Bài viết số 1 - Văn thuyết minh

AN

Thuyết minh về một loại cây

Giúp mik ko copy trên mạng vs. Thanks

DH
2 tháng 9 2019 lúc 17:23

I. Mở bài: giới thiệu loài cây em yêu
Tôi lớn lên bên rặng tre già của làng, chính vì thế mà tôi rất yêu lũy tre làng. Tre đem lại cho tôi một cảm giác thân thương và quen thuộc. có lẽ, tre là cây mà tôi yêu nhất.

II. Thân bài: thuyết mình về cây tre
1. Nguồn gốc cây tre:

- Cây tre đã có từ lâu đời, gắng với truyền thống lịch sử xa xưa của dân tộc
- Tre mọc khắp đất nước Việt Nam từ miền núi đến đồng bằng.
- Không ai biết tre có tự bao giờ
2. Phân loại tre:
- tre Đồng Nai
- nứa
- mai
- vầu Việt Bắc
- trúc Lam Sơn
- tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên
- lũy tre thân thuộc đầu làng
3. đặc điểm của tre:
- tre có thể sống trên mọi loại đất
- ban đầu, tre là một búp măng nhỏ rồi lớn dần thành tre
- thân tre thẳng, dài và gầy guộc, thân tre rỗng ở ruột, các nhánh tre có gai nhọn
- lá tre mỏng màu xanh
- rễ tre là rễ chum
- cả đời tre chỉ ra hoa một lần và khi ra hoa là tre sẽ chết đi
4. tác dụng của tre:
a. Trong lao động:
- Tre giúp ích cho người nông dân trong việc tạo ra công cụ lao động: cuốc, rìu,…
- Làm công cụ sản xuất cho con người.
b. Trong sinh hoạt:
- lũy tre là nơi trú mát của người nông dân khi đi làm mệt mỏi, là nơi lũ trẻ chjay nhảy nuô đùa, là nơi trai agis hẹn hò,….
- Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.
- Tre gắn bó với con người qua bao đời:
+ thời xưa, tre được sử dụng làm nhà, vách tường khi chưa có gạch đá như bây giờ
+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…
+ Tre gắn với niềm vui nho nhỏ tuổi già: điếu cày tre.
+ Tre làm ra các trò chơi tư tre như: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…
c. Trong chiến đấu:
- Tre là đồng chí, găn bó với chiến sĩ ta như: giáo, mác, chông,….
- Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
- Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
- Tre hi sinh để bảo vệ con người

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về loài cây em yêu
- E rất thích cây tre
- Tre gắn bó với bao thế hệ con người Việt.

Bình luận (3)
TP
2 tháng 9 2019 lúc 18:28

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu về cây phượng (loài cây thân thuộc với tuổi học trò, thường trồng trong sân trường, lưu giữ nhiều kỉ niệm,...).

II. THÂN BÀI

* Giới thiệu khái quát về cây phượng:

- Tên gọi: phượng, phượng vĩ, điệp tây,...

- Nguồn gốc: từ Madagascar, trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy.

- Nơi sinh sống chủ yếu: vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.

* Đặc điểm của cây phượng:

- Loại cây: cây to, thân gỗ

- Chiều cao thân cây: có thể cao đến 20 mét.

- Lá cây: lá phức, bề ngoài lá giống lông chim, màu lục nhạt,...

- Hoa phượng: có hình dáng giống chim phượng xòe đuôi, cánh hoa lớn gồm 4 cánh màu đỏ tươi dài 8 cm, cánh hoa thứ 5 mọc thẳng có lốm đốm màu trắng-vàng, cam- vàng hay trắng-đỏ,...

- Quả phượng: thuộc loại quả đậu, khi chín có màu nâu sẫm, quả dài, rất nặng.

* Vai trò của cây phượng:

- Tán cây rộng, che bóng mát.

- Hoa nở đẹp, tăng vẻ mỹ quan cho không gian được trồng.

- Hạt rất bùi, có thể ăn được.

- Nở hoa làm dấu chỉ thời gian cho mùa hè.

- Cánh hoa đẹp thường được dùng ép vào vở, lưu lại kỉ niệm tuổi học trò.

- Làm nguồn tài liệu sáng tác cho văn nghệ, thơ ca,...

* Ý nghĩa của cây phượng:

- Gắn với nhiều kỉ niệm bên mái trường.

- Loài cây mang nhiều ý nghĩa biểu trưng, gửi gắm nhiều tình cảm của lứa tuổi học trò.

III. KẾT BÀI

Khái quát cảm nghĩ của bản thân về cây phượng (loài cây ý nghĩa, chất chứa nhiều cảm xúc, nỗi niềm,....).

Bình luận (0)
BB
2 tháng 9 2019 lúc 19:11

Cây bưởi là một trong những cây ăn quả quen thuộc và có lợi ích rất lớn trong kinh tế với con người. Vì thế theo một lẽ tự nhiên cây bưởi trở nên gắn bó và được mọi người yêu thích.

Bưởi có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, Đông Dương, Trung Quốc, Ấn Độ có tên khoa học là Citrus Grandis thuộc họ Cam quýt, ưa khí hậu nóng ẩm nên chỉ trồng được ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nóng. Các quần đảo Angti (thuộc vùng biển Caribê - Châu Mỹ) cũng có bưởi nhưng là bưởi chùm, tên khoa học là Citrus pradisi, còn gọi là bưởi Pômelô. Phương Tây ưa bưởi chùm ngược lại với phương đông chúng ta ưa bưởi ta vì mọng nước hơn.

Cây bưởi thuộc loại cây thân nhỏ, sống đa niên, có thể sống hơn 30 năm tuỳ vào giống cây và chăm sóc. Bưởi là loài cây to, cao trung bình khoảng 3-4 m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Từ thân cây chia thành ba cành lớn, từ ba cành lớn chia thành nhiều cành, cành có gai dài, nhọn. Lá bưởi có gân hình mạng, phiến lá hình trứng, dài 10 -12 cm, rộng 5-6 cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to.

Hoa bưởi rất đẹp. Hoa bưởi màu trắng ngà ngà, là loại hoa kép có năm cánh nở uốn cong bao quanh nhị vàng như màu nắng mùa thu. Hoa bưởi không mọc đơn lẻ mà mọc thành từng chùm với nhau. Mỗi chùm có khoảng sáu đến mười bông hoa. Hoa bưởi rất thơm. Mùi hương nhè nhẹ không gắt mà thoang thoảng trong gió rất dễ chịu.

Quả bưởi hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tùy theo giống. Da bưởi trơn, bóng. Nhìn xa trông những quả bưởi lúc lỉu thích mắt. Hạt bưởi màu trắng, dẹt, rất có lợi trong nhiều bài thuốc tốt.

Họ hàng nhà bưởi rất phong phú và đa dạng. Việt Nam là một trong những vùng nguồn gốc cây bưởi nên có rất nhiều giống bưởi, có nhiều giống bán hoang dại chua đắng, nhưng cũng có nhiều giống ngon như bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, bưởi Biên Hoà...

Cây bưởi có rất nhiều lợi ích đối vời đời sống chúng ta. Hoa bưởi thơm thường được dùng để tết thành vòng hoa, ướp chè. Chè ướp hương hoa bưởi trở thành thức uống đặc sản dân giã của con người Việt Nam. Hoa bưởi cũng được dùng cùng vỏ bưởi để nấu thành nước gội đầu cho các bà các mẹ các chị vì không chỉ gội rất sạch mà còn rất thơm.

Tháng Tám hàng năm là mùa bưởi chín. Những quả bưởi chín lúc lỉu được hái xuống mang lên thắp hương ngày Rằm. Những múi bưởi dưới bàn tay trang trí khéo léo được tạo thành những hình thù ngộ nghĩnh cho mâm hoa quả Trung Thu. Bởi vậy mùa thu nhắc tới gắn liền với cây bưởi.

Ngoài ra bưởi còn được chế biến thành nhiều thức ăn tốt cho sức khoẻ như salad, chè bưởi, nước ép bưởi,… Những món ăn đó có chứa nhiều vitamin có lợi cho da và hệ tiêu hoá. Vì thế bưởi còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa các bệnh như đau bụng, ăn không tiêu, vàng da,…

Những người dân trồng bưởi muốn thu được vụ mùa cao phải có những bí quyết riêng của mình. Họ cần chú ý đến những yếu tố sau : Giống cây phải chuẩn, kỹ thuật chăm sóc cây phải khéo léo, chính xác,…Ngoài ra để cây sinh trưởng và phát triển tốt còn phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên như : Đất ẩm, kết cấu xốp, khí hậu ôn hoà, nguồn nước cung cấp cho cây phải sạch, phân bón vừa đủ, đúng lúc…

Cây bưởi có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống chúng ta. Nó là loại cây đa năng góp phần tăng nguồn vốn sinh hoạt cho người dân. Vì thế cây bưởi luôn được mọi người yêu quý và trân trọng.

Bình luận (0)
XY
4 tháng 9 2019 lúc 21:02

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi...

2. Các loại tre:

Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng...

3. Đặc điểm:

Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn. Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ. Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre "bật ra hoa"...

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân. Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh... Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp: Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người. Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ... Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre. Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre...

c. Trong chiến đấu:

Tre là đồng chí... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong... giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh... Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể rời xa tre.

Bình luận (0)
XY
4 tháng 9 2019 lúc 21:04

Những người đi xa quê hương thường nhớ về hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình ,..những hình ảnh quen thuộc của quê hương. Trong số ấy không thể thiếu lũy tre đầu làng. Đúng vậy, cây tre đã từ lâu trở thành một loài cây thân thuộc với người dân Việt Nam.

Không ai biết cây tre có từ bao giờ, chỉ biết rằng lũy tre đã đứng vững trãi như vậy từ hàng ngàn năm trước từ thuở vua Hùng dựng nước đến các cuộc khánh chiến chống xâm lăng. Tre đã cùng con người bảo vệ từng tấc đất của dân tộc. Tre vốn là loài cây thuộc họ thảo mộc, có rễ chùm, thân thẳng vững trãi. Những cây tre nhỏ thì cao khoảng từ hai đến ba mét còn những cây tre trưởng thành có thể cao hơn năm mét. Thân tre hình ống trụ dài, bên trong rỗng. Trên thân tre thường được chia thành các đốt dài bằng gang tay người trưởng thành. Ở mỗi đốt ấy đều có một mấu nối gọi là mắt tre, nơi mà các cành tre mọc ra. Cành tre nhỏ mảnh khảnh không to như càng cây bàng hay bằng lăng nhưng dại dẻo dai. Những cành cây mọc ra theo nhiều hướng khác nhau, cành này đan vào cành kia tạo thành một tấm áo giáp bảo vệ cho những búp măng nhỏ bé đang ẩn náu sâu trong lũy tre. Măng tre hình búp, khoác lên mình một màu xanh pha nâu của đất. Những lớp áo của măng tre là từng bẹ lá úp vào nhau, đợi đến khi trưởng thành thì những bẹ lá ấy cứ tách dần ra cho măng tre mạnh mẽ vươn lên như một cây giáo đâm thẳng lên bầu trời. Lá tre nhỏ, thon và dẹp thuôn nhọc vè phía đầu và sắc. Những chiếc lá mới đầu có màu xanh nhưng khi già thì nó chuyển sang màu vàng. Tre cũng là loài thực vật có hoa nhưng chỉ nở một lần vào cuối đời vào thời gian nở là từ năm mươi đến sáu mươi năm. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất. Có thể thấy, tre là loài cây dễ sống, chúng thích nghi với mọi hoàn cành mọi loại đất dù là đất bạc màu hay đất chua, vì vậy mà đi đến bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam ta cũng thấy cái dáng cao cao nghiêng nghiêng của lũy tre.

Nói đến tre Việt Nam thì làm sao kể cho siết, từ Bắc vào Nam không biết có bao nhiêu là loài tre: tre Việt bắc, trúc Lam sơn, ...Từ lâu tre đã trở thành người bạn của người nông dân đặc biệt là măng tre được coi như một món ăn đặc sản của người nông dân. Dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ, măng tre được chế biến thành nhiều món ăn như tre luộc, măng khô nấu canh, măng tươi...Lá tre khô còn là một vật liệu đốt dễ kiếm cho các bà các mẹ. Cành tre có gai nhọn thường được người nông dân xưa làm hàng rào quanh nhà. Đặc biệt nhất là thân tre, chúng trở thành những đòn gánh theo bước chân người nông dân ra đồng, thành cối xay giúp người nông dân xay lúa. Thân tre còn được vót mỏng thành những lạt mỏng dùng để gói bánh hay buộc mái nhà của người dân xưa hay được đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân biến hóa thành những chiếc rổ giá hay hình thì cho cò, con vạc ...những món đồ lưu niệm cho khách du lịch. Trong những ngày lễ Cổ truyền, thân tre còn được dùng làm cây nêu cầu may trong nhà. Những lũy tre còn đi sâu vào tâm trí của những đứa trẻ em vùng quê khi vào những buổi trưa hè nóng bức mà được ngồi dưới gốc tre mà hát những bài ca đồng quê, thả những con thuyền tre. Chính những kí ước đó là hành trang cho bất cứ người con xa quên sau này đều nhớ về quê hương. Không những vậy, hình cảnh dáng tre vững trãi đã đi vào những cuộc khánh chiến từ thời vua Hùng, Thánh Gióng lấy lũy tre làm vũ khí đanh tan quân thù, đến hai cuộc kháng chiến chống pháp và mĩ những dụng cụ làm từ tre: cày, cuốc... cũng được Bác nhắc đến trong bài kêu gọi toàn dân kháng chiến...Chính vì những điều đó mà cây tre từ lúc nào đã trở thành biểu tượng cho làng quê Việt Nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
AN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
PK
Xem chi tiết