Phân tích tác dụng phép so sánh trong việc nêu vấn đề và nhấn mạnh vấn đề trong văn bản
Viết một đoạn văn 12-15 câu nêu cảm nghĩ về một việc làm đẹp liên quan đến vấn đề phòng chống dịch bệnh corona trong đó có sử dụng 1 phép so sánh và 1 phó từ ghạch chân và chú thích
Đọc các phần mở bài sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
a. Xác định vấn đề được triển khai trong văn bản và vai trò của mở bài trong việc trình bày vấn đề cần nghị luận
b. Phân tích tính hấp dẫn của các mở bài trên.
- Mở bài 1:
+ Đề tài được triển khai trong văn bản là nội dung bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta 1945
+ Tính tự nhiên, hấp dẫn khi trích hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn của Mĩ, Pháp với cơ sở tư tưởng và nguyên kí cho bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam
- Mở bài 2
+ Đề tài văn bản là nội dung nghệ thuật của Tống biệt hành – Thâm Tâm
+ Sử dụng phương pháp so sánh tương đồng để nêu đề tài, giới thiệu (so sánh giữa Thâm Tâm và Tống biệt hành- Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu
- Mở bài 3:
+ Đề tài: độc đáo, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
+ Tính tự nhiên và hấp dẫn: nêu thành tựu trước Nam Cao, tạo ra bước đệm để tôn lên tài năng của Nam Cao
Chỉ ra những đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống trong Đừng từ bỏ cố gắng và tác dụng của các đặc điểm ấy trong việc thực hiện mục đích văn bản dựa và bảng sau:
Đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống | Biểu hiện trong văn bản Đừng từ bỏ cố gắng | Tác dụng trong việc thực hiện mục đích văn bản |
Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. |
|
|
Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. |
|
|
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. |
|
|
Đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống | Biểu hiện trong văn bản Đừng từ bỏ cố gắng | Tác dụng trong việc thực hiện mục đích văn bản |
Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. | Dẫn ra câu nói của Đặng Thùy Trâm, đừng bao giờ từ bỏ cố gắng. | Khẳng định vấn đề nghị luận |
Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. | Lí lẽ 1: Bất kì ai cũng phải đối mặt với khó khăn, thách thức. Dẫn chứng 1: Không con đường nào bằng phẳng. Lí lẽ 2: Kiên trì theo đuổi mục tiêu rất quan trọng. Dẫn chứng 2: Cuộc sống thăng trầm. Thất bại là điều khó trành. Lí lẽ 3: Thành công bắt đầu từ thất bại. Dẫn chứng 3: Thomas Edison. Nick Vuijicic… Các tấm gương vượt khó để có thành công. Lí lẽ 4: Cuộc sống trở nên thú vị khi có đủ gia vị ngọt bùi, đắng cay, có cả nỗi buồn và niềm vui, đau khổ và hạnh phúc. Dẫn chứng 4: Hình ảnh bông hoa hồng.
| Tăng tính thuyết phục cho luận điểm đã viết. |
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. | Đi từ luận điểm lí lẽ đến dẫn chứng theo trình tự từ cá nhân là “Ta” đến các vĩ nhân Thomas Edison, Nick Vujicic… | Bài văn mạch lạc, thuyết phục người đọc. |
+ Tim hiểu đặc điểm hình thức của văn bản nhật dụng so sánh với tác phẩm văn học.
+ Tim hiểu kỹ cách học văn bản nhật dụng vận dụng thực tiễn, đưa ra ý kiến, biện pháp giải quyết các vấn đề đặt ra trong văn bản nhật dụng.
+ Viết đoạn văn ngắn bàn về vấn để bảo vệmôi trường.
Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về yêu cầu trong cách viết giữa hai kiểu văn bản:
- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.
Nội dung | Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học | Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học |
Giống nhau | - Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra lập luận để chứng minh quan điểm của tác giả. - Đều sử dụng các phương tiện văn học, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm. - Cần sử dụng cách suy nghĩ logic và cấu trúc rõ ràng để thuyết phục người đọc. | |
Khác nhau | - Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội. - Đưa ra lập luận về vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội. - Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ thái độ. | - Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm. - Đưa ra lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học. - Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị tác phẩm. |
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Nội dung | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội | Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận |
Giống nhau | - Đều đề cập đến vấn đề cụ thể. - Có tính khách quan, ngôn ngữ trang trọng. - Yêu cầu sử dụng các thông tin xác thực, đáng tin cậy. | |
Khác nhau | - Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, dữ liệu thống kê,... - Sử dụng lời văn khoa học, trang trọng. - Tập trung để đưa ra kết quả nghiên cứu. | - Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê,... - Không bắt buộc sử dụng lời văn trang trọng, cấu trúc khoa học,... |
So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 (ở mục I) về các phương diện sau:
- Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là vấn đề gì? Thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống?
- Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn bản thuộc loại nào (từ ngữ thông thường trong cuộc sống hay từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị)?
- Cách thức thể hiện nội dung như thế nào?
So sánh các văn bản (1), (2) với văn bản (3) :
- Vấn đề :
+ Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống ⇒ Vấn đề xã hội
+ Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ ⇒ Vấn đề xã hội
+ Văn bản (3) là lời kêu gọi toàn quốc đoàn kết và quyết tâm kháng chiến chống Pháp ⇒ vấn đề chính trị.
- Từ ngữ :
+ Văn bản (1) và (2) : có nhiều các từ ngữ sinh hoạt gần gũi với lời ăn tiếng nối hằng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày…).
+ Văn bản (3) : sử dụng nhiều từ ngữ liên quan đến vấn đề chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc…).
- Cách thức thể hiện nội dung :
+ Văn bản (1) và (2) : thể hiện nội dung bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng.
+ Văn bản (3) : chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai nội dung, Nội dung bài bao gồm nhiều nội dung nhỏ được liên kết với nhau.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định: văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu (chủ đề tự chọn), trong đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn.
Trong một ngày thì cảnh bình lên có lẽ là cảnh đẹp nhất . Khi bình minh vừa rạng thì cũng là lúc mọi người bắt đầu một công việc của mình cũng như bắt đầu một ngày mới với những điều mới đang chờ đón họ. Từ phía xa xa , ông mặt trời mặc bộ xiêm y hoàng bào rực rỡ từ từ nhô lên với những ánh sáng lấp lánh tỏa ra khắp không gian.Trên trời những đám mây màu vàng nhạt dần dần trôi đi. Những chú gà trống oai phong như những chàng hiệp sĩ dạo lên những khúc kèn để đánh thức mọi người dậy : " Ò ... ó ..... o ......o......" từ xa vọng lại. Những chị gió thướt tha mang một luồng khí mát lạnh đến với quê hương vào buổi sáng sớm .Ngoài đồng đã có các bác nông dân đang gặt lúa . Khung cảnh đó thật yên bình và thật trong lành của quê hương tôi vào lúc bình minh.
- Phép so sánh trên thuộc lạo : so sánh ngang bằng.
“Để lập ý, học sinh cần hiểu kĩ, hiểu sâu về tác phẩm, biết cách huy động kiến thức để làm sáng tỏ vấn đề. Cụ thể như: nêu xuất xứ của vấn đề (Xuất hiện ở phần nào của tác phẩm? Ai nói? Nói trong hoàn cảnh nào? …) phân tích những biểu hiện cụ thể của vấn đề (Được biểu hiện như thế nào? Những dẫn chứng cụ thể để chứng minh,…). Từ đó đánh giá ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm văn học”
Phương pháp trên là cách lập ý của:
A. Nghị luận về văn học sử
B. Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học
C. Nghị luận về lí luận văn học
D. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
Đáp án cần chọn là: B
Bạo lực ngôn từ trong học đường là một vấn đề đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Đây là một hành vi sử dụng ngôn ngữ để làm tổn thương người khác, có thể là bằng cách nói những lời lăng mạ, xúc phạm, đe dọa, chê bai,... Bạo lực ngôn từ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, nhưng nó thường xảy ra ở trường học, nơi các em học sinh còn đang trong độ tuổi phát triển và dễ bị tổn thương.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực ngôn từ trong học đường, trong đó có thể kể đến:
Thiếu sự quan tâm của gia đình và nhà trường: Khi các em học sinh không được quan tâm, chăm sóc đúng mức, chúng sẽ dễ bị kích động và có những hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn từ.Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông: Các chương trình truyền hình, phim ảnh có nội dung bạo lực có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của các em học sinh, khiến chúng trở nên hung hãn và có những hành vi bạo lực.Thiếu kỹ năng giải quyết xung đột: Khi các em học sinh không có kỹ năng giải quyết xung đột, chúng sẽ dễ dàng sử dụng bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn từ để giải quyết vấn đề.Bạo lực ngôn từ có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với cả nạn nhân và thủ phạm. Đối với nạn nhân, bạo lực ngôn từ có thể khiến họ cảm thấy bị tổn thương, xấu hổ, tự ti, thậm chí dẫn đến trầm cảm và suy nghĩ tự tử. Đối với thủ phạm, bạo lực ngôn ngữ có thể khiến họ trở nên hung hãn, bạo lực và có những hành vi vi phạm pháp luật.
Để ngăn ngừa bạo lực ngôn từ trong học đường, cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố, bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái về kỹ năng giải quyết xung đột. Nhà trường cần có các chương trình giáo dục về phòng chống bạo lực học đường, đồng thời tạo môi trường học tập lành mạnh cho học sinh. Xã hội cần lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn ngữ.
Mỗi người chúng ta đều có thể góp phần ngăn ngừa bạo lực ngôn ngữ trong học đường bằng cách:
Tạo môi trường thân thiện, hòa đồng trong lớp học và trường học.Kiên quyết lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn ngữ.Giáo dục con cái về kỹ năng giải quyết xung đột và cách ứng phó với bạo lực ngôn ngữ.Hãy chung tay xây dựng một môi trường học đường an toàn, lành mạnh cho tất cả học sinh.