Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
VH
21 tháng 3 2022 lúc 21:47

tham khảo

lập bảng so sánh sự giống và khác nhau của các hiệp ước nhâm tuất, giáp tuất,  hác măng, pa tơ nốt - Hoc24

Bình luận (1)
SH
21 tháng 3 2022 lúc 21:47

REFER

1. Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862
* Hoàn cảnh:
Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên
triều đình đã kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất với nội dung:
- Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến......
→→ Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
2. Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874
* Hoàn cảnh:
- Chiến thắng của ta ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
- Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lo sợ nên đã vội vã kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất, trước mắt để pháp rút khỏi Bắc Kì.
* Nội dung:
- Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Quân Pháp sẽ rút hết quân ở Bắc Kì.
→→ Nhận xét:
- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
3. Hiệp ước Quý Mùi:
* Hoàn cảnh:
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
- Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
- Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
- Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. Hiệp ước mang chính tên viên Cao ủy Pháp: Hiệp ước Hac - măng (còn gọi là hiệp ước Quý Mùi) với nội dung:
+ Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh_Nghệ_Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì .Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm cá quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
→→ Nhận xét:
- Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
→→ Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.
4. Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
* Hoàn cảnh
- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
→→ Nhận xét :
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.
→→Kết luận chung:
- Từ các bản hiệp ước nói trên ta đã có dủ bằng chứng kết luận từ năm 1858 - 1884, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.

Bình luận (1)
HM
Xem chi tiết
SH
10 tháng 3 2022 lúc 21:36

ABD

Bình luận (1)
H24
10 tháng 3 2022 lúc 21:36

A

Bình luận (0)
LD
10 tháng 3 2022 lúc 21:37

D. pa-tơ-nốt

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
9 tháng 12 2017 lúc 2:54

Chọn đáp án C.

3. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

1. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

2. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác măng (1883)

4. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt (1884)

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
23 tháng 7 2017 lúc 11:40

Đáp án C

3. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

1. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

2. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác măng (1883)

4. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt (1884)

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
H24
14 tháng 3 2023 lúc 11:21

- Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với các nội dung sau:

+ Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ..

+ Cho người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Gia Tô

+ Bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí tương đương 288 lạng bạc

+ Sau hiệp ước giáp tuất triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời găn cản các phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.

- Ngày 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Quý Mùi( hay gọi là hiệp ước Hác-măng)

+ Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì .

+ Thu hẹp phạm vi khu vực Trung Kì do triều đình cai quản

+ Mọi hoạt động của triều đình do công xứ Pháp thường xuyên kiểm soát

+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm ….

+ Triều đình Huế rút quân đội ở Bắc kì về Trung Kì …

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
20 tháng 10 2018 lúc 16:20

Đáp án C

2. Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

4. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

1. Hiệp ước Hácmăng (1883)

3. Hiệp ước Patonot (1884)

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
31 tháng 3 2017 lúc 13:22

Đáp án C

2. Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

4. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

1. Hiệp ước Hácmăng (1883)

3. Hiệp ước Patonot (1884)

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
LS
28 tháng 2 2022 lúc 7:20

Câu 1: Bản hiệp ước đánh dấu một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam bị mất vào tay Pháp là  

A. hiệp ước Nhâm Tuất.  

B. hiệp ước Qúy Mùi.  

C. hiệp ước Giáp Tuất.  

D. hiệp ước Pa – tơ – nốt.

Câu 2: Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Trương Định.

C. Nguyễn Tri Phương.

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 3: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào?  A. Phong trào Cần Vương.  

B. Phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh.  

C. Phong trào độc lập dân tộc.  

D. Phong trào nông dân Yên Thế.

Câu 4: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?

A.Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

B. Lấy lại danh dự sau thất bại tấn công Bắc Kì lần thứ nhất.

C. Triều đình không dẹp được các cuộc nổi dậy của nhân dân.

D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh.

Câu 5: Hiệp ước nào được kí kết giữa triều đình Huế với Pháp được coi là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến?

 A. Hiệp ước phòng thủ chung.

 B. Hiệp ước Pa – tơ – nốt.

 C. Hiệp ước Hác - măng.  

 D. Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 6: Nội dung cơ bản của “Chiếu Cần Vương” là gì?

A. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.  

B. Kêu gọi văn thân và đồng bào miền núi đứng lên giúp vua cứu nước.  

C. Kêu gọi nhân dân và binh lính đứng lên giúp vua cứu nước.  

D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.

Câu 7: Thực dân Pháp đã lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc vào năm 1873?

A. Triều đình Huế vi phạm hiệp ước năm 1862.  

B. Lấy cớ giải quyết vụ Duy - puy.  

C. Triều đình Huế không chịu bồi thường chiến phí.  

D. Chính quyền nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng.

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm về tình hình của Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì?

A. Đời sống nhân dân rơi vào cảnh cơ cực.  

B. Các ngành kinh tế công, nông, thương nghiệp bị sa sút.  

C. Triều đình Huế thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại tiến bộ.  

D. Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.

Câu 9: Trong cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở những địa điểm nào?
A. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

B. Hoàng thành Thăng Long.
C. Tòa Khâm sứ và cửa biển Thuận An.
D. Đồn Mang Cá và kinh thành Huế.

Câu 10: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm là gì?

A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột về kinh tế Nam Kì.

B. Chuẩn bị kế hoạch, lực lượng tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất.

C. Chuẩn bị binh lực, khí giới để đánh chiếm Đà Nẵng và Nam Kì.

D. Thương lượng với triều đình Huế để đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
MN
12 tháng 5 2021 lúc 22:55

- Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với các nội dung sau:

+ Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ..

+ Cho người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Gia Tô

+ Bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí tương đương 288 lạng bạc

+ Sau hiệp ước giáp tuất triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời găn cản các phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.

- Ngày 15/3/1874 triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất

+ Pháp rút quân khỏi Bắc Kì còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc về Pháp

- Ngày 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Quý Mùi( hay gọi là hiệp ước Hác-măng)

+ Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì .

+ Thu hẹp phạm vi khu vực Trung Kì do triều đình cai quản

+ Mọi hoạt động của triều đình do công xứ Pháp thường xuyên kiểm soát

+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm ….

+ Triều đình Huế rút quân đội ở Bắc kì về Trung Kì …

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt:

+ Thực dân Pháp trả lại tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh và Bình Thuận cho Trung kì để triều đình cai quản như cũ, để xoa dịu sự công phẫn của nhân dân, và mua chuộc, lung lạc quan lại phong kiến triều Nguyễn.

  
Bình luận (0)
TS
28 tháng 1 2023 lúc 9:17

 Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với các nội dung sau:

+ Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ..

+ Cho người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Gia Tô

+ Bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí tương đương 288 lạng bạc

+ Sau hiệp ước giáp tuất triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời găn cản các phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.

- Ngày 15/3/1874 triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất

+ Pháp rút quân khỏi Bắc Kì còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc về Pháp

- Ngày 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Quý Mùi( hay gọi là hiệp ước Hác-măng)

+ Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì .

+ Thu hẹp phạm vi khu vực Trung Kì do triều đình cai quản

+ Mọi hoạt động của triều đình do công xứ Pháp thường xuyên kiểm soát

+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm ….

+ Triều đình Huế rút quân đội ở Bắc kì về Trung Kì …

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt:

+ Thực dân Pháp trả lại tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh và Bình Thuận cho Trung kì để triều đình cai quản như cũ, để xoa dịu sự công phẫn của nhân dân, và mua chuộc, lung lạc quan lại phong kiến triều Nguyễn.

  

Bình luận (0)