Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6


Những câu hỏi liên quan
TH
Xem chi tiết
NA
8 tháng 10 2019 lúc 21:03

NHỚ VỀ CHA

Thơ: Thu Hà
Con lại nhớ về Người Cha năm ấy
Dẫu chưa lần con được thấy mặt Cha
Người anh hùng vì đất nước xông pha
Cha đã sống như loài hoa bất tử.

Thời chiến tranh đã bao đêm không ngủ
Thao thức hoài đếm đủ cả năm canh
Lo cho dân được cuộc sống an lành
Quên tuổi trẻ… tìm thanh bình cho nước.

Người cũng từng có bao niềm mơ ước
Về đời tư chung bước với bóng hồng
Nhưng vì đâu Người chẳng thể chờ mong
Khi đất nước còn trong làn khói lửa.

Chiến tranh qua… cuộc đời Người hơn nửa
Vẫn một mình… lo từng bữa cơm dân
Người quên đi sức khỏe đã vơi dần
Mà chỉ biết ân cần lo đất nước.

Người là gương cho chúng con tiếp bước
Dẫu bây giờ đất nước trọn niềm vui
Nhớ về Cha lòng con thấy bùi ngùi
Xin kính chúc Người an vui giấc ngủ.

HỒ CHÍ MINH ĐẸP NHẤT TÊN NGƯỜI

Thơ: Việt Cường
Hồn đất mẹ, THÁP cao định hướng
Tâm Bác Hồ, MƯỜI trượng uy nghi
Ngàn thu tươi ĐẸP diệu kỳ
Quê hương thống NHẤT khắc ghi mọi nhà

Tư tưởng Bác BÔNG hoa rực rỡ
Tâm trí Người, SEN nở ngát hương
Sáng soi đất VIỆT dặm trường
Bắc miền kính trọng, NAM phương thắm tình

Dân hết khổ, ĐẸP xinh, chân thật
Toàn quốc ta NHẤT nhất một lòng
Non sông CÓ Bác hoà đồng
Khắc danh trang sử, TÊN trong sách dày

Ngời ân đức, BÁC nay còn mãi
Trọng nghĩa nhân HỒ hởi mọi miền
THÁP MƯỜI ĐẸP NHẤT BÔNG SEN
VIỆT NAM ĐẸP NHẤT CÓ TÊN BÁC HỒ

Bình luận (0)
NA
8 tháng 10 2019 lúc 21:04

Tháng chín lại về nhớ BÁC thôi !
Mùa thu năm ấy BÁC xa rồi !
Chim muông ngơ ngác ngừng tiếng hót!
Trời buồn ứa lệ nước tuôn rơi !

Nhân dân nghe tin nước mắt rơi
Thế giới buồn thương ngóng tin NGƯỜI
Trên đài phát thanh vang dọng đọc
Mây đen vần vũ kín bầu trời

Đất nước hôm nay đẹp” gấp mười ”
Nhân dân nhớ mãi BÁC HỒ ơi
Một dãi non sông thay áo mới
Sừng sững hiên ngang đến muôn đời

Yên giấc ngàn thu nhé BÁC ơi!!!
Con cháu cúi trước anh linh người
Danh nhân văn hóa của thế giới
Vĩ nhân muôn thuở tỏa sáng ngời

Bình luận (0)
EY
28 tháng 11 2020 lúc 16:43

"Hồ Chí Minh" mang tên người lính già

Non sông đất nước đang cần ai đây

Lúa thơm đồng ruộng ngoài rây

Bát cơm mùa gặt vẫn thây một mình

Sông nơi đây còn chảy hùng siết 

Vì chiến tranh độc lập non sông

Người anh hùng ấy lập công một mình

Ra đi tìm đường cứu nước 

Cứu những sinh mạng chưa được chọn đời

Cứu những nơi nơi dân cư tụ tập

Cứu cả Tổ quốc anh hùng Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc người thành lập Đảng cộng sản

Đang đứng trước hàng vinh quang

Những tia sáng được mang về đây

Như hàng suối chín chảy quang cọc bờ

Cho dù có nghìn năm sau

Tiếng vang người Bác còn lâu mới tàn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NM
Xem chi tiết
NA
21 tháng 2 2016 lúc 20:07

Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

 

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

Bài làm

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ – Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác – cháu, cha – con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh – Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:



 

Bình luận (1)
TN
21 tháng 2 2016 lúc 20:27

Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ.

 

Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.

 

Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.

 

Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.

 

Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).

 

Bài thơ có thể tóm tắt như sau:

 

Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.

 

Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.

 

Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.

 

 

Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :

 

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.

 

Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.

 

Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:

 

Anh đội viên nhìn Bác 
Càng nhìn lại càng thương 
Người Cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm 
Rồi Bác đi dém chăn 
Từng người từng người một . 
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng

 

Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.

 

Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.

 

Anh đội viền mơ màng 
Như nằm trong giấc mộng 
Bóng Bác cao lồng lộng 
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

cam nghi ve bai tho dem nay bac khong ngu

Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.

Bình luận (0)
NN
3 tháng 3 2017 lúc 20:07

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.


Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.


“ Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.


“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một.
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”


Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.


“Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc. ”

Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ. Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:


“Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!”


Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:


“Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau. ”


Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ. Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình. Một nỗi xúc dộngđộtngột dâng trào trong anh chiến sĩ khi anh hiểu được tấm lòng của Bác,khi đó anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi niềm cùng Bác và đã thức luôn cùng Bác. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo cho những việc lớn mà con nghĩ đến từng miếng ăn giấc ngủ của tất cả các chiến sĩ và còn của tất cả mọi người dân.


Ở đoạn kết tác giả viết
“Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”


Lẽ thường tình ấy đơn giản dễ hiểu mà sâu sắc. Vì tên người là Hồ Chí Minh. Vì người từng ra trận từng đồng cam cộng khổ đối với các chiến sĩ dân công. Ba chữ “lẽ thường tình”hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh đạo kính yêu của dân tộc.


Bài thơ để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là hình ảnh một vị lãnh tụ hiện lên là một người cha già của cả dân tộc. Hình ảnh Bác không ngủ chăm sóc từng giấc ngủ của mỗi người chiến sĩ để lại trong chúng ta rất nhiều ấn tượng mới mẻ về Bác. Bài thơ cho chúng ta hiểu thêm về Bác hiểu thêm về một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam


haha

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
LM
15 tháng 3 2022 lúc 15:02

Em hiểu : Tác giả muốn nói lên lối sống của bác thanh tao, không khắc khổ, là lối sống tự do tự tại, giản dị mà thanh bạch, đời sống vật chất hòa hợp với tinh thần. Trong thế giới hiện nay, các bạn trẻ thường ăn chơi đua đòi, vì vậy tác giả muốn mọi người học tập lối sống văn minh của Bác.

Bình luận (3)
DN
Xem chi tiết
ND
18 tháng 5 2019 lúc 13:02

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng".

  - Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…

  - Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau.

   + Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…

   + Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người

   → Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết

Cuộc sống hai mặt

Hóa ra cuộc sống này
Có quá nhiều lo nghĩ
Ngoài cơm áo gạo tiền
Còn tỷ điều nghịch lí




Ai cũng muốn cầu toàn
Mong đời mình tốt đẹp
Lại đối đãi kẻ khác
Bằng tâm hồn hạn hẹp

Mỗi một lời khổ đau
Bạn gây cho người khác
Cũng chính là tự mình
Đang gieo mầm mống ác

Nếu hiểu được giá trị
Của tấm lòng vị tha
Con người ta chắc sẽ
Yêu thương nhau thật thà

Cuộc sống nhiều trắc trở
Cuộc sống nhiều khổ đau
Nhưng đừng quên có lúc
Cuộc sống rất ngọt ngào

Bình luận (0)
PL
23 tháng 3 2019 lúc 21:28

Sống không phải vì ta

Mà sống vì người khác

Sống giản dị như Bác

Một cách sống chan hòa

Hãy sống như tiếng ca

Cất lên bao lời hát

Đừng nặng lời chua chát

Để giận mãi trong lòng

Hãy sống như hoa hồng

Ngày ngày vẫn lên bông

Như vậy mới là sống

Tỏa mùi hương ngát thơm

mới chế <3. chẳng bít hay hông

Bình luận (0)
PL
23 tháng 3 2019 lúc 21:50

Trang An tự nghĩ đi chứ

Bạn không thấy đề nghi tự sáng tác à

Như thế là ăn gian á

Bình luận (0)
RR
Xem chi tiết
WH
18 tháng 2 2018 lúc 14:50

Trả lời

............

Rồi Bác đi dém chăn 

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

..........

- Đoạn văn trên nằm trong bài văn Đêm nay Bác không ngủ

-Của Minh Huệ

Bình luận (0)
DH
18 tháng 2 2018 lúc 14:52

Rồi Bác đi dém chăn 
Từng người từng người một 
Sợ cháu mình giật thột 
Bác nhón chân nhẹ nhàng. 

Anh đội viên mơ màng 
Như nằm trong giấc mộng 
Bóng Bác cao lồng lộng 
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

- Đoạn thơ nằm trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của chủ tịch Hồ Chí Minh

- Bài thơ Đêm nay bác không ngủ sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện có thực trong chiến dịch Biên giới 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.

Bình luận (0)
DH
18 tháng 2 2018 lúc 14:53

Bổ sung: của tác giả Minh Huệ

Bình luận (0)
DQ
Xem chi tiết
LD
3 tháng 10 2016 lúc 13:16

Thơ ơi thơ sẽ hát bài ca gì 
Tôi muốn dắt thơ đi 
Tôi muốn cùng thơ bay 
Mùa xuân nay 
Đến tận cùng đất nước. 
Ôi! Mùa xuân bốn nghìn năm mơ ước 
Hơn nửa đường đi, tôi đã biết đâu 
Tổ quốc tôi rất đẹp, rất giàu 
đẹp từ mái tóc xanh đầu nguồn Pắc Bó 
Đẹp đến gót chân hồng đất mũi Cà Mau. 

Xưa quê cha mà tôi nào được biết 
Có Trường Sơn cao, có biển Đông sâu 
Tuổi thơ ùa trong mưa dầm da diết 
Cát truông dài nắng bỏng lưng trâu... 

Đảng dạy tôi biết ngẩng đầu, đứng dậy 
Vững hai chân, đứng thẳng, làm người 
Tôi đi tới, với bạn đời, từ ấy 
Đến hôm nay, mới thấy trọn vùng trời! 



Đâu phải đường xanh. Đường qua máu chảy 
Năm mươi năm, máu đỏ thành hoa 
Cuộc sinh nở nào đau đớn vậy ? 
Rất tự hào, mà xót tận trong da. 

Giặc đã diệt. Còn ta, vĩnh viễn 
Cả những người vắng bóng hôm nay 
Ôi, nếu Bác... 
Không, Bác vẫn đời đời hiển hiện 
Người vẫn hằng dìu dắt chúng con đây! 

Vĩnh viễn cùng ta, những gì còn, mất 
Những yêu thương, căm giận. buồn lo 
Những tiếng hát và những dòng nước mắt 
Cho núi sông này độc lập, tự do. 

Việt Nam! 
Người là ta, mà ta chưa bao giờ hiểu hết 
Người là ai ? Mà sức mạnh thần kỳ 
Giữa cái chết, không phút nào chịu chết 
Lửa quanh mình, một tấc cũng không đi! 

Sống cho ta, sống cả cho người 
Là trái tim, cũng là lẽ phải. 
Việt Nam ơi! 
Người là ai ? Mà trở thành nhân loại. 

Không chỉ hôm qua 
Hôm nay, mãi mãi 
Đất nước này vạn đại tươi xanh 
Như rừng đước, cháy rồi, lại mọc 
Tràm lại ra hoa cho ong mật đu cành. 
Ngút mắt trông 
Biển lúa mênh mông 
Sông nước Cửu Long dào dạt 
Dừa nghiêng bóng mát 
Thơm ngọt xoài ngon. 
Tươi rói đất son 
Rừng cao su xanh thẳng tắp 
Bắp mẩy, mía giòn. 
Bát ngát Tây Nguyên vẫy gọi 
Nào trai tài gái giỏi 
Lại đây! 
Khai phá, dựng xây 
Trên trận địa năm xưa, rạch những đường cày mới 

Thời gian không đợi 
Cả trời đất vào xuân, cùng ta đồng khởi 
Cho những mùa gặt lớn mai sau 
Phải nhanh chân từ những bước đầu. 
Tổ quốc ta phải giàu, phải mạnh 
Ta sẽ đi, như lao vào trận đánh. 
Đường Hồ Chí Minh rộng mở, thênh thang 
Ta phải thắng thiên nhiên, và thắng cả chính mình 
Cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi. 

Hãy bước tới. 
Từ đỉnh cao này vời vợi 
Đến những chân trời xa... 
Hạnh phúc ở mỗi bàn tay vun xới 
Mỗi nụ mầm nở tự lòng ta. 

Xứ sở mình có đủ nắng quanh năm 
Cuộc sống ấm ân tình, với Đảng 
Lớn khôn chung, một sẽ hoá thành trăm 
Đời rạng rỡ, mỗi con người tự sáng. 

Phải thế chăng, hỡi mùa xuân hùng tráng 
Mà tuyến đường Thống Nhất nổi còi vang 
Mà Nam Bắc hoà sắc màu duyên dáng 
Đầu mạ non xanh, đầu lúa chín vàng. 
Lịch sử sang trang. 
Đại hội Đảng mở mùa vui. Phơi phới 
Từ chiến trường ra, ta xốc tới công trường 
Người chiến thắng là người xây dựng mới 
Anh em ơi 
Tất cả lên đường.

Bình luận (0)
LD
3 tháng 10 2016 lúc 13:17

Hồ Chí Minh 

Người lính già 
Đã quyết chiến hy sinh 
Cho Việt Nam độc lập 
Cho thế giới hoà bình! 
Người đã sống năm mươi năm vũ bão 
Vì nhân loại 
Người quyết dâng xương máu 
Vì giang sơn 
Người quyết dứt gia đình! 

Hồ Chí Minh 
Người đã quyết 
Mặc phong ba giá tuyết 
Mặc gươm súng xiềng gông 
Làm tên quân cảm tử đi tiên phong 

Đánh trăm trận, thề trăm phen quyết thắng! 
Bao thất bại dẫu xát lòng cay đắng 
Hồn vẫn tươi vui, thơm ngát tình đời 
Bước trường chinh dầu mỏi gối khan hơi 
Tim gang thép vẫn bừng bừng lửa chiến 
Cờ đã phất, phải gương cao quyết tiến! Người xông lên 
Và cả đoàn quân, thừa huyết khí thanh niên 
Rập bước tiến bên người Cha anh dũng. 
Tiếng Người thét 
Mau lên gươm lắp súng! 
Và cả đoàn quân 
Đã bao nhiêu năm tháng trải phong trần 
Mắt sáng quắc tay xanh loè mã tấu 
Vụt ào lên quyết hy sinh chiến đấu 
Diệt cường quyền! 
Ôi sức mạnh vô biên! 
Hồ Chí Minh 
Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng 
Trên đầu ta, ngọn cờ dân tộc 
Trăm thế kỷ trong tên Người: Ái Quốc 
Bạn muôn đời của thế giới đau thương! 
Chúng tôi đây 
Lớp con cháu trên đường 
Gươm tuốt vỏ, súng cầm tay, xốc tới 
Ngọn cờ đỏ sao vàng bay phấp phới 
Nước non Hồng vang dội Tiến quân ca 

Hồ Chí Minh 
Người trẻ mãi không già!

Bình luận (0)
LD
3 tháng 10 2016 lúc 13:18

Chúc người dìu dắt tương lai,
Mừng vui lớp lớp nay mai giúp đời…
Thầy như sóng ngoài biển khơi,
Cô như tia nắng mặt trời lung linh…
Nhân gian đầy ắp bình minh,
Ngày ngày tiếp bước học sinh nên người
Nhà nhà rộn rã tiếng cười,
Giáo viên ngày lễ hai mươi đến rồi…
Việt Nam toàn cõi bồi hồi…
Hai từ thân thiết bao đời dựng xây
Mươi mười đã rõ ơn này…
Tháng năm vun đắp hăng say đong đầy.
“Mười năm là tết trồng cây,
Một trăm năm mãi… hăng say trồng người”

Bình luận (1)
KN
Xem chi tiết
SM
13 tháng 2 2016 lúc 15:04

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhièu bài thơ viêt về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụcua3 đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiếc sĩ xúc động
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ còn khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời bác ngủ nhưng Bác vẫn thức . Bác còn động viên anh chiến sĩ
Chú cư việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho an đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan của Bác nên đã thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và các anh chị chiến sĩ đã đạt lên tới đỉnh cao. Tình cảm ấy cũng được đáp lại bằng tình yêu. Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng chừng đó chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng thật, một sự kiện có thật trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm trái tim muôn triệu con người rung động. Tấm guơng đạo đức của Bác luôn soi sáng cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
PD
15 tháng 4 2018 lúc 10:45

a)

            Từng người từng người một

            Sợ cháu mình giật thột

            Bác nhón chân nhẹ nhàng

           Anh đội viên mơ màng

          Như nằm trong giấc mộng

          Bóng Bác cao lồng lộng

         Ấm hơn ngọn lửa hồng

Hoàn cảnh sáng tác: 1951-Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

b) Biện pháp tu từ:so sánh

Tác dụng:

- Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt 

- Giúp người đọc cảm nhận Bác vừa lớn lao, vĩ đại, vừa hết sức gần gũi

c)                     Đoạn thơ trên trích từ bài thơ''Đêm nay Bác không ngủ'' của tác giả Minh Huệ đã miêu tả hình ảnh Bác lớn lao, vĩ đại, vừa gần gũi.Khi nghe về đức Vua trong những câu chuyện cổ, ta thường nghĩ ngay đến những cung điện nguy nga , tráng lệ bên cạnh hàng trăm tùy tùng hiến dâng vô vàn món ngon , vật lạ.Nhưng Bác lại hoàn toàn khác, với đôi dép cao su mà bôn ba cả thế giới, khiến bạn bè năm châu thán phục về sự giản dị , đơn sơ. Bởi vậy , mà khi nhắc đến tên thì đồng bào Việt Nam vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ.Bác luôn luôn yêu thương , chăm sóc các anh chiến sỹ như con , chính vì vậy mà nhà thơ Minh Huệ đã ví Bác như''Người Cha mái tóc bạc''.Em rất yêu quý Bác.Là học sinh, em cần học tập và tu dưỡng đạo đức để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Bình luận (0)