Những câu hỏi liên quan
YN
Xem chi tiết
HT
24 tháng 4 2016 lúc 16:55

1. Mở bài: Giới thiệu về cuộc gặp kì lạ với nàng Âu Cơ và những người con.

2. Thân bài:

- Kể về cuộc gặp gỡ:

 + Em đã gặp Âu Cơ và những người con của nànong hoàn cảnh nào? Miêu tả hình dáng, điệu bộ, cử chỉ,... của họ.

 + Khung cảnh của cuộc gặp (thiên nhiên, con người, sinh hoạt, lao động,...)

 + Em đã trò chuyện với họ những gì?

- Qua lần gặp gỡ ấy, em hiểu thêm điều gì về Âu Cơ, Lạc Long Quân, những người con của họ và đất nước Hùng Vương thuở ban đầu.

- Điều lí thú và bổ ích qua lần gặp ấy.

- Tình cảm và suy nghĩ của em về nhân vật đó.

3. Kết bài: Giấc mơ thật tuyệt diệu, cuộc gặp gỡ ấy vô cùng lí thú đối với em.

Bình luận (0)
HT
24 tháng 4 2016 lúc 16:34

Các bạn ạ ! Chúng mình hẳn ai cũng từng trải qua những giấc mơ thú vị, cách đây một tuần, tôi vừa mơ một giấc mơ mà qua đó, tôi đã học được rất nhiều điều. 


Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ. 

Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình. 

Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi. 

Thấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng : 

Dạ ! Cháu…cháu… 

Cháu đừng sợ ! 

Dạ ! Thế bà là ai ạ ? 

Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ ! 

A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ. 

Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ? 

Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi ! 

Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua. 

À !Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ ! 

Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ? 

Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau. 

Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu. 

Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé !

Toàn ! Toàn ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con ! 

Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.

Bình luận (2)
YN
24 tháng 4 2016 lúc 16:36

cũng đc nhưng hình như hơi ngắn bạn vt thêm đc k #Hà Như Thủy

Bình luận (1)
VN
Xem chi tiết
LL
2 tháng 3 2019 lúc 9:48

Các bạn ạ ! Chúng mình hẳn ai cũng từng trải qua những giấc mơ thú vị, cách đây một tuần, tôi vừa mơ một giấc mơ mà qua đó, tôi đã học được rất nhiều điều. 


Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ. 

Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình. 

Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi. 

Thấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng : 

Dạ ! Cháu…cháu… 

Cháu đừng sợ ! 

Dạ ! Thế bà là ai ạ ? 

Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ ! 

A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ. 

Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ? 

Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi ! 

Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua. 

À !Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ ! 

Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ? 

Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau. 

Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu. 

Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé !

Toàn ! Toàn ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con ! 

Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.

Bình luận (0)
VN
2 tháng 3 2019 lúc 9:48

còn bài nào ko bạn 

Bình luận (0)
LL
2 tháng 3 2019 lúc 9:53

MB: Giới thiệu về giấc mơ đó (nguyên nhân, thời gian, địa điểm). Đặc biệt là nói sơ qua về nhân vật cổ tích mà em đc học.

** Nhân vật cổ tích đó có thể là một nhân vật là 1 hình mẫu lí tưởng, đại diện cho sự công bằng và tốt đẹp trong xã hội. Đó còn là một nhân vật thể hiện đc những điều mà em đang mong muốn.

** Hoặc có thể đó là 1 con người địa diện cho tầng lớp xấu xa trong truyện. 
TB: 
- Tâm trạng của em trc khi có đc giấc mơ.
- Thơi gian? địa điểm? <nói cụ thể hơn>
- Nhân vật mà em được gặp:
+ Hình dáng bên ngoài: là một nhân vật như trong truyện cổ tích nên em có thể nói là nhân vật đó có hình dáng bên ngoài giống như trong truyện và chính yếu tố hình dáng tương tự như trong truyện làm em biết đó là nhân vật ở trong câu chuyện nào.
+ Giọng nói, nụ cười, ... <hiền hay ác, ...>
+ Đó là nhân vật đại diện cho mong ước hiền lành hay là một người xấu xa trong truyện.
- Em lúc đó ntn?
+ Tâm trạng của em: buồn, vui hay sợ hãi?
+ Em đã làm gì: đứng yên, ôm chầm lấy nhân vật đó, hay ...?
- Những việc sau đó diễn ra, giữa em với nhân vật đó.
+ Nếu là 1 nhân vật địa diện cho cái thiện thì 2 người có thể ngồi nói chuyện,tâm sự với nhau, em bày tỏ những ước mơ của mình và nhân vật đó thì khuyên bảo em nhiều điều. 
+ Nếu là 1 nhân vật đại diện cho cái xấu xa, tàn bạo trong truyện thì em có thể đấu tranh mãnh liệt với người đó, có thể là bằng lời nói hoặc trực tiếp bằng hành động. 
- Kết hợp với miêu tả khung cảnh xung quanh, có thể là mờ ảo hay có nhiều ánh sáng?
- Kết thúc giấc mơ:
+ Hình ảnh cuối cùng của nhân vật.
+ Em tỉnh dậy và tâm trạng lúc đó.

Kb: Suy nghĩ của em sau giấc mơ đó.

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
VM
20 tháng 10 2018 lúc 12:14
Đêm 29 Tết. Em cùng mẹ thức canh ngồi bánh chưng. Khuya lắm rồi, mọi người đã ngủ cả. Mọi vật đều chìm trong im lặng, chỉ còn nghe tiếng sôi đều của nồi bánh chưng. Củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ nhỏ lép bép. Em ngồi tựa vào vai mẹ, nhìn bếp lửa đỏ hồng, thả hồn theo những tàn tửa bay lên chấp chới như những đốm sao lung linh...

Bỗng một vầng sáng hiện ra làm mắt em lóa mắt. Em định thần nhìn kĩ: đó là một cung điện nguy nga của thời xưa giữa một vùng đất đầy hoa thơm cỏ lạ - cung điện Long Trang. Có hai người đang ngồi bên nhau giữa đại sảnh mà em chưa hề gặp bao giờ: một người mình rồng, tướng mạo phi thường, sức khỏe vô địch; một người dòng tiên, xinh đẹp tuyệt trần, hương thơm ngan ngát. Ngắm nghía họ một lúc, em mới nhận ra đó là Lạc Long Quân và Âu Cơ, tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta. Họ đã kết thành vợ chồng, đẻ ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con, người con cả được tôn lên làm vua, đóng đô Phong Châu, lập ra nước Văn Lang và thời đại Hùng Vương, cha truyền con nối đến 18 đời.

Bình luận (0)
NL
20 tháng 10 2018 lúc 12:39

thank bạn

Bình luận (0)
CB
Xem chi tiết
CD
6 tháng 4 2019 lúc 21:09

Đêm 29 Tết. Em cùng mẹ thức canh ngồi bánh chưng. Khuya lắm rồi, mọi người đã ngủ cả. Mọi vật đều chìm trong im lặng, chỉ còn nghe tiếng sôi đều của nồi bánh chưng. Củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ nhỏ lép bép. Em ngồi tựa vào vai mẹ, nhìn bếp lửa đỏ hồng, thả hồn theo những tàn tửa bay lên chấp chới như những đốm sao lung linh...

Bỗng một vầng sáng hiện ra làm mắt em lóa mắt. Em định thần nhìn kĩ: đó là một cung điện nguy nga của thời xưa giữa một vùng đất đầy hoa thơm cỏ lạ - cung điện Long Trang. Có hai người đang ngồi bên nhau giữa đại sảnh mà em chưa hề gặp bao giờ: một người mình rồng, tướng mạo phi thường, sức khỏe vô địch; một người dòng tiên, xinh đẹp tuyệt trần, hương thơm ngan ngát. Ngắm nghía họ một lúc, em mới nhận ra đó là Lạc Long Quân và Âu Cơ, tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta. Họ đã kết thành vợ chồng, đẻ ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con, người con cả được tôn lên làm vua, đóng đô Phong Châu, lập ra nước Văn Lang và thời đại Hùng Vương, cha truyền con nối đến 18 đời.
 
Có tiếng ngựa hí vang. Cung điện Long Trang biến mất, chỉ còn thấy lửa phun ra từ miệng ngựa đỏ rực cả một vùng làng mạc tre mọc san sát hai bên đường. Em nhận ra đó là làng Cháy ở cạnh làng Phù Đổng. Và kì lạ quá! Không phải ngựa thật mà là ngựa sắt đang phi nhanh, đang phun lửa. Trên mình ngựa, một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, đang vung roi sắt đánh giết quân thù làm cho chúng chết như rạ. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre bên đường quạt vào giặc tơi bời, đuổi chúng đến chân núi Sóc rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em ngây người đứng ngắm cái cảnh cực kì hùng tráng ấy của người anh hùng làng Gióng mà tự hào, khâm phục, ngỡ như âm vang của chiến thắng còn vọng mãi đến muôn đời sau.
 
Bỗng trời đất tối sầm, chớp loé sáng, rồi dông bão nổi lên ầm ầm, rung chuyển cả không gian. Nước sông dâng lên cuồn cuộn, và em thấy, trên dòng nước, một thần hình dáng kì dị “râu ria quăn xanh rì” cưỡi trên lưng rồng đang hung hăng hô gió, gọi mưa, quát tháo các loài thủy tộc dâng nước lên đánh kẻ đã lấy được công chúa Mị Nương để hạ cơn ghen tức của mình. Em sợ quá, vội tìm dường lên núi để tránh dòng nước lũ. Trên đỉnh Tản Viên, em thấy một vị thần linh dáng hào hùng, mặt mày uy nghi, đang dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Đó là cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt chưa từng thấy giữa Thủy Tinh và Sơn Tinh vào thời Hùng Vương thứ 18. Đứng trên núi nhìn xuống, em thấy thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước, nhưng kì lạ biết bao, khiến em không tin vào mắt mình nữa: nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi của Sơn Tinh lại cao lên bấy nhiêu như có phép thần thông biến hóa. Đánh mãi không được, quân của Thủy tinh chết rất nhiều, xác ba ba và thuồng luồng nổi đầy cả sông. Thần Nước đành rút quân về, nhưng oán nặng thù sâu, hằng năm lại làm mưa gió, dâng nước lên đánh Thần Núi nhưng vẫn không thắng nổi.
 
Giờ đây dông bão đã tan, trời lại hừng sáng, đẹp tuyệt trần. Từ đỉnh Tản Viên, nhìn về phía Đông, em thấy những dải mây vàng bay lượn như rồng uốn khúc trên bầu trời Thăng Long. Theo mây trắng xứ Đoài, em bay về đất kinh kì ngàn năm văn vật. Cảnh và người ở kinh đô đẹp quá. Em nhận ra Lê Thái Tổ (tức người anh hùng áo vải năm xưa đất Lam Sơn) đang dạo thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng cùng với quần thần. Đất nước đã thanh bình sau mười năm kháng chiến đuổi sạch giặc Minh. Nhà vua mặc áo long bào, chít khăn vàng, khuôn mặt uy nghi mà phúc hậu, đôi mắt rất sáng dưới đôi lông mày lưỡi mác đen nhánh. Bỗng có con Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Em chăm chú nhìn, thấy thanh gươm thần đeo bên người vua tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng bơi về phía thuyền vua, đứng nổi trên mặt hước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”. Nhà vua rút gươm quẳng về phía Rùa Vàng. Thật kì lạ, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm nhanh như cắt và lặn xuống đáy nước. Đó là thanh gươm mà Đức Long Quân đã trao cho Lê Lợi ở rừng Lam Sơn để đánh thắng giặc Minh xâm lược. Bây giờ đất nước thanh bình, ngài sai Rùa Vàng lên đòi lại. Chả thế mà hồ lại mang tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước, em vẫn còn nhìn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
 
Bỗng, có ai đó lay em rồi có tiếng mẹ em gọi: “Dậy đi con! Gần sáng rồi, vào nhà ngủ kẻo lạnh, sương xuống nhiều quá ướt hết tóc con gái tôi rồi”. Em mở mắt bừng tỉnh. Thì ra là một giấc mơ, một giấc mơ dài, thú vị quá. Giấc mơ đã đưa em đi qua bao miền của đất nước, gặp bao con người kì diệu với những sự tích diệu kì, như xem một cuốn phim quay chậm của lịch sử dân tộc từ khi dựng nước đến thế kỉ XV.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
TH
1 tháng 3 2017 lúc 18:09

Các bạn ạ ! Chúng mình hẳn ai cũng từng trải qua những giấc mơ thú vị, cách đây một tuần, tôi vừa mơ một giấc mơ mà qua đó, tôi đã học được rất nhiều điều. Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ. Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình. Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi. có lần em mơ thấy mình đã gặp Âu Cơ và những người con của Âu Cơ em hãy kể lại giấc mơ kThấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng : Dạ ! Cháu…cháu… Cháu đừng sợ ! Dạ ! Thế bà là ai ạ ? Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ ! A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ. Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ? Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi ! Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua. À !Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ ! Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ? Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau. Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu. Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé ! Toàn ! Toàn ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con ! Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.

Bình luận (0)
H24
6 tháng 4 2017 lúc 14:28

thanks you very muchyeu

Bình luận (0)
TP
7 tháng 4 2017 lúc 22:03

MB: Giới thiệu về giấc mơ đó (nguyên nhân, thời gian, địa điểm). Đặc biệt là nói sơ qua về nhân vật cổ tích mà em đc học.

** Nhân vật cổ tích đó có thể là một nhân vật là 1 hình mẫu lí tưởng, đại diện cho sự công bằng và tốt đẹp trong xã hội. Đó còn là một nhân vật thể hiện đc những điều mà em đang mong muốn.

** Hoặc có thể đó là 1 con người địa diện cho tầng lớp xấu xa trong truyện.
TB:
- Tâm trạng của em trc khi có đc giấc mơ.
- Thơi gian? địa điểm? <nói cụ thể hơn>
- Nhân vật mà em được gặp:
+ Hình dáng bên ngoài: là một nhân vật như trong truyện cổ tích nên em có thể nói là nhân vật đó có hình dáng bên ngoài giống như trong truyện và chính yếu tố hình dáng tương tự như trong truyện làm em biết đó là nhân vật ở trong câu chuyện nào.
+ Giọng nói, nụ cười, ... <hiền hay ác, ...>
+ Đó là nhân vật đại diện cho mong ước hiền lành hay là một người xấu xa trong truyện.
- Em lúc đó ntn?
+ Tâm trạng của em: buồn, vui hay sợ hãi?
+ Em đã làm gì: đứng yên, ôm chầm lấy nhân vật đó, hay ...?
- Những việc sau đó diễn ra, giữa em với nhân vật đó.
+ Nếu là 1 nhân vật địa diện cho cái thiện thì 2 người có thể ngồi nói chuyện,tâm sự với nhau, em bày tỏ những ước mơ của mình và nhân vật đó thì khuyên bảo em nhiều điều.
+ Nếu là 1 nhân vật đại diện cho cái xấu xa, tàn bạo trong truyện thì em có thể đấu tranh mãnh liệt với người đó, có thể là bằng lời nói hoặc trực tiếp bằng hành động.
- Kết hợp với miêu tả khung cảnh xung quanh, có thể là mờ ảo hay có nhiều ánh sáng?
- Kết thúc giấc mơ:
+ Hình ảnh cuối cùng của nhân vật.
+ Em tỉnh dậy và tâm trạng lúc đó.

Kb: Suy nghĩ của em sau giấc mơ đó.

Bình luận (0)
YY
Xem chi tiết
CK
2 tháng 1 2017 lúc 22:03

Ta là mẹ của Thánh Gióng, năm nay đã già rồi, ấy vậy mà trong lòng vẫn không nguôi nhớ về đứa con trai yêu quý của ta. Chuyện về đứa con trai này mãi là kỉ niệm trong lòng ta.Thuở ấy, cách đây cũng ngót mấy chục năm trời, vợ chồng ta sống ở một vùng quê yên bình, cánh đồng xanh rì thẳng cánh cò bay, lợn gà đầy chuồng, nói chung cuộc sống thì đầy đủ và no ấm, hơn thế những người bà con xóm giềng cũng vô cùng tốt bụng. Hai vợ chồng ta ngày đêm mong mỏi có mụn con vui vầytuổi già.Ngày ngày, ta ra đồng chăm sóc ruộng lúa, vườn khoai cho đỡ buồn. Một hôm ra đồng, ta nhìn thấy một vết chân rất to, to gấp mấy lần người thường, lúc đầu ta còn lo lo nhưng chợt nhớ xóm làng ta từ xưa đến nay vốn rất thanh bình thì có điều gì khiến ta phải lo lắng đâu chứ. Trí tò mò nổi lên, ta liền đặt ngay bàn chân của mình lên để ướm thử. Sau đó mải miết với công việc của mình. Về nhà ta cũng quên khuấy đi sựviệc đó. Cho đến một thời gian sau, chợt một hôm ta thấy người khang khác và ta biết mình đã có mang. Ta sung sướng báo tin cho ông lão, ông lão cũng vô cùng mừng rỡ. Hai vợ chồng ta nâng niu chăm sóc đứa trẻ trong bụng cầu mong cháu khoẻ mạnh, lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tháng thứ 9 trôi qua vẫn chưa thấy cháu chào đời vợ chồng ta vô cùng lo lắng, nhưng rồi cứ chờ đợi và cho đến tháng mười hai thì Gióng ra đời. Vợ chồng ta vui mừng khôn xiết. Gióng ra đời khoẻ mạnh, tuấn tú lạ thường, hai vợ chồng đặt biết bao hi vọng vào nó. ấy vậy mà đến năm lên ba tuổi Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, biết đi, cứ đặt đâu là ngồi đó, trong khi bằng tuổi đó lũ trẻ hàng xóm đã biết chạy nhảy khắp nơi. Hai vợ chồng ta rất buồn, ngày đêm cầu khấn trời phật cho đứa con độc nhất của ta mau chóng được như những đứa trẻ khác.Thế rồi bỗng đâu quân giặc kéo sang xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông nghìn nghịt, cuộc sống đang yên bình bỗng bị khuấy động, nhà nhà lo sợ, người người lo sợ, mọi người chuẩn bị đồ khô để chạy giặc. Trong tình cảnh đó nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đi đánh giặc cứu nước.Sứ giả về tận đến làng ta rao gọi người tài. Ta nhớ hôm đó, hai vợ chồng đang ngồi bàn tính xem nếu đi chạy giặc sẽ phải mang theo thứ gì thì Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói rất mạch lạc:- Mẹ ơi! Ra mời sứ giả vào đây, con có chuyện muốn nói.Hai vợ chồng giật mình ngơ ngác, rồi chợt sung sướng reo lên:- Con đã nói được rồi ư Gióng, cha mẹ mừng lắm, nhưng con còn bé thế này thì làm được gì mà mời sứ giả, không khéo mang tội khi quân.Nói vậy nhưng thấy ánh mắt cương quyết của Gióng, ta vẫn chạy ra mời sứ giả vào trong bụng vừa mừng lại vừa lo.Sứ giả bước vào căn nhà đơn sơ của ta đưa mắt nhìn xung quanh có ý muốn biết mặt người tài nhưng nhìnmãi mà chỉ thấy cậu bé ba tuổi đang nằm trên giường, sứ giả có vẻ nghi ngờ nhưng vừa lúc đó Gióng lên tiếng, giọng đầy quả quyết:- Ông hãy về bẩm báo với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ ra tay tiêu diệt lũ giặc này. Mang đến đây càng nhanh càng tốt.Sứ giả vẫn tỏ ý nghi ngờ, thằng bé nhà ta bỗng vùng đứng dậy, khuôn mặt đầy nghiêm nghị:- Ông hãy tin ở ta, ta không phải là một đứa trẻ bình thường.Nghe Gióng nói vậy, sứ giả lập tức đi ngay. Lúc này, Gióng quay sang bảo ta:- Mẹ xuống nấu cho con một nồi cơm to để con ăn còn chuẩn bị đi đánh giặc.Đến lúc này, ta chợt hiểu dường như Gióng không phải là một người bình thường, có lẽ nó là con Ngọc Hoàng xuống cứu giúp dân làng. Nghĩ vậy, ta vội vàng xuống bếp nấu một nồi cơm to, bưng lên cho Gióng ăn, kì lạ thay Gióng ăn chỉ một loáng đã hết bay nồi cơm và mỗi lúc ta thấy Gióng lớn lên một ít. Chỉ trong vài ngày Gióng lớn gấp 10 lần hôm trước, quần áo may chẳng kịp bởi chỉ một loáng đã chật không mặc nổi.Chỉ trong một thời gian ngắn bao nhiêu lương thực ta dự trữ đã hết veo, bà con láng giềng biết tin Gióng nhận lời đi đánh giặc nên vui vẻ mang gạo, cà sang nhà và giúp ta thổi cơm cho Gióng ăn. Gióng ăn không biết no, người to lớn như một tráng sĩ.Một hôm cả nước nhận được tin quân giặc đã đến núi Trâu, tình hình đất nước rất nguy kịch. Tất cả mọi người từ già đến trẻ ai ai cũng hoảng hốt, lo sợ. Đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu đến nhưng khổ một nỗi lúc này Gióng đã to lớn gấp mười lần hôm sứ giả gặp nên chẳng thứ gì còn vừa với nó

cả. Những thứ đó chỉ như thứ đồ chơi đối với nó. Sau mấy lần làm đi làm lại Gióng mới chọn cho mình thứ phù hợp còn những cái khác Gióng khẽ bẻ đã vỡ vụn, và áo giáp sắt mặc vào khẽ cựa đã bung.Sau khi đã mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, lúc này Gióng thật oai phong lẫm liệt, nó chẳng còn giống đứa trẻ lên ba như trước. Nó chắp tay từ biệt hai vợ chồng ta:- Vì đất nước con ra đi đánh giặc và không biết đến khi nào trở lại. Cha mẹ ở quê nhà cố gắng giữ gìn sứckhoẻ.Quay sang bà con láng giềng, lúc này cũng đến rất đông để chia tay, nó cũng chắp từ biệt mọi người và nócòn nói:- Nếu cháu không trở về nhờ bà con láng giềng chăm sóc cha mẹ cháu lúc tuổi già sức yếu. Chúc cha mẹ và bà con mạnh khoẻ bình yên!Nghe nó nói vậy, ta không cầm được nước mắt nhưng cũng vô cùng tự hào vì con ta đang làm một việc vô cùng lớn lao.Chào mọi người xong nó thúc ngựa phi thẳng ra ngoài trận đánh. Ngựa đi đâu phun lửa đỏ rực ra đến đó. Nó đón đầu lũ giặc đánh cho chúng tơi bời, và chỉ trong chốc lát quân giặc đã bị tiêu diệt gần hết. Đúng lúc đó chiếc roi sắt trong tay nó gẫy làm đôi, lũ giặc hí hửng định xông lên nhưng Gióng đã nhanh tay nhổ khóm tre bên cạnh. Quật túi bụi vào lũ giặc, lũ giặc không kịp chống trả. Một thời gian sau quân giặc đã bị Gióng tiêu diệt chẳng còn một bóng nào nữa.Ta nghe tin Gióng đã tiêu diệt được quân giặc trong lòng xiết bao vui mừng, và mong nó trở về nhưng chờ mãi không thấy con đâu, đến sau này ta mới biết nó chính là con trai Ngọc Hoàng xuống giúp dân làng nay hoàn thành nhiệm vụ đã bay về trời.Thấm thoát đã bao năm trôi qua nhưng trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về đứa con ấy, dẫu vậy ta rất vui vì con trai ta đã trở thành vị anh hùng dân tộc được mọi người ghi nhớ.

Bình luận (0)
H24
3 tháng 1 2017 lúc 9:04
Sáng nay, trong tiết Văn, chúng em được học về truyền thuyết Thánh Gióng, người anh hùng nhỏ tuổi đã lập nên kì tích quét sạch giặc Ân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Giọng kể truyền cảm, sinh động của cô giáo Hương đã đưa chúng em vào thế giới đầy những hình ảnh huyền ảo, phi thường. Hình tượng đẹp đẽ của Thánh Gióng đã để lại trong tâm trí em một ấn tượng sâu đậm có sức cuốn hút lạ lùng. Đến đêm, trước khi đi ngủ, em giở sách ra đọc lại truyện một lần nữa và ao ước rằng giá như mình vươn vai một cái cũng trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như Thánh Gióng. Ao ước cháy bỏng ấy đã theo em vào cả giấc mơ,..

Em đang đi giữa một vùng quê yên bình, đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng được bao bọc bằng lũy tre đằng ngà, thân vàng óng, lá xanh rì rào trước ngọn gió xuân hây hẩy. Dọc đường, ao chuôm nối tiếp nhau thành dãy, mặt nước lung linh soi bóng mây trời. Mỗi hình ảnh đều gợi lại chiến công của Thánh Gióng. Dòng người đông đúc đang hối hả kéo nhau về đền thờ Thánh Gióng. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, náo nức cả một vùng.

Em ngước mắt lên nhìn bầu trời xanh thăm thẳm, ồ kia! Lạ chưa! có một đám mây ngũ sắc gióng hệt hình người đang cưỡi ngựa. Đám mây hạ thấp dần, thấp dần và em không tin vào mắt mình nữa. Trước mặt em là Thánh Gióng đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi trên lưng ngựa sắt… hiển hiện trên bãi cỏ xanh. Thánh Gióng vui vẻ cất tiếng chào:

- Chào cậu bé! Ta !à Thánh Gióng. Ta đã nhận được lời nguyện cầu của cậu. Cậu có muốn ta giúp gì chăng?! ​

Sự ngạc nhiên tột độ đã nhanh chóng biến thành niềm vui mừng khôn xiết. Em vội vàng bày tỏ:

- Thưa ngài! Em và các bạn chi ao ước làm sao vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài. Xin hỏi ngài bí quyết để điều đó biến thành hiện thực.

Thánh Gióng cười lớn, tiếng cười vang động không gian:

- Ồ! Ta hiểu! Tuổi thơ bao giờ cũng có những ước mơ đẹp đẽ lạ thường! Ngày xưa, ta cũng vậy. Chính sự tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm đã khơi dậy trong ta sức mạnh thần kì. Chính dân làng đã góp gạo nuôi ta lớn nhanh như thổi để đi đánh giặc. Sức mạnh của ta là sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân. Việc ta vươn vai một cái trở thành tráng sĩ tượng trưng cho khát vọng chiến thắng quân thù. Ta thay mặt nhân dân trừng trị đích đáng lũ giặc ngông cuồng, dám xâm phạm vào giang sơn gấm vóc của tổ tiên.

Còn bây giờ, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người không cần phải khổng lồ về thể xác nhưng phải khổng lồ về ý chí và trí tuệ. Một trí tuệ sáng suốt, một nghị lực phi thường trong một thân thể khỏe mạnh là những điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Đó là những lời tâm huyết mà ta muốn nói. Cậu bé hãy suy nghĩ kĩ xem có đúng không. Nếu đúng thì hãy làm theo và ta cũng nói trước rằng đó là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ đấy ! Ta chúc cậu mai sau trở thành người có đức, có tài hữu ích cho đất nước! Thôi, chào cậu! Ta đi đây! ​
Thánh Gióng dứt lời, ngựa sắt hí vang, bốn vó từ từ nhấc khỏi mặt đất. Cả người lẫn ngựa bay càng lúc càng cao, rồi mờ dần, mờ dần giữa những đám mây trắng như bông.

Em bàng hoàng tỉnh giấcb-(. Ôi! Thì ra là một giấc mơ! Một giấc mơ lạ lùng! Tiếng nói của Thánh Gióng vẫn văng vẳng đâu đây. Em thấm thía lời khuyên chí tình của ngài. Đúng là chi có thể bằng con đường học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng thì chúng ta mới biến được những ước mơ đẹp đẽ thành hiện thực:p.
Bình luận (0)
VA
Xem chi tiết
VA
12 tháng 1 2022 lúc 23:25

các bạn nhanh giúp mình với nhé 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết