các bước để làm 1 bài văn nghị luận
Viết bài văn nghị luận giải thích :
" Đi một ngày đàng , học một sàng khôn " .
mình gửi các bước lm đây ạ
Các bước làm bài văn nghị luận
Mở bài:
-Câu dẫn dắt
-Trích dẫn nguyên câu nói của đề bài “câu tục ngữ” Thân bài :
Bước 1: Câu dẫn dắt (câu nói trên /câu tục ngữ trên đem đến cho em cảm xúc , bài học hay….) ?
Bước 2: Giải thích nghĩa - Nghĩa đen: (giải thích từ ngữ trong câu ) - Nghĩa bóng :( nghĩa khai quát /bài học / lời khuyên )
Bước 3 : Trả lời câu hỏi vì sao ? - Vậy vì sao lại có câu tục ngữ này / câu nói này ? sở dĩ là vì ? ( Nêu lí do / đưa ra lí lẽ / dẫn chứng )
Bước 4 : Mở rộng đề bài
- Những người như thế thì sao ?
- Những người không như thế thì sao ?
Bước 5 : Liên hệ thực tế
Bước 6 : Đưa ra phương pháp hành động
Bước 7 : Liên hệ bản thân
- Kể một câu chuyên của bản thân .
- Là mộ học sinh …….?
Kết bài :
- Khẳng định lại vấn đề ( tóm gọn /nội dung )
- Nêu suy nghĩ của bản thân .
Tham khảo :Cuộc sống là một hành trình dài, với nhiều những thử thách. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem đến một bài học quý giá dành cho mỗi người.
Câu tục ngữ bao gồm hai vế câu “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Ở vế câu đầu tiên, “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Hiểu sâu xa hơn thì đi một ngày đàng có nghĩa là đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa có hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Mỗi hành trình đều đem đến cho con người những bài học vô cùng quý giá. Từ những bước đi đầu tiên, chúng ta cũng sẽ học hỏi được một điều gì đó. Dân tộc Việt Nam sẽ không quên được những bước đi đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong suốt “hành trình ngàn dặm” đó, Người đã đi qua nhiều nước phương Tây, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Con đường ấy tuy đầy khó khăn và trắc trở. Nhưng đến cuối cùng, Bác cũng tìm đến được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nếu như không chịu bước đi, vị trí của con người sẽ mãi ở vạch xuất phát. Mỗi bước đi cho dù có nhỏ bé, ngắn ngủi nhưng từ những bước đi nhỏ ấy chúng ta mới đi qua một cuộc hành trình ngàn dặm. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Thành công của con người được tích lũy từ những trải nghiệm trong cuộc sống.
Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Ngược lại họ chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.
Đối với một học sinh, chúng ta cần phải tích cực trải nghiệm nhiều hơn. Mỗi một hành trình đều sẽ giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kỹ năng cần thiết để tiến tới thành công.
Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Không ngừng học tập, khám phá tri thức là một điều vô cùng quan trọng để vươn tới thành công.
Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
A. Lập dàn ý đại cương.
B. Xác định lí lẽ cho bài văn.
C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.
D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Câu 3. Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
A. Lập dàn ý đại cương B. Xác định các lí lẽ cho bài văn.
C. Tìm dẫn chứng cho bài văn. D. Viết bài văn hoàn chỉnh.
Câu 4. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng), viết về sự giản dị của Bác, tác giả đã dựa trên cơ sở nào?
A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác.
B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả.
C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính, chân thành, thắm thiết của tác giả.
D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.
Câu 5. Cụm chủ vị được in đậm trong câu văn: “Chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang” làm thành phần gì trong câu?
A. Vị ngữ B. Chủ ngữ C. Phụ ngữ D. Trạng ngữ
Câu 6. Vì sao có thể nói: ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?
A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình
B. Do ca Huế nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình
C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng
D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động ?
A. Mẹ đang nấu cơm. B. Lan được thầy giáo khen.
C. Trời mưa to. D. Trăng tròn.
Câu 8: Những lĩnh vực nào cần sử dụng thao tác giải thích?
A. Chỉ trong văn nghị luận
B. Trong tất cả các lĩnh vực
C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học
D. Chỉ trong đời sống hàng ngày
Câu 9: Tác giả của văn bản “Sống chết mặc bay” là ai?
A. Phạm Văn Đồng. B. Phạm Duy Tốn. C. Hà Ánh Minh. D. Hoài Thanh.
Câu 10: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ?
A. Chỉ vài ba món đơn giản.
B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
Câu 11: Câu văn “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.” được câu rút gọn thành phần nào?
A. Trạng ngữ B. Vị ngữ. C. Phụ ngữ. D. Chủ ngữ.
Câu 12:Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?
A. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.
B. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.
C. Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài làm.
D. Nêu được các luận điểm cần chứng minh..
Sắp xếp các bước làm bài văn nghị luận theo trình tự phù hợp:
1. Tìm ý
2. Lập dàn ý
3. Tìm hiểu đề
4. Xác lập luận cứ
5. Xác lập luận điểm
6. Sắp xếp luận điểm, luận cứ
Các bước làm bài văn nghị luận:
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý
- Lập dàn ý
+ Xác lập luẩn điểm
+ Xác lập luận cứ
+ Sắp xếp luận điểm, luận cứ
Cách làm bài văn lập luận chứng minh
Tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn nghị luận chứng minh cần thực hiện những bước nào? Dựa vào đâu em thực hiện được các yêu cầu đó?
Giúp vớiiiiiiiiiiii
1. So sánh lập luận giải thích trong đời sống và lập luận giải thích trong văn nghị luận (về mục đích và phương pháp).
2. Có mấy bước làm một bài văn lập luận giải thích.
3. Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích.
II. Bài tập:
Bài 1: Đọc bài “Lòng nhân đạo” ở SGK, tr.72. cho biết: Vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong bài văn đó.
Bài 2: Hãy thực hiện 4 bước để làm bài văn lập luận giải thích với đề văn sau:
Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
làm hộ mình like cho ạ
1
trong đời sống :
-Giải thích giúp ta hiểu những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực
-Muốn giải thích được thì cần phải có các tri thức khoa học ; chuẩn xác về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
Trong văn nghị luận :
- Giải thích làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng ; đạo lí ; phẩm chất ; quan hệ ;... cần được giải thích
-Nhằm nâng cao nhận thức ; trí tuệ ; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người
2. Có 4 bước làm một bài văn lập luận giải thích:
B1:Tìm hiểu đề ; tìm ý
B2:lập dàn bài
B3:viết bài
B4:đọc lại và sửa chữa
3. Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích.
MB:-Nêu luận điểm cần giải thích
- Trích dẫn câu tục ngữ ; ca dao ; châm ngôn ;... ( nếu có)
TB: giải thích nghĩa của câu ca dao ; châm ngôn (nếu có) theo trình tự sau :
-Nêu lí lẽ chứng minh luận điểm
-Nêu dẫn chứng chứng minh luận điểm
Lưu ý : dẫn chứng không được lấn lướt luận điểm
KB: Khẳng định lại luận điểm , rút ra bài học cho bản thân
II bài tập :
bài 1 :
Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo
phương pháp giải thích:
+ Nêu định nghĩa
+Nêu các biểu hiện
+So sánh ; đối chiếu với các hiện tượng ; vấn đề khác
+ Chỉ ra nguyên nhân ; mặt lợi ; ý nghĩa ; cách noi theo
Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
A. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động
B. Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá.
C. Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá- Rút ra bài học nhận thức và hành động.
D. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn
- Có 4 bước để trình bày bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí được sắp xếp như sau:
B1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
B2. Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
B3. Bình luận và đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến,… )
B4. Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đáp án cần chọn là: C
Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:
a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?
- Nghị luận chính trị - xã hội;
- Nghị luận văn chương.
b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:
- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;
- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;
- Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn.
a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ