Những câu hỏi liên quan
VH
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
BA
31 tháng 1 2020 lúc 13:24

Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa riêng…Hoa mai mang đến cho mảnh đất Phương Nam một sắc vàng của sự đầm ấm. Hoa ban mang một màu trắng giản dị cho vùng núi cao Tây Bắc. Riêng đối với người dân miền Bắc thì hoa đào là biểu tượng cho cía tết đầm ấm, cho một mùa xuân tràn trề yêu thương và hạnh phúc. Đào mùa đông cành lá khẳng khiu, thân cây sần sùi, trông không hề có sức sống. Nhưng khi mùa xuân về thì cây đào khác hẳn. Thân cây “mập” lên, cành lá tỏa ra xum xuê. Những chiếc lá bé xíu màu xanh bích nhô lên ở đầu cành như nói:”Xuân về rồi! Xuân về rồi!”. Đào mùa xuân tràn trề nhựa sống, một vẻ đẹp tuy giản dị nhưng cũng rất lộng lẫy, chẳng thế mà người ta bảo: “thấy hoa đâò nở là thấy tết”. Những nụ hoa đào tuy nhỏ xíu nhưng ấp ủ và che chở cho những cánh hoa còn đang e ấp, thẹn thùng. Đến gần ráp ngày tết là những cái nụ dần dần hé nở, các cánh hoa vươn lên, tỏa ra như vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Cánh nọ xếp lên cánh kia như nương tựa vào nhau để sống, như những người thân không thể tách rời nhau. Nhị hoa màu vàng tươi_một sắc vàng của sự phú quý, giàu sang. Hoa đào đẹp đến vậy là phải cám ơn thân cây mẹ. Ai mà biết được trong cái lốt vỏ sần sùi cũ kĩ ấy lại mang một tình mẫu tử rất thiêng liêng và cao quý. Suốt ba mùa đông, thu, hạ, đào chắt chiu từng giọt nắng, từng hạt sương, tùng chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ để ấp ủ cho một sức sống mãnh liệt khi mùa xuân về.

Chúc học tốt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
31 tháng 1 2020 lúc 13:24

Bài tham khảo :

Đối với người dân miền Bắc, hoa đào tượng trưng cho ngày Tết. Cánh hoa đào màu hồng rực rỡ, làm ấm cúng hơn không khí đón Xuân của các gia đình, và là tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt, hạnh phúc. Hôm ấy là ngày 27 Tết, bố mẹ đưa em đi chợ hoa. Hai sắc hồng, vàng của hoa đào, hoa mai hòa với nhau, tạo nên không khí thật lộng lẫy. Ngày Tết thì không thể thiếu cây đào. Em đã giúp bố mẹ chọn một cây đào phai thật đẹp để trang trí ngôi nhà trong dịp xuân này.

Cây đào được đặt trang trọng vào một chiếc bình sứ màu trắng ngà, và còn được bố đặt ở giữa phòng khách. Nó cao khoảng hai mét. Dáng đào uốn lượn như hình con rồng đang bay lên bầu trời. Gốc đào to như cổ tay, nâu tía, hơi sần. Từ gốc chính, em đếm được hơn 10 nhánh nhỏ. Lá xanh non mơn mởn, nhỏ, dài như lá tre. Mấy hôm đầu, em mới chỉ thấy vài bông hoa nở, mà đến ngày 30 Tết, nó đã nở rộ đầy cành. Mẹ em bảo cây đào này rất đẹp, vì nó có cả hoa và nụ. Vẻ đẹp của hoa thật sang trọng: Những cánh hoa xếp chồng lên nhau ba lớp, nhụy hoa như sợi chỉ vàng, mùi hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ, quyến rũ, làm ong bướm bay qua cũng phải ghé thăm. Để tăng thêm không khí Tết, em đã trang trí thêm cho cây đào những bao lì xì đỏ có hình con lợn – tượng trưng cho năm Kỷ Hợi, những chiếc đèn lồng đỏ, câu đối đỏ, và những tờ giấy ghi lời chúc… Khách đến chơi nhà em, ai ai cũng khen cây đào đẹp, và hái một bao lì xì để lấy may trong năm mới. Ngày nào em cũng tưới nước, để nó luôn tươi và nảy thêm lộc non.

Em rất yêu quý cây đào nhà mình. Nó là mòn quà quý giá của thiên nhiên ban tặng nàng tiên mùa Xuân của miền Bắc, vẻ đẹp ấm áp của mỗi nhà trong dịp Tết. Dù đi đâu, em cũng sẽ không bao giờ quên cái Tết của người Hà Nội, và vẻ đẹp của cây đào.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
31 tháng 1 2020 lúc 13:26

Ngày Tết ở miền Bắc thì không thể thiếu được hoa đào. Em đã giúp bố chọn được một cành đào thật đẹp để trang trí cho ngôi nhà trong dịp xuân này.

Cành đào được bố đặt giữa gian nhà. Những người thợ trồng cây cảnh đã tạo cho cành đào hình dáng giống như một con rồng bay lên bầu trời. Vỏ cây đào màu nâu sậm như sắc màu của đất đai màu mỡ, màu của mình Tổ Quốc. Từ một cành chính tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ cùng ở thế vươn lên. Nếu như mỗi nụ đào là một ngọn đèn nhỏ thì cành đào ấy giống như một chiếc đèn lồng lớn, thắp sáng gian nhà em.

Lá đào xanh mướt mát, hình dáng giống con thuyền tí xíu bồng bềnh trên dòng sông hoa. Hoa đào nhìn đẹp lắm. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mịn màng, xếp trồng lên nhau. Nhụy hoa nho nhỏ, xinh xinh màu vàng tươi. Cây đào còn đẹp hơn khi được em khoác cho một tấm áo sặc sỡ sắc màu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
MH
2 tháng 7 2021 lúc 16:32

tham khảo:

 

Trong xã hội hiện đại ngày nay có nhiều thứ thay đổi. Từ nhà cửa, phố xá, xe cộ cho đến những công trình tầm cỡ. Có phải vì thế mà những văn hóa truyền thống tốt đẹp, cụ thể như văn hóa chào hỏi trong mỗi người, nhất là trong giới trẻ ngày nay, đang thay đổi theo cuộc sống hiện đại ấy? Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao cha ông ta lại ví như vậy?

 

Lời chào có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. "Mâm cỗ" là thứ cao sang thể hiện sự tôn trọng với người được mời đến ăn. Tuy nhiên lại không bằng lời chào vì lời chào thể hiện thái độ tôn trọng người của bản thân mình với mọi người, có thể là: ông, bà, bố, mẹ, thầy, cô, bạn bè… Nhận được lời chào chúng ta cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Như vậy ta có thể khẳng định lời chào có một ý nghĩa quan trọng và to lớn. Chẳng vì thế mà khi mới biết nói bố mẹ đã dậy chúng ta chào ông, chào bà, chào những người xung quanh.

Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng, có một số người, trong đó có giới trẻ hiện nay cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại cso những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy?

 

Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Không những vậy chúng ta còn đánh mất đi bản chất vốn có của mình đó là sự tôn trọng người khác, cũng như tôn trọng bản thân mình. Tại sao giới trẻ bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy?

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra. Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Chạy nhảy, đùa nghịch đâm sầm cả vào thầy cô rồi cũng không biết nói lời xin lỗi. Có bạn nhìn thấy thầy cô thì quay đi, có bạn thì chào vội vàng, có bạn thì chào nhanh quá còn phat âm sai "Em chào cô ạ" thì biến thành "quạ ạ" đã chào ngắn, chào tắt rồi, lại còn chào sai. Những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, nhưng nó lại có giá trị to lớn về mặt nhân văn, về giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

 

Thế nhưng không phải ai cũng vậy, ai cũng quên đi cách chào hỏi. Có những người một phần vì được giáo dục tốt, một phần vì ý thức của họ mà gặp ai họ cũng lễ phép chào hỏi. Họ không mất gì, nhưng lại được nhiều thứ họ được sự yêu mến, tôn trọng, kính nể. Chào hỏi khiến quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi, thân thiết, xây dựng nên một xã hội tốt đẹp, văn minh.

Thế nên, mỗi người nhất là giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần tự tạo cho mình một kỹ năng chào hỏi. Để nó là hành trang bên mình khi còn là học sinh, lời chào có thể xây dựng nên một tình bạn đẹp, tình thầy trò gắn bó. Khi ra ngoài xã hội sẽ được mọi người tôn trọng. Chẳng gì tuyệt vời hơn khi chúng ta là một người có văn hóa, có lịch sự, chúng ta được mọi người yêu mến kính trọng.

Một lời chào đơn giản thôi phải không nào, nhưng nó lại mang một ý nghĩa to lớn. Sẽ chẳng có gì phải ngại ngần khi nói ra lời chào của chính bạn, bởi một chào được nói ra bạn sẽ có thêm rất nhiều thứ. Hi vọng trong tương li khi nền kinh tế nước ta phát triển hơn nữa thì văn hóa của nước ta, đặc biệt là văn hóa chào hỏi, sẽ không bị lãng quên, bị bóp méo, xô lệch.

Bình luận (1)
SB
2 tháng 7 2021 lúc 16:44

THAM KHẢO

Lời chào hỏi là cách ứng xử giao tiếp xã hội, nhằm để duy trì mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người với con người trong một tập thể, cộng đồng. Thực trạng hiện nay, lời chào đã và đang dần dần mất đi vai trò của nó trong cuộc sống khi mà không ít người xem đó chỉ là hình thức, là xã giao không cần thiết. Nên tình trạng con cái về nhà không thèm hỏi cha mẹ; học sinh tới trường gặp thầy cô không chào; ra ngoài xã hội con cháu không chào người lớn tuổi... Vô hình chung, họ đang vô tình hay cố ý làm mất đi phép lịch sự tối thiểu, nét văn hóa tốt đẹp trong ứng xử thiết yếu của cuộc sống. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên? Đó trước hết là do ý thức của con người rất kém, thiếu hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc thực dụng ích kỉ, thiếu sự hòa đồng với mọi người xung quanh; do môi trường giáo dục gia đình – cái nôi sinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhân cách của con người: cha mẹ ít quan tâm tới con cái, không bảo ban, dạy dỗ về tầm quan trọng của lời chào. Có thể nói, lời chào hỏi là thước đo phẩm chất, đạo đức của con người, vì vậy mỗi người cần có ý thức chào hỏi một cách có văn hóa trong cuộc sống này. Tùy từng đối tượng, hoàn cảnh khác nhau lại có những cách chào hỏi khác nhau, sao cho phù hợp. Đối với người bề trên thì lễ phép, kính trọng; đối với bạn bè cùng trang lứa thì hòa đồng, gắn bó, sẻ chia. Các bậc phụ huynh và nhà trường, xã hội cần chú trọng giáo dục con em mình về văn hóa ứng xử giao tiếp, sao cho họ nhận thức được tầm quan trọng của lời chào và lời chào là văn hóa truyền thống của cha ông ta: "Tiên học lễ - hậu học văn".Tóm lại, lời chào hỏi là một nét đẹp văn hóa ứng xử, thể hiện nhân cách, đạo đức, trình độ văn minh hiện đại của con người, xã hội. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức giữ gìn, phát huy và luôn răn dạy những thế hệ tiếp nối cần chú trọng tới lời chào hỏi: "Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Bình luận (0)
TB
Xem chi tiết
KH

Đã 3 năm kể từ ngày ông tôi mất, cây đào đó vẫn đk cả gia đình tôi trồng và chăm sóc cẩn thận. Nhớ lúc đó, khi xuân về, gió thổi từng cơn rét buốt vậy mà vẫn thấy ông tôi lom khom bước ra vườn chăm bẵm cây đào nhỏ này ở góc vườn. Ông nói : "Đây là cây đào mà ông và bà kỉ niệm dịp Xuân 2008, giờ bà cháu đi xa ông rồi, ông nhớ bà cháu lắm nên chỉ bk lấy cây đào này làm nhug nhớ. Nếu sau này lỡ ông có quy tiên về chầu trời thì các cháu nhớ phải chăm sóc nó cẩn thận nhé, nó quý lắm đấy! " Nghe ông nói mà tôi rưng rưng nước mắt... Ông tôi yêu bà tôi nhiều lắm, mặc dù trước giờ ông ghét hoa nhưng từ khi về sống chung vs bà tôi, bà tôi đã làm ông thay đổi hoàn toàn. Ông tôi chăm nom cây cẩn thận để mùa Xuân nào nó cx nở rộ y như tình cảm cao quý, thiêng liêng của ông dành cho bà tôi vậy. Nhưng giờ đây... khi ông đã rời xa tôi mãi mãi, trog tôi vẫn còn như đọng lại những lời dạy bảo của ông. Cây đào vẫn còn đó, như 1 điểm tựa, ấu thơ vẫn còn mãi và cây đào sẽ mãi là 1 kỷ niệm đẹp của tôi với ông...

Bình luận (0)
CV
11 tháng 2 2019 lúc 14:56

1 câu thôi

TỰ MÀ LÀM ĐI

Bình luận (0)
H24
11 tháng 2 2019 lúc 16:46

Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới.Vậy là mùa xuân đã đến. Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió.Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp,mượt mà xuống mặt đất.Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn.Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân.Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới.Nó vui vẻ,hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết . Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi. Ai cũng hân hoan và vui vẻ,gạt bỏ những âu lo,bộn bề trong năm.Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng.Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn,vạn sự như ý.Tất cả trở nên tình cảm hơn.Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới,trông đứa nào cũng đẹp,cũng xinh.Những tiếng nô đùa,reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng.Những cửa hàng bánh,mứt chật kín người.Những cành hoa đào,mai được bày bán khắp phố.Mọi người tấp nập đi sắm tết. Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương,nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ.Em rất thích mùa xuân.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
LN
11 tháng 1 2022 lúc 9:22

Tham khảo

Ngày Tết quê em rất vui và ấm cúng. Từ gần một tuần trước đó, không khí năm mới đã rộn ràng khắp nơi. Mọi người tranh thủ thời gian dọn dẹp, giặt giũ nhà cửa cho thật sạch sẽ. Cỏ dại, lá khô ven đường cũng được quét sạch. Các khu chợ đông vui, tấp nập hẳn lên. Nào hoa, nào bánh, nào mứt, nào áo quần… đủ màu sắc, kiểu dáng làm hoa mắt người xem. Đến hai chín Tết, nhà nhà bắt đầu gói bánh chưng. Suốt đêm hôm đấy, nhà nào cũng đỏ lửa, tiếng nói tiếng cười ồn ã. Khi đúng những ngày Tết, mọi người xúng xính trong áo quần mới, mặt mày tươi vui. Mọi người bỏ qua những mệt nhọc, trăn trở của năm cũ để hồ hởi chúc nhau sự may mắn, thành công cho năm mới. Bầu không khí ấy khiến cho ngày Tết ở quê em thật tuyệt vời!

Bình luận (3)
CP
11 tháng 1 2022 lúc 9:23

 Tết là một dịp quốc lễ. Đây là dịp để mọi người Việt Nam có một khoảng thời gian vui vẻ để suy nghĩ về năm cũ và năm tiếp theo. Vào dịp Tết, các hội chợ xuân được tổ chức, đường phố và các công trình công cộng được trang trí rực rỡ và hầu hết các cửa hàng đều đông đúc người mua sắm Tết. Tại nhà, mọi thứ đều được dọn dẹp sạch sẽ, các món ăn truyền thống, các món ăn khác, nước ngọt, hoa và trầu cau được đặt trên bàn thờ tổ tiên cùng với những nén hương đã được thắp. Xông đất được thực hiện khi có vị khách may mắn đến thăm và đám trẻ được nhận tiền mừng tuổi đựng trong những phong bao đỏ. Tết cũng là thời gian cho hòa bình và tình yêu. Trong dịp Tết, trẻ em thường cư xử tốt và bạn bè, người thân và hàng xóm trao cho nhau những lời chúc tốt nhất cho năm mới.

Bình luận (2)
HH
Xem chi tiết
PT
19 tháng 1 2022 lúc 10:26

TK
Sau một năm xoay vần nhiều biến động, Tết lại về trên quê hương em. Tiết trời trở nên ấm áp hơn, dịu nhẹ hơn. Những tia nắng nhẹ rải xuống mặt đường, sưởi ấm cho người đi đường. Ai ai cũng vui vẻ, phấn khởi. Mọi ngôi nhà đều đã được dọn dẹp sạch sẽ, tinh tươm từ trước đó. Giờ đây rực rỡ với mai, với đào, với cúc. Cùng đủ thứ hình dán, hình treo, đèn nháy lấp lánh. Trên chiếc bàn ở phòng khách, nhà nào cũng bày ra nào mứt, nào kẹo, nào trà để mời khách. Trẻ con xúng xính bộ cánh mới, sung sướng hò reo ngoài đường. Người lớn thì thư thả ngồi tâm sự những chuyện đã qua, rồi hứa nguyện cho năm mới. Những ngày Tết, mọi người được dịp quan tâm nhau nhiều hơn, chăm chút cho bản thân nhiều hơn. Ai cũng vui tươi, hạnh phúc. Đây chính là một dịp lễ mà người người đều yêu mến và mong chờ. Đoạn văn mẫu 4
                                                                                    NGUỒN GG

Bình luận (1)
H24
19 tháng 1 2022 lúc 10:26

Tham khảo:

 Tết là một dịp quốc lễ. Đây là dịp để mọi người Việt Nam có một khoảng thời gian vui vẻ để suy nghĩ về năm cũ và năm tiếp theo. Vào dịp Tết, các hội chợ xuân được tổ chức, đường phố và các công trình công cộng được trang trí rực rỡ và hầu hết các cửa hàng đều đông đúc người mua sắm Tết. Tại nhà, mọi thứ đều được dọn dẹp sạch sẽ, các món ăn truyền thống, các món ăn khác, nước ngọt, hoa và trầu cau được đặt trên bàn thờ tổ tiên cùng với những nén hương đã được thắp. Xông đất được thực hiện khi có vị khách may mắn đến thăm và đám trẻ được nhận tiền mừng tuổi đựng trong những phong bao đỏ. Tết cũng là thời gian cho hòa bình và tình yêu. Trong dịp Tết, trẻ em thường cư xử tốt và bạn bè, người thân và hàng xóm trao cho nhau những lời chúc tốt nhất cho năm mới.

Bình luận (0)
NA
19 tháng 1 2022 lúc 10:29

Tham khảo:

  Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chưng tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối 30 tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mồng 1 tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm. Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.

Bình luận (0)