Nêu hoàn cảnh lịch sử Việt Nam nửa cuối TK XIX
CÂU HỎI HSG MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 - CÂU HỎI GIÁ TRỊ 10GP
---------------------------------------------------------------------------------------------
Câu hỏi:
"a, Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào?
b, Em hãy đánh giá vai trò của cải cách, đổi mới trong tiến trình phát triển của một quốc gia.
c, Theo em, một cuộc cải cách thành công cần có những điều kiện gì?"
a. Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, chế độ phong kiến suy tàn, xã hội khủng hoảng, nhân dân lầm than.
- Vào cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam, biến nước ta thành thuộc địa nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Chế độ phong kiến Việt Nam cũng đang trong tình trạng suy tàn, khủng hoảng. Nền kinh tế lạc hậu, nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp chưa phát triển. Xã hội bất công, áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân lầm than, khổ cực.
-> Trong bối cảnh đó, một số nhà yêu nước Việt Nam đã nhận thức được tình hình đất nước và thấy cần phải có những cải cách, đổi mới để cứu nước, cứu dân. Họ đã đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
b. Vai trò của cải cách, đổi mới trong tiến trình phát triển của một quốc gia
- Cải cách, đổi mới là một quá trình mang tính tất yếu đối với sự phát triển của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước giải quyết những khó khăn, thách thức, tiếp thu những thành tựu mới của thế giới, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
- Cải cách, đổi mới có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Cải cách, đổi mới cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển văn hóa, giáo dục của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước tiếp thu những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật, văn hóa thế giới, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.
- Cải cách, đổi mới cũng có vai trò quan trọng trong việc củng cố, bảo vệ quốc phòng - an ninh của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, sẵn sàng bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
c. Điều kiện cần có của một cuộc cải cách thành công
- Sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, có đường lối đúng đắn: Sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, có đường lối đúng đắn là điều kiện quan trọng hàng đầu để một cuộc cải cách thành công. Giai cấp tiên tiến phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
- Sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân: Sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân là điều kiện không thể thiếu để một cuộc cải cách thành công. Nhân dân là lực lượng chủ yếu của cải cách, họ là người thực hiện, quyết định thành bại của cải cách.
- Sự kiên quyết, quyết tâm của những người lãnh đạo và nhân dân: Sự kiên quyết, quyết tâm của những người lãnh đạo và nhân dân là yếu tố quyết định để một cuộc cải cách thành công. Cải cách là một quá trình lâu dài, khó khăn, đòi hỏi sự kiên quyết, quyết tâm của những người lãnh đạo và nhân dân.
- Môi trường quốc tế thuận lợi: Môi trường quốc tế thuận lợi cũng là một yếu tố quan trọng để một cuộc cải cách thành công. Trong bối cảnh quốc tế thuận lợi, các nước ủng hộ, giúp đỡ thì cuộc cải cách sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và thành công.
a.Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong bối cảnh thời kỳ này, Việt Nam đang phải đối mặt với sự thay đổi đáng kể từ các thế lực ngoại quốc. Nước ta bắt đầu chịu áp lực của sự xâm lược từ các quốc gia phương Tây, đặc biệt là áp đặt của Pháp. Nhận thức được sự cần thiết của việc đổi mới để đối phó với thách thức ngoại vi, Duy Tân trở thành biểu tượng cho trào lưu cải cách trong nước.
b.Vai trò của cải cách và đổi mới trong tiến trình phát triển của một quốc gia là rất quan trọng. Cải cách và đổi mới giúp nâng cao hiệu suất kinh tế, cải thiện chất lượng đời sống, tăng cường năng lực cạnh tranh, và thích ứng với thách thức của thế giới đương đại. Chúng có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững và tạo ra cơ hội mới cho xã hội.
c.Để 1 cuộc cách mạng thành công cần có:
-Lãnh đạo mạnh mẽ sáng tạo
-Nền tảng hạ tầng,giáo dục
-Khả năng thích ứng linh hoạt
-Hỗ trợ từ xã hội ( sự ủng hộ,tham gia từ cộng đồng)
-Hỗ trợ chính trị và pháp lý
Trình bày hoàn cảnh lịch sử của trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19
ĐỀ SỬ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC 9,8 đ (đã sọan)
BÀI 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI TK XIX.
1. Trào lưu cải cách Duy tân.
Trl: *những đề nghị cải cách ở VN vào nửa cuối TK XIX.
a. Bối cảnh: xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, một số sĩ phu, quan lại đã đưa ra các đề nghị cải cách.
b. Nội dung cải cách: đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá.
c. Các nhà cải cách tiêu biểu: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.
*kết cục của các đề nghị cải cách.
§ Kết cục: các đề nghị cải cách không được thực hiện.
§ Nguyên nhân:
- Các cải cách còn những điều hạn chế: chưa có sự xuất phát từ cơ sở trong nước.
- Nhà Nguyễn bảo thủ, cự tuyệt mọi sự thay đổi.
2. Đánh giá ý nghĩa, hạn chế của phong trào cải cách Duy tân.
- Ý nghĩa: Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
- Hạn chế: các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. Không giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
BÀI 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
3. Những chuyển biến về xã hội Việt Nam, xã hội Việt Nam có những giai cấp tầng lớp nào.
Trl: địa chủ phong kiến nông dân
Tư sản tiểu tư sản công nhân
4. Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?
GIAI CẤP, TẦNG LỚP | THÁI ĐỘ CÁCH MẠNG |
Địa chủ phong kiến | Tay sai của để quốc Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. |
Nông dân | Sẵn sàng tham gia đấu tranh cách mạng. |
Tư sản | Thoả hiệp với đế quốc. Một bộ phận nhỏ có tinh thần dân tộc |
Tiểu tư sản | Tích cực tham gia các cuộc vận động đầu TK XX. |
Công nhân | Kiên quyết đâu tranh chống giới chủ, đòi cải thiện cuộc sống. |
BÀI 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN NĂM 1918.
5. Phong trào Đông Du (1905 – 1909). Em nghĩ gì về chủ trương này?
Trl:
- Lãnh đạo: năm 1904 Hội Duy tân được thành lập do Phan Bội Châu đứng dầu.
- Mục đích: lập ra một nước Việt Nam độc lập.
- Phương pháp cách mạng: bạo động vũ trang.
- Hoạt động:
§ Năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp đỡ khí giới, lương thực.
§ Đưa hs sang Nhật du học à mở đầu phong trào Đông Du.
§ Viết sách báo tổ chức giáo dục, tuyên truyền yêu nước.
- Kết quả:
§ Tháng 9 năm 1908 Pháp cấu kết với Nhật trục xuất du hs yêu nước.
§ Tháng 3,1909 Phan Bội Châu rời Nhật.
è Phong trào Đông du tan ra
è Hội Duy tân ngừng hoạt động.
- Nhận xét: Tuy thất bại nhưng phong trào Đông Du cũng đã đào tạo cho cách mạng nước ta sau này một đội ngũ chính trị có tư tưởng yêu nước tiến bộ bắt kịp xu thế của thời đại.
6. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911 đến 1917, con đường cứu nước của Người - So sánh các xu hướng cứu nước.
Trl:
- 5-6-1911: từ cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ năm 1911 đến 1917 Bác đi nhiều nơi trên thế giới.
- Từ 1917 trở đi Bác trở lại Pháp, tham gia các hoạt động yêu nước, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng Tháng 10 Nga, có chuyển biến trong tư tưởng.
è Là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường đún đắn để cứu nước giúp cho dân tộc.
So sánh các xu hướng cứu nước:
Phan Châu Trinh | Phan Bội Châu | Nguyễn Tất Thành |
- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.
- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại. | - Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.
| - Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất. |
7. Nhận xét tính chất phong trào chống Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX đến 1918.
Trl: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta đầu TK XX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.
8. Bối cảnh/ nguyên nhân Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Trl: Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục, song không đi đến thắng lợi nên Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
AI CẦN THÌ LẤY NHÉ <3
Cuộc cải cách duy tân ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX được xảy ra trong hoàn cảnh nào?Nêu nội dung, kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách đó? Theo em, hiện nay, Việt Nam có cần phải cải cách nữa không? Vì sao? Và hiện nay, Việt Nam đang cải cách ở lĩnh vực nào? Nêu cải cách nhà nước thực hiện ở lĩnh vực đó?
Tham khảo:
a. Hoàn cảnh :
- Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở lên mục ruỗng: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, phong trào khởi nghĩa nông dân, binh lính bùng nổ ở nhiều nơi càng đẩy đất nước vào tình trạng rối ren
- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến
b. Nội dung :
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng
- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài
- Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục...
- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước
c. Nhận xét:
- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình
- Hạn chế: Tuy nhiên, các đề nghị cải cách mang tính chất rời rạc, lẻ tẻ, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến
- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận những thay đổi và từ chối các đề nghị cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến
- Ý nghĩa: Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX
Tham khao :
a. Hoàn cảnh :
- Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở lên mục ruỗng: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, phong trào khởi nghĩa nông dân, binh lính bùng nổ ở nhiều nơi càng đẩy đất nước vào tình trạng rối ren
- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến
b. Nội dung :
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng
- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài
- Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục...
- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước
c. Nhận xét:
- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình
- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận những thay đổi và từ chối các đề nghị cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến
- Ý nghĩa: Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX
Tại sao trong cùng bối cảnh lịch sử sau nửa thế kỉ XIX, ở Nhật Bản cải cách thành công nhưng ở Việt Nam, Trung Quốc lại thất bại?
A. Thế lực phong kiến còn mạnh không muốn cải cách.
B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.
C. Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền lực trong tay, là người có tư tưởng dân chủ tiến bộ.
D. Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì.
Trong cùng hoàn cảnh ở châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam đều có những đề xuất cải cách dân chủ tiến bộ cho đất nước. Tuy nhiên, duy chỉ có Nhật Bản thành công bởi cuộc cách tân ấy bắt đầu từ người đứng đầu đất nước và có thực quyền còn ở Việt Nam, Trung Quốc thì không.
Tại sao trong cùng bối cảnh lịch sử sau nửa thế kỉ XIX, ở Nhật Bản cải cách thành công nhưng ở Việt Nam, Trung Quốc lại thất bại?
A. Thế lực phong kiến còn mạnh không muốn cải cách.
B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.
C. Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền lực trong tay, là người có tư tưởng dân chủ tiến bộ.
D. Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì
Đáp án C
Trong cùng hoàn cảnh ở châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam đều có những đề xuất cải cách dân chủ tiến bộ cho đất nước. Tuy nhiên, duy chỉ có Nhật Bản thành công bởi cuộc cách tân ấy bắt đầu từ người đứng đầu đất nước và có thực quyền còn ở Việt Nam, Trung Quốc thì không.
Câu 1 (3,0 điểm).
Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Tại sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế lại thất bại?
Câu 2 (4,0 điểm).
Nêu những hạn chế và ý nghĩa lịch sử của các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
Em tham khảo:
1.
- Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.
- Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng.
=> Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
Vì: - Lực lượng nghĩa quân yếu, mỏng.
Pháp mạnh lại còn câu kết với triều đình phong kiến nhà Nguyễn để chống, phá cuộc khởi nghĩa.
- Phạm vi hoạt động bó hẹp trong 1 khu vực.
2.
- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.
- Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Câu 1:
* Nguyên nhân bùng nổ:
- Thực dân Pháp bình định Yên Thế
- Để bảo vệ cuộc sống của mình, nhân dân Yên Thế đứng lên đấu tranh
* Nguyên nhân thất bại:
- Pháp còn mạnh, câu kết với phong kiến
- Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu
Câu 2:
Những hạn chế: lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.
Ý nghĩa lịch sử
- Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
- Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Tìm hiểu thêm những thông tin về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa Việt Nam cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du,…; lựa chọn, ghi chép lại một số thông tin quan trọng có liên quan tới sự nghiệp văn học của tác giả.
- Tìm đọc tác phẩm Đoạn trường tán thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột), thường quen gọi là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.
- Thông tin về Đại thi hào Nguyễn Du:
+ Nguyễn Du (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc Ninh. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.
+ Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.
+ Cuộc đời: Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
+ Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:
● Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
● Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.
- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Đồng thời lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.
Hãy nêu:
- nội dung các đề nghị cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỉ XIX
- kết cục, ý nghĩa các đề nghị cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Bài học rút ra cho công cuộc xây dưng đất nước hiện nay
Tham khảo:
*nội dung các đề nghị cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỉ XIX*
- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
- Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,…
- Nguyễn Lộ Trạch (1877 - 1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
*kết cục, ý nghĩa các đề nghị cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỉ XIX
Kết cục của các đề nghị cải cách
- Hạn chế của các đề nghị cải cách: lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.
- Nguyên nhân khiến cho những đề nghị cải cách không thực hiện được: chủ yếu là do triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ không muốn chấp nhận, những thay đổi, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh.
- Ý nghĩa của những đề nghị cải cách:
+ Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
+ Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
*Bài học rút ra cho công cuộc xây dưng đất nước hiện nay:
Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.
+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.
Chúng ta cần phải thay đổi