Những câu hỏi liên quan
VL
Xem chi tiết
H24
16 tháng 12 2018 lúc 18:53

Vào https://vndoc.com

Rồi đánh đề thi ngữ văn ra !

Bình luận (0)
D2
17 tháng 12 2018 lúc 12:25

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: NGỮ VĂN 6

Ngày kiểm tra:...................................

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (1,0 điểm)

Trình bày khả năng kết hợp của danh từ.

Hãy nêu 1 ví dụ.

Câu 2: (1,0 điểm)

Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng.

Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái của con người.

Câu 3: (2,0 điểm)

a) Nêu điểm khác nhau giữa hai thể loại truyện dân gian: truyền thuyết và cổ tích.

b) Nêu ý nghĩa truyện "Em bé thông minh"

Câu 4: (1,0 điểm)

Cho biết các chi tiết có liên quan đến sự thật lịch sử trong truyện "Thánh Gióng".

Câu 5/ Tập làm văn: (5,0 điểm)

Đề: Kể về một lần em mắc lỗi.

Bình luận (0)
D2
17 tháng 12 2018 lúc 12:26

Nhầm nhé:

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời bằng cách khoanh tròn câu đúng nhất.

"....Chú bé vùng dậy, vươn vai một bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời."

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

A. Thánh Gióng.
B. Sơn Tinh, Thủy Tinh.
C. Thạch Sanh.
D. Em bé thông minh.

Câu 2: Trong câu "Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa." có bao nhiêu tiếng?

A. 5 tiếng.
B. 6 tiếng.
C. 7 tiếng.
D. 8 tiếng.

Câu 3: Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả.
B. Tự sự.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.

Câu 4: Các từ sau đây, từ nào là danh từ riêng?

A. Ngựa.
B. Trời.
C. Sóc Sơn.
D. Tráng sĩ.

Câu 5: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ hai
D. Ngôi thứ ba

Câu 6: Đoạn văn trên kể theo thứ tự nào?

A. Theo thứ tự thời gian (trước - sau).
B. Kết quả trước, nguyên nhân sau.
C. Không theo thứ tự.
D. Theo vị trí dưới núi trước, trên núi sau.

Câu 7: Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?

A. Tráng sĩ
B. Chú bé
C. Ngựa
D. Trời

Câu 8: Nghĩa của từ "tráng sĩ" được giải thích theo cách nào dưới đây?

(Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.)

A. Miêu tả sự vật, hành động mà từ biểu thị.
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.

Câu 9: Trong các từ sau, từ nào viết đúng?

A. Thánh Gióng
B. Thánh Gióng
C. Thánh gióng
D. Thánh gióng

Câu 10: Hãy xác định cụm động từ trong câu: "Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội"

A. Ngựa hí
B. Hí dài
C. Hí dài mấy tiếng
D. Hí dài mấy tiếng vang dội

Câu 11: Trong câu: "Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.", từ loại nào được dùng nhiều hơn?

A. Danh từ
B. Chỉ từ
C. Động từ
D. Tính từ

Câu 12: Tìm từ sai trong câu sau:

"Ngày mai chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh."

Từ sai trong câu trên là: ..............

Bình luận (0)
N3
Xem chi tiết
TC
30 tháng 12 2018 lúc 12:04

Văn

I. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

''Chao ôi!.............cái bản tính tốt của người ta bị những....... che lấp mất.''

                                                       (Sách giáo khoa lớp 8)

a)Đoạn văn trên trích từ văn bản? Ngôi kể? Phương thức biểu đạt?

b)Từ ''chao ôi'' thuộc loại từ gì?

c) Tìm các từ thuộc trường từ vựng ''tính cách con người''

d) Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích

II. Viết đoạn văn(6-8) về tình yêu thương giữa con người với nhau.

III. Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

Bình luận (0)
PD
Xem chi tiết
DT
13 tháng 5 2016 lúc 11:03

mk cx có nè( cái này là lớp bình thường, không phải lớp vnen)

mới thi hầu sáng, mk chỉ biết tự luận thôi

1/ Tả cảnh 

2/ Cho bài(Cây tre Việt Nam), chỉ ra tác giả và hỏi tên bài. Nêu phép tu từ của đoạn thơ đó

Đề lớp vnen 

1/ Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

BÁc là Hồ Chí Minh

như thế nào?

2/ Viết 1 bài văn tả người thân gần gũi với em nhất

bn thích đề nào thì cứ chọn, trắc nghiệm cũng dễ lém

chẳng hạn như câu

1/ Đơn từ là gì

2/ Nội dung của bài Cây tre Việt NAm

3/ ...

Bình luận (0)
TT
13 tháng 5 2016 lúc 11:12

Mình có nè : Đề văn :

Câu 1 : (2,0 điểm)

a) Hãy chép lại hoàn chỉnh 2 khổ cuối từ : "Chú bé loắt choắt" ... đến hết bài thơ.

b) Em hãy cho biết tên bài thơ ? Tác giả sáng tác ? Hoàn cảnh sáng tac bài thơ đó ?

Câu 2 : (1,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi : "Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm um. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên." (Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)

Theo em lúc đó Dế Mèn đã nghĩ gì về bài học đường đời đầu tiên của mình ?

Câu 3 : (2,0 điểm)

Thế nào gọi là Phép so sánh ? lấy một ví dụ so sánh trong các văn bản đã học (ở học kì 2) và cho biết ví dụ đó thuộc kiểu so sánh gì ?

Câu 4 : (5 điểm)

Em hãy miêu tả cảnh trường Tân Lợi mà em đang học vào một buổi sáng đẹp trời ? 

Chúc bạn thi tốt nhé !

Bình luận (0)
TN
13 tháng 5 2016 lúc 11:13

NHỚ TIK NHÉ!!! MÀ CHẮC GÌ ĐÃ TRÚNG ĐỀ NÀY CHỨ, MK Ở TẬN TP ĐIỆN BIÊN PHỦ CƠ MÀ! lolang hiu

Phần I: Đọc - hiểu (5 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và tl các câu hỏi từ 1-5: 

 "Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, ng dân cày VN dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở vs ng đời đời, kiếp kiếp."...                                (Cây tre VN)

Câu 1: (1 đ) V.bản Cây tre VN đc vt theo thể loại nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (1 đ) Qua v.bản Cây tre VN, em hãy vt 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về vai trò của cây tre vs c.sống con ng VN cả trong quá khứ, hiện tại va tương lai.

Câu 3: (1 đ) Câu văn sau sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng?

                "Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.''

Câu 4: (1,5 đ) Chép lại 2 câu văn sau và xác định tp CN, VN của 2 câu văn đó. Câu nào là miêu tả, câu nào tồn tại?

  a. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.

  b. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

Câu 5: (0,5 đ) Trong các t.huống sau, t.huống nào ko phải vt đơn?

a. Em bị ốm, ko đi hc đc.

b. Em muốn xin hc lp năng khiếu cờ vua.

c. Em nc lm ảnh hưởng đến các bn trong lp.

Phần II: Tự luận. (5 đ) Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Tả cảnh sân trường e lúc ra chơi.

Đề 2: Hãy miêu tả 1 cảnh đẹp ở quê em hoặc tại 1 nơi khác mà e bt.

TIK NHÉ! ok

 

 

Bình luận (0)
GL
Xem chi tiết
NN
20 tháng 12 2019 lúc 14:14

https://d.vn/#close

Đề tham khảo nè chị j

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TH
Xem chi tiết
WT
Xem chi tiết
TT
24 tháng 12 2016 lúc 20:35

 

Bình luận (2)
TT
24 tháng 12 2016 lúc 20:36

vừa thi xong

 

Bình luận (0)
TN
27 tháng 12 2016 lúc 18:07

Đề văn mình thi là:Cả nghĩ về bài thơ ''Cảnh khuya '' của Hồ Chí Minh

Bạn tham khảo nha ^ ^

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
AH
6 tháng 5 2018 lúc 16:40
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Thời gian: 35 phút (không kể thời gian giao đề) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ trên mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có giám rải truyền đơn không? - Tôi vừa mừng vừa lo, nói: - Được, rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc: - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ lúc nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứt]f từ rơi xuộng đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giờ nhân dân xì xào ầm lên: (( Cộng sản rải giấy nhiều quá !)) Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Toi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động,. Toi tâm sự với anh Ba: - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh ! Theo HỒI KÍ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ ĐỊNH * Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng ở các câu 1,2,3,4,7,9 dưới đây. Câu 1. Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? A. Rải truyền đơn. B. Rải thư mật. C. Rải báo. 2. Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? A. Út dậy thật sớm, để chuẩn bị hàng đi chợ bán . B. Út lo đi chợ bán hàng, nửa đêm không ngủ được. C. Út bồn chồn, thấp thỏm, không ngủ yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. 3. Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? A. Một tay bê rổ cá, một tay cầm bó truyền đơn vừa đi vừa rải. B. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn dắt trên lưng quần, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. C. Truyền đơn được đặt trên rổ cá, truyền đơn rơi từ từ xuống đất. 4. Vì sao Chị Út muốn được thoát li? A. Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. B. Vì Út thấy làm việc cho cách mạng là hay nên muốn được làm. C. Vì Út muốn theo anh Ba làm việc. 5. Theo em chị Út là người như thế nào? Viết câu trả lời của em: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... 6. Qua tìm hiểu bài trên em đã học được điều gì ? Viết câu trả lời của em: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... 7. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu: "Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơntại chợ Mỹ Lồng" A. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. 8. Đặt câu với từ: "Cách mạng" Viết câu trả lời của em: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... 9. Trong câu"Nhận công việc vinh dự dầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm". Được nối với nhau bằng cách nào? A. Nối Trực tiếp (không dùng từ nối). B. Nối bằng một quan hệ từ. C. Nối bằng một cặp quan hệ từ. 10. Tìm các thành ngữ, tục ngữ, nói lên phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam? Viết câu trả lời của em: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Read more: http://dethihocki.com/de-thi-cuoi-hoc-ki-2-lop-5-mon-tieng-viet-nam-2017-a5537.html#ixzz5EiGbAh7V
Bình luận (0)
TM
6 tháng 5 2018 lúc 16:36

mình chưa thi nhé

thứ 6 tuần sau

Bình luận (0)
DV
6 tháng 5 2018 lúc 19:49

mình cũng chưa thi

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
VI

Câu 1. (2.0 điểm) Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” (Phần dịch thơ) của chủ tịch Hồ Chí Minh và trả lời những câu hỏi sau:

a) Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

b) Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

c) Từ bài thơ “Ngắm trăng” của Bác, chúng ta học tập được ở Bác tinh thần lạc quan, chủ động trong mọi hoàn cảnh. Vậy, em có nhớ hiện nay chúng ta đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động nào để học theo gương Bác Hồ, hãy chép lại đúng tên cuộc vận động đó.

Câu 2. (2.0 điểm)

Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói đối với các câu trong đoạn văn sau: “Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)

- Sáng ngày người ta đâm u có đau lắm không? (2)

Chị Dậu gạt nước mắt: (3)

- Không đau con ạ! (4)”.

(Ngô Tất Tố - Tắt đèn)

Câu 3. (1.0 điểm) Qua hai câu thơ:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quận điều phạt trước lo trừ bạo”

Em hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?

Phần 2: Làm văn (5 điểm)

Câu 4. Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu

Bình luận (0)
H24
14 tháng 5 2019 lúc 16:27

Đề này t bt r :))))

Bình luận (0)
DB
Xem chi tiết
HL
17 tháng 5 2018 lúc 20:17

đọc hiểu chắc cậu ko cần đâu , phần làm văn nèk :

1 nêu cảm nhận của em ( khoảng 10 - 15 câu ) về câu ca dao

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

2 giải thích câu tục ngữ " Uống nước nhớ nguồn "

TICK NHA !!!

Bình luận (2)