Những câu hỏi liên quan
AN
Xem chi tiết
DH
2 tháng 9 2019 lúc 17:41

Tham khảo:

I, MỞ BÀI

- Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Gươm lớp 9.

Ví dụ:

Mở bài số 1: Nếu bạn đã từng đặt chân đến thủ đô của đất nước Việt Nam, hẳn bạn đã từng tham quan Hồ Gươm - khung cảnh vô cùng nổi tiếng về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như về lịch sử. Nào, hãy để tôi giới thiệu với bạn về khu danh lam thắng cảnh này nhé.

Mở bài số 2: Mỗi người đều có một khung cảnh bản thân mình yêu thích. Có thể với bạn đó là khung cảnh biển xanh cát trắng, có thể với bạn đó là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nơi rừng núi… Nhưng là người con của dải đất cong cong hình chữ S này, hẳn ai cũng đều yêu thích khung cảnh cổ kính nơi Hồ Gươm đầy dấu ấn lịch sử.

II, THÂN BÀI

* Nguồn gốc của Hồ Gươm là gì? Vị trí ở đâu?

- Nguồn gốc:

+ Theo lịch sử: Rất nhiều thế kỷ về trước, hồ vẫn chỉ chìm sâu dưới đáy nước cùng với cả khu vực đồng bằng sông Hồng. Vào khoảng thế kỷ 16, chúa Trịnh đã cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê vào ở, trong đó có xây dựng hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Trong đó hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm bây giờ. Sau này, vào năm 1884 thì hồ Hữu Vọng có bị lấp lại, chỉ còn hồ Tả Vọng cho đến ngày nay. + Theo truyền thuyết: Hẳn là câu chuyện về việc Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng tại hồ Tả Vọng không ai là không biết. Truyền thuyết này được lưu truyền qua nhiều năm và được đưa vào trong sách giáo khoa. Câu chuyện kể về việc Lê Thận – bạn keo sơn của vua Lê Lợi chài được một lưỡi kiếm, sau đó Lê Lợi tìm được một chuôi kiếm. Hai thứ đó đã ghép lại thành một thanh gươm hoàn chỉnh, đem lại chiến thắng trong cuộc chiến của Lê Lợi. Rồi sau khi đã làm vua, một hôm đang đi thuyền ở hồ Tả Vọng thì Rùa Vàng có ngoi lên xin lại gươm, vua đa hoàn trả. Từ đó, hồ chuyển tên thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm.

- Vị trí: Hồ Gươm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm nên khá dễ tìm. Không chỉ vậy, Hồ Gươm ở vị trí kết nối khá nhiều con phố cổ, thuận tiện trong việc tìm kiếm của du khách và người dân.

* Khung cảnh Hồ Gươm như thế nào?

=> Hồ Gươm là một quần thể di tích khá rộng lớn, bao gồm nhiều di tích lịch sử khác nhau.

- Tháp Rùa: Tọa lạc ở phần đất nhỏ nổi lên ở giữa hồ Gươm. Tháp Rùa mang kiến trúc của Pháp, được xây dựng từ 1884 đến 1886. Tháp này được tương truyền là nơi để cụ rùa lên nghỉ ngơi. Nền cỏ xanh ngắt, mái tháp cong cong đối xứng mang một vẻ đẹp cổ kính giữa lòng thành phố đầy bận rộn và tất bật. - Đền Ngọc Sơn: Ngôi đền này được xây dựng ở trên một hòn đảo khác có tên là đảo Ngọc. Ban đầu nơi đây được gọi là chùa nhưng sau đó đổi thành đền và chỉ thờ Văn Xương Đế Quân và Trần Hưng Đạo. Đền Ngọc Sơn có cổng vào khá giống với kiểu cổng của Văn Miếu Quốc Tử Giám, phía trên cổng có ghi ba chữ “Đắc Nguyệt Lâu”. - Cầu Thê Húc: Là cây cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu có màu đỏ, cong cong như con tôm, in bóng xuống mặt nước, thơ mộng và đẹp chẳng kém gì cầu Tràng Tiền của Huế. Hai chữ “Thê Húc” có nghĩa là “Nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm”. - Tháp Bút, đài Nghiên: Như tên gọi của nó, tháp Bút giống như một chiếc bút lông, phía trên đỉnh có phần như đầu bút. Thân tháp có 3 chữ “Tả thiên thanh” nghĩa là viết lên trời xanh. Tiếp đó là đài Nghiên, nằm ngay cạnh tháp Bút. Sở dĩ gọi như vậy là bởi kiến trúc này có hình giống nghiên mực, kê dưới chân nghiên là tượng 3 con cóc. - Tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu: Một nơi là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, một nơi là chỗ thờ ba vị nữ thần gồm Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc nữ. - Thủy Tạ: Là nơi thường ngoạn cảnh đẹp trên hồ. - Đền thờ vua Lê: Là nơi thờ vua Lê, có tượng vua Lê cầm kiếm tượng trưng cho cảnh vua hoàn trả lại gươm cho Rùa Vàng.

* Ý nghĩa của Hồ Gươm ra sao?

- Hồ Gươm là một nét đẹp đặc sắc và nổi bật trong bức tranh về một Hà Nội – thủ đô của Việt Nam. - Không chỉ vậy còn là di tích lịch sử qua nhiều năm, có vị trí quan trọng trong lịch sử và văn hóa nước nhà. - Hàng năm có không ít du khách từ nhiều nơi trên đất nước và thế giới đến thăm quan nơi này. - Hồ Gươm trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, bài hát cũng như nhiều tấm ảnh, bức tranh nghệ thuật.

* Hiện trạng của Hồ Gươm và hành động nên làm?

- Hiện nay, Hồ Gươm đang dần bị ô nhiễm, trên hồ khá nhiều rác do ý thức vô trách nhiệm của nhiều người dân, làm xấu đi hình ảnh của hồ. - Mỗi chúng ta cần ý thức hơn về hành động của mình, đồng thời thành phố Hà Nội đã có những biện pháp bảo vệ và giảm thiểu lượng rác thải trên hồ.

III, KẾT BÀI

- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Gươm.

Bình luận (0)
TP
2 tháng 9 2019 lúc 18:26

1. Mở bài

– Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.

– Đó là một địa danh thiêng liêng đối với mỗi người dân đất Việt.

2. Thân bài

a) Vị trí địa lí, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm

– Hồ Guơm thuộc quận Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.

– Hồ chính là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng.

– Hồ có nhiều tên gọi:

+ Hồ Tả Vọng

+ Hồ Lục Thủy (vì nước hồ khi nào cũng màu xanh)

+ Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Iloàn Kiếm, gọi tắt là Hồ Gươm. (Tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy).

b) Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm

– Nước Hồ Gươm bốn mùa đều xanh.

– Có rùa quý sông trong hồ.

– Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.

c) Quần thể di tích, kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm.

Quần thế di tích và lối kiến trúc độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm:

– Tháp Bút, Đài Nghiên (do nhà nho Nguyễn Ván Siêu tu bổ, xây dựng).

+ Tháp được xây bằng đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh).

+ Đài nghiên (nghiên mực được làm bằng đá, hình nửa quả đào bổ dọc, có hình ba con ếch đội).

– Cầu Thô Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu làm bằng gỗ, sơn màu đỏ, cong cong như hình con tôm.,

– Đền Ngọc Sơn: xây trên Đảo Ngọc. Đền được xây theo kiểu kiên trúc mới. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau. Ngôi đền ở phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng)…

– Tháp Rùa: được xây trên Đảo Rùa giữa sóng nước lung linh. Tháp Rùa đẹp với vẻ đẹp rêu phong cổ kính.

3. Kết bài

– Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.

– Là nơi thường diễn ra hội hè, những hoạt động văn hóa quan trọng.

– Thế hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.

– Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng. Mọi người đều tự hào khi nói về Hồ Gươm, khi nói về đất nước.

Bình luận (0)
BB
2 tháng 9 2019 lúc 19:10

Hà Nội! Không chỉ là thủ đô của nước Việt Nam. Không chỉ là trung tâm chính trị của nước nhà. Nó là một địa danh lịch sử gắn với nhiều đau thương mất mát của chiến tranh, gắn với những mốc son không thể xóa nhòa. Nói đến Hà Nội, người dân Hà Nội, luôn có những hình ảnh đẹp đẽ trong mắt mỗi người dân Việt Nam. Những địa danh, những hình ảnh, những địa điểm tại đất Thăng Long ai ai cũng muốn tham quan, được đi đến. Trong đó có Hồ Gươm.

Hồ Gươm không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp của Hà Nội, nó còn là di tích lịch sử của nước ta. Trước hết, Hồ Gươm được gắn với truyền thuyết Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn cùng thần kim quy đã giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh xâm lược. Sự tích trả gươm rùa thần của Lê Lợi đã làm nên cái tên "Hồ Gươm" hay "Hồ Hoàn Kiếm" ngày nay thay cho tên "Hồ Lục Thủy" ngày xưa. Trên hồ có hai hòn đảo: đảo Ngọc và đảo Rùa. Đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo nên đổi tên thành Đền Ngọc Sơn. Năm 1864, trên gò Ngọc bội đối diện với đảo Ngọc, Tháp Bút được xây dựng.

Hồ Gươm là hồ nước ngọt tự nhiên của Hà Nội. Với diện tích 12 ha, nước hồ quanh năm xanh ngắt. Hồ có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố: Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ... với các khu phố Tây do người Pháp quy hoạch như: Tràng Thi, Bảo Khánh, Nhà Thờ, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu... Đến thăm Hồ Gươm, không thể không thấy hình ảnh tượng trưng của nó. Đó là tháp Rùa. Tháp Rùa được xây dựng nằm ở trung tâm hồ chịu ảnh hưởng của đặc trưng kiến trúc Pháp. Tháp hình chữ nhật, có bốn tầng. Kiến trúc từng tầng khá giống nhau. Các mặt được xây dựng đều có cửa uốn thon gọn. Tháp Rùa được coi là kiến trúc có tính chất lịch sử và thiêng liêng đối với không chỉ người dân Hà Nội mà còn là cả con người Việt Nam. Đặc biệt, đến với Hồ Gươm thì hầu như ai cũng dành chút thời gian để bước chân lên chiếc cầu Thê Húc màu son dẫn vào đền Ngọc Sơn. Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất tạo vẻ đẹp cổ kính hài hòa cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hòa giữa con người và thiên nhiên. Ngoài ra, Hồ Gươm còn gắn liền với các địa danh khác như Tháp Bút, Đài Nghiên, Đền thờ vua Lê.... Hồ Gươm đã cùng với thời gian trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Biết bao đời vua trị vì đã đến đây để thực hiện những nghi thức long trọng. Cũng bởi giá trị lịch sử của nó đối với Hà Nội và cả đất nước Việt Nam, mà Hồ Gươm đã trở thành điểm đến của biết bao du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến Thủ đô. Không ai có thể phủ nhận giá trị kiến trúc cũng như giá trị lịch sử của Hồ Gươm.

Đối với người dân Hà Nội, Hồ Gươm không chỉ là điểm đến dừng chân, ngắm cảnh hữu tình hay hóng gió. Hồ Gươm đã cùng với người dân Hà Nội trải qua biết bao thời kỳ đổi thay, chuyển mình của đất nước. Nó mang một giá trị tinh thần hết sức to lớn đối với người dân Hà Nội. Nó như một người bạn, một người tri kỉ, một chứng nhân lịch sử quan trọng của người dân Hà Nội. Cũng giống như cầu Long Biên hay bất kỳ một địa danh nào khác của Hà Nội, Hồ Gươm là dấu ấn riêng của Hà Nội mỗi khi nhớ về. Không chỉ bởi lẽ đó, Hồ Gươm còn có một vị trí địa lý hết sức quan trọng đối với Hà Nội. Nằm ở trung tâm Hà Nội lại nối các khu phố quan trọng với nhau đã khiến cho Hồ Gươm càng trở nên quan trọng đối với đất Thủ đô phồn hoa rực rỡ này. Bởi vậy mà các sự kiện quan trọng của đất nước thường được tổ chức và diễn ra tại đây. Chưa hết, do nước hồ trong xanh tạo một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái mỗi khi hè đến. Ai cũng biết cái nóng của Hà Nội. Nhưng khi dừng chân ở bờ hồ Hoàn Kiếm, mọi cái nắng không thể làm vơi đi sự mát mẻ cũng như thoải mái nơi đây. Đây cũng là lí do vì sao, mỗi khi mùa hè đến, xung quanh Hồ Gươm thường rất đông người. Ngày nay, Hồ Gươm còn là điểm đến lí tưởng của các bạn trẻ đặc biệt là sinh viên. Bởi lẽ, ở đây tập trung rất nhiều du khách nước ngoài. Chính vì thế, các bạn sinh viên năng động ngày nay thường đến đây để nâng cao khả năng giao tiếp với người nước ngoài của bản thân mình.

Tóm lại, Hồ Gươm vừa là danh lam thắng cảnh, vừa là di tích lịch sử, vừa là dấu ấn là tri kỉ của Hà Nội, người Hà Nội. Hơn hết, Hồ Gươm còn là địa điểm du lịch, nơi nghỉ ngơi vui chơi học tập của mọi người. Hãy đến với Hồ Gươm, bạn sẽ cảm nhận được tất cả những gì mà tôi nói. Hồ Gươm - một địa điểm tuyệt vời giữa lòng Hà Nội.

Bình luận (0)
MT
Xem chi tiết
TF
28 tháng 11 2018 lúc 21:10

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng
Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!
Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!
Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhiêu tình cảm, hơn hẳn những dòng e-mail vô hồn. Bây giờ lật lại từng tờ lưu bút, từng trang vở cũ, ta mới cảm nhận được những gì quý giá của thời học sinh đã qua cũng như thấy được giá trị của cây bút bi phải không bạn!

Bình luận (0)
H24
28 tháng 11 2018 lúc 22:10

=))) Tớ làm nhưng cậu nên thêm ý vào để bài văn dc hoàn chỉnh ạ

A/Mở Bài

- Dẫn dắt các vấn đề có liên quan đến bút bi

- Giới thiệu đối tượng (bút bi) = cách gọi tên...

B/Thân Bài

1/Nguồn gốc xuất xứ

- Nguồn gốc từ Phương Tây

-Dược đưa vào nước ta vào khoảng năm 70,80 của thế kỉ XX

2/Mô tả đối tượng + tả bao quát + cấu tạo + công dụng

- Dài khoảng 1gang tay , đường kính 1cm

- Phần ngoài bút là ống = nhựa , bảo vệ ruột bút

-Phần ruột là ống thon dài chứa mực

-Đầu bút có viên bi dùng để....

-Gần đầu bút có miếng su tăng độ nhám

- Gắn bên nắp bút là cây gài dùng để gài vào sách vở tránh rơi mất

3/Công dụng

-Thường dc dùng rộng rãi trong trường học và sổ sách giấy tờ công ty

- Là sự lựa chọn phổ biến của h/sinh liện nay

4/Cách sử dụng 

( cái này tham khảo =) tự vt nhé)

C/Kết bài

-Tầm q trọng của bút bi

-nêu cảm xúc của bạn

Bình luận (0)
TF
28 tháng 11 2018 lúc 21:10

Bút bi là một vật dụng gần gũi, gắn bó và vô cùng cần thiết trong đời sống con người. Bút bi không thể thiếu đối với những bạn học sinh đang ngày ngày cắp sách đến trường.
Cho đến nay, chưa ai biết chính xác thời gian chiếc bút ra đời. Từ xa xưa, ông cha ta thường dùng bút lông để viết rất bất tiện khi phải mài mực, chấm mực thường xuyên. Sau đó chiếc bút máy ra đời với nhiều ưu điểm hơn hẳn. Người sáng chế ra chiếc bút bi là một nhà báo người Hung-ga-ri tên là Bi-rô. Điều thôi thúc ông sáng chế ra chiếc bút bi là để thuận lợi cho công việc làm báo của mình vì bút máy làm giấy nhoè mực. Bi-rô nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938. Từ khi ra đời đến nay, chiếc bút bi luôn tục được cải biến để phù hợp hơn với người dùng và trở nên thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi du nhập vào nước ta từ thế kỉ XX.
Chiếc bút bi có rất nhiều chủng loại phong phú và đa dạng nhưng phổ biến nhất là loại có nắp đậy và loại nút bấm. Nhưng dù là loại nào thì về cơ bản bút bi cũng có hai bộ phận chính là ruột bút và vỏ bút. Vỏ bút được làm bằng nhựa cứng với hình dạng, màu sắc rất phong phú nhưng đa phần là màu trong suốt để người viết nhìn thấy ruột bút bên trong. Vỏ bút có độ dài từ 14 đến 15 cm, hình thụ và thon dần về phía đầu bút. Vỏ bút có loại bề mặt trơn nhẵn, chỗ cầm để viết có khứa thành các rãnh ngang hoặc được lắp một lớp cao su để không bị trơn tay khi viết. Có loại có hình lục giác hoặc bát giác đều. Để góp phần làm cho chiếc bút bi đẹp hơn các cơ sở sản xuất thay đổi mẫu mã, màu sắc và các hoa văn trang trí để thu hút khách hàng. Với chiếc bút bi đậy nắp, vỏ bút thường có cấu tạo đơn giản. Vỏ bọc thường bằng nhựa hình trụ, chỗ tiếp giáp với tay người viết thường làm bằng cao su mềm hoặc rãnh mềm, tạo ma sát giúp việc cầm bút dễ dàng hơn. Nắp đậy ôm khít vào ngòi bút, ở đỉnh nắp có gắn một con chíp nhỏ có tác dụng bảo vệ ngòi bút. Nắp đậy còn có khuy cài để cài bút vào vở, sách, túi để bút không bị rơi. Riêng với loại bút có nút bấm thì phần đầu của bút bi gắn liền với bộ phận ruột bút bên trong gọi là lẫy bút. Khi viết, ấn vào phía đầu trên của bút bi thì ngòi bút sẽ ra, không muốn viết nữa thì ấn vào cái lẫy để ngòi bút thụt vào.
Bộ phận quan trọng nhất của chiếc bút bi là ruột bút. Ruột bút thường được làm bằng nhựa, dài từ 10 đến 12 cm, dùng để đựng mực nên còn gọi là ống mực. Thông thường ruột bút có màu trong suốt để người viết có thể biết còn bao nhiêu lượng mực bên trong. Có những loại ốn mực không trong suốt mà có màu trắng sứ với những đường kẻ màu bên trên để giúp người viết nhận diện được màu mực bên trong. Gắn với ống mực là ngòi bút. Đầu ngòi bút có gắn một viên bi nhỏ tầm 0,7 đến 1mm. Viên bi nhỏ đó có khả năng chuyển động đều, tạo ra khe hở cho mực thoát ra ngoài. Một số loại bút có phần lò xo nhỏ làm bằng kim loại hình xoắn ốc. Lò xo này kết hợp với đầu bấm ở cuối than bút và hai gờ nhỏ trên ruột bút để điều khiển ngòi bút lộ ra hay thụt vào trong vỏ. Bút bi có nhiều loại mực: mực nước, mực khô, mực nhũ, mực dạ quang,... kiểu dáng ngày càng đẹp. Có chiếc bút có nhiều ngòi với nhiều màu khác nhau xanh, đỏ, vàng, đen, tím, hồng... rất tiện lợi cho người sử dụng. Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút, như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời.
Bút bi từ khi sáng chế đến nay ai cũng công nhận ưu điểm của nó. Chiếc bút bi viết nhanh, không mất thời gian bơm mực, mực khô nhanh, không nhoè, không dây bẩn ra sách vở. Tuy vậy vì viết nhanh nên bút bi làm chữ người viết có phần xấu đi nhiều so với viết bút mực. Do vậy mà học sinh cấp một, các thầy cô giáo vẫn bắt buộc học sinh phải dùng bút mực để luyện nét chữ cho thành thục rồi mới được sử dụng bút bi. Chiếc bút bi là một vật dụng cần thiết, là người bạn không thể thiếu đối với mỗi học sinh, sinh viên. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề: bút bi theo chân các kĩ sư đến với công trình kiến trúc, là phương tiện để các nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ thoả sức sáng tạo, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận bến bờ tri thức.
Chiếc bút bi có nhiều công dụng như thế, vì vậy cần phải bảo quản bút bi đúng cách để chiếc bút được bền lâu. Khi viết xong cần phải đậy nắp bút hoặc bấm nút để ngòi bút thụt vào bên trong, tránh dây mực ra xung quanh và ngòi bút được bảo quản. Cần tránh để rơi bút hoặc để đầu bút cắm xuống đất thì sẽ hỏng ngòi. Khi mua phải thử xem mực bút có ra đều không. Tránh để hỏng hóc hay mất mát thì nên để bút trong hộp bút hoặc ống bút. Khi chiếc bút lâu ngày không được sử dụng thì hãy ngâm vào nước nóng để mực ra đều. Chiếc bút bi có thể thay ngòi nên khi sử dụng hết mực thì chớ vứt cả bút đi mà chỉ nên thay ngòi mới để tiết kiệm chi phí.
Chiếc bút bi là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
H24
9 tháng 12 2017 lúc 19:42

Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là “linh cẩu”.

Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Cho là một trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam.

Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kỳ đồ đá. Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói (một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước). Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám.

Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.

Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.

Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.

Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó là loài động vật có bộ phận tiêu hóa rất tốt.

Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám mươi km một giờ. Hơn nữa, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện nay chó hoang dã vẫn còn tồn tại, nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh thì phổ biến hơn.

Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu nước ở các bến cảng, sân bay,… nơi xảy ra sự cố.

Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh “dại”. Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh.

Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.

Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được.

Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
HM
7 tháng 12 2016 lúc 23:27

Dù là biểu tượng cho mùa xuân của phương nam nhưng hoa mai không mang dáng vẻ uy nghi, bề thế như một số loài cây quý khác. Mai mộc mạc, nhẹ nhàng, có chút đổi phóng khoáng như chính con người miền Nam vậy. Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam. Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc. Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ. Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được. Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
KT
10 tháng 2 2019 lúc 9:29

Ở vườn nhà ngoại trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Cây xoài lúc lỉu quả chín. Cây hoa hồng toả hương thơm ngát. Cây nhãn nặng những chum quả chín… Nhưng em thích nhất là cây bưởi.

Cây bưởi được ông trồng hơn 20 năm. Cây cao gần 2m. Thân cây không to lắm chỉ bằng bắp chân người lớn. Thân cây màu rêu xám, không sần sùi và nhiều u bướu như cây bàng. Rễ cây to, bám chắc vào đất, hút dinh dưỡng từ đất nuôi cây. Từ thân cây chia ra thành ba cành lớn chắc chắn như những cánh tay của lực sĩ cử tạ. Ba cành lớn ấy lại phân ra thành nhiều cành nhỏ khác nhau. Lá cây to bằng bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Hoa bưởi nhỏ, màu trắng ngọc, mọc thành từng chum. Mùa xuân hoa nở thơm ngát cả khu vườn. Khi hoa bưởi rụng đi, những quả bưởi sẽ thay thế. Quả bưởi tròn, da trơn nhẵn được nâng đỡ cẩn thận. Những quả bưởi ấy như những đứa con đầu tròn trọc lốc được cây mẹ chắt chiu dinh dưỡng nuôi nấng. Mùa thu là mùa bưởi chín. Khi ấy những quả bưởi chín vàng, ăn những múi bưởi sẽ thấy vị ngọt dịu mát đọng lại.

Cây bưởi có rất nhiều ích lợi khác nhau. Hoa bưởi thơm ngát thường được dung để ướp chè. Ông ngoại em hay ướp chè với hoa bưởi ủ trong lá sen. Nước chè được ướp bằng hoa bưởi uống vừa thơm vừa ngọt. Vào những ngày Rằm Tháng Tám, quả bưởi được mang đi thắp hương cúng lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên. Hay những dịp Tết thì quả bưởi không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc. Các bà các mẹ lấy vỏ bưởi phơi khô để gội đầu. Tóc sau khi được gội bằng vỏ bưởi vừa óng mượt, chắc khoẻ lại vừa thơm thoang thoảng mùi bưởi.

Bưởi có nhiều loại giống cây khác nhau. Có bưởi đào, bưởi ổi, bưởi năm roi, bưởi Diễn,… Mỗi loại có một cách trồng và chăm sóc khác nhau. Nhưng người trồng muốn có được mùa quả bội thu đều phải khéo léo, cẩn thận và chăm sóc cây bằng tất cả tình yêu dành cho nó.

Mỗi mùa hoa nở em lại có dịp cùng ông ngoại đi hái hoa về ướp chè, được cảm nhận mùi hương thơm ngát của hoa bưởi. Em rất thích cảm giác ấy và thấy yêu cây bưởi vô cùng.

Bình luận (0)
KT
10 tháng 2 2019 lúc 9:29

Mỗi loài cây trong vườn đều có một đặc điểm và công dụng riêng. Cây khế cho hoa tím bên bờ giếng. Cây chanh tỏa hương thơm dịu nhẹ, cho cốc nước mát lành vào ngày hè oi bức. Cây chuối lại tặng cho con người những buồng quả chín vàng mùi thơm ngào ngạt. Bên cạnh những loài cây ấy, cây bưởi cũng đang góp phần làm cho vườn nhà thêm phong phú và nhiều màu sắc.

Mới ngày nào chỉ là một cây con nhỏ xíu, được bàn tay của con người chăm sóc, tưới tắm, giờ đây cây bưởi đã cao quá đầu người. Thân cây to bằng cổ tay và vô cùng chắc khỏe, từ thân ấy tủa ra vô số những cành nhỏ khác nhau. Rễ cây ăn sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Có những cây to và lâu năm, rễ cây trồi cả lên mặt đất trông như những con rắn ngoằn nghoèo. Lá cây to bằng bàn tay và thắt lại ở giữa. Hoa bưởi nở thành từng chùm. Hoa bưởi có màu trắng tinh khôi, tuy không mang sắc đỏ rực rỡ như hoa hồng nhưng lại chẳng kém phần thu hút. Ở giữa năm cánh hoa là nhụy hoa vàng tươi. Những nụ hoa chúm chím xinh xinh như những chiếc cúc áo. Khi hoa bưởi nở, hương thơm dịu nhẹ và ngọt ngào lan tỏa khắp không gian. Hương hoa tạo cảm giác rất dễ chịu, dịu dàng mà thanh khiết. Quả bưởi tròn và nhẵn, lúc còn non thì có màu xanh. Cái nắng chói chang của mùa hạ nhuộm vàng cho vỏ bưởi, làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt.

Bưởi thường ra trái vào mùa thu. Quả bưởi lúc lỉu trên cao chờ tay người hái về. Những múi bưởi thơm ngon căng mọng nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào những ngày rằm trung thu, làm sao thiếu được một quả bưởi trong mâm phá cỗ. Quả bưởi tròn trịa tượng trưng cho sự đầy đặn, vĩnh hằng của tạo hóa. Bưởi còn là một loại quả quan trọng xuất hiện trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc, thể hiện mong muốn có một năm mới an khang thịnh vượng. Vỏ bưởi còn được sấy khô làm chè bưởi- đây là một món ăn quen thuộc mỗi khi hè tới. Các bà, các mẹ thì lấy lá bưởi, vỏ bưởi đun nước để gội đầu, mùi hương thoang thoảng theo gió bay xa. Ông ướp chè với hoa bưởi, hương bưởi hòa quyện với làn khói nghi ngút bốc lên từ ấm trà tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhõm lạ kì.

Hiện nay, người ta lai tạo được nhiều giống bưởi mới cho quả ngon và năng suất cao hơn như bưởi Diễn, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng. Mỗi loại bưởi đã trở thành đặc sản và nét văn hóa riêng của mỗi vùng đất. Chẳng riêng gì bưởi, loài cây nào cũng vậy, con người phải có công chăm bón và tình yêu đối với nó thì cây mới ra hoa kết trái, tặng cho con người những món quà từ thiên nhiên.

Cây bưởi là loại cây bình dị, quen thuộc đối với bất kì một người Việt Nam nào. Cây bưởi đã trở thành một phần của làng quê Việt Nam, là kí ức tuổi thơ dịu ngọt của mỗi chúng ta.

Bình luận (0)
NH
10 tháng 2 2019 lúc 9:30

Mỗi loài cây trong vườn đều có một đặc điểm và công dụng riêng. Cây khế cho hoa tím bên bờ giếng. Cây chanh tỏa hương thơm dịu nhẹ, cho cốc nước mát lành vào ngày hè oi bức. Cây chuối lại tặng cho con người những buồng quả chín vàng mùi thơm ngào ngạt. Bên cạnh những loài cây ấy, cây bưởi cũng đang góp phần làm cho vườn nhà thêm phong phú và nhiều màu sắc.

Mới ngày nào chỉ là một cây con nhỏ xíu, được bàn tay của con người chăm sóc, tưới tắm, giờ đây cây bưởi đã cao quá đầu người. Thân cây to bằng cổ tay và vô cùng chắc khỏe, từ thân ấy tủa ra vô số những cành nhỏ khác nhau. Rễ cây ăn sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Có những cây to và lâu năm, rễ cây trồi cả lên mặt đất trông như những con rắn ngoằn nghoèo. Lá cây to bằng bàn tay và thắt lại ở giữa. Hoa bưởi nở thành từng chùm. Hoa bưởi có màu trắng tinh khôi, tuy không mang sắc đỏ rực rỡ như hoa hồng nhưng lại chẳng kém phần thu hút. Ở giữa năm cánh hoa là nhụy hoa vàng tươi. Những nụ hoa chúm chím xinh xinh như những chiếc cúc áo. Khi hoa bưởi nở, hương thơm dịu nhẹ và ngọt ngào lan tỏa khắp không gian. Hương hoa tạo cảm giác rất dễ chịu, dịu dàng mà thanh khiết. Quả bưởi tròn và nhẵn, lúc còn non thì có màu xanh. Cái nắng chói chang của mùa hạ nhuộm vàng cho vỏ bưởi, làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt.

Bưởi thường ra trái vào mùa thu. Quả bưởi lúc lỉu trên cao chờ tay người hái về. Những múi bưởi thơm ngon căng mọng nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào những ngày rằm trung thu, làm sao thiếu được một quả bưởi trong mâm phá cỗ. Quả bưởi tròn trịa tượng trưng cho sự đầy đặn, vĩnh hằng của tạo hóa. Bưởi còn là một loại quả quan trọng xuất hiện trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc, thể hiện mong muốn có một năm mới an khang thịnh vượng. Vỏ bưởi còn được sấy khô làm chè bưởi- đây là một món ăn quen thuộc mỗi khi hè tới. Các bà, các mẹ thì lấy lá bưởi, vỏ bưởi đun nước để gội đầu, mùi hương thoang thoảng theo gió bay xa. Ông ướp chè với hoa bưởi, hương bưởi hòa quyện với làn khói nghi ngút bốc lên từ ấm trà tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhõm lạ kì.

Hiện nay, người ta lai tạo được nhiều giống bưởi mới cho quả ngon và năng suất cao hơn như bưởi Diễn, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng. Mỗi loại bưởi đã trở thành đặc sản và nét văn hóa riêng của mỗi vùng đất. Chẳng riêng gì bưởi, loài cây nào cũng vậy, con người phải có công chăm bón và tình yêu đối với nó thì cây mới ra hoa kết trái, tặng cho con người những món quà từ thiên nhiên.

Cây bưởi là loại cây bình dị, quen thuộc đối với bất kì một người Việt Nam nào. Cây bưởi đã trở thành một phần của làng quê Việt Nam, là kí ức tuổi thơ dịu ngọt của mỗi chúng ta.

Bình luận (0)
KQ
Xem chi tiết
LD
8 tháng 10 2016 lúc 17:17

DÀN BÀI

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

Em thích màu của lá cây...Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Bình luận (0)
LD
8 tháng 10 2016 lúc 17:17

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc.

Bình luận (0)
TP
8 tháng 10 2016 lúc 17:31
Thời thơ bé dưới mái trường tiểu học là quãng thời gian hạnh phúc nhất của một đời người. Mỗi khi nhớ về thời thơ ấu, quá khứ lại gợi lên trong tôi ấn tượng bạn bè, thầy cô mái trường tha thiết và một loài cây mà tôi vô cùng quý mến, trân trọng. Loài cây ấy đã khá quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người. Một nhà văn đã gọi nó với cái tên khá thân mật: cây hoa học trò.
Ngay từ khi đặt chân vào nấc thang học đường đầu tiên tôi phải bỡ ngỡ rụt rè e sợ nhưng cũng hòa vào đó là sự ngây ngất trước vẻ đẹp của trường. Ngay từ lúc ấy tôi đã cảm nhận được nơi này chính là nơi mà tôi tin tưởng có thể gửi cả cuộc đời tôi vào đây. Ở đây tôi có nhiều bạn mới cô thầy mới, trường lớp mới đã trở thành cô bé chững chạc hơn nhiều. Nơi đây có hàng cây xanh rì. Cây me tây những tán cây to vươn lên che cả bầu trời.Ngồi dưới tán cây một cảm giác mát dịu,chính từ thiên nhiên ban tặng. Nhưng tôi có thể thốt lên rằng: tôi không yêu cây me tôi chỉ yêu cây phượng. Cây phượng gắn cả quãng đời tôi là một người bạn tri ân tri kỉ không riêng gì tôi mà cả các bạn khác. Dáng cây nhỏ nhắn xnh xắn chỉ có vài cành to, nhưng trong thân cây và cành cây đó nó chứa đựng biết bao nhiêu kỉ niệm. Kỉ niệm vui buồn khác nhau. Mùa đông cây đứng im lìm không khoác được chiếc áo rậm rạp đỏ rực, cũng không mặt được chiếc áo xanh non ấm áp bao trùm lên cơ thể.Trơ trụi cành lá chỉ còn vỏ thân xù xì, nó cũng ghen tị với các loài cây me tây nhiều lắm. Nó ao ước rằng được như những người bạn khác. Khi bàn tay tôi chạm vào những chổ xù xì của nó, nó đau lắm nhưng cũng cố lay động cùng chị gió. Đó là một nụ cười mà cây dành cho tôi. Tôi vui lắm. Cây phượng là thế đó nó trải qua nhiều kỉ niệm vui buồn lắm. Nó phải tận mắt chứng kiếm cảnh học sinh nghỉ hè, cả trường vắng lặng, chỉ có nó là thắp lên ngọn lửa đỏ cháy bỏng của sân trường. Chúng tôi hòa vào những ngày vui của gia đình còn nó thì lẻ loi cô đơn nhưng nó cũng tự hào lắm, xung quanh trường chỉ có nó là ầm áp ngọn lửa đỏ mùa hè. Hè về học sinh nghỉ, trống nghỉ, trường nghỉ sau một thời gian làm việc mệt mỏi. Cây phượng vẫn ung dung làm việc của mình làm cho sân trường nhộn nhịp hẳn lên bởi chính màu hoa của nó. Sự cuốn hút của hoa màu đỏ như nhung mịn như bột đã làm cho mọi vật trong trường bừng giấc. Hè về những chú ve là dàn đồng ca mùa hạ ẩn nấp vào thân cây phượng tấu lên bản nhạc của mùa hè thật réo rắc và nhộn nhịp. Hoa phượng hàn chứa kỉ niệm vui đầy ắp. Những cánh hoa tụi con gái chúng tôi tách ra tạo thành những chú bướm thật là đẹp, thật dễ thương và đầy nụ cười. Mỗi khi tôi lật trang vở trắng có hình chú bướm tôi ngồi ngắm rồi một nụ cười lại hiên ra trên môi. Chợt một suy nghĩ hiện lê tâm trí tôi với một tấm lòng thật và chân thành tại sso cây hoa phượng lại là cây hoa học trò tôi đã cố suy nghĩ và để rồi câu trả lời chính xác là bởi vì cây hoa phượng nó gắn vời hàng nghìn cảm xúc của học sinh kỉ niệm vui buồn. Những bạn nam lấy hoa phượng chơi chọi gà cùng với tiếng hò reo í ới, tiếng cổ vũ nồng nhiệt xen vào đó lòng buồn rời rợi vì mình thua. Nhưng dù thắng hay thua thì trò chơi chọi gà vẫn không thể thiếu vào ngày chơi hè của chúng tôi. Lại một mùa đông nữa đến mùa hè trôi qua chắc có lẽ cây phượng trở lại thời xưa của nó. Hoa bắt đầu rụng xuống gốc cây chúng tôi cầm chổi ra quét như thu gom lại những kỉ niệm của mình rồi đây những kỉ niệm đó được vùi đống đốt thành tro. Kỉ niệm đã tan thành mây khói cùng với một năm học trôi qua năm học mới đến nhưng trong tôi vẵn còn đọng lại nhứng ấn tượng khó phai về một mùa phượng. 
Cây phượng lúc nào cũng đẹp nhưng không bao giờ đẹp như lúc này. Mai đây dẫu có đi bất cứ nơi nào thì hình ảnh của cây phượng vẫn còn vĩnh hằng trong trái tim tôi như ngọn nến không bao giờ tắt. Giờ đây tôi không biết phải cảm ơn thầy cô và mái trường như thế nào để thầy cô tha thứ cho những lỗi lầm mà tôi đã gây ra. Tôi không biết phải im lặng bao nhiêu lần để suy nghĩ về những tình cảm của tôi dành cho cây phượng, thầy cô mái trường. Tôi không biết tôi sẽ ra sao nếu như tôi không được đi học. Còn bây giờ tôi chỉ  
Bình luận (0)
LD
Xem chi tiết
TN
16 tháng 5 2020 lúc 11:24

Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ không thể lo được cho mẹ già, anh cảm thấy bà như một gánh nặng thực sự khi mỗi ngày phải chăm lo cho từng miếng cơm, cốc nước. Chàng trai đã quyết định mang bà mẹ vào một khu rừng để chối bỏ trách nhiệm phụng dưỡng.
Kế hoạch như đã định, tối đến, chàng trai đã thủ thỉ với mẹ rằng anh muốn đưa bà đi dạo. Anh cõng mẹ trên lưng, men theo con đường mòn trên núi và đi tít vào sâu trong rừng. Trong thâm tâm chàng trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ không thể nào tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu đi mãi, đi mãi.
Bỗng dưng chàng trai phát hiện mẹ anh đã bí mật rải những đậu tương trên đường đi, anh tức giận hỏi: “Sao mẹ lại làm điều này?”. Bà mẹ bật khóc và trả lời: “Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà”.

Cái này mik viết theo sách chứ ko copy nha!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PC
18 tháng 4 2021 lúc 20:12

Mk có tuyện ngẵn theo cô kể sơ sơ qua thôi Như này này:

SỰ TÍCH BÔNG HOA CÚC 

Có một cô bé nọ, mẹ cô bị ốm nặng phải nằm ở nhà. Vì càng ngày bệnh tình càng nặng nên cô bé quyết đinh đi lên đường tìm thuốc cho mẹ.Nhưng tìm mãi ko thấy cô bật khóc bên đường,thì đột nhiên có một ông tiên điến bên và hỏi "Tại sao con lại khóc ?".Thì cô bé kể lại cho ông tiên nghe,hiểu chuyện ông liền đưa cho cô bé 1 bông hoa và nói "Bông hoa này có bao nhiều cánh thì mẹ con sẽ sống đến bấy nhiêu năm".Tạm biệt ông tiên cô bé ra về nhưng trên đường cô bé lại thương mẹ liền chia ra làm nhiều cánh hoa.Từ đó cho ra đời bông hoa cúc!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
SV
Xem chi tiết
HK
14 tháng 9 2018 lúc 19:11

"Việt Nam đất nước ta ơi,

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."

Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.

Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.

Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

"Bao giờ cây lúa còn bong

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

Học tốt

Bình luận (0)
BD
Xem chi tiết