có 4 dd h2so4 ,naoh,ba(oh)2,kcl chỉ dùng quỳ tím hayc trình bày dd nói trên
Bài 3. Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các dd riêng biệt sau(chứa trong các lọ mất nhãn):
a/H2SO4, KCl, Ba(OH)2, NaOH
b/ H2SO4, NaOH, HCl, BaCl2.
b. Cho quỳ tím vào từng mẫu thử
+ Quỳ hóa đỏ: H2SO4 , HCl
+ Quỳ hóa xanh: NaOH
+ Quỳ không đổi màu: BaCl2
Cho dung dịch BaCl2 đã nhận vào 2 dung dịch làm quỳ hóa đỏ
+ Kết tủa: H2SO4
\(H_2SO_4+BaCl_2\rightarrow BaSO_4+2HCl\)
+ Không hiện tượng: HCl
a. Cho quỳ tím vào từng mẫu thử
+ Quỳ hóa đỏ: H2SO4
+ Quỳ hóa xanh: Ba(OH)2, NaOH
+ Quỳ không đổi màu: KCl
Cho dung dịch H2SO4 đã nhận vào 2 mẫu làm quỳ hóa xanh
+ Kết tủa:Ba(OH)2
\(H_2SO_4+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaSO_4+2H_2O\)
+ Không hiện tượng: NaOH
\(H_2SO_4+2NaOH\rightarrow Na_2SO_4+2H_2O\)
Có các lọ dd bị mất nhãn đựng các chất sau: KCl, Ba(OH)2, H2SO4, K2SO4. Chỉ dùng quỳ tím và các dụng cụ cần thiết, hãy nhận biết các chất trên bằng phương pháp hoá học
- Trích mẫu thử.
- Nhỏ vài giọt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Quỳ hóa xanh: Ba(OH)2.
+ Quỳ hóa đỏ: H2SO4
+ Quỳ không đổi màu: KCl, K2SO4. (1)
- Cho mẫu thử nhóm (1) pư với Ba(OH)2 vừa nhận biết được.
+ Có tủa trắng: K2SO4.
PT: \(Ba\left(OH\right)_2+K_2SO_4\rightarrow2KOH+BaSO_{4\downarrow}\)
+ Không hiện tượng: KCl.
- Dán nhãn.
Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nhận biết 4 lọ bị mất nhãn sau
a,KOH,Ba(OH)2,KCl và K2SO4
b,H2SO4 , NaOH,HCl, Ba(OH)2 và Na2SO4
c, h2so4, naoh , bacl2,Koh
a) Cho quỳ tím vào từng mẫu thử
Làm quỳ hóa xanh : Ba(OH)2, KOH (Nhóm 1)
Làm quỳ không đổi màu : KCl, K2SO4 (Nhóm 2)
Cho lần lượt 2 chất của nhóm 1 vào nhóm 2
+ Xuất hiện kết tủa => Chất nhóm 1 là Ba(OH)2, chất nhóm 2 là K2SO4
+ Không có hiện tượng => Chất nhóm 1 là KOH, chất nhóm 2 là KCl
b) Cho quỳ tím vào từng mẫu thử
+ Hóa xanh : Ba(OH)2, NaOH
+ Hóa đỏ : H2SO4, HCl
+ Không đổi màu : Na2SO4
Cho Na2SO4 vừa nhận vào 2 chất làm quỳ hóa xanh
+ Kết tủa : Ba(OH)2
Ba(OH)2 + Na2SO4 -----------> BaSO4 + 2NaOH
+ Không hiện tượng : NaOH
Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa nhận vào 2 chất làm quỳ hóa đỏ
Kết tủa : H2SO4
Ba(OH)2 + H2SO4 -----------> BaSO4 + 2H2O
+ Không hiện tượng : HCl
Ba(OH)2 + 2HCl -----------> BaCl2 + 2H2O
c) Cho quỳ tím vào từng mẫu thử
+ Hóa xanh : NaOH, KOH
+ Hóa đỏ : H2SO4
+ Không đổi màu : BaCl2
Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 5 lọ mất nhãn mà chỉ dùng quỳ tím: KOH, H2SO4, Ba(OH)2, KCL, NA2SO4
- Trích mẫu thử.
- Nhỏ vài giọt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Quỳ hóa xanh: KOH, Ba(OH)2 (1)
+ Quỳ hóa đỏ: H2SO4.
+ Quỳ không đổi màu: KCl, Na2SO4. (2)
- Cho mẫu thử nhóm (1) pư với H2SO4 vừa nhận biết được.
+ Có tủa trắng: Ba(OH)2
PT: \(Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4+2H_2O\)
+ Không hiện tượng: KOH
- Cho mẫu thử nhóm (2) pư với dd Ba(OH)2 vừa nhận biết được.
+ Có tủa trắng: Na2SO4
PT: \(Na_2SO_4+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow2NaOH+BaSO_4\)
+ Không hiện tượng: KCl.
- Dán nhãn.
Chỉ dùng quỳ tím,trình bày phương pháp hóa học nhận biết 5 lọ đựng 5 dung dịch mất nhãn:Na2SO4,NaOH,H2SO4,Ba(OH)2,NaCl
- Trích dẫn mẫu thử và đánh số thứ tự .
- Nhúng quỳ tím vào lần lượt các mẫu thử .
+, Mẫu thử không đổi màu quỳ là : Na2SO4; NaCl
+, Mẫu thử làm quỳ hóa đỏ là : H2SO4
+, Mẫu thử làm quỳ hóa xanh là NaOH, Ba(OH)2
- Nhỏ dung dịch H2SO4 vừa có vào nhóm làm quỳ hóa xanh .
+, Mẫu thử tạo kết tủa trắng là Ba(OH)2 .
\(PTHH:Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4+2H_2O\)
+, Mẫu thử không có hiện tượng là NaOH
\(PTHH:2NaOH+H_2SO_4\rightarrow Na_2SO_4+2H_2O\)
- Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vừa có vào nhóm mẫu thử không làm đổi màu quỳ .
+, Mẫu thử tạo kết tủa là Na2SO4
\(PTHH:Na_2SO_4+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaSO_2+2NaOH\)
+, Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl
Bằng phương pháp hoá học chỉ dược dùng quỳ tím nhận biết 4 dd sau: h2so4, hno3, ba(oh)2, nano3? Cho em hỏi là cho quỳ tím nhận biết được 3 nhóm chất rồi thì cho ba(oh)2 vào h2so4 để nhận biết 2 axit h2so4 với hno3 được không ạ nếu được thì kết tủa của baso4 có màu gì ạ 🥺🥺🥺🥺
bài 1: chỉ dùng quỳ tím nhận biết 4 chất mất nhãn a) KCl, K2SO4, Ba(OH)2,KOH
b) HCl, H2SO4,BaCl,KCl
a
Lấy mỗi chất ra một ít và làm thí nghiệm sau:
- Nhúng quỳ tím vào các mẫu thử:
+ quỳ chuyển xanh: \(Ba\left(OH\right)_2,KOH\) (1)
+ quỳ không đổi màu: \(KCl,K_2SO_4\) (2)
- Cho hai bazo vừa nhận biết (1) tác dụng với hai muối ở (2):
+ có hiện tượng kết tủa trắng: bazo đem tác dụng là \(Ba\left(OH\right)_2\) và muối ở (2) là \(K_2SO_4\)
\(Ba\left(OH\right)_2+K_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2KOH\)
+ còn lại là bazo \(KOH\) và muối \(KCl\)
b
Lấy mỗi chất ra một ít và làm thí nghiệm sau:
- Nhúng quỳ tím vào các mẫu thử:
+ quỳ chuyển đỏ: \(HCl,H_2SO_4\) (1)
+ quỳ không chuyển màu: \(BaCl_2,KCl\) (2)
- Cho 2 axit nhận biết được ở (1) đem tác dụng với 2 muối ở (2):
+ có hiện tượng kết tủa trắng: axit đem tác dụng là `H_2SO_4` và muối ở (2) là `BaCl_2`
\(H_2SO_4+BaCl_2\rightarrow BaSO_4\downarrow+2HCl\)
+ còn lại là axit `HCl` và muối `KCl`
1.Hãy chọn trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt dung dịch các chất: CH3NH2, H2NCOOH, CH3COONH4, anbumin.
A. Dùng quỳ tím, dùng dd HNO3 đặc , dùng dd NaOH
B. Dùng quỳ tím, dùng Ca(OH)2
C. Dùng Cu(OH)2 , dùng phenolphtalein, dùng dd NaOH
D. Dùng quỳ tím, dùng dd CuSO4, dùng dd NaOH
. Chọn A
Dùng quỳ --> nhận biết được CH3NH2
Dùng HNO3 --> albumin ( tạo kt màu vàng )
NaOH --> CH3COONH4 tạo khí mùi khai.
Dùng quỳ tím nhận biết được CH3NH2 (hóa xanh các chất khác không làm đổi màu)
Dùng HNO3 đặc nhận biết albumin (tạo màu vàng)
Dùng NaOH nhận biết CH3COONH4 (tạo khí)
Chú ý: H2NCOOH có tên gọi là axit cacbonic
=> Đáp án A
Bằng phương pháp hoá học chỉ dược dùng quỳ tím nhận biết 4 dd sau,: h2so4, hno3, ba(oh)2, nano3? Cho em hỏi là cho quỳ tím nhận biết được 3 nhóm chất rồi thì choba(oh)2 vào h2so4 để nhận biết 2 axit h2so4 với hno3 được không ạ nếu được thì kết tủa của baso4 có màu gì ạ 🥺🥺🥺🥺