Những câu hỏi liên quan
VA
Xem chi tiết
TB
25 tháng 3 2017 lúc 20:22
Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”-Văn lớp 7

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

Bình luận (0)
NV
25 tháng 3 2017 lúc 20:47

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

giai-thich-cau-tuc-ngu-tien-hoc-le-hau-hoc-van

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Bình luận (1)
TP
25 tháng 3 2017 lúc 20:36

I. Đặt vấn đề

- Nhân dân ta tử bao đời nay vốn coi trọng đạo lí. Ngay trong lĩnh vực học tập cũng thế.

- Hiện nay, ở hầu hết trường học, mỗi ngày bước qua cổng trường là người học sinh nhìn thấy ngay một hàng chữ lớn: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

- Câu này có ý nghĩa gì?

II. Giải quyết vân để

Giải thích câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học vãn. ”

- Học lễ trước, học văn sau.

- Lễlà cách cư xử, trên tinh thần tôn trọng con người, kính trên nhường dưới trong các mối quan hệ xã hội. Lễ là tính cách là đạo đức của con người trong xã hội.

- Vănlà văn chương, hiểu biết, kiến thức, kĩ năng giúp người ta có học vấn ngày xưa là để dỗ đạt làm quan phò vua giúp nước. Ngày nay, “ Văn” là kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, kĩ năng cần thiết được giảng dạy trong nhà trường.

- Học lễ trước, học văn saucó ý nghĩa gì?

- Đạo đức, hạnh kiểm là yểu tố cần được đặt ra trước để dạy dỗ và rèn luyện.

- Cái đức của người học sinh là điểu cần yếu nhất không thể thiếu, là cơ bản của con người là nền tảng để tiếp thu kiến thức.

- Vìsao “Tiên học lễ, hậu học văn”?

- Đạo đức, hạnh kiểm của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của người ấy.

- Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.

- Có “văn”, không có “lễ”, có “tàr không có “đứd' thì tác hại đối với xã hội sẽ vô cùng to lớn.

- Thực hiện tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta phải làm gì?

- Đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu, trên cơ sở đó phát huy học tập nâng cao kiến thức văn hóa, trình độ kĩ thuật và kĩ năng thực hành. Tuy nhiên, nói học lễ trước, học văn sau là nói theo cách nói của người xưa, nhằm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc học lễ, việc rèn luyện đức hạnh của con người. Ngày nay, chúng ta không tách ra mà tiến hành song song việc rèn luyện đạo đức với việc học tập văn học, sử học và' kiến thức khoa học khác. Ngày nay, việc học lễ được lồng vào việc học văn, 'trong học văn có học lễ để bồi dưỡng con người toàn diện.

III. Kết thúc vấn để

- Phải chú ý công việc học tập vì đây là điều kiện giúp ta trở thành người công dân hữu ích cho xã hội mai này.

- Phẩm chất con người bao giờ cũng tồn tại “đức” và “tài”, “lễ” và “văn”, do đó không thể thiếu được mặt nào cả.

Bình luận (0)
HV
Xem chi tiết
NN
3 tháng 5 2018 lúc 15:03

Học ăn :Giữ phép lịch sự khi ăn uống

Học nói : Học nói những điều hay lẽ phải

Học gói :Học cách tiết kiệm ,giữ gìn ,sạch sẽ

Học mở :Phải rộng lượng bao dung,sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Bình luận (0)
HN
3 tháng 5 2018 lúc 15:08

câu tục ngữ đó có nghĩa là:

- Đầu tiên muốn làm cho đất nước giàu đẹp, mỗi HS chúng ta cần học những cái nhỏ nhặt trước rồi mới học những cái khó hơn

- Câu tục ngữ này còn dạy cho chúng ta hểu biết hơn về tích cách, cần học hỏi những cái tốt

- Trong mỗi hành động của chúng ta, cần có hiểu biết và văn hóa dân tộc. Từ việc học ăn,học nói đến việc học gói học mở,cần phải thực hiện tốt

Mình chỉ biết vậy thôi! k cho mk nha ^.^

Bình luận (0)
H24
3 tháng 5 2018 lúc 15:30

Xưa nay ông cha ta luôn khuyên răn và chỉ dạy con cháu mình phải biết: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Có lẽ khi nói đến những điều này không ít người tự hỏi: Tại sao trong cuộc đời chỉ cần học có 4 điều thôi? Phải chăng, để làm một con người cho ra một con người tử tế, thì chí ít cũng phải thấu hiểu về minh triết của 4 từ ăn, nói, gói, mở, mà cha ông ta luôn khuyên dạy.

Ăn như thế nào là ăn đúng, ăn không phải xấu hổ, để “nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”? Miếng giữa làng bằng sàng trong bếp, làm ăn, ăn nói, ăn chắc mặc bền, ăn nên làm ra, ăn ở, ăn nằm, ăn chơi thậm chí là… ăn tiền, ăn dày, ăn mỏng, ăn sương, ăn trộm, ăn cướp,…
Trong kho tàng tục ngữ ca dao dân ca rất nhiều câu bàn đến việc ăn. Tại sao cha ông ta lại bàn nhiều đến thế cái chuyện ăn? Không có gì lạ ở một miền đất nghèo, vất vả cơ cực suốt đời cái sự ăn nó quan trọng và gần gũi lắm. Thế nhưng, nếu chỉ nghĩ cha ông ta chỉ lo ăn thì con cháu chúng ta đã nhầm to. Cái chuyện ăn nó đa nghĩa, đa chiều và, hầu như trong đa số các trường hợp, đều liên quan đến chuyện xấu xa. Bây giờ, trước nạn tham nhũng, mới càng thấm thía hơn cái nghĩa sắc như dao cau của minh triết tự ngàn xưa.
Ăn như thế nào, ăn bao nhiêu, để cho người bao nhiêu, quả là điều khó vô cùng. Nhưng, khó gì thì khó,không làm chủ được từ ăn tức là đã sai lầm về mặt đạo đức, văn hoá.

Còn nói không phải chỉ để mà nói, nói bừa nói ẩu, vì mỗi câu nói đều phản ánh chính xác của tư duy. Chỉ cần nghe nói là biết trình độ và khả năng tư duy của người ấy! Người xưa dạy phải uốn lưỡi 7 lần mới nói, chứng tỏ cái sự nói quan trọng đến mức nào.

Nói theo cấp độ âm thanh nào cho một cử tọa bao nhiêu người, cách dùng từ phù hợp trước từng đối tượng, khối lượng từ phong phú hay nghèo nàn…, tất cả đều phải học.

Gói và mơ là hai từ bí ẩn và đa nghĩa nhất. Ở đó là cách sống, lối sống, và nó trở thành nguyên tắc suốt cả đời người. Gói có thể là cách “hành xử theo đúng cương vị”. Cũng có thể là “áo rách khéo vá hơn lành vụng may”. Gói là cách hiểu đúng về nghĩa của cụm từ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Mở so sánh với gói còn cao hơn một bậc, nó liên quan đến vị thế cái tôi với tư cách là một con người xã hội. “Xấu che, tốt khoe” là một cách ứng xử mở mà không mở.

Tất nhiên, dù là gói hay mơ thì con người luôn cần đến sự dũng cảm trước sự thật. Chẳng hạn tâm và tầm là chưa đủ. Không có dũng, thì không dám thay đổi, không dám nhận trách nhiệm, vậy thì tâm với tầm phỏng có ích gì.

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
MA
24 tháng 12 2021 lúc 6:55
 

tk

a. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

 

b. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

 

c. [...] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.

 

 

a. Biện pháp nói quá trong câu thơ trên: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.  Ý nghĩa: Ca ngợi sức lao động vĩ đại của con người, sự lao động của con người mang lại ấm no, hạnh phúc.
b. Biện pháp nói quá: Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời. Có ý nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời, không quản ngại khó khăn gian khổ.
c. " … cụ bá thét ra lửa": Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
MN
10 tháng 3 2021 lúc 20:54

theo em,cau tuc ngu nao duoi day noi ve y nghia cua viec hoc tap?

A doi cho sach

B di mot ngay,dang hoc mot sang khon 

C co cong mai sat co ngay nen kim 

D MOT CHU CUNG LA THAY,NUA CHU CUNG LA THAY

Bình luận (0)
IP
10 tháng 3 2021 lúc 20:54

theo em,cau tuc ngu nao duoi day noi ve y nghia cua viec hoc tap?

A doi cho sach

B di mot ngay,dang hoc mot sang khon 

C co cong mai sat co ngay nen kim 

D MOT CHU CUNG LA THAY,NUA CHU CUNG LA THAY

 

Bình luận (0)
H24
10 tháng 3 2021 lúc 21:22

Mình nghĩ, mình chọn câu B.

Chúc bạn học tốt!! vui

Bình luận (3)
HA
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết