Những câu hỏi liên quan
LT
Xem chi tiết
TN
22 tháng 2 2016 lúc 15:39

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

 

CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG

(Truyện ngụ ngôn)

 

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Ếch ngồi đáy giếng).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Lập luận của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai xuất phát từ những biểu hiện bề ngoài: Mắt phải nhìn, Tay phải làm, Chân phải đi, Tai phải nghe... Tất cả dường như đều phải phục vụ cho Miệng, và theo họ - Miệng chỉ việc hưởng thụ, chẳng phải làm gì.

2. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng,... mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện khuyên nhủ con người:

- Mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.

- Sống trong cộng đồng, cần có tinh thần "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người".

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc lão Miệng tha hồ ngạc nhiên, sửng sốt, sau khi thông báo cho lão Miêng biết, cả bọn kéo nhau ra về.

Một ngày, hai ngày, ba ngày... cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời. Không ai làm nổi việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên, bèn nói rõ phải trái, rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Ăn xong ai nấy đều khoẻ trở lại. Chúng hiểu rằng lão Miệng tuy thế nhưng cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quan đến tính mạng của cả bọn.

Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.

2. Lời kể:

Cần chú ý đến giọng thể hiện đặc điểm các nhân vật tuỳ theo lứa tuổi (căn cứ theo cách gọi: cô, bác, cậu, lão).

a) Lão Miệng già cả, chậm chạp, ít nói. Lần duy nhất lão nói là để bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy mọi người kéo đến nhà tuyên bố không cho lão ăn nữa.

b) Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay nhanh nhẩu nhưng còn trẻ người non dạ, nói năng vội vàng, hấp tấp, không suy xét kĩ.

c) Riêng bác Tai, giọng thể hiện ở hai lần khác nhau:

- Ban đầu, khi mới nghe chuyện và chưa suy xét kĩ, bác đã vội vàng a dua theo bọn trẻ: "Phải, phải... Bác sẽ đi với các cháu!".

- Khi cả bọn đói lả, sắp chết đến nơi, bác là người đầu tiên nhận ra vấn đề. Bác đã nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay bằng giọng đầy vẻ ân hận: "Chúng ta lầm rồi các cháu ạ... các cháu có đi không?".

3. Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học.

- Về định nghĩa truyện  ngụ ngôn (Xem trong bài Ếch ngồi đáy giếng).

- Về tên các truyện ngụ ngôn đã học (Xem lại mục lục và tự thống kê).

 

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 9 2017 lúc 13:32

- Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người, nói về các tổ chức trong xã hội.

- Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có chức năng, nhiệm vụ riêng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể có tổ chức này mà thiếu đi tổ chức kia. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các tổ chức và cá nhân cần hợp tác, gắn bó với tập thể của mình để cùng nhau.

- Câu chuyện là lời khuyên thiết thực và khôn ngoan đối với mọi người: “Một người vì mọi người”. Mỗi hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể.

Bình luận (0)
HA
Xem chi tiết
LD
5 tháng 12 2017 lúc 20:25

-con rồng cháu tiên

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

-bánh chưng bánh giầy

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

-sơn tinh , thủy tinh 

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹpnhư hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứngđáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùngnước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

-thánh gióng

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.


-sự tích hồ gươm

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

-thạch sanh

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

-em bé thông minh

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

-sọ dừa

Hai vợ chồng có một mụn con nhưng là một cục thịt có mắt mũi, không có tay chân. Đặt tên là Sọ Dừa. Sọ Dừa xin đi chăn bò cho nhà phú ông để lấy tiền nuôi cha mẹ. Phú ông đồng ý vì thấy Sọ Dừa nuôi bò giỏi. Phú ông lại sai ở trên núi để chăn, cơm nước đã có ba cô con gái đem lên cho. Hai cô chị hắt hủi, còn cô em Út thùy mị phát hiện Sọ Dừa không phải là người thường nên đem lòng yêu thương và săn sóc. Cuối mùa đi ở, Sọ Dừa bảo mẹ đến hỏi con gái phú ông. Sọ Dừa đã đáp ứng vật thách cưới, phú ông hỏi ý ba cô. Cô Út ưng chịu. Sau khi cưới Sọ Dừa hiện thành chàng trai tuấn tú, học hành thông minh và đậu Trạng nguyên. Khi từ giã vợ đi sứ, quan trạng đưa cho vợ hòn đá lửa, con dao và hai quả trứng gà dặn phải dắt trong người. Hai cô chị lập mưu đẩy em xuống biển, em bị cá kình nuốt. Nhờ con dao mà cô giết được cá rồi dạt vào đảo hoang. Cô Út đã dùng đá lửa để nướng cá ăn qua ngày. Hai trứng nở ra hai còn gà. Khi quan trạng trên đường đi sứ trở về, nghe tiếng gà gáy trên đảo hoang, quan trạng ghé vào đảo rước vợ về nhà mở tiệc ăn mừng. Tiệc tan quan dẫn vợ ra, hai người chị xấu hổ trốn đi mất biệt.
-cây bút thần

Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.

Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.

Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.

Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.

Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.

Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.

Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.

Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.

-ông lão đánh cá và con cá vàng

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

Bình luận (0)
HN
5 tháng 12 2017 lúc 20:15

bạn ơi có thể tra trên mạng được đấy

Bình luận (0)
HA
5 tháng 12 2017 lúc 20:19

các bạn đừng tra mạng nhé có mình ko cho đâu 

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
SL
10 tháng 12 2018 lúc 19:09
? Em hãy nêu những nét khác biệt của danh từ chung và danh từ riêng? Cho ví dụ? (Đáp án tiết 41) 2. Giới thiệu bài: Khi DT hoạt động trong câu để đảm bảo chức vụ ngữ pháp nào đó, thường trước và sau DT còn có thêm một số từ ngữ phụ. Những từ ngữ phụ này cùng với DT lập thành một cụm DT. 3. Tiến trình dạy- học bài mới Hoạt động của thầy - trò Nội dung Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm cụm danh từ HS: gọi hs đọc ví dụ trong sgk. GV: Em hãy chỉ ra các danh từ trong ví dụ ? HS: ngày, vợ chồng, túp lều là danh từ. GV: Những từ nào được đi kèm với những từ đó? HS: ngày( xưa); hai, ông lão đánh cá ( vợ chồng); một, nát trên bờ biển( túp lều) GV: Những từ đi kèm với danh từ có ý nghĩa ntn? HS: Những từ đi kèm với danh từ để tạo thành cụm danh từ. GV: Em hãy so sánh nghĩa của danh từ và cụm danh từ? HS: Nghĩa của cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn nghĩa của danh từ. Khi số lượng của phụ ngữ đi kèm với danh từ càng tăng, càng phức tạp thì nghĩa của cụm danh từ đó càng đầy đủ hơn. Nhưng hoạt động trong câu của cụm danh từ và danh từ lại giống nhau. Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về cấu tạo cụm danh từ. HS: đọc ví dụ trong sgk GV: Em hãy xác định cụm danh từ trong ví dụ? ? Em hãy liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau của danh từ. Và sắp xếp chúng thành loại? GV: kẻ mô hình cụm danh từ lên bảng và cho hs lên thực hiện theo yêu cầu. GV: Em hãy cho biết cụm danh từ có cấu tạo ntn? HS: Cụm danh từ có ba phần: Phần trung tâm do danh từ đảm nhiệm. Phần phụ trước thường do số từ chỉ số lượng đảm nhiệm. Phần phụ sau do các phụ ngữ đảm nhiệm Hđ3: Thực hiện phần luyện tập Bài tập1: - Gv cho hs thực hiện bài tập1 bằng cách làm nhanh và chọn ba bài làm nhanh và đúng nhất để ghi điểm. - HS thực hiện- gv nhận xét và ghi lên bảng. Bài tập 2: GV cho hs tự điền vào mô hình cụm danh từ HS: nhận xét I. Đặc điểm của cụm danh từ. 1. Ví dụ: sgk - Ngày xưa. DT PN - hai vợ chồng ông lão đánh cá. PN DT PN - một túp lều nát trên bờ biển. PN DT PN PN 2. Kết luận: - Danh từ kết hợp với một số phụ từ khác để tạo thành cụm danh từ. - Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn danh từ. Nhưng trong câu cụm danh từ hoạt động giống như danh từ. II. Cấu tạo cụm danh từ. 1. Ví dụ: sgk - làng ấy. - năm sau. DT Tpt DT Tpt - ba thúng gạo nếp. - cả làng. Tpt DT Tpt Tpt DT - ba con trâu đực. Tpt DT Tpt - ba con trâu ấy. Tpt DT Tpt - chín con Tpt DT --> Các phụ ngữ đứng trước có hai loại: + cả + ba, chín --> Các phụ ngữ đứng sau có hai loại: + nếp, đực, sau + ấy Mô hình cụm danh từ Phần trước Phần T T Phần sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 làng ấy ba thúng gạo nếp ba con trâu đực ba con trâu ấy chín con năm sau cả làng ] Cụm danh từ có cấu tạo ba phần: Phần trước, phần trung tâm và phần sau. 2. Ghi nhớ (sgk tr. 118) III/ Luyện tập Bài tập1: Xác định cụm danh từ. - Một người chồng thật xứng đáng. - Một lưỡi búa của cha để lại. - Một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ. Bài tập 2: Mô hình cụm danh từ. Phần trước Phần TT Phần sau t 2 t1 T1 T2 s1 s2 một người chồng thật xứng đáng một lưỡi búa của cha để lại một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ 4. Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học. 5. Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài Chân- Tay- Tai- Mắt- Miệng: + Đọc phân vai + Diễn hoạt cảnh ------------------------------------------------------------------------------------ TUẦN: 12 Ngày dạy: 11/11 TIẾT 45 CHÂN- TAY- TAI- MẮT- MIỆNG (Truyện ngụ ngôn) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs hiểu: - Nội dung ý nghĩa của truyện chân, tay, tai, mắt, miệng. - Rèn kỹ năng cảm nhận các vấn đề của văn bản vào thực tế đời sống. - GDHS tinh thần đoàn kết, biết tôn trọng nhau. II.Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa cho bài học, sơ đồ bài dạy, bài tập. HS: Soạn bài, đọc phân vai, đóng hoạt cảnh. III. Tiến trình các hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi, rút ra bài học cho bản thân? 2. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích, tìm bố cục văn bản. - GV hướng dẫn hs đọc bài- gv đọc mẫu- gọi hs đọc tiếp đến hết. HĐ2 ? Em hãy chỉ ra các việc làm của các nhân vật trong truyện? Em có nhận xét gì về các việc làm đó? HS:Chân để đi, Tay để làm, Tai để nghe, Mắt để nhìn, Miệng để nhai. Mỗi nhân vật đều có những việc làm khác nhau. ? Vì sao các nhân vật đó lại so bì với lão Miệng? ? Từ những so bì đó dẫn đến hậu quả gì? vì sao? HS: Từ việc so bì đó tất cả đề bủn rủn, tê liệt khó hoạt động được. Vì các nhân vật đó cũng được hưởng thành quả một cách gián tiếp qua lão Miệng. ? Về sau các nhân vật ở đây đã có suy nghĩ và việc làm ntn? HS: trả lời ? Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân nói riêng và mọi người nói chung? Hđ2: Gv khái quát lại nội dung bài học và cho hs đọc ghi nhớ trong sgk. Hđ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk. ? Thế nào gọi là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học? - Hs dựa vào kiến thức đã học để trả lời. I. Đọc – tìm hiểu chung: 1. Đọc, hiểu chú thích 2. Bố cục: 3 phần II. Đọc - hiểu văn bản 1/ Các nhân vật: - Chân: đi. - Tay: làm. - Tai: nghe. - Mắt: nhìn. " Phải làm việc một cách trực tiếp - Lão Miệng:nhai. " Được hưởng thụ. ] Tất cả đều so bì với lão Miệng. cuối cùng dẫn đến bủn rủn, tê liệt khó hoạt động được. 2/ Bài học giáo dục - Cá nhân không thể tồn tại nếu tách rời cộng đồng. - Mỗi người hãy sống vì nhau. - Phải tôn trọng công sức của nhau. II/ Tổng kết: Ghi nhớ: sgk/116. III/ Luyện tập: - Ôn lại khái niệm truyện ngụ ngôn. - Kể các câu chuyện ngụ ngôn đã học 4. Hướng dẫn học ở nhà: Gv dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài : Ôn tập Tiếng Việt. . Hýớng dẫn tìm hiểu chung: II. Hýớng dẫn đọc – Hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Bố cục: 3.Tóm tắt: 4. Hýớng dẫn tìm hiểu chi tiết ? Chân, Tay, Tai, Mắt đã có quyết định như thế nào?Vì sao? ? Hãy kể lại đoạn Chân, Tay, Tai, Mắt đến nhà lão Miệng để thông báo quyết định này? a. Quyết định của Chân, Tay, Tai, Mắt. Không sống chung, không làm cho lão miệng ăn nữa. > So bì, tị nạnh: Sai lầm, suy nghĩ nông cạn, chýa thấy đýợc sự thống nhất chặt chẽ bên trong. . Hậu quả : Tất cả cảm thấy mệt mỏi, rã rời, tê liệt. -> Nếu không đoàn kết, hợp tác thì một tập thể cũng sẽ bị suy yếu. ? Theo em, Chân, Tay, Tai, Mắt ghen tị với lão Miệng có hợp lý không? Vì sao? Em có nhận xét gì về quyết định của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai? ? Nguyên nhân của trình trạng cả bọn tê liệt, thiếu sức sống đã được bác Tai nhận ra. Hãy tóm tắt lời giải thích của bác Tai về vấn đề này. Sau khi lão Miệng được ăn chuyện gì đã xảy ra với cả bọn? ? Lời khuyên của bác Tai đã được cả bọn hưởng ứng như thế nào? Nguyên nhân của trình trạng cả bọn tê liệt, thiếu sức sống đã được bác Tai nhận ra. Hãy tóm tắt lời giải thích của bác Tai về vấn đề này. Hiểu công việc của lão Miệng. - Nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa cả bọn với lão Miêng. Từ sự việc trên em hãy rút ra bài học mà tác giả dân gian muốn gửi gắm? ? Qua sự việc này dân gian muốn răn dạy chúng ta điều gì? Chuyện gì đã xẩy ra với tất cả, khi chúng quyết định “không làm gì nữa”? Khi họ đình công là họ muốn trừng phạt ai? Kết quả là ai bị trừng phạt? Mục đích là trừng phạt lão Miệng. - Kết quả : + Lão Miệng bị trừng phạt. + Những người đình công cũng tự trừng phạt mình. b. Hậu quả : Tất cả cảm thấy mệt mỏi, rã rời, tê liệt. -> Nếu không đoàn kết, hợp tác thì một tập thể cũng sẽ bị suy yếu. c. Cách sửa chữa: - Lại hòa thuận, vui vẻ như xưa. -> Đoàn kết là sức mạnh của mỗi cá nhân và tập thể. Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những thành viên, những cá nhân trong tổ chức cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì? 1. Nghệ thuật: - Dùng biện pháp nhân hoá. - Cách miệu tả đúng, phù hợp với các bộ phận. 2. Nội dung: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải biết nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biêt hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. Từ câu chuyện vừa tìm hiểu, em rút ra được bài học gì cho bản thân và tập thể lớp?
Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
26 tháng 1 2017 lúc 8:24

Vì họ cảm thấy mình làm việc nặng nhọc quanh năm chỉ đế cho lão Miệng ngồi ăn không.

- Cô Mắt phải luôn nhìn.

- Cậu Tay, cậu Chân phải luôn hoạt động.

- Bác Tai phải luôn lắng nghe.

- Theo họ lão Miệng không làm gì cả chỉ ngồi ăn không

Vì vậy, họ quyết định không làm gì để xem lão Miệng có sống được không. Tất cả đã hăm hở đi đến nhà lão Miệng để trút những nỗi bất bình lên đầu lão.

Bình luận (0)
HA
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
H24
29 tháng 10 2017 lúc 10:39
 Mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.Sống trong cộng đồng, cần có tinh thần "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người".
Bình luận (0)
TH
29 tháng 10 2017 lúc 10:40

Ý nghĩa là phải giúp đỡ mọi người mình cũng sẽ được giúp lại 

Nhớ L__I__K__E^&_#$

Bình luận (0)
H24
29 tháng 10 2017 lúc 10:42

Nội Dung chính:

+ Truyện mượn các bộ phận cơ thể con người để nói về các tổ chức của con người trong xã hội.

+ Mỗi tổ chức, mỗi con người có một nhiệm vụ và chức năng quan hệ với chặt chẽ, không thể có cái này mà thiếu cái kia.

+ Các tổ chức phải biết tôn trọng và hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển, cũng như mỗi thành viên phải biết gắn bó với tập thể.

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
em
14 tháng 11 2017 lúc 18:19

rút ra bài học là khi thiếu 1 vật trân cơ thể sẽ không làm ra cái gì đừng nên chảnh chọe ai 

cia này mình không chắc 100% đâu

Bình luận (0)
TB
14 tháng 11 2017 lúc 18:21

Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng vì vậy mỗi thành viên không thể sống đơn độc,tách biệt mà cần sống nương tựa gắn bó với nhau để cùng tồn tại và phát triển.

k cho mình nha!

Bình luận (0)
PT
14 tháng 11 2017 lúc 19:17

Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng,... mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện khuyên nhủ con người:

- Mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.

- Sống trong cộng đồng, cần có tinh thần "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người".

Bình luận (0)