Viết văn tả về con chó
ai nhanh tick
viết đoạn văn tả về con gà trống.Trả lời nhanh milk tick cho nha!
EM THAM KHẢO NHÉ !!!
Đàn gà nhà em có đến ba, bốn chục con gồm: gà mẹ, gà con, gà choai và gà trống. Con gà trống là thủ lĩnh của cả đàn gà. Nó to và nặng đến ba, bốn cân. Cái mào đỏ rực như một bông hoa, lúc nào cũng rung rinh trên đầu. Bộ lông của gà trống có nhiều màu: đỏ, đen và xanh, rất bóng mượt. Cái đuôi cong vút càng tô thêm cho nó vẻ uy nghiêm. Đôi chân cao, vững chắc lại càng đường bệ hơn với chiếc cựa nhọn sắc phía sau. Mỗi lúc gáy, hai cánh nó dang rộng, vỗ phành phạch trên cây rơm. Sớm nào, tiếng gáy của nó cũng làm náo động cả xóm. Gà trống là chiếc đồng hồ báo thức thúc giục người lớn thức dậy chuẩn đi làm, gọi trẻ em đến trường, đến lớp.
"Ò ó ò o"-tiếng con gà trống nhà tôi kêu.Nhà bà tôi có nuôi một con gà trống và tôi đặt tên cho nó là (tuỳ em,chị đặt là Mít) sở dĩ tôi dặt tên nó là Mít vì đó là loại hoa quả mà tôi yêu thích nhất.Mít đến với tôi cũng lâu rồi lúc nó được 15 tháng tuổi trong 1 lần tôi đi xuống bà ngoại chơi . Không phải cái tên của nó đc đặt theo sở thích của tôi mà nó còn có một bộ lông vàng mượt mà.Nó có một cái mào đỏ và nó còn có một chiếc mỏ nhỏ màu vàng như hạt thóc.Mít còn sở hữu một đôi mắt to tròn và vô cùng Long lanh.chú còn một cặp cánh vô cùng to nhìn vô cùng hùng vĩ.
-tự kể kỉ niệm(Vd : -mít đi lạc
-Mít mất
Kb: em rất yêu quý chú gà ấy
Khu vườn nhà bà tôi tua tủa những cành hoa với hàng cây xanh và lúc nhúc một đàn gà.Trong đàn,tôi thích nhất là chú gà trống oai phong.Chú gà trống to lớn,oai vệ như một người thủ lĩnh dẫn đầu.Bộ lông chú rực rỡ với màu vàng mượt óng ả,màu xanh đen bóng mượt và màu đen trui trũi.Trên đầu chú lúc nào cũng nổi bật cái mào đỏ rực như ngọn lửa hồng.Chú có một giọng gáy hùng dũng ,giục giã như kèn lệnh. Chân chú đứng vững như cái cột đình.Mỗi sáng sớm,chú gà trống lại siêng năng,cần mẫn dậy sớm để giục mọi người dậy.Chốc chốc,chú lại vỗ cánh bay lên trời một khoảng ngắn rồi đáp xuống mặt đẩt an toàn như một chú chim nhỏ đang tập bay.Em rất yêu quí chú gà trống này!
Tick nha
Viết một bài văn tả con đường mà bạn thường đi học .
Nhanh lãnh tick
Đã sáu giờ ba mươi rồi, em khép vội cánh cổng cùng Thương bước vội trên con đường đến trường, chỉ lo trễ học. Cả hai đều cố vượt lên trước những khách đi đường không dám nhởn nhơ như những lần trước.
– Sáng nay, Thương làm gì mà đến trễ vậy?
– Trước lúc đi làm, mẹ mình bảo cho heo ăn rồi hãy đi học. Nồi cám nóng quá phải ngồi chờ cho nó nguội. Để cho heo ăn là mình tất tả đi ngay. Chắc cậu chờ mình lâu lắm phải không?
– Ừ, cũng hơi lâu lâu!
Biết Thương đi muộn vì một lí do chính đáng em không nỡ trách Thương, trái lại càng thông cảm và yêu mến bạn hơn. Đã bốn năm rồi, em và Thương cùng học một lớp, cùng sánh vai nhau đi trên con đường quen thuộc này ngày hai lượt đi, về. Con đường đã in không biết bao nhiêu dấu chân của hai đứa. Có lần Thương nói với em: “Mình có thể nhắm mắt đi một mạch từ nhà đến trường mà không hề vấp ngã đấy!” Em vội nói ngay: “Mình cũng vậy! Thương biết không, cả ba chúng mình đều là bạn thân của nhau. Mình hiểu Thương cũng như Thương hiểu con đường này vậy!”
Con đường là một phần của quê hương, là sợi dây gắn bó tình cảm của mọi người trong tình làng nghĩa xóm. Nhà thơ Đỗ Trung Quân thật có lí khi nói rằng: “Quê hương là đường đi học”. Vâng! Đúng như vậy. Con đường rợp lá me bay này chưa phải là con đường nhựa thẳng tắp, bóng láng như các con đường ở đô thị. Nó chỉ là con đường đá đỏ bình thường như mọi con đường khác ở làng quê. Đối với chúng em, nó là thật gần gũi, thân thiết biết nhường nào! Chẳng có ngày nào lũ trẻ chúng em không đặt những bước chân nhỏ xíu của mình lên mặt đường đầy những ổ gà, sóng trâu của nó. Mặt đường chỗ nào phẳng lì như mặt sân phơi, chỗ nào mấp mô uốn lượn như sóng nước mặt hồ, chỗ nào đá to, đá nhỏ em đều thuộc như lòng bàn tay.
Con đường này là trục lộ giao thông liên xã. Đoạn đường dần chúng em đến trường lại nằm ở khu trung tâm nên thường tấp nập xe cộ và người qua lại. Hai bên đường, những cây me tây lâu đời tỏa bóng xuống lòng đường mát rượi. Hàng cột điện cao thế như những cột chống trời làm bằng bê tông cốt thép sừng sững hai bên đường, đem ánh sáng văn minh về cho các làng xã trong vùng. Những nhà lá, nhà tôn, nhà tường và có cả những nhà lầu xen kẽ, những tiệm tạp hóa, viện uốn tóc, rạp video, quán giải khát, cà phê… mọc lên với những bảng hiệu đủ màu trông như những dãy phố ở thị thành. Khung cảnh buổi sáng mai trên đoạn đường này thật đông vui. Thỉnh thoảng, xe ô tô chở hàng, chở khách lăn vội trên đường, bốc lên những đám bụi dày đặc.
Gần đây trong chương trình phát triển nông thôn, nghe nói trục lộ liên xã này sẽ được tôn tạo lại, đường sẽ được tráng nhựa trong nay mai. Con đường thân yêu của chúng em rồi đây sẽ đẹp hơn, sẽ không còn những “ổ voi”, “ổ gà” mấp mô như bây giờ. Nắng, mưa, gió, bão sẽ không còn cơ hội ngăn cản bước chân chúng em đến trường được nữa. Thành thị và nông thôn đang xích lại gần. Ánh sáng văn minh đang tỏa rộng về với vùng sâu, vùng xa. Đường sá nông thôn sẽ được nhựa hóa, cầu cống sẽ được bề tông hóa. Những chiếc cầu khỉ cũng sẽ biến mất theo đà phát triển của quê hương.
Tương lai rực rỡ đang đến với con đường và với cả quê hương chúng em trong một ngày không xa nữa. Trống đã điểm, tạm biệt con đường, chúng mình vào học nhé!
Trong kí ức của mỗi người, có những cảnh vật đã hằn sâu trong tâm trí mà suốt đời ta không thể nào quên. Con đường đi học là một trong số đó. Ta có thể đi qua nhiều nẻo đường khác nhau, nhưng con đường đi học thì luôn thân thuộc và gần gũi với bất kì người nào.
Con đường đi học đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Hàng sáng, mỗi khi ông mặt trời vén màn mây và tỏa ánh nắng chan hòa khắp muôn nơi, tôi lại cùng đám bạn đi đến trường trên con đường làng quen thuộc. Không khí buổi sáng thật trong lành và mát mẻ. Nắng sớm và gió mát làm tâm hồn tôi thật dễ chịu và thư thái. Đi trên đường, tôi có thể nghe thấy tiếng chim hót lảnh lót trên cao, ngắm những bông hoa dại ở ven đường, nhìn thấy những giọt sương còn đọng lại ở cánh hoa hay phiến lá. Hai bên đường là hai hàng cây xanh mát. Vào buổi sớm, cây cối dường như mới tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, ánh nắng chiếu qua cành cây làm cựa mình sự sống. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như muốn vẫy chào chúng tôi. Trên con đường đi học, tôi còn đi qua cánh đồng lúa rộng lớn thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái tỏa hương thơm dìu dịu mà ngọt ngào, ngây ngất. Cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ màu xanh mướt, chỉ cần một cơn gió thoảng qua là cả biển lúa ấy nhấp nhô tạo thành muôn ngàn con sóng nhỏ. Tôi bắt gặp vài bác nông dân ra thăm đồng sớm, bên bờ ruộng, con cò trắng đang kiếm ăn bổng sải cánh bay lên. Đằng sau những khu vườn xanh tốt là nếp nhà ngói đỏ nằm im lìm trong nắng mới.
Trên con đường đi học, tôi cũng gặp các bạn học sinh đang đi thành từng tốp trên đường. Các bạn đeo khăn quàng đỏ thắm trên vai, khoác ba lô trên lưng, vừa đi vừa trò chuyện về chuyện bài vở, trường lớp. Các bà, các mẹ xách làn đi chợ sớm. Vài bác nông dân cùng chú trâu đang thong thả đi làm đồng buổi sớm, họ hỏi thăm nhau về việc đồng áng, tin tưởng vào một vụ mùa bội thu. Con đường buổi sớm thật náo nhiệt và rộn rã, gương mặt ai cũng ánh lên vẻ vui tươi, nụ cười thường chực trên môi. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới, tiếng còi xe ồn ào suốt cả con đường. Đi trên đường, tôi còn cảm nhận được mùi ngai ngái của đất, mùi của hương đồng gió nội quyện phả vào nhau.
Con đường đi học đã trở thành một phần quan trọng trong tuổi thơ của tôi. Con đường đi học cũng là con đường đưa tôi đến với tri thức, chắp cánh cho những ước mơ của tôi được bay cao bay xa.
VÌ thực tế con đường tới trường của mỗi người khác nhau nên các bạn chỉ nên tham khảo và tự viết cho mình 1 bài văn miêu tả con đường tới trường thật hay nhé
Trong kí ức của mỗi người, có những cảnh vật đã hằn sâu trong tâm trí mà suốt đời ta không thể nào quên. Con đường đi học là một trong số đó. Ta có thể đi qua nhiều nẻo đường khác nhau, nhưng con đường đi học thì luôn thân thuộc và gần gũi với bất kì người nào.
Con đường đi học đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Hàng sáng, mỗi khi ông mặt trời vén màn mây và tỏa ánh nắng chan hòa khắp muôn nơi, tôi lại cùng đám bạn đi đến trường trên con đường làng quen thuộc. Không khí buổi sáng thật trong lành và mát mẻ. Nắng sớm và gió mát làm tâm hồn tôi thật dễ chịu và thư thái. Đi trên đường, tôi có thể nghe thấy tiếng chim hót lảnh lót trên cao, ngắm những bông hoa dại ở ven đường, nhìn thấy những giọt sương còn đọng lại ở cánh hoa hay phiến lá. Hai bên đường là hai hàng cây xanh mát. Vào buổi sớm, cây cối dường như mới tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, ánh nắng chiếu qua cành cây làm cựa mình sự sống. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như muốn vẫy chào chúng tôi. Trên con đường đi học, tôi còn đi qua cánh đồng lúa rộng lớn thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái tỏa hương thơm dìu dịu mà ngọt ngào, ngây ngất. Cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ màu xanh mướt, chỉ cần một cơn gió thoảng qua là cả biển lúa ấy nhấp nhô tạo thành muôn ngàn con sóng nhỏ. Tôi bắt gặp vài bác nông dân ra thăm đồng sớm, bên bờ ruộng, con cò trắng đang kiếm ăn bổng sải cánh bay lên. Đằng sau những khu vườn xanh tốt là nếp nhà ngói đỏ nằm im lìm trong nắng mới.
Trên con đường đi học, tôi cũng gặp các bạn học sinh đang đi thành từng tốp trên đường. Các bạn đeo khăn quàng đỏ thắm trên vai, khoác ba lô trên lưng, vừa đi vừa trò chuyện về chuyện bài vở, trường lớp. Các bà, các mẹ xách làn đi chợ sớm. Vài bác nông dân cùng chú trâu đang thong thả đi làm đồng buổi sớm, họ hỏi thăm nhau về việc đồng áng, tin tưởng vào một vụ mùa bội thu. Con đường buổi sớm thật náo nhiệt và rộn rã, gương mặt ai cũng ánh lên vẻ vui tươi, nụ cười thường chực trên môi. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới, tiếng còi xe ồn ào suốt cả con đường. Đi trên đường, tôi còn cảm nhận được mùi ngai ngái của đất, mùi của hương đồng gió nội quyện phả vào nhau.
Con đường đi học đã trở thành một phần quan trọng trong tuổi thơ của tôi. Con đường đi học cũng là con đường đưa tôi đến với tri thức, chắp cánh cho những ước mơ của tôi được bay cao bay xa.
hãy viết 1 bài văn tả hoạt động 1 con người
ai nhanh mình tick
Bé Bo Thúi là em trai của tôi, vừa tròn mười hai tháng tuổi. Bé Bo có thân hình bụ bẫm, khuôn mặt bầu bĩnh trông rất dễ thương. Bé đang tuổi tập nói, tập đi nên bé hoạt động suốt ngày, nhất là hai bàn tay, thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay. Bé đi chưa vững, bước đi chập chững trông thật đáng yêu. Mẹ em đứng cách bé khoảng hai mét vỗ tay gọi bé đến. Đôi chân non nớt của bé tập đi từng bước. Đến gần mẹ, bé cười toe toét sà vào lòng mẹ như sợ ngã. Đôi tay của bé mũm mĩm nổi những đường ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên hôn hít, cưng nựng, bé cười nắc nẻ, sung sướng. Bé đang tập nói, nên rất thích nói nhưng nói chưa được nhiều. Bé bập bẹ những tiếng nhỏ “ba...ba...”, “mẹ... mẹ” nghe thật vui tai. Bé Bo rất thích chơi xe ô tô, nhưng chơi một lúc rồi bé cũng chán. Bé thích tắm, vì ngồi vào thau nước là em lấy tay đập làm nước bắn tung tóe, rồi mắt nhắm, miệng cười để lộ hai chiếc răng mới nhú ra trông thật dễ thương.
Tham khảo;
Cô giáo em cao cao, dáng người thon gọn, da trắng hồng, mặc áo dài rất đẹp. Bước vào lớp, cô như mang theo cả mùi thơm của nắng. Cả lớp ngây người nhìn cô. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống. Bắt đầu giờ học, cô nhẹ nhàng viết lên bảng dòng chữ mềm mại. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ. Chỉ một loáng, hàng chữ đẹp hiện ra. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Giọng đọc của cô thật ấm áp và truyền cảm. Khi giảng bài, khuôn mặt của cô luôn tươi cười biểu lộ sự thân thiện. Bàn tay cô nhẹ nhàng đánh nhịp theo từng câu văn, câu thơ. Đôi mắt cô luôn nhìn thẳng về phía học sinh thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trán cô lấm tấm những giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Thỉnh thoảng cô đi xuống lớp xem chúng em ghi bài, thảo luận nhóm. Trong bài giảng, cô thường đặt câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự suy nghĩ của tất cả học sinh trong lớp. Cô lúc nào cũng gần gũi chúng em. Trong những giờ học căng thẳng, cô thường kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện ngắn rất hay và bổ ích. Kết thúc tiết học, bao giờ cô cùng lưu ý những điều cần nhớ cho chúng em. Cả lớp em ai cũng yêu quý và kính trọng cô.
Tham khảo:
Buổi sáng chủ nhật, em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hôm ấy, mẹ mặc một chiếc tạp dề màu xanh. Mẹ lấy đồ trong tủ lạnh ra rửa rồi gọt cắt nhanh thoăn thoắt. Chỉ một lát củ, quả đã biến thành những hình thù rất đẹp mắt và dễ thương. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cho các món ăn, mẹ bắt tay vào nấu nướng. Mẹ bật bếp lên. Đầu tiên là mẹ chiên cá. Cá sôi xèo xèo trên bếp. Với đôi bàn tay nhỏ nhắn, mẹ lật cá qua lại, miếng cá vàng ươm tỏa mùi thơm phức. Tiếp theo là mẹ nấu canh, luộc rau, xào rau. Mẹ làm việc rất tập trung. Khuôn mặt mẹ đỏ hồng, rạng rỡ và tràn ngập niềm vui. Trán lấm tấm mồ hôi, mấy sợi tóc xoà xuống trông mẹ rất xinh. Các món ăn đã được nấu xong, mẹ nhanh nhẹn cho đồ ăn ra đĩa và trang trí thật đẹp mắt. Mùi thơm của các món ăn toả ra thơm phức làm cho cả nhà ai cũng thấy đói bụng. Cả nhà ngồi vào bàn ăn thưởng thức thành quả lao động của mẹ.
Viết một đoạn văn thuyết minh sử dụng yếu tố miêu tả về con trâu ở làng quê Việt Nam (cgu1 ý sử dụng những câu tục ngữ , ca dao về con trâu cho thích hợp và sinh động)
Ai nhanh tay m ik tick nhé
- Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng: Con trâu đã gắn bó ngàn đời với người nông dân Việt Nam, trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng. Con trâu với dáng vẻ quen thuộc "Con trâu đi trước, cái cày theo sau", trâu lầm lũi, gò lưng kéo cày, chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,... Người nông dân đã coi "Con trâu là đầu cơ nghiệp", là người bạn tốt của mình.
- Hình ảnh con trâu ở làng quê rất quen thuộc: Sau một ngày lao động, chiều xuông, trâu đủng đỉnh trên đường về làng, với dáng đi khoan thai chậm rãi; những ngày mùa, trâu nằm cạnh đông rơm, chậm rãi nhai,... Hình ảnh ấy gợi lên sự yên bình của làng que Việt Nam.
- Con trâu trong một số lễ hội (lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng và một số tỉnh khác).
- Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:
+ Hình ảnh trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên bãi, ven đê, ven đường làng.
+ Hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng quê thường được coi là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình của quê hương Việt Nam.
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.
Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.
Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.
Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.
Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...
Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.
Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.
Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.
Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.
Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.
Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...
Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.
Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.
Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
Viết một bài văn tả về mùa mà em yêu thích
nhanh , nhanh và nhanh lên nhé m.n . 3 tick à ko 5 tick liền tay nhé $_$
A. Cảnh mùa xuân
Mùa xuân đến tự bao giờ. Gió nhè nhẹ thổi mang theo khí xuân ấm áp. Mưa xuân như rắc bụi, cỏ cây hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng, cỏ non ven đồi tua tủa mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Nước dâng đầy dòng sông, dòng kênh, lòng máng như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng. Lúa ngô khoai xanh biếc một màu trải dài, trải rộng đến chân trời xa. Từng đàn chim én bay lượn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những ngọn núi xanh thẫm nhô lên như những bức trường thành ngắm mãi không chán. Núi Thiên Nhẫn, núi Hùng Lĩnh,... nhô lên, hiện lên, hiện lên trập trùng, tím biếc...
Bài làm :
B. Mùa hè ở quê em
Quê em ở vùng biển. Mùa hè là mùa đẹp nhất trong năm. Ngày hè dài, những ngày nghỉ hè vui lắm, thích lắm. Các bạn đã thấy mặt trời mọc trên biển bao giờ chưa ? Mặt trời sáng rực, to như cái nong khổng lồ. Mặt trời nhô lên từ từ thì hàng trăm hàng nghìn con chim biển bay rợp trời, rợp đảo. Thuyền buồm rẽ sóng ra khơi đánh cá. Cánh buồm mờ dần, mờ dần cuối chân trời góc biển, dõi theo với bao nỗi hi vọng đợi chờ. Chiều hè đi tắm biển và đá bóng trên bãi cát, đi tìm vỏ ốc, đi rình dã tràng, đi bắt con còng đỏ.. là niềm vui của trẻ con làng chài. Da đứa nào cũng đen bóng, nhưng rắn rỏi, khoẻ mạnh. Hãy nằm ngửa trên bãi cát mà ngắm bầu trời mênh mông, mà nghe biển hát, nghe phi lao reo... mới thấy thú vị vô cùng...
Bài làm :
C. Cảnh mùa thu.
Cảnh mùa thu quê em rất đẹp, rất thơ mộng. Bầu trời trong veo, thăm thẳm, xanh biếc bao la. Về chiều, đôi khi mới nhìn thấy đôi ba dải mây trắng như chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê. Sau tuần mưa ngâu, trời thu như dịu lại, nắng trở nên vàng hoe, trăng thu sáng trong vằng vặc. Trái hồng thêm ửng đỏ, quả bòng vàng óng căng tròn, cốm Vòng bọc lá sen xanh... quà của bà, của mẹ cho bé. Chúng em vui mừng đón đợi tết Trung thu để múa đèn, rước sư tử và phá cỗ. Nằm mơ đã thấy ông trăng thu lơ lửng giữa trời. Núi Đọi, núi An Lão trầm ngâm nhìn đồng lúa chín. Dòng sông trong xanh lững lờ trôi, thuyền buồm ngược xuôi tấp nập. Con thuyền và cánh buồm như những cánh chim bay giữa trời thu.
hãy viết một bài văn tả về con hổ
ai làm thì mik tick
Tả về con hổ – Bài làm 1
Cứ vào mỗi tháng 1 lần, bố mẹ lại đưa em đi chơi vườn thú vào ngày chủ nhật nếu như trong tháng đó em đạt được kết quả học tập tốt. Ở vườn bách thú quả thật có nhiều loài thú lạ, và khi mà em xem hoài không chán. Nhưng thích nhất vẫn là con hổ thật dũng mãnh.
Em thấy được chuồng hổ được đặt ở góc trong cùng của vườn thú và rộng nhất so với các chuồng thú khác. Đặc biệt hơn em cũng thấy được chính trong chuồng hổ có một cây cổ thụ mọc tự nhiên, và người ta còn làm núi giả, và nó dường như có cả suối nước chảy hẳn hoi. Nhưng tất cả điều đó chỉ để phục vị cho một mình vị chúa sơn lâm, ở đó chỉ có duy nhất một con hổ mà thôi. Ai ai cũng thích ngắm nhìn con hổ này vì nó là một con hổ rất lớn. Thân của con hổ này nó cao khoảng một thước, dài hơn một thước rưỡi. Đáng chú ý hơn đó chính là từ đầu đến chân hổ phủ một lớp lông ngắn màu vàng sậm có những vằn đen. Ngay cả cái đuôi dài đằng sau cũng một màu lông như thế.
Tả con hổ hay nhất
Khi nhìn từ xa em như thấy được đầu hổ tròn, lớn hơn quả dừa, nối với thân bằng một cái cổ ngắn, rất khỏe. Hai tai ngắn và như cũng đã vểnh lên. Có lẽ rằng chính cặp mắt tròn, to bằng quả chanh, màu vàng nhạt của chúa sơn lâm luôn làm cho muôn loài phải khiếp sợ, đôi mắt dường như lúc nào cũng long lên trông rất dữ tợn. Ở bên hai cánh mũi có màu hồng sậm, lúc nào cũng phập phồng như đang đánh hơi. Miệng của chú hổ thật là rộng, xung quanh có những sợi ria vàng, thỉnh thoảng em lại thấy được nó cứ như nhe ra để lộ hàm răng khỏe có những chiếc nanh nhọn hoắt.
Khi đi vườn bách thú thì em thích nhất là nhìn hổ đi. Bốn chân khỏe, bước những bước chậm rãi, êm ái. Ta cũng có thể nhìn thấy được rằng toàn thân hổ uốn lượn mềm mại như sóng, nhịp nhàng theo bước chân đi. Đặc biệt hơn đó chính là khi bước lên sườn núi, con hổ dừng lại và phóng mắt nhìn ra xung quanh. Dáng của chúa sơn lâm như thật là vươn cao theo dốc núi, đuôi cong lên, trông thật đẹp đẽ và oai vệ b iết bao nhiêu. Nhưng những điều đó cũng như chỉ được một chốc, nó lại khoanh mình dưới gốc cổ thụ, nằm thiu thiu ngủ ngon lành vì cũng chẳng có việc gì làm. Bố em bảo với em rằng có lẽ nó nhớ núi rừng quê hương của nó. Khi con hổ được nhốt trong chuồng thức ăn, nước uống đã được cung cấp đầy đủ nhưng nét mặt của nó dường như vẫn cứ buồn buồn. Và theo lời cua bố em nói thì “Không có gì quý hơn độc lập tự do con ạ!”. Em như học được rất nhiều điều hay lẽ phải khi đi thăm vườn bách thú.
*Mạng*
#H
#Ri_Chill
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng đã từng nghe nói đến loài hổ, chúng xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ, hình ảnh con hổ trong những cuốn truyện tranh, phim hoạt hình hoặc những con hổ trong vườn bách thú. Cơ hội được tận mắt nhìn thấy hổ trong tự nhiên rất khó và rất nguy hiểm, chính vì thế, chúng ta đa số chỉ được nhìn hổ thật sự trong các công viên, sở thú. Em đã may mắn được đi công viên Thủ Lệ, tại đây em đã được nhìn thấy không chỉ một mà có đến hai con hổ ở chung một không gian vườn.
Từ xa trông thấy, em đã nhận ra ngay đó là con hổ bởi đặc điểm bộ lông với những sọc vằn màu đen trên nền lông màu cam đậm, bộ lông này giúp chúng ngụy trang rất tốt trong những cánh rừng. Hổ có thân hình to lớn, chúng thuộc họ Mèo nhưng là động vật lớn nhất trong họ, là động vật ăn thịt lớn thứ ba sau gấu trắng và gấu nâu. Đôi chân to chắc nịch với móng vuốt sắc nhọn, sẽ không con mồi nào có thể tuột khỏi bộ móng vuốt ấy. Dáng đi của hổ oai phong lẫm liệt, chúng chỉ lững thững đi trong vườn cũng khiến cho nhiều người run sợ, đặc biệt là khi hở hai chiếc răng nanh sắc nhọn như dao bén sáng loáng. Hổ có cái đầu to nhưng đôi tai khá nhỏ, tuy nhiên, chúng nghe ngóng rất nhạy bén, đôi mắt đen, to sáng quắc, chiếc đuôi dài, tính chiều dài cơ thể từ đầu đến đuôi phải hơn 2 mét.
Loài hổ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn săn bắt lấy da của con người, chúng ta hãy chung tay cùng nhau bảo vệ loài động vật quý hiếm này.
#NgocBbi
hãy viết một đoạn văn tả về một nhân vật anime mà mình yêu thích
ai nhanh mình tick nha
Tham Khảo nhe !!
Em rất thích xem phim hoạt hình, đặc biệt là “Tom and Jerry”. Trong đó, chú chuột Jerry là nhân vật mà em yêu thích nhất.
Ồ! Trông chú chuột Jerry kìa, chú ta mới xinh xắn làm sao! Chú có bộ lông hung nâu mượt mà, đôi tai nhỏ vểnh lên nghe ngóng để cảnh giác sự rình rập của chú mèo Tom. Với thân hình nhỏ bé , bốn chân nhanh nhẹn và một cái đầu thông minh tuyệt đỉnh nên chú luôn thoát khỏi mọi cạm bẫy mèo Tom đặt ra. Đôi khi, chú còn chơi lại mèo Tom những cú đau điếng. Cái đuôi của chú bé xíu luôn ngoe nguẩy trêu chọc chú mèo Tom.
Với trí thông minh vốn có và kinh nghiệm dày dặn, chú chuột Jerry luôn lừa được mèo Tom vào bẫy và chuồn đi một cách an toàn. Cả bộ phim là cuộc rượt đuổi đầy kịch tính, tạo nên tiếng cười bất tận đã khiến bộ phim ngày càng trở nên quen thuộc và không thể thiếu được với trẻ em chúng ta.
Chú chuột Jerry quả là rất thông minh và đáng yêu phải không nào? Bộ phim “Tom and Jerry” thật là tuyệt vời.
hiện tại đã có rất nhiều anime mới ra mắt và chúng cũng rất hay nhưng tui lại cảm thấy bộ anime kimesu no yaiba hay hơn tất cả,trong đó là cuột đại chiến giữa người và quỷ không thiếu những trận pk đỉnh cao và khóc liệt giữa hai phe ở trong đó có rất nhiều nhân vật đẹp và gây ấn tượng với em nhưng em ấy tượng nhất là kokushibo người đứng đầu trong thập nhị nguyệt quỷ.
Kokushibou là một người đàn ông cao lớn với mái tóc dài màu đen đỏ, được buộc lại kiểu đuôi ngựa. Ông có ba cặp mắt màu vàng cam cùng màng mắt màu đỏ, đôi mắt ở giữa được đánh số bao gồm cấp bậc Thượng Huyền ở mắt trái và thứ hạng Nhất ở mắt phải. Trên trán và phần dưới từ cằm xuống cổ của ông có những vết bớt giống như ngọn lửa.
Kokushibou mặc một bộ kimono nhiều hoa văn cùng với một hakama đen. Trên thắt lưng, ông đeo một thanh kiếm rất dị với rất nhiều con mắt ở phần cán kiếm thậm chí có ở phần lưỡi kiếm và đó chính là thanh kiếm ông tự tạo ra từ máu thịch của mình.
Kokushibou là người bí ẩn. Ông được mô tả là người bình tĩnh trong mọi trường hợp, luôn tuân thủ các quy tắc, người có nhận thức cao trong hệ thống phân cấp của Thập Nhị Quỷ Nguyệt. Ông cũng rất khiêm tốn, không ngần ngại thừa nhận điểm yếu của mình hay phàn nàn về bất cứ điều khó khăn nào, thay vào đó ông thừa nhận năng lực của đối thủ.Tuy nhiên, Kokushibou cũng có một mặt lạnh lùng và tàn bạo. Khi đó lời nói và hành động của ông trở nên gay gắt và nguy hiểm, mang tính đe dọa rất cao.
Cuộc đời của Kokushibou không mấy tốt lành. Sự việc xảy ra vào 400 năm trước sau khi ông trở thành quỷ: Vào một đêm trăng màu đỏ, Kokushibou đứng trước ngôi đền cũ. Ông đã gặp đứa em trai song sinh của mình, Tsugikuni Yoriichi. Ông ngày càng nỗi lòng ghen tị và tự hỏi rằng tại sao đứa em trai ấy dù đã bật ấn mà vấn sống hơn tuổi 25, hơn nữa Yoriichi còn suýt giết được Muzan, Kokushibou đã thách đấu với Yoriichi, nhưng không may Yoriichi nhanh như cắt bay đến cắt ngang cổ Kokushibou. Kokushibou tức giận và lo lắng rằng nếu ông động thủ thì sẽ bị Yoriichi chặt đầu, nhưng cuối cùng Yoriichi đã chết trong trạng thái đứng yên và khuôn mặt nhòe nước mắt cuối rập xuống chân.
Kokushibou được xem là một trong những kiếm sĩ mạnh nhất từng xuất hiện đồng thời cũng là kẻ mạnh nhất trong Thập Nhị Quỷ Nguyệt, là con quỷ mạnh thứ hai chỉ sau Kibutsuji Muzan. Là một trong những con quỷ sống lâu nhất, ông đã chiến đấu với rất nhiều Thợ Săn Quỷ và có được một sự hiểu biết và kinh nghiệm rất lớn trong chiến đấu. Ông dễ dàng phân tích các kĩ thuật của nhiều Trụ Cột sử dụng và áp đảo hoàn toàn họ trong trận chiến. Là một kẻ sử dụng hơi thở, ông có kiếm pháp cực kì điêu luyện với sức mạnh và phản xạ cực kì khủng khiếp, thậm chí còn mạnh hơn nữa nhờ máu quỷ.
Sức mạnh của ông dễ dàng đánh bại Muichirou và Sanemi, hai trong số các Trụ Cột và có thể áp đảo cả Gyoumei, Thợ Săn Quỷ mạnh nhất hiện tại của Sát Quỷ Đội. Ngay cả khi Sanemi và Gyoumei đều kích hoạt dấu ấn của mình thì ông vẫn có thể tự mình chống lại cả hai cùng lúc.Sau khi Kokushibou tung ra sức mạnh thực sự của mình, ông áp đảo hoàn toàn Sanemi và Gyoumei. Chỉ khi cả bốn người, thêm cả Muichirou và Genya mới có thể đả thương nổi Kokushibo.
khả năng tự nhiên:Kiếm pháp đỉnh cao: Kokushibou là một trong những kiếm sĩ mạnh nhất từng xuất hiện. từ khi là con người ông đã sở hữu trình độ kiếm thuật cực cao, với những chiêu thức cực kì dứt khoát và uy lực.
Thị giác siêu phàm: Kokushibou cho phép ông có thị lực siêu nhạy bén, cho phép ông phân tích rõ các kĩ thuật của đối phương chỉ bằng cách quan sát chuyển động. Ông cũng có thể nhìn thấy kẻ địch ở khoảng cách rất xa. Ông dễ dàng nhận ra trình độ của các Trụ Cột và nhận thức được Muichirou chính là hậu duệ của mình dù đã trôi qua hàng trăm năm. Ông cũng dễ dàng biết được Genya chiến đấu bằng cách ăn thịt quỷ bằng cách nhìn vào tế bào của cậu.
Ấn diệt quỷ: Kokushibou là một trong những vị kiếm sĩ sở hữu ấn diệt quỷ thế hệ đầu, nó cải thiện mạnh mẽ sức chiến đấu của các kiếm sĩ. Kokokushibou vẫn sở hữu ấn sau khi biến thành quỷ.
Nhìn thấu thế giới: Koushibou là kẻ sở hữu khả năng này, nó cho phép ông nhìn thấu cơ thể đối phương và chuyển động của chúng.
dị năng:Sức mạnh tổng thể được tăng cường: Ngoài các dị năng cơ bản của quỷ, hơi thở của Kokushibou cũng được tăng cường mạnh mẽ nhờ máu quỷ.
Siêu hồi phục: Koushibou sở hữu khả năng hồi phục cực kì nhanh.
Độ bền cực cao: Kokushibou có độ bền cực kì to lớn và cơ thể rất cứng cáp, ngay cả khi Gyoumei sử dụng cả rìu và chùy tấn công vào cổ thì ông vẫn không hề hấn gì.
Huyết Quỷ Thuật:Mục Ngọc Kiếm Loại Huyết Quỷ Thuật mà Kokushibou sở hữu, ông có thể tách tế bào của chính mình và định hình nó thành thanh kiếm có rất nhiều con mắt trên đó. Vì thanh kiếm được tạo ra từ tế bào nên nó có thể tái tạo dễ dàng khi bị phá hủy. Ông cũng có thể tùy ý định hình hình dạng của thanh kiếm, phát triển thêm nhiều lưỡi kiếm mọc chỉa ra giúp tăng sức công phá và phạm vi ảnh hưởng. Kokushibou cũng có thể phát triển nhiều lưỡi kiếm mọc ra từ cơ thể của mình, ông có thể tạo ra vô số nhát chém tầm xa từ chúng mà không cần vận hành, đòn này đủ mạnh để đánh bay hai Trụ Cột và phá hủy toàn bộ Huyết Quỷ Thuật của Genya.Kiếm Thuật:Hơi Thở của Mặt Trăng Giống với Kaigaku, Kokushibou là một con quỷ có khả năng sử dụng kiếm thuật diệt quỷ một cách điêu luyện. Hơi Thở của Mặt Trăng là kiếm thuật đặc trưng của Kokushibou, đây là một trong những loại kiếm thuật mạnh mẽ và nguy hiểm nhất được phân nhánh từ Hơi Thở của Mặt Trời. Mỗi nhát chém từ loại kiếm thuật này sẽ tạo ra những đường kiếm tầm xa và vô số các lưỡi kiếm nhỏ hình trăng lưỡi liềm bay loạn khắp nơi, chúng có kích thước và chiều dài khác nhau. Bản thân Kokoshibou tự tiếp tục tạo ra nhiều thức kiếm trong lúc sống qua nhiều thế kỉ.Thức thứ nhất: Ám Nguyệt・Tiêu Cung : Một nhát chém mạnh kèm theo một lượng lớn lưỡi kiếm nhỏ hỗn loạn.Thức thứ hai: Châu Hoa Lộng Nguyệt : Kokushibou tung ra ba nhát chém liên tiếp xoay quanh bản thân, đồng thời tạo ra một đợt tấn công tầm xa bằng vô số lưỡi kiếm nhỏ hỗn loạn.Thức thứ ba: Yêm Kỵ Nguyệt・Tiêu : Tung ra hai nhát chém liên tiếp theo quỹ đạo từ trên chém xuống, tạo ra hai đường kiếm hình bán nguyệt cực mạnh.Thức thứ năm: Nguyệt Phách Tai Oa : Một kỹ thuật tập trung toàn lực vào thanh kiếm, tạo ra ba nhát chém lớn xếp chồng lên nhau như một cơn lốc. chiêu thức này được thực hiện mà không cần vung kiếm.Thức thứ sáu: Thường Dạ Cô Nguyệt・Vô Gian : Kokushibou tung ra một đợt bão kiếm dữ dội theo nhiều hướng, đòn này mạnh đến mức tàn phá mọi thứ xung quanh và áp đảo hoàn toàn Phong Trụ Sanemi.Thức thứ bảy: Ách Kính・Nguyệt Ánh : Vung kiếm tạo ra năm đường chém dọc trực diện theo hình nón.Thức thứ tám: Nguyệt Long Luân Vĩ : Một nhát chém trực diện khổng lồ tựa như rồng quật đuôi, những lưỡi kiếm hỗn loạn cũng được gia tăng kích thước đáng kể.Thức thứ chín: Giáng Nguyệt・Liên Diện : Kokushibou vung kiếm lên cao tạo ra sáu đường kiếm lớn từ trên cao giáng xuống.Thức thứ mười: Xuyên Diện Trảm・La Nguyệt : Kokushibou tung ra cùng lúc ba đường kiếm hình lưỡi cưa khổng lồ, đòn này mạnh đến mức hủy diệt mọi thứ trên đường đi của nó.Thức thứ mười bốn: Hung Biến・Thiên Mãn Tiêm Nguyệt : Kokushibou tung ra hàng loạt đường kiếm khổng lồ xoay tròn với nhau tựa như bầu trời đầy trăng.Thức thứ mười sáu: Nguyệt Hồng・Phiến Cát Nguyệt : Kokushibou tung ra sáu đường kiếm lớn giáng xuống mặt đất như những tia sét.viết đoạn văn tả con đường đến trường
ko chép mạng nhé
ai nhanh mk tick
Ngôi trường của em nằm sâu tận trong một ngõ nhỏ. Trên đường đến trường em phải đi một quãng đường dài. Đầu năm nay, mẹ đã mua cho em một chiếc xe đạp để em tự mình đi đến trường. Hôm nay, là thứ hai đầu tuần, cũng như thường ngày em lại đạp xe trên con đường thân quen để đến trường. Con đường đất ghồ ghề vẫn còn ẩm sau cơn mưa đêm qua. Mặt trời thì vừa mới nhú lên chào ngày mới, tiếng chim ríu rít gọi nhau nghe thật vui tai. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi cũng đã bắt đầu có ánh sáng tràn ngập. Cánh đồng lúa rộng lớn thênh thang, vàng mượt, thơm nức mùi lúa chín. Có những bác nông dân đã ra đồng làm việc, những chiếc nón nhấp nhô trên bông lúa chín. Những chú trâu thì vẫn thong thả gặm cỏ trước khi bắt đầu một ngày làm việc mệt nhọc. Đằng sau có mấy anh chị lớn vừa đi vừa nói chuyện ríu rít vui ơi là vui. Ồ! Thoáng cái đã đến cổng trường. Lá cờ đỏ sao vàng phấp phới, em nhanh chóng gửi xe đi vào hàng tập trung để bắt đầu tiết chào cờ.
viết một đoạn văn về tả người khoảng 5 dòng
ai nhanh mình tick
chép mạng cũng được nha