hãy lấy vd về 2 phản xạ có điều kiên được hình thành từ 2 phan xạ không có điều kiên
lấy 1 vd về sự hình thành phản xạ có điều kiện của bản thân em và trình bày quá trìn thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đó
tham khảo
VD: Phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn.
Khi bật đèn sáng thì trung khu thị giác hưng phấn (vùng thị giác ở thùy chẩm) làm chó quay đầu về phía ánh sáng (phản xạ không điều kiện)
Khi chó ăn thì trung khu điều khiển sự tiết nước bọt ở trụ não bị hưng phấn làm nước bọt tiết ra (phản xạ không điều kiện) đồng thời trung khu ăn uống ở vỏ não cũng bị hưng phấn.
Bật đèn chi cho chó ăn thì trung khu thị giác và trung khu ăn uống đều hưng phấn và có sự khuếch tán các hưng phấn đó trong não tạo đường liên hệ tạm thời giữa trung khu thị giác và trung khu ăn uống.
Nếu kết hợp bật đèn (trước vài giây) mới cho chó ăn, sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta thành lập được phản xạ có điều kiện ở chó là chỉ bật đèn (không cho ăn) chó vẫn tiết nước bọt.
lấy 1 vd về sự hình thành phản xạ có điều kiện của bản thân em và trình bày quá trìn thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đó
Một ví dụ về sự hình thành phản xạ có điều kiện của bản thân tôi đó là khi tôi thường ngậm kẹo cao su trong lúc học. Ban đầu, khi tôi mới bắt đầu học ngậm kẹo, tôi cảm thấy khó chịu và dễ bị x distractions. Nhưng sau một thời gian, tôi lại cảm thấy khó chịu khi không ngậm kẹo khiến cho tôi không thể tập trung được vào việc học.
Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện này diễn ra như sau:
Sự kích hoạt ban đầu: Tôi đã học ngậm kẹo cao su để giữ cho miệng luôn bận rộn trong lúc học.
Sự liên kết chặt chẽ giữa kẹo và hành động học tập: Khi tôi học tập cùng lúc ngậm kẹo cao su, hai hành động này đã liên kết chặt chẽ với nhau.
Hình thành phản xạ có điều kiện: Sau nhiều lần học kèm theo việc ngậm kẹo cao su, tôi đã hình thành một phản xạ có điều kiện, khiến tôi cảm thấy khó chịu khi không có kẹo trong miệng.
Để ức chế phản xạ có điều kiện này, tôi có thể áp dụng một số biện pháp như:
Thay đổi hành động: Tôi có thể chuyển sang sử dụng viên ngậm trà hoặc kẹo không có đường thay vì ngậm kẹo cao su.
Tránh liên kết giữa kẹo và việc học: Tôi có thể dùng kẹo chỉ khi tập trung vào các nhiệm vụ khác mà không phải là học.
Điều chỉnh thái độ: Tôi có thể cố gắng thay đổi cách suy nghĩ của mình và không coi kẹo là một yếu tố cần thiết cho việc học tập. thx for watching <3
Một ví dụ về sự hình thành phản xạ có điều kiện của bản thân tôi là khi tôi ngửi mùi bánh quy sô cô la và cảm thấy thèm ăn. Quá trình thành lập phản xạ có điều kiện này bắt đầu khi tôi ăn bánh quy sô cô la lần đầu tiên và cảm thấy thích thú với hương vị và mùi thơm của nó. Khi tôi ăn bánh quy sô cô la lần thứ hai, não bộ của tôi đã kết nối mùi hương và vị ngon của bánh quy sô cô la với cảm giác thèm ăn.
Sau đó, khi tôi ngửi mùi bánh quy sô cô la lần tiếp theo, não bộ của tôi nhận ra mùi hương và kích hoạt phản xạ có điều kiện, gây ra cảm giác thèm ăn và muốn ăn bánh quy sô cô la. Quá trình này được gọi là phản xạ có điều kiện vì nó được hình thành thông qua việc kết nối một sự kiện (ngửi mùi bánh quy sô cô la) với một hành vi (cảm giác thèm ăn và muốn ăn bánh quy sô cô la).
Tuy nhiên, phản xạ có điều kiện này cũng có thể bị ức chế. Ví dụ, nếu tôi đang ăn một loại thức ăn khác và cảm thấy no, não bộ của tôi có thể ức chế phản xạ có điều kiện của tôi với bánh quy sô cô la và làm giảm cảm giác thèm ăn của tôi. Quá trình ức chế này giúp duy trì cân bằng dinh dưỡng và tránh ăn quá nhiều bánh quy sô cô la hoặc thức ăn không tốt cho sức khỏe.
lấy 1 vd về PXCĐK ở động vật qua đó trình bày điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện đó
lấy 1 ví dụ về phản xạ có điều kiện . phân tích sự hình thành của phản xạ có điều kiện đó
Mô tả cấu tạo và chức năng của đại não ? Phản xạ có điều kiện được hình thành như thế nào lấy vd
Cấu tạo
- Cấu tạo ngoài:
+ Rãnh liên bán cầu chia não thành 2 nửa.
+ Rãnh sâu chia bán cầu não thành 4 thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương.
Rãnh đỉnh ngăn cách thùy trán với thùy đỉnh.
Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán, thùy đỉnh với thùy thái dương.
+ Bề mặt đại não có nhiều nếp gấp là các khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não giúp làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của vỏ não.
- Cấu tạo trong:
+ Chất xám ở ngoài làm thành vỏ não, dày khoảng 2 – 3mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp.
+ Chất trắng ở trong là các đường dây thần kinh, hầu hết các đường này đều bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống. Khi bị tổn thương 1 bên đại não thì sẽ làm tê liệt các phần bên thân còn lại. Bên trong chất trắng chứa các nhân nền (nhân dưới vỏ).
Chức năng
+ Vùng cảm giác thu nhận và phân tích các xung thần kinh từ các thụ quan ngoài như ở mắt, mũi, lưỡi, da, … và các thụ quan ở trong như cơ khớp.
+ Vùng vận động như vận động ngôn ngữ (nói viết) nằm gần vùng vận động đồng thời cũng hình thành các vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
- Phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
- Ví dụ: Đi đường gặp đèn đỏ thì dừng xe lại.
Câu 1: Phản xạ không điều kiện là gì? Phản xạ có điều kiện là gì?
Câu 2: Trong các VD sau, phản xạ nào là phản xạ không điều kiện, phản xạ nào là phản xạ có điều kiện?
Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại
Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra
Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ
Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc
Câu 3: Hãy nêu 2 VD về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?
Tham khảo
Câu 1:
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm
Câu 2:
Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại (phản xạ không điều kiện)
Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra (phản xạ không điều kiện)
Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ (phản xạ có điều kiện)
Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc (phản xạ không điều kiện)
Câu 3:
2 ví dụ về phản xạ không điều kiện là:
+ Khi hít phải luồng không khí có nhiều bụi ta hắt hơi.
+ Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra.
2 ví dụ về phản xạ có điều kiện là:
+ Thấy thầy giáo bước vào, cả lớp đứng dậy chào
+ Nghe gọi tên mình, ta quay đầu lại.
1/ Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có
Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống
2/Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại là phản xạ không điều kiện
Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra là phản xạ không điều kiện
Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ là phản xạ có điều kiện
Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc là phản xạ không điều kiện
3/
Phản xạ không điều kiện:trời nắng nóng thì chảy mồ hôi
Phản xạ có điều kiện: Đội nón mũ bảo hiểm khi đi xe máy
Tiêu chuẩn phân biệt | phản xạ không điều kiện | phản xạ có điều kiện |
1.nguồn gốc hình thành | ||
2.khả năng di truyền | ||
3.bộ phận điều kiện | ||
Số lượng tế bào thần kinh tham gia | ||
Số lượng phản xạ |
So sánh phản xạ không điều kiện và có điều kiện theo bảng sau:
Cho các trường hợp sau :
(1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững
(2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi
(3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi
(4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền
Điều không đúng với sự hình thành tập tính học được là
A. (1), (3) và (4)
B. (2), (3) và (4)
C. (1), (2) và (3)
D. (1), (2) và (4)
Câu 2. Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện. Cho ví dụ. Ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống con người là gì ?
Tham khảo
*Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện. Cho ví dụ.
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK): là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. - Phản xạ có điều kiện (PXCĐK): là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
Ví dụ: đạp xe đạp, đá bóng, thấy đèn đỏ thì dừng lại, mùa đông đến mặc áo ấm...
*Ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống con người là gì ?
Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là:
- Đối với động vật: đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
- Đối với con người: đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.
Phản xạ có điều kiện: là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua quá trình học tập và rèn luyện.
* Những điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện:
– Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện.
– Kích thích có điều kiện tiến hành trước kích thích không điều kiện trong vài giây.
– Phải có sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần
* Ý nghĩa: Việc hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động vật và con người là đảm bảo được sự kích thích với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của động vật và sự hình thành các thói quen,các tập quán tốt của con người