
Bài 1.
CTHH | Tên | Phân loại |
BaO | Bari oxit | oxit |
Fe2O3 | Sắt (III) oxit | oxit |
MgCl2 | Magie clorua | muối |
NaHSO4 | Matri hiđrosunfat | muối |
Cu(OH)2 | Đồng (II) hiđroxit | bazơ |
SO3 | Lưu huỳnh trioxit | oxit |
Ca3(PO4)2 | Canxi photphat | muối |
Fe(OH)2 | Sắt (II) hiđroxit | bazơ |
Zn(NO3)2 | Kẽm nitrat | muối |
P2O5 | điphotpho pentaoxit | oxit |
Bài 2.
a.Trích một ít mẫu thử và đánh dấu
Đưa quỳ tím vào 3 dd:
-NaOH: quỳ hóa xanh
-H2SO4: quỳ hóa đỏ
-Na2SO4: quỳ không chuyển màu
b.Trích một ít mẫu thử và đánh dấu
Đưa nước có quỳ tím vào 3 chất:
-Na2O: quỳ hóa xanh
-P2O5: quỳ hóa đỏ
-MgO: quỳ không chuyển màu
Bài 3.
a.\(Fe_2O_3+3H_2\rightarrow\left(t^o\right)2Fe+3H_2O\)
b.\(SO_3+H_2O\rightarrow H_2SO_4\)
c.\(4Al+3O_2\rightarrow\left(t^o\right)2Al_2O_3\)
d.\(Ca+2H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2+H_2\)
e.\(2K+2H_2O\rightarrow2KOH+H_2\)
Bài 1:
BaO: oxit bazơ - Bari oxit.
Fe2O3: oxit bazơ - Sắt (III) oxit.
MgCl2: muối trung hòa - Magie clorua.
NaHSO4: muối axit - Natri hiđrosunfat.
Cu(OH)2: bazơ - Đồng (II) hiđroxit.
SO3: oxit axit - Lưu huỳnh trioxit.
Ca3(PO4)2: muối trung hòa - Canxi photphat.
Fe(OH)2: bazơ - Sắt (II) hiđroxit.
Zn(NO3)2: muối trung hòa - Kẽm nitrat.
P2O5: oxit axit - Điphotpho pentaoxit.
Bạn tham khảo nhé!
Cho các chất rắn sau: Na2O, SO3, CaCO3 bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn trên.
Bước 1: Hòa 3 chất rắn vào nước
Chất rắn không tan: CaCO3
Bước 2:Cho quỳ tím vào 2 dung dịch của 2 chất tan còn lại
Quỳ tím chuyển đỏ: SO3
SO3 + H2O → H2SO4
Quỳ tím chuyển xanh: Na2O
Na2O + H2O → 2NaOH
1.Cho các chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt gồm: Na2O, P2O5, MgO. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn trên.( Viết PTHH nếu có).
2. Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất lỏng sau đây: NaCl, dung dịch NaOH, dung dịch HCL. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng trên.
1. Tách mẫu thử.
Cho quỳ tím tác dụng với từng chất.
Quỳ tím hóa đỏ --> P2O5
Còn lại cho tác dụng với nước.
Nếu có phản ứng --> Na2O
Pthh: Na2O + H2O --> 2NaOH
Còn lại là MgO
Sửa lại đoạn đầu: Cho tất cả mẫu thử tác dụng với nước.
Dùng quỳ tím
Hóa đỏ --> P2O5
Pthh: P2O5 + 3H2O --> 2H3PO4
2)
- Dùng quỳ tím
+) Hóa đỏ: HCl
+) Hóa xanh: NaOH
+) Không đổi màu: NaCl
Câu 5: Nhận biết 3 chất rắn sau bằng phương pháp hóa học: CaO, MgO, P2O5
Câu 6: Nhận biết 3 chất rắn sau bằng phương pháp hóa học: CaCO3, CaO, Ca(OH)2
Câu 7: Nhận biết 3 chất lỏng sau bằng phương pháp hóa học: H2SO4, NaOH, H2O
Câu 8: Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học
a) Na2SO4, HCl, NaNO3 b) NaOH, Ba(OH)2, NaCl
c) Na2CO3, AgNO3, NaCl d) HCl, H2SO4, HNO3
Câu 9: Nhận biết 4 dung dịch sau đây bằng phương pháp hóa học: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4
Câu 10: Nhận biết 4 dung dịch sau đây bằng phương pháp hóa học: HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3
Câu 11: Nhận biết 4 dung dịch sau đây bằng phương pháp hóa học: HCl, Na2SO4, KCl, Ba(OH)2
Câu 5:
- Thử với lượng nhỏ mỗi chất.
- Cho nước vào các chất rắn, quan sát sau đó cho thêm quỳ tím:
+ Không tan -> MgO
+ Tan, tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ -> P2O5
P2O5 + 3 H2O -> 2 H3PO4
+ Tan, tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa xanh -> CaO
CaO + H2O -> Ca(OH)2
Câu 9:
- Đầu tiên dùng quỳ tím cho vào các dung dịch:
+ Qùy tím hóa xanh -> dd NaOH , dd Ba(OH)2 (Nhóm I)
+ Qùy tím không đổi màu -> dd Na2SO4, dd NaCl (nhóm II)
- Sau đó, ta tiếp tục nhỏ vài giọt dung dịch Na2SO4 vào 2 dung dịch nhóm I, quan sát:
+ Có kết tủa trắng BaSO4 -> Nhận biết dung dịch Ba(OH)2
+ Không có kết tủa trắng -> dd NaOH
- Nhỏ vài giọt dung dịch Ba(OH)2 vào nhóm dung dịch II, quan sát:
+ Có kết tủa trắng BaSO4 -> Nhận biết dd Na2SO4
+ Không có kết tủa trắng -> Nhận biết dung dịch NaCl.
PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 -> BaSO4(kt trắng) + 2 NaOH
Câu 7: Nhận biết 3 chất lỏng sau bằng phương pháp hóa học: H2SO4, NaOH, H2O
---
- Dùng quỳ tím cho vào các chất lỏng, quan sát:
+ Qùy tím hóa đỏ -> dd H2SO4
+ Qùy tím hóa xanh -> dd NaOH
+ Qùy tím không đổi màu -> H2O
chỉ dùng nước cất và quỳ tím hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt 3 chất rắn sau Na2O, P2O5, Mg(OH)2
- Hòa tan các chất vào nước cất, sau đó cho quỳ tím tác dụng với dd thu được:
+ Chất rắn tan, dd làm QT chuyển màu đỏ: P2O5
P2O5 + 3H2O --> 2H3PO4
+ Chất rắn tan, dd làm QT chuyển màu xanh: Na2O
Na2O + H2O --> 2NaOH
+ Chất rắn không tan: Mg(OH)2
a,bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 3 chất rắn sau: Fe, K, Ag
b,bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 4 chất rắn sau: Na, Fe, Al, Cu
a)
- Hòa tan 3 chất rắn vào nước:
+ Chất rắn tan, có khí thoát ra: K
2K + 2H2O --> 2KOH + H2
+ Chất rắn không tan: Fe, Ag
- Hòa tan 2 chất rắn còn lại vào dd HCl
+ Chất rắn tan, có khí thoát ra: Fe
Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
+ Chất rắn không tan: Ag
b)
- Hòa tan 4 chất rắn vào nước:
+ Chất rắn tan, có khí thoát ra: Na
2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2
+ Chất rắn không tan: Fe, Al, Cu
- Hòa tan 3 chất rắn còn lại vào dd NaOH
+ Chất rắn tan, có khí thoát ra: Al
2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2
+ Chất rắn không tan: Fe, Cu
- Hòa tan 2 chất rắn còn lại vào dd HCl
+ Chất rắn tan, có khí thoát ra: Fe
Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
+ Chất rắn không tan: Cu
Cho các mẫu thử vào nước tan có khí thoát ra là K
không tan là Fe và Ag
\(2K+2H_2O->2KOH+H_2\)
cho dd HCl vào nhóm không tan
+có khí thoát ra là Fe
+không hiện tượng Ag
\(Fe+2HCl->FeCl2+H2\)
Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn là: HCl;Ba(OH)2;Na2CO3;MgCl2
$HCl$ | $Ba(OH)_2$ | $Na_2CO_3$ | $MgCl_2$ | |
$HCl$ | không hiện tượng | không hiện tượng | Khí không màu | không hiện tượng |
$Ba(OH)_2$ | không hiện tượng | không hiện tượng | Kết tủa trắng | Kết tủa trắng |
$Na_2CO_3$ | Khí không màu | Kết tủa trắng | không hiện tượng | Kết tủa trắng |
$MgCl_2$ | không hiện tượng | Kết tủa trắng | Kết tủa trắng | không hiện tượng |
Kết quả : | (1 khí) | (2 kết tủa) | (1 khí 2 kết tủa) | (2 kết tủa) |
- mẫu thử tạo 1 khí là HCl
- mẫu thử tạo 2 kết tủa là $Ba(OH)_2,MgCl_2$ - gọi là nhóm 1
- mẫu thử tạo 1 khí và 2 kết tủa là $Na_2CO_3$
Cho dung dịch $Na_2CO_3$ vào nhóm 1, lọc lấy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi rồi cho vào dd $Na_2CO_3$
- mẫu thử nào tan là $Ba(OH)_2$
$Ba(OH)_2 + Na_2CO_3 \to BaCO_3 + 2NaOH$
$BaCO_3 \xrightarrow{t^o} BaO + CO_2$
$BaO + H_2O \to Ba(OH)_2$
- mẫu thử không tan là $MgCl_2$
$MgCl_2 + Na_2CO_3 \to MgCO_3 + 2NaCl$
$MgCO_3 \xrightarrow{t^o} MgO + CO_2$
Chỉ dùng dd H2SO4 loãng, nhận biết các chất rắn sau:
Cu(OH)2, Ba(OH)2 ,Na2CO3
Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết bột các kim loại sau:
Al, Fe, Cu.
a)
- Cho các chất rắn tác dụng với dd H2SO4 loãng:
+ Tạo ra dd có màu xanh: Cu(OH)2
\(Cu\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow CuSO_4+2H_2O\)
+ Kết tủa trắng: Ba(OH)2
\(Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2H_2O\)
+ Có khí thoát ra: Na2CO3
\(Na_2CO_3+H_2SO_4\rightarrow Na_2SO_4+CO_2+H_2O\)
b)
- Hòa tan các kim loại vào dd NaOH dư
+ Kim loại tan: Al
2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2
+ Kim loại không tan: Fe, Cu
- Hòa tam 2 kim loại còn lại vào dd HCl
+ Kim loại tan: Fe
Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
+ Kim loại không tan: Cu
Câu 1)
Trích mẫu thử: Cho dung dịch \(H_2SO_4\) vào 3 mẫu thử mẫu nào có kết tủa trắng là \(Ba\left(OH\right)_2\)
Phương trình:
\(Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4\Rightarrow BaSO_4+2H_2O\)
Còn lại: \(Cu\left(OH\right)_2;Na_2CO_3\)
Cho \(Ba\left(OH\right)_2\) vào 2 mẫu thử còn lại: Mẫu nào sinh ra kết tủa trắng là \(Na_2CO_3\)
Phương trình:
\(Na_2CO_3+Ba\left(OH\right)_2\Rightarrow BaCO_3+2NaOH\)
Còn lại là \(Cu\left(OH\right)_2\)
Câu 2)
Lấy mỗi kim loại 1 ít, lần lượt cho vào dd axit loãng HCl vào từng kim loại
Kim loại nào không tan là \(Cu\)
Kim loại nào tan có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là \(Al,Fe\)
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\\ Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
Cho dd \(NaOH\) vào 2 kim loại còn loại còn lại \(Al,Fe\)
Kim loại nào có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là \(Al\) , không có hiện tượng gì là \(Fe\)
\(2Al+2NaOH+2H_2O\rightarrow2NaAlO_2+3H_2\)
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn sau đừng trong các lọ riêng bị mất nhãn: Na2O, CaO, P2O5, MgO
-Trích mẫu thử
-Đổ nước vào các mẫu thử
-Mẫu thử không tác dụng là MgO
-Cho quỳ tím vào các mẫu thử còn lại
-Mẫu thử nào làm quỳ chuyển thành màu đỏ là P2O5
-Mẫu thử nào làm quỳ chuyển thành màu xanh là Na2O, CaO
-Cho Na2O, CaO tác dụng với H2SO4
-Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa là CaO
CaO + H2SO4 -> CaSO4 + H2O
Na2O + H2SO4 -> Na2SO4 + H2O
-Còn lại là Na2O
_ Trích mẫu thử.
_ Hòa tan mẫu thử vào nước rồi thả quỳ tím vào.
+ Nếu không tan, đó là MgO.
+ Nếu tan, làm quỳ tím chuyển đỏ, đó là P2O5.
PT: \(P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\)
+ Nếu tan, làm quỳ tím chuyển xanh, đó là Na2O, CaO. (1)
PT: \(Na_2O+H_2O\rightarrow2NaOH\)
\(CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\)
_ Sục CO2 vào 2 dung dịch thu được ở nhóm (1).
+ Nếu có kết tủa trắng, đó là CaO.
PT: \(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
+ Nếu không hiện tượng, đó là Na2O.
PT: \(2NaOH+CO_2\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\)
_ Dán nhãn.
Bạn tham khảo nhé!