H24
Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên long trời . Trời như cánh đồng Sau mùa gặt hái Diều êm - lười niềm Ai quên bỏ lại Dựa vào đoạn thơ và trí tưởng tượng của em ,hãy tả lại 1 bài văn ngắn tả lại cảnh đó o l m . v n Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều no gió...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
MM
Xem chi tiết
DL
25 tháng 8 2023 lúc 5:58

Để miêu tả cánh diều, tác giả dùng BPNT:

+ Điệp cấu trúc câu: điệp "cánh diều no gió" ở đầu câu thơ.

+ So sánh: trời như cánh đồng.

+ Ẩn dụ: dây diều, hố bom.

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 3 2017 lúc 14:39

Đáp án B

Bình luận (0)
HC
3 tháng 12 2021 lúc 21:15

câu B ok

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VN
7 tháng 1 2022 lúc 9:32

Xin lỗi trả lời muộn

câu B nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
H24
5 tháng 6 2018 lúc 21:12

Mỗi khoảnh khắc, hình ảnh trôi qua trước mắt ta đều mang một thông điệp sâu sắc của cuộc sống. Bất chợt, một cơn mưa mùa thu gợi cho ta bao mộng ước, một chiếc lá khẽ rơi đem đến cho con người những suy ngẫm về cuộc đời. Và một cánh diều bay lưng trời cũng đủ đánh thức trong tôi biết bao kỉ niệm của tuổi thơ.

Ở quê tôi, sau mỗi độ thu hoạch lúa, khoảng tháng 10, tháng 11 là đến mùa thả diều của những đứa trẻ con trong xóm. Ngày đó, chiều nào cũng vậy, vừa tan học là bọn tôi chạy ù về nhà, có đứa vội đến mức không kịp thay quần áo và ăn cơm mà ngay lập tức mang diều ra những cánh đồng đã gặt ở gần nhà để chơi. Chúng tôi mê thả diều đến tối mịt mà vẫn chưa về, đợi đến khi ba mẹ xách roi ra gọi mới chịu về.

Rặng tre, bờ ruộng thường là nơi bọn trẻ con xóm tôi tụ tập để làm diều. Khung diều thường được làm từ tre. Tre thì đã có sẵn, chỉ việc lựa cành dẻo, vót rồi đem phơi nắng. Lúc phơi, phải lưu ý đến độ giòn, độ dẻo để khi uốn thành khung, tre không bị gãy.

Sau khi uốn khung xong, người ta dán giấy và gắn đuôi cho diều. Giấy dán cũng không phải mua vì chúng tôi tận dụng những quyển vở không còn xài. Đuôi diều thì chỉ việc cắt dài giấy ra rồi dùng keo kết lại với nhau. Tuỳ theo kích cỡ của diều, ta có thể nối đuôi dài hay ngắn. Cuối cùng, ta buộc dây vào diều và mang ra đồng.

Làm diều phải tỉ mỉ là vậy nhưng thả diều còn đòi hỏi “nghệ thuật” hơn. Có những con diều trông rất to, rất đẹp nhưng lại bay không cao bằng những con diều bé hơn. Vì vậy, muốn diều bay cao, người thả phải “chạy mồi” một quãng.

Khi diều bay lên không trung, ta sẽ nới dây từ từ, cho đến khi diều ở lưng chừng bầu trời thì ta cố định dây lại. Những đứa trẻ trong xóm tôi thường hay tụ tập với nhau để thi thả diều. Con diều nào bay cao nhất thì chủ nhân của nó sẽ được tôn làm đại ca

Tôi nhớ mãi hình ảnh thằng An năm nào. Nó thắng cuộc trong một lần thi thả diều nhưng rồi diều của nó lại bị đứt dây và bay đi mất hút. Nhìn nó tiếc đứt ruột mà bọn tôi không sao nhịn được cười.

Sau cuộc thi, tôi hay nằm nghỉ bên những đám rạ người ta vừa mới gặt. Không có cái cảm giác nào thú vị bằng việc nằm ngửa bên rạ, ngước mắt lên nhìn những cánh diều đang vi vu trong gió. Cái cảm giác mát mẻ, lâng lâng như muốn bay lên cùng diều. Và cũng chính cái cảm giác đó đã khiến tôi không sao quên được mỗi khi nhìn thấy một cánh diều đang bay trong gió. Đó dường như đã trở thành một cái thú vui của trẻ con thôn quê như chúng tôi mà trẻ em ở thành thị ít có được.

Bây giờ, trẻ con, dù ở nông thôn hay thành thị cũng không phải vất vả làm diều như chúng tôi ngày xưa vì ở chợ, người ta bán cả diều đã được làm sẵn. Những con diều này đẹp, to hơn, nhiều màu sắc và cũng đa dạng hơn về hình dáng các con vật. Không gian thả diều cũng không còn được rộng rãi, thoáng đãng như trước bởi những cánh đồng giờ đã biến thành vuông tôm, khu dân cư đông đúc.

Những đứa trẻ cùng nhau thả diều năm nào giờ đã khôn lớn, mỗi đứa mỗi nơi. Không biết có còn ai nhớ đến những kỉ niệm của ngày xưa không nhưng riêng tôi, tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu – cái thời “tuổi thơ con thả trên đồng".

thay đổi một số câu cũng được kick nha

Bình luận (0)
H24
5 tháng 6 2018 lúc 20:58

KO ai giúp mik sao ?

Bình luận (0)
KB
6 tháng 6 2018 lúc 16:13

Mưa sông
Gío bỗng thổi ào, mây thắp lối
Buồm căng muốn rách, nước trôi nhan
Trên đường cát bụi vùng theo gió
Nón mới cô kia lật nửa vành
Ếch gọi nhau hoài tựa mấy ao
Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao
Đò ngang vội vã trèo vô bến
Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào
Buồm rơi trơ lại cột tre gầy
Loang loáng chân trời chớp xe mây
Chim lẻ vội vàng bay nhớt nhát
Mưa gieo nặng hột xuống đầy.
Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông.

P/s: mk chỉ biết vậy thui

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
H24
19 tháng 2 2016 lúc 14:20

- Phép so sánh: Diều / hạt cau; Trời/ cánh đồng sau mùa gặt hái ; Diều/ lưỡi liềm…
- Phân tích tác dụng của phép so sánh:
+ Diều/ hạt cau->Gợi tả hình dạng của cánh diều và hình ảnh cánh diều khi đang bay bổng tít trên trời cao
+ Trời/ cánh đồng sau mùa gặt hái-> Gợi tả vẻ quang đãng, mênh mông của bầu trời
+Diều/ lưỡi liềm…-> Gợi tả dáng cong, mảnh của cánh diều khi bay xuống thấp
=> Một loạt phép so sánh mới lạ, độc đáo đã tái hiện sinh động cảnh thả diều qua con mắt nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ; thể hiện năng lực quan sát, trí tưởng tượng phong phú,cách miêu tả tinh tế, tình yêu thiên nhiên của nhà thơ…

 

Bình luận (0)
H24
19 tháng 2 2016 lúc 21:26

.....

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
HM
28 tháng 11 2023 lúc 10:22

- Chú ý viết đúng chính tả và từ ngữ dễ sai như chơi vơi, nong trời, no gió.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DA
30 tháng 6 2019 lúc 9:12

len mang co het

Bình luận (0)
PM
Xem chi tiết
TP
14 tháng 4 2018 lúc 17:40

- Phép so sánh: Diều / hạt cau; Trời/ cánh đồng sau mùa gặt hái ; Diều/ lưỡi liềm…
- Phân tích tác dụng của phép so sánh:
+ Diều/ hạt cau->Gợi tả hình dạng của cánh diều và hình ảnh cánh diều khi đang bay bổng tít trên trời cao
+ Trời/ cánh đồng sau mùa gặt hái-> Gợi tả vẻ quang đãng, mênh mông của bầu trời
+Diều/ lưỡi liềm…-> Gợi tả dáng cong, mảnh của cánh diều khi bay xuống thấp
=> Một loạt phép so sánh mới lạ, độc đáo đã tái hiện sinh động cảnh thả diều qua con mắt nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ; thể hiện năng lực quan sát, trí tưởng tượng phong phú,cách miêu tả tinh tế, tình yêu thiên nhiên của nhà thơ…

Bình luận (0)