WY

các bước để làm 1 bài văn nghị luận

KV
3 tháng 4 2019 lúc 22:18

Bước 1 : Giải thích tư tư tưởng , đạo lí.
Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
Thường trả lời câu hỏi : Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?
Bước 2 : Bàn luận
– Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).
-Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề : bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa
Bước 3: Mở rộng.
-Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
-Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
-Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng,ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách dưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ dịnh cái sai.
Trong các bước mở rộng ,tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt ,không nên cứng nhắc.
Bước 4 : Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.
 

Bình luận (0)
H24
3 tháng 4 2019 lúc 22:20

b1: Tìm hiểu đề, tìm ý

b2: lập giàn ý

b3: viết bài

b4: đọc lại và sửa lỗi

Bình luận (0)

Bước 1. Đọc kỹ đề

 

Bước 2: Xây dựng câu mở đoạn

– Câu mở đoạn: Chỉ được dùng 01 câu (Câu tổng – chứa đựng thông tin của đề thi yêu cầu. Câu này mang tính khái quát cao)

Bước 3. Xây dựng thân đoạn

Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn giản)Bàn luận:

+ Đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ.

+ Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác (tuyệt đối không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng)

+ Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình.

Bước 4. Viết kết đoạn

– Viết kết đoạn thường kết lại bằng một danh ngôn hay câu nói nổi tiếng (Nếu được vậy, bài làm sẽ được giám khảo chú ý hơn khi chấm điểm)

LƯU Ý: Đoạn văn là không được xuống dòng, không được viết như một bài văn thu nhỏ.

* Số dòng, số câu cho từng phần:

a. Mở đoạn: 1 câu

b. Thân đoạn:

Giải thích -3 dòng (nếu cần thì giải thích không thì thôi nhé)Bàn luận -18 dòng – phần này quan trọng nhất.Mở rộng vấn đề – 3 dòngKết đoạn – 1 dòng

Bài văn 200 từ nhưng bạn có thể viết tới 250 từ (tương đương trên 20 dòng)

Bình luận (0)
DS
4 tháng 4 2019 lúc 10:06

1.Mở bài 

2.Thân bài 

3.Kết bài 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết