Những câu hỏi liên quan
NA
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
GV
1 tháng 10 2018 lúc 13:56

Cai lệ là tay sai trung thành của xã hội thực dân nửa phong kiến, bức bách và chà đạp lên nhân dân thống khổ.

Chị Dậu là người nông dân hiền lành chân chất, yêu chồng thương con, có sức sống tiềm tàng và tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

Bình luận (0)
L8
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
QT
Xem chi tiết
MN
11 tháng 11 2021 lúc 7:30

Em tham khảo:

Đoạn trích tức nước vỡ bờ là những áng văn xuôi hiện rõ nhất hiện thực của xã hội phong kiến với những đời sống của những người nông dân cực khổ. Một trong số đó là chị Dậu là người đại diện cho nhiều người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh sống trong xã hội thối nát và bất nhân đã đẩy cho người nông dân vào bước đường cùng, khiến cho họ phải liều mình chống lại để giành giật sự sống cho mình

Chị Dậu sống trong một gia đình nhất nhì trong hạng cùng đinh, dù đã bán hết những thứ có thể bán, bán từ củ khoai - đồ ăn thay cơm của gia đình, bán cả đàn chó mẹ, chó con mới đẻ, đến nỗi phải bán cả đứa con gái đầu lòng cho nhà Nghị Quế nhưng chị Dậu vẫn phải chạy vạy để lo đong đủ tiền sưu thuế cho chồng và cả người chú đã mất lâu năm, tiền sưu thuế cho người sống đã nặng rồi giờ còn gánh cho cả người chết. Trong những ngày sưu thuế không khí ở thôn quê nghèo càng trở nên ngột ngạt, hoàn cảnh của gia đình chị Dậu đã đến bước đường cùng, không thể nào xoay xở nổi, anh Dậu thì đang bị ốm cũng bị lôi ra đánh trói, còn chị Dậu chỉ biết kêu gào trong uất ức. Nhưng dù cho hoàn cảnh nào thì anh chị vẫn luôn cánh bên nhau, chị Dậu rất mực yêu thương chồng, khi anh Dậu được trả từ đình về nhìn anh mà chị xót hết ruột gan, xin ít gạo nấu cho anh rồi quạt cho cháo nguội, rồi lại giục chồng ăn. Chị Dậu chỉ lo cho chồng còn bản thân thì chẳng màng, trong hoàn cảnh ấy bản thân chị hiểu rằng mình phải thay chồng gánh vác trách nhiệm lo toan cho gia đình. Chẳng thế mà chị Dậu thay đổi tâm thế của mình khi nói chuyện với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị phải bảo vệ chồng và con chị. Khi cai lệ đến chị van xin sợ hãi chỉ sợ chúng nó đánh chồng mình rồi chị hạ giọng "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !". Khi bọn cai lệ vẫn cố đánh anh Dậu chị dùng hết sức thẳng tay xông vào túm cổ tên cai lệ, ấn dúi hắn ra cửa, sức khỏe người đàn bà lực điền đã khiến cho tên cai lệ ngã chỏng quèo, đến người nhà lí trưởng cũng không làm gì được chị. Sức mạnh của tình thương yêu đã làm trỗi dậy sức mạnh tiềm tàng trong con người chị. Sức mạnh quật cường khiến cho bọn tay sai khiếp sợ. Chị Dậu cũng xác định: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được", đúng là tức nước thì vỡ bờ, sức chịu đựng của con người có giới hạn. Từ một người hiền lành, nhẫn nhục chị trở nên ngang tàng, chí khí và sức sống mãnh mẽ. Hành động chống lại đám cường hào chỉ là hành động bế tắc, cùng quẫn của chị cũng như là đường cùng của những người nông dân sống trong xã hội bấy giờ. Chính bọn tham quan đã dồn chị đến cảnh không thể chịu đựng được mà phải vùng lên để bảo vệ bản thân và gia đình.

 

Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" dù chỉ là một đoạn trích nhưng nó là một màn bi hài kịch với những xung đột đầy căng thẳng. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách chị Dậu là một người hiền dịu đầy tình yêu thương và biết sống khiêm nhường nhưng hoàn cảnh đã đẩy chị lên trở thành một sức mạnh phản ứng tiềm tàng.

Bình luận (1)
NL
Xem chi tiết
MA
15 tháng 10 2021 lúc 20:18

THAM KHẢO 

Qua nhân vật chị dậu, chúng ta càng hiểu thêm về nỗi khổ, nỗi uất ức cũng như tinh thần đấu tranh của người nông dân trước cách mạng tháng Tám . Người nông dân thời ấy đã có rất nhiều khổ đau từ vật chất đến cả tinh thần, thế nhưng họ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung với đất nước, họ vẫn trong sáng và tâm hồn chứa chan tình người đầy nhân đạo. Họ đúng là những người dũng cảm, chịu thương chịu khó, thế nhưng với dòng đời xô đẩy, họ luôn bị đùn đẩy vào cuối chân tường do chế độ phong kiến. Thương thay, tiếc thay khi họ luôn phải gồng mình để gánh vác, lo toan cho gia đình nhưng bao nhiêu đều đổ dồn vào thuế má, vào cửa quan. Ôi! Số phận thật thảm thương làm sao!

Bình luận (2)
MA
15 tháng 10 2021 lúc 20:25

Bạn tham khảo 

Người nông dân trong xã hội xưa là thành phần đông đảo và chiếm số lượng lớn của dân số nước nhà. Tuy vậy họ lại khoogn được coi trọng và bị đối xử rất bất công. . Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng, những ghẻ mạt của bọn quan lại. Họ không có ruộng đất, tài sản, phải nương tựa vào quan lại. Nhưng lại bị đối xử bất công.  Vì vậy cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy nhiên, sống trong xã hội thối nát thì họ vẫn có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Xã hội có thể tha hóa họ về con người nhưng phẩm chất thì không. Họ luôn tồn tại sức sống tiềm tàng, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

Bình luận (2)
QL
Xem chi tiết
KT
14 tháng 9 2023 lúc 23:59

Bài làm tham khảo

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Bình luận (0)