Những câu hỏi liên quan
1A
Xem chi tiết
TB
26 tháng 11 2019 lúc 8:13

- Mở bài: Lí do em có quyển sách?
Để chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một và tập hai.
- Thân bài:
+ Tả bao quát:
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, sách hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc. Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới và màu mực in.
+ Tả các bộ phận của đồ vật:
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Bìa sách là màu xanh da trời, phía trên in hai chữ Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.
Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cùng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: ??.
. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc ??. Bài thơ bộc lộ cảm xúc... ( anh tự cảm thụ NGẮN về nó)
- Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em và quyển sách đã trở thành người bạn thân thiết ngay từ những ngày đầu. Mỗi khi học bài xong, em đều cất nó cẩn thận vào cặp sách. Mai này dù lên lớp ?, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em có kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TT
Xem chi tiết
LP
14 tháng 10 2016 lúc 21:55

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

Em thích màu của lá cây...Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Bình luận (0)
NT
14 tháng 10 2016 lúc 22:02

MB: Giới thiệu chung về loài cây, tình cảm bao chùm

TB: - Cảm nghĩ, nhận xét về vị trí, đặc điểm của cây

       - Cảm nghĩ, nhận xét về vị trí ( trong em ), vai trò của cây với mọi người và bản thân người viết

       - Kể về 1 kỉ niệm đáng nhớ

KB: Khẳng định lại tình cảm của người viết, lời hứa hẹn

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
UT

Tham khảo dàn ý thuyết minh về một con vật

Dàn ý bài văn thuyết minh về con mèo

I. MỞ BÀI:

Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát chung về loài mèo:

- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.

- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).

2. Đặc điểm:

- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...

3. Tập tính loài mèo:

- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.

- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.

4. Vai trò:

- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.

5. Lời khuyên:

- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.

III. KẾT BÀI:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
TP
3 tháng 10 2016 lúc 22:13

1/ Mở bài:

 

-          Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)

-          Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…

2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.

Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)

-  Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.

-   Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…

-  Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…

-   Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.

-  Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.

-  Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…

-  Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?

-  Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.

-  Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.

Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:

-  Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.

-  Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…

-  Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.

-   Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.

-  Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.

-  Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”

Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng

-  Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.

-  Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.

-  Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.

-  Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…

Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.

-  Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)

-  Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…

3/ Kết bài:

-  Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.

-  Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

Bình luận (11)
LP
4 tháng 10 2016 lúc 16:48

      Mở bài:

   Mỗi loài hoa đều mang trên mình vẻ đẹp riêng hoa ly kiêu hãnh , hoa hồng bạch ngây thơ hay hoa Lài của tình bạn ngát hương. Riêng tôi loài hoa  mang trên mình vẻ đẹp tượng trưng cho đất trời không đâu khác đó là hoa sen lòng bộ lượng bác ái, từ bi.

   Kết bài:

  Sen thơm, hương lại ngan tỏa. Dù trong hoàn cảnh nào Sen cũng hàm chứa trong đó sự tinh túy, thuần khiết , cao đẹp. Nó là biểu tượng cho đất nước, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam

Chúc bạn học tốt!

 

 

Bình luận (4)
DN
21 tháng 10 2016 lúc 9:48

2, Đất nước “Mặt trời mọc” có hai mùa đẹp nhất trong năm là mùa hoa anh đào mùa lá đỏ. Hoa anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân, đẹp nhất là cuối tháng 3 đầu tháng 4 kéo dài cho đến đầu hè. Anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản. Trong khi đó, khi mùa thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa “rừng phong chuyển sắc” từ xanh sang đỏ, còn gọi là “mùa lá đỏ”.

“Nếu hoa, xin làm sakura
Nếu người, xin làm samurai”

Sakura (Hoa Anh Đào), samurai (Võ sĩ đạo) những nét tiêu biểu, đặc trưng cho văn hoá truyền thống Nhật Bản. Người dân Nhật Bản đều rất đỗi tự hào mỗi khi nhắc đến câu ca đó.

Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu Sake dưới gốc cây. Trong khi uống rượu sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn.
Từ lâu, Nhật Bản nổi tiếng với vẻ đẹp tinh khiết của hoa anh đào. Khoảng cuối tháng tháng 3 hằng năm là mùa hoa nở rộ, nên đến Nhật Bản vào thời điểm này du khách sẽ có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa nổi tiếng này tham gia lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami) truyền thống ở Nhật.

 

Bình luận (0)
DD
Xem chi tiết
HN
19 tháng 12 2022 lúc 11:14

Tham khảo:

1. Mở bài:

Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

- Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện): Đó là kỉ niệm gì,buồn hay vui,xảy ra trong hoàn cảnh nào,thời gian nào?...

- Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?Đó là người thầy(cô) như thế nào?Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).Tình cảm,thái độ của học sinh đối với thầy cô.

- Diễn biến của câu chuyện:

Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?...Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện:Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3. Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.
Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết
NK
10 tháng 2 2022 lúc 18:21

Cái đề bài là mik ấn nhầm đấy

 

Bình luận (0)
H24
21 tháng 3 2022 lúc 9:10

hecker

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
PT
9 tháng 9 2021 lúc 16:59

Tham khảo dàn ý về con mèo (Nếu bạn muốn con trâu thì cũng được, sẽ có nhiều cho bạn)

I. MỞ BÀI:

Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).

 

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát chung về loài mèo:

- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.

- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).

 

2. Đặc điểm:

- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...

 

3. Tập tính loài mèo:

- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.

- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.

 

4. Vai trò:

- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.

 

5. Lời khuyên:

- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.

 

III. KẾT BÀI:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).

Bình luận (1)
LT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
L2

Bạn tham khảo 

I. Dàn Ý Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em (Thời gian, địa điểm diễn ra buổi chào cờ).


2. Thân bài

- Tả bao quát quang cảnh, không khí buổi chào cờ:
+ Sân trường sạch sẽ, những hàng ghế đỏ ngay ngắn thẳng hàng
+ Khán đài trang nghiêm: Có bục phát biểu, có tượng Bác Hồ, quốc kỳ, lẵng hoa.
+ Học sinh mặc áo đồng phục quàng khăn đỏ, đội mũ ca nô

- Tả các nghi thức của buổi lễ chào cờ
+ Tập trung và báo cáo sĩ số
+ Nghi lễ chào cờ: Đánh trống, hát quốc ca
+ Thầy hiệu trưởng tổng kết tuần
+ Thầy hiệu phó triển khai công việc tuần mới

- Một số chương trình văn nghệ chủ điểm tuần: hát, múa, đóng kịch


3. Kết bài

Cảm nghĩ của em về buổi chào cờ đầu tuần


II. Bài Văn Mẫu Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em


1. Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, mẫu số 1:

Sau những ngày nghỉ cuối tuần điều em mong chờ nhất đó chính là được đi học và được dự buổi lễ chào cờ đầu tuần, so với những buổi chào cờ truyền thống buồn tẻ, lễ chào cờ của trường em rất sôi nổi và hào hứng.

Khi tiếng trống "Tùng! Tùng! Tùng" vang lên là lúc bước vào giờ truy bài đầu giờ, khác với mọi ngày, giờ truy bài ngày thứ 2 đầu tuần là lúc các lớp chuẩn bị ghế, bảng tên lớp dưới sân trường, chuẩn bị cho lễ chào cờ. Không khí náo nhiệt, rộn ràng trông thấy, học sinh toàn trường ai cũng mặc áo đồng phục sơ vin chỉnh tề, quàng khăn đỏ thắm và ngay ngắn chiếc mũ ca nô trên đầu. Các cô giáo mặc áo dài truyền thống trông thật thướt tha, duyên dáng, em rất thích các cô giáo thường xuyên mặc áo dài đi dạy. Sau 15 phút truy bài, tiếng trống nghi thức đội vang lên, thầy hiệu trưởng hô toàn trường "Nghiêm! Chào cờ chào!", mọi người đứng nghiêm hướng về phía lá cờ Tổ quốc dơ tay chào nghiêm trang. Cùng lúc đó là toàn trường đồng thanh hát Quốc ca, bài Quốc ca được vang lên đầy hào hùng, khi đó em cảm thấy trong mình hừng hực như một ngọn lửa đang cháy. Sau nghi thức chào cờ, thầy hiệu trưởng đã lên tổng kết thi đua sau một tuần của toàn trường, ai cũng chăm chú lắng nghe, đến đoạn xếp hạng thi đua có lớp vui mừng reo hò vì đứng đầu bảng, có lớp cũng cảm thấy buồn vì đứng cuối bảng. Cuối mỗi giờ chào cờ luôn có một tiết mục giao lưu văn nghệ, đa số là của học sinh lớp 5 vì các em lớp dưới còn nhút nhát.

Tiết mục văn nghệ là một cách kết thúc đẹp cho buổi lễ chào cờ đầu tuần, đối với em tiết chào cờ luôn mang đến những khí thế mới, động lực mới để bước vào một tuần học tập hiệu quả.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HL
31 tháng 8 2021 lúc 20:55

I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học

2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...

II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học

Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.

Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.

Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.

Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.

Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.

Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.

Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.

Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.

Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.

Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.

Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
22 tháng 12 2024 lúc 16:08

 

 

Bình luận (0)