Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
7 tháng 12 2018 lúc 8:32

Lời giải:

Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
CP
Xem chi tiết
AD
18 tháng 9 2021 lúc 18:32

gia đình chị đậu rất nghèo khổ phải bán mọi thứ trong nhà và đứa con  để nộp tiền sưu 

    qua đó thấy được nhà chị dậu rất nghèo khổ

Bình luận (0)
AD
18 tháng 9 2021 lúc 18:33

và chị dậu rất khó xử khi cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu

Bình luận (0)
24
Xem chi tiết
AL
11 tháng 4 2023 lúc 14:00

Em càng yêu mẹ bao nhiêu lại càng yêu bố bấy nhiêu.

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
DD
12 tháng 9 2018 lúc 18:23

Tức nước vỗ bờ là bài văn kể về sự ức chế của dòng sông :P

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TA
13 tháng 3 2023 lúc 0:45

Tình cảm giữa những người thân trong gia đình luôn là một tình cảm đáng quý và đáng trân trọng. Tình cảm ấy chính là sự yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ, đùm đọc, chăm sóc lẫn nhau của một gia đình. Khi ta vấp ngã luôn được gia đình đùm bọc, che chở, vỗ về. Đồng thời bản thân mỗi người cũng cần cố gắng, chăm chỉ, yêu thương, bảo vệ tất cả mọi người trong gia đình. Tình cảm giữa những người thân trong gia đình chính là tình cảm máu mủ ruột già không gì có thể thay thế và ta luôn phải trân trọng tình cảm ấy.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
ND
8 tháng 1 2024 lúc 15:29

Tình cảm gia đình có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với mỗi cá nhân mà còn với toàn xã hội. Với cá nhân, nếu được sống trong một gia đình thuận hòa, mọi người yêu thương lẫn nhau, ắt hẳn ta sẽ trở thành người giàu tình cảm, hòa đồng. Thế nhưng, nếu chẳng may bạn sinh ra trong một gia đình khuyết thiếu, các thành viên không quan tâm, chia sẻ với nhau, bạn sẽ dễ đánh mất bản thân và trở nên lạnh lùng khó gần. Tình cảm gia đình bền chặt là động lực giúp mỗi cá nhân cố gắng trong cuộc sống, giúp ta cảm thấy an yên và luôn được chia sẻ. Bên cạnh đó, nhờ có gia đình luôn yêu thương, mỗi cá nhân sẽ dần hoàn thiện nhân cách và lan tỏa tình yêu thương đến với cộng đồng.

Bình luận (0)
HL
Xem chi tiết
NN
7 tháng 7 2023 lúc 16:09

Tôi luôn có tình cảm sâu sắc và tri ân với gia đình của mình. Họ là nguồn động viên và niềm tự hào lớn nhất trong cuộc sống của tôi. Tôi cũng trân trọng và yêu quý thầy cô giáo, những người đã dành thời gian và kiến thức để hướng dẫn tôi trở thành người trưởng thành. Bạn bè của tôi là những người hỗ trợ, chia sẻ niềm vui và khó khăn trong cuộc sống. Tôi biết ơn tình cảm mà tôi được nhận và sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng những mối quan hệ quý giá này.

Bình luận (0)
DL
7 tháng 7 2023 lúc 21:37

Những người may mắn nhất trên đời với em là khi họ có một gia đình dù hoàn chỉnh hay không. Mẹ cho em một cảm giác được yêu thương, trân trọng, nuông chiều và nhiều lúc là sự quan tâm về tương lai của em mà rầy mắng đủ điều. Ba cho em cảm giác được bảo vệ và an toàn. Em trai cho em cảm giác mệt mỏi của người làm chị. Mỗi khi ba mẹ em đi làm thì lập tức nó sẽ biến thành một thứ gì đó rất phiền hà, nhưng khi có ai bắt nạt em ấy thì em lại muốn bảo vệ hết mực cho nó. Có lẽ đó là tình yêu thương mà chỉ máu mủ ruột rà mới có. Để có thể chia sẻ hết tình cảm, em xin bày tỏ rằng Người phụ nữ xinh đẹp nhất trong mắt em là mẹ, luôn luôn chăm lo từng cái ăn miếng mặc cho em. Hi sinh thanh xuân đẹp đẽ của mình khi mới 22 tuổi, sinh thành em và nuôi nấng, mẹ kể lại lúc đó vất vả mệt mỏi lắm!. Em càng thương mẹ nhiều hơn; còn ba rất khó khăn nhưng lúc nào cũng quan tâm em từng cái nhỏ nhặt đơn giản nhất. Tất cả làm cho em có một cảm nhận: Gia đình mình thật hạnh phúc!

TLam

Bình luận (0)
NN
7 tháng 7 2023 lúc 16:13

Như bạn biết đây, trên đời này không có tình cảm nào thiêng liêng, cao quý và đáng trân trongj như tình cảm gia đình cả. Ai cũng phải có gia đình, gia đình là nơi nương tựa cho chúng ta, khi ta cần. Khi ốm đau, bệnh tật, gặp những chuyện không hay thì gia đình là nơi nương tựa vững chắc cho chúng ta. Người thân trong gia đình là một phần rất quan trọng trong cuộc sống ta. Với ta, tình cảm gia đình là điều bình thường, hiển nhiên? Nếu một ngày nó không còn tồn tại thì liệu ta có cảm thấy cô đơn không? Họ là nơi mà chúng ta về khi gặp rắc rối, cho những lời khuyên chân thật, bổ ích nhất để ta giải quyết vấn đề. Vì vậy, đối với tôi, tình cảm mà tôi trân trọng nhất đó là tình cảm gia đình.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
GL
23 tháng 10 2019 lúc 17:49

Phân tích hình ảnh Lão Hạc và Chị Dậu

Phân tích tấm lòng lương thiện, nhân hậu của Lão Hạc
Vì sao cái chết của Lão Hạc ở cuối truyện lại gây bất ngờ
Phân tích tình cảm thiêng liêng thể hiện trong văn học Việt Nam

Em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Lão Hạc, Chị Dậu trong tác phẩm 'Lão Hạc' của tác giả Nam Cao và văn bản 'tắt đèn' của tác giả Ngô Tất Tố.

Chế độ phong kiến, những người nông dân lao động bị áp bức, bóc lột nặng nề và họ phải chịu đựng những thứ thuế vô lí. 

Nhân vật Lão Hạc, chị Dậu chính là hiện thân của những số phận nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội lúc bấy giờ. Hoàn cảnh tột cùng thống khổ ấy được các nhà Văn Nam Cao, Ngô Tất Tố tái hiện một cách chân thực, rõ nét qua hai văn bản 'Lão Hạc' và 'Tức nước vỡ bờ'.

Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tê của Nam Cao là một con người nghèo khổ, bất hạnh. Lão nghèo lắm, nghèo xơ nghèo xác. Ba sao vườn, một túp lều, một con chó Vàng, ... đó là tài sản suy nhất còn lại của lão. Vợ chết đã lâu, lão Hạc phải chịu cản gà trống nuôi con.

Lão rất yêu con. Biết con buồn vì không có tiền để cưới vợ ' Lão thương con lắm' . Đứa con trai độc nhất không có trăm bạc để cưới vợ đã phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Tuổi già, sống cô quạnh, nỗi bất hạnh ngày theemchoongf chất. Thương thay cho số phận nghèo khổ ấy!

Lão Hạc chỉ còn biết làm bạn với con chó Vàng. Lão bị một trận ốm kéo dài suốt mấy tháng. không một người thân bên cạnh đỡ đần chăm sóc, tiếp theo một trận bão to cây trái hoa màu trong vườn bị phá sạch sành sanh. Làm mất nghề sợi, đàn bà con gái trong làng tranh nhau giành hết mọi iệc. Lão à cậu Vàng, mỗi ngày ăn hết ba hào mà vẫn đói deo đói dắt. Điều ấy trở thành bi kịch cho đời lão.

Tình cảnh thật đáng thương biết bao! Vì quá thiếu thốn lão dứt tâm đành bán con chó àng - vật tri kỉ của người con trai để lại. Sau khi bán chó, lão cảm thấy hụt hẫng, tự oán trách mình vì đã trót lừa một con chó 'các nếp nhăn xe lại ép cho nước mắt chảy ra, lão hu hu khóc'. Đói khổ quả nhưng lão vẫn giữ trọ vẹn ba sào vườn cho con 'mảnh vườn là của con ta, của mẹ nó tậu thì nó hưởng'. Đói khổ, bần cùng, cô đơn ngày một thêm nặng nề, lão chỉ ăn khoai, củ chuối, sung luộc rau má.

Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo gần như là hách dịch 'rồi lão quyết định ăn bả chó để tự tử. Cái chết của lòng tự trọng, chết để tạ tội với cậu Vàng. Xót xa thay, cay đắng thay cho số phận của con người đơn hậu, hiền lành này.

Cũng giống như nhân vật lão Hạc, hình ảnh chị Dậu trong văn bản 'tắt đèn' của Ngô Tất Tố là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động nhưng bị áp bức bóc lột dã man của bọn phong kiến.

Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị là vợ của một anh nông dân nghèo kiết xác, là mẹ của ba đứa con nhỏ dại trong cái gia đình lên đến bậc nhất nhì trong hạng gia đình nghèo. Con cái thì nheo nhóc, đói rách. Vì tội thiếu suất sưu của người em họ đã chiết từ năm ngoái, chồng chị bị bọn háo lí cùm kẹp, đánh đập dã man giữa sân đình. Chị đã rất bật chạy vạy ngược xuôi để vay mượn nhưng rồi lại về không.

Như kẻ cùng đường chị Dậu đau khổ, tai họa chồng chất đè lên người đàn bà tội nghiệp. Mặc dù vậy nhưng trong chị vẫn sáng ngời những phẩm chất cao đẹp, giàu tình yêu thương, có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Được bà hàng xóm cho bát gạo nấu cháo, chị quạt cho nguội, rón rén mang đến cho chồng hỏi xem chông ăn có ngon không. Sức sống mãnh liệt và tình yêu thương chồng sâu sắc thể hiện qua việc chị đối phó với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.

Cảm nhận về cuộc đối đầu của chị Dậu với tên cai lệ và lí trưởng

Sau khi nhiều lần van xin khẩn khoản không được, chị thay đổi cách xưng hô và lắng tên người nhà lí trưởng ngã ngào ra thềm. Chị dậu, chồng con chị cũng như hàng triệu nông dân là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. Sưu thuế dã man, ách áp bức của bọn thống trị đã cướp đi quyền sống làm người của họ.

Những người nông dân như lão Hạc, chị Dậu đều là những người nông dân lương thiện, lam luc làm ăn nhưng đều phải chịu cảnh đời cơ cực, cùng quẫn, cái nghèo đeo bám họ, chịu sự bất công bởi họ sống dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.

Những cảnh đời, số phận ấy khiến ta hiểu hơn về nông thông Việt nam, con người Việt Nam xưa, cả những nỗi đau khổ, nghiệt ngã của kiếp sống. Cả những vẻ trong sáng cao đẹp của tâm hồn, lương tri con người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
GL
23 tháng 10 2019 lúc 17:50

Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên “cai trị” hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.

Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.

Còn trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.

Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.

Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa