Những câu hỏi liên quan
HC
Xem chi tiết
TC
21 tháng 1 2019 lúc 13:14

1. Nhu cầu nghị luận

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

    + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

    + Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

    + Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 4:

Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

Bình luận (0)
HC
22 tháng 1 2019 lúc 11:23

có dùng học tốt hay giải k nè

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
H24
13 tháng 2 2020 lúc 17:22

Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ. Tác phẩm "Đất rừng phương Nam" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi.Tác phẩm này được lấy một đoạn đẻ cho váo sách giáo khoa lớp 6.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PK
13 tháng 2 2020 lúc 17:23

Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên  con người ở Nam Bộ.

Đất rừng phương nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
MY
15 tháng 5 2021 lúc 11:34

TK#

Ò…Ó…O! Đó là “chiếc đồng hồ” thật quen thuộc của tôi. Sáng nào nó cũng chuyên cần báo thức cho mọi người dậy. Tôi nhanh chóng dậy và đề khu vườn để hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng, đó là thói quen của tôi.

Khu vườn nhà tôi rộng hơn ba mẫu đất, nằm ở phía sau nhà. Tôi được nghe bố kể rằng: “Trước đây, ông nội có một mảnh vườn để trồng, nay ông mất ông để lại khu vườn cho bố”.

Từ sáng sớm, tôi đã ra vườn. Tôi trìu mến ngắm nhìn những chiếc lá còn sót lại những hạt sương đềm. Những giọt sương trong suốt như những giọt kim cương nhỏ, ánh lên thật lung linh, óng ánh.

Ông Mặt trời thức dậy, ban phát cho trần gian những dải nắng vàng nhạt. Ngước lên tròi, tôi thấy những màn sương tan dần hết, lộ ra bầu trời trong xanh và mênh mông. Cả những bông hoa, những chú chim đã tỉnh giấc, bắt đầu một ngày mới trong khu vườn.

Bao bọc quanh vườn là lũy tre giai dày đặc, màu rêu, cành đầy những gai nhọn hoắt, đan xen nhau tạo nên bức tường thành vững chắc, dẻo dai. Sáng sớm mùa hè, đủ các loại âm thanh được tấu lên như một bản nhạc làm rộn rã cả khu vườn. Tiếng gios rì rào trong vòm lá vải thiều xanh bóng. Những quả vải thơm ngọt, lúc lỉu những trái chín đỏ tươi. Tiếng tu hú chốc chốc lại vang lên “ tu hú”. Tiếng tu hú kêu tức là lúc báo hiệu mùa quả chín. Những trái đu đủ vàng đậm,thơm lừng, nhìn trông thật thích mắt. Còn cây mít thì đứng sừng sững, thân cao, tán lá rộng. Vị ngọt khó quên được.

Ở góc cuối vườn, khung cảnh thật thoáng đãng. Nhìn kìa, cây nhãn bây giờ đã bắt đầu trổ hoa. Hoa nhãn nhỏ xíu, màu vàng, hương thơm ngọt ngào, dẽ chịu. Có kẽ, tôi thích nhất là cây xoài. Hàng chục gốc xoài cát chu đã chín, chỉ chờ dịp thu hoạch. Những quả xoài chín mọng, mùi thơm hấp dẫn, khó quên, lúc lỉu trên cây những chùm nặng chĩu, vàng tươi.

Những chú ong mật chuyên cần, siêng năng đánh lộn nhau để hút mật. Đàn bướm hiền lành, bỏ chỗ bay lao xao, đôi cánh mỏng, phô ra đủ sắc màu sặc sỡ. Hoa lan nở trắng xóa,thơm đậm.Hoa móng rồng bụ bẫm, mùi hương thoảng qua trong gió, lan ra khắp vườn. Cả hương bưởi dịu nhẹ trong những vòm lá xanh non. Không khí buổi sáng trong vắt, thơm ngát mùi cỏ dịu nhẹ, mùi trái chín nồng nàn và cả mùi của những bông hoa thấm đậm sâu từng mạch đất. Tôi vươn người ra, hít thở hương vị trong lành, thân quen của thiên nhiên.

Dưới gốc cây, mẹ con nhà chị gà quây quần bắt mồi. Những cái mỏ nhọn hoắt, cứ quặp xuống đất để kiếm một mồi ngon. Mấy chú gà con tinh nghịch, chạy lon ton chơi. Bỗng một tên quạ bay vút đến, định bắt những chú gà con thì một đàn chim chèo bẻo lao ra như mũi tên. Cuộc chiến bắt đầu. Chèo bẻo thường trị tội những kẻ ác. Chèo bẻo vây tứ phía, đánh túi bụi, quạ chết rũ xương. Đàn gà con sợ hãi, rúc vào nách mẹ, thò chiếc đầu nhỏ và đôi mắt tròn xoe ra, mắt trước mắt sau nhìn xem có có kẻ thù không. Khi thấy an toàn, nó mới ra ngoài. Phen đấy không cẩn thận thì chúng sẽ trở thành miếng mồi béo bở của lão quạ độc ác.

Tiếng “gù gù” kêu thật khẽ. Đó là tiếng kêu của chú chim bồ câu – biểu tượng của hòa bình. Những chú chim bồ câu trắng, bay đi bay lại quanh khu vườn. Cả tiếng chích chòe kêu lích rích thật dễ thương.

Buổi sáng trong khu vườn cùng hít thở không khí thật trong lành và dễ chịu. Tôi yêu từng gốc cây, ngọn cỏ, yêu từng trái chín, yêu cả những âm thanh rộn rã, nhộn nhịp của những sinh vật nhỏ bé, dễ thương. Ngày ngày, tôi cùng bố thường chăm sóc cho khu vườn thêm xanh, sạch, đẹp. Khu vườn chính là nguồn vui của tuổi thơ tôi.

 

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
DK
12 tháng 4 2023 lúc 19:03

bài nào bạn , phần câu hỏi hả ??

Bình luận (3)
TM
Xem chi tiết
PM
1 tháng 12 2023 lúc 20:34

 

Khi nhìn lại quá khứ, có một kỷ niệm đẹp mà tôi không thể quên được. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời mà tôi đã trải qua cùng với bạn thân của mình. Trong kỷ niệm đó, chúng tôi đã trải qua nhiều trải nghiệm thú vị và tạo dựng mối quan hệ đáng trân trọng.

Một trong những yếu tố quan trọng trong kỷ niệm đó là miêu tả. Chúng tôi thường xuyên đi dạo quanh khu phố nơi chúng tôi sống. Tôi nhớ rõ những chiều hè nóng bức, khi chúng tôi cùng nhau đi qua những con đường nhỏ, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ xưa và ngắm nhìn những bông hoa đầy màu sắc. Mỗi chi tiết nhỏ trong cảnh vật đều được miêu tả kỹ lưỡng, từ màu sắc của bầu trời đến hương thơm của hoa. Những miêu tả này giúp chúng tôi tạo ra một không gian thực tế và sống động trong kỷ niệm của chúng tôi.

Ngoài ra, miêu tả nội tâm cũng đóng vai trò quan trọng trong kỷ niệm đó. Chúng tôi thường xuyên chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và ước mơ của mình với nhau. Tôi nhớ rõ những buổi tối dài, khi chúng tôi ngồi bên nhau và trò chuyện về cuộc sống, tương lai và những điều quan trọng trong trái tim chúng tôi. Những miêu tả nội tâm này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về nhau và tạo dựng một mối quan hệ thân thiết và chân thành.

Kỷ niệm đó không chỉ là những miêu tả và miêu tả nội tâm, mà còn là những trải nghiệm thú vị mà chúng tôi đã trải qua cùng nhau. Chúng tôi đã cùng nhau khám phá những địa điểm mới, thử những món ăn lạ và tham gia vào những hoạt động thể thao. Mỗi trải nghiệm đều là một cảm xúc đáng nhớ và tạo dựng thêm những kỷ niệm đẹp trong tâm trí chúng tôi.

Kỷ niệm đó đã giúp tôi hiểu rõ hơn về tình bạn và giá trị của một người bạn thân. Nó đã cho tôi những trải nghiệm đáng nhớ và những bài học quý giá về tình yêu thương, sự chia sẻ và sự đồng hành. Tôi biết rằng những kỷ niệm đó sẽ mãi mãi ở trong trái tim tôi và tôi sẽ luôn trân trọng mối quan hệ đặc biệt này.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp gỡ và chia tay với nhiều người. Nhưng những kỷ niệm đẹp với bạn thân sẽ mãi mãi ở trong trái tim chúng ta. Hãy trân trọng những kỷ niệm đó và tạo dựng những mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống của bạn.

Bình luận (0)
2H
Xem chi tiết
MH
14 tháng 11 2021 lúc 15:12

a) \(k=-5\)

b) 

Bình luận (0)
NH
26 tháng 6 lúc 12:29

Tìm x xong rồi tìm y

3 thì làm kiểu gì cũng được

Bình luận (0)
NT

Bài 3:

Hình 1:

Xét ΔABC có \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^0\)

=>\(x+60^0+40^0=180^0\)

=>\(x=180^0-100^0=80^0\)

Hình 2:

Xét ΔABD có \(\widehat{ADC}\) là góc ngoài tại đỉnh D

nên \(\widehat{ADC}=\widehat{ABD}+\widehat{BAD}=110^0\)

=>\(y=110^0\)

ΔDAC cân tại D

=>\(\widehat{DAC}=\widehat{DCA}=\dfrac{180^0-\widehat{ADC}}{2}\)

=>\(x=\dfrac{180^0-110^0}{2}=35^0\)

Hình 3:

Ta có: \(\widehat{CAB}+60^0=180^0\)

=>\(\widehat{CAB}=180^0-60^0=120^0\)

Xét ΔCAB có \(\widehat{CAB}+\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=180^0\)

=>\(x+2x+120^0=180^0\)

=>\(3x=60^0\)

=>\(x=20^0\)

Hình 4:

Ta có: \(\widehat{ADC}+\widehat{ADB}=180^0\)

=>\(\widehat{ADB}=180^0-80^0=100^0\)

Xét ΔADB có

\(\widehat{ADB}+\widehat{ABD}+\widehat{BAD}=180^0\)

=>\(x+60^0+100^0=180^0\)

=>\(x=20^0\)

ta có: \(\widehat{ACD}+135^0=180^0\)

=>\(\widehat{ACD}=180^0-135^0=45^0\)

Xét ΔACD có \(\widehat{ACD}+\widehat{ADC}+\widehat{DAC}=180^0\)

=>\(y+80^0+45^0=180^0\)

=>\(y=55^0\)

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
ND
19 tháng 12 2021 lúc 13:32

Mỗi lần nghe giọng mẹ cất lên “Vào bàn học bài đi con” thì em lại cảm thấy vui vui vì được ngồi vào chiếc bàn mà bố đã tự đóng cho em từ hồi năm ngoái. Đó là chiếc bàn bố dành tặng em dịp sinh nhật, bố muốn em có thể chăm chỉ học hành hơn.

Chiếc bàn được đóng rất chắc chắn, làm bằng gỗ cây sầu đâu mà bố chặt ở ngoài vườn được ngâm ở dưới nước từ mấy năm trước. Mặt bàn bóng loáng, màu nâu trầm, hình chữ nhật dài hơn cả hai cánh tay của em. Chiều dài chiếc bàn hơn một mét và chiều rộng bằng một nửa chiều dài. Em để được rất nhiều sách vở trên chiếc bàn, tự tay sắp xếp cho chiếc bàn thật ngăn nắp và gọn gàng.

Chiếc bàn học bố đóng liền với cái ghế rất vừa tầm khi ngồi học.Trên chiếc bàn học, ngoài việc để sách vở em còn để cả những cuốn truyện thiếu nhi bố mua cho em từ bé đến giờ. Thi thoảng mẹ lại mang thêm một lọ hoa xinh xinh vào đắp ở trên bàn khiến cho chiếc bàn của em thêm đẹp hơn. Ở bên dưới bàn, bố đóng thêm một ngăn bàn to, và chia thành nhiều ngăn nhỏ khác nhau để có thể cất sách vở không học vào đó cho đỡ vướng.

Mỗi tủ nhỏ em lại tha hồ để những vật dụng khác nhau như đồ chơi, bút hỏng, sách cũ. Mặc dù chiếc bàn đã được hai tuổi nhưng mặt bàn vẫn bóng loáng, nhẵn nhụi, không bị trầy xước nhiều. Mẹ vẫn bảo em phải chăm sóc chiếc bàn như một người bạn thì mới có thể học hành giỏi được.

Chiếc bàn là món quà của bố, là người bạn thân thiết của em. Em sẽ yêu quý bàn và luôn vệ sinh để bạn ấy lúc nào cũng sạch sẽ và ngăn nắp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
AT
19 tháng 12 2021 lúc 13:32

xin chào bạn tham khảo nhé

Năm nay em lên lớp 4, may mắn trường em thuộc diện được cấp kinh phí để sửa sang các lớp học và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng và điều này cũng đồng nghĩa em cũng sẽ được sử dụng bộ bàn ghế mới vô cùng xinh xắn và đa năng.

Bàn học của chúng em được làm từ chất liệu gỗ ép cao cấp. Mặt bàn còn được đánh một lớp vecni nên bóng loáng, thơm thơm mùi bàn mới. Bàn có độ dài khoảng 140-150 cen-ti-met, rộng khoảng 60 cen-ti-mét nên học sinh vừa có tư thể ngồi chuẩn mà vẫn vô cùng thoải mái. Ghế và bốn chân bàn cũng hợp cùng với bàn bằng những thanh sắt chắc chắn; phần tiếp xúc mặt đất bốn chân bàn được bọc nhựa để dễ dàng di chuyển và không tạo tiếng động lớn khi xê dịch. Điều đặc biệt ở chỗ bàn có hai phần, một phản có thể gập ra gập vào. Khi học bài chúng em có thể gập nó lại để tiết kiệm không gian; vào thời gian ngủ bán trú buổi trưa có thể mở ra, ghép liền các bàn lại với nhau tạo thành một chiếc giường khổng lồ. Nghe rất hiện đại và xịn sò đúng không nào?

Quay trở lại phần mặt bàn còn có một rãnh khuyết để chúng em cất những đồ dùng học tập nhỏ như chì màu, bút chì, tẩy,.. rất tiện lợi. Bên dưới còn có ngăn bàn đủ rộng để một bàn có thể chứa đựng cặp sách và sách vở của hai, ba học sinh. Chỗ ngồi của em cũng luôn bóng loáng nhờ lớp vecni được đánh cẩn thận trước đó, ngồi rất mát và dễ chịu. Em và các bạn đều rất yêu quý những bộ bàn ghế bởi chúng là những người bạn đồng hành cùng chúng em trong suốt các hoạt động ở trường. Chúng em luôn tự nhắc nhở nhau là phải biết giữ gìn tài sản chung, luôn cẩn thận lau sạch lại những vết bẩn và thu dọn sách vở gọn gàng sau khi hết giờ học để bàn luôn chất lượng và sạch đẹp.

Em rất thích bộ bàn này bởi đó là nơi ghi lại những kỉ niệm của năm học cuối cấp tiểu học và em hứa sẽ sử dụng và bảo quản chúng cẩn thận cho những em học sinh khóa sau.

chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

bạn tham khảo : 

Trong phòng của em, đồ vật em thích nhất chính là chiếc bàn học. Bởi đó là món quà do bố đã tặng cho em nhân dịp em đạt giải Nhất trong cuộc thi Kể chuyện về Bác Hồ.

Bàn được thiết kế theo kiểu truyền thống thường thấy. Toàn bộ bàn đều được làm từ gỗ, bên ngoài quét một lớp sơn màu đỏ như rượu vang. Mặt bàn khá rộng, bề ngang dài đến hơn 1m. Phía mặt trước bàn, có một cái giá sách bốn ngăn để em cất sách vở. Dưới mặt bàn là một ngăn kéo cao khoảng một gang tay. Đó là nơi em để các món đồ nhỏ của mình. Bàn có hai cái chân lớn, bề ngang bằng bề ngang mặt bàn, chống thẳng xuống đất. Hai bên mặt chân, bố có đóng thêm các tấm ván nhỏ, để em đặt các hộp đồ và để cặp sách cho gọn và đẹp. Nối giữa hai mặt chân bàn, là một thanh gỗ ngang để em gác chân khi ngồi học.

Mỗi khi ngồi vào bàn học, em luôn cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng của bố.

HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ML
Xem chi tiết
AD
21 tháng 10 2021 lúc 21:20

1. Mở bài

Giới thiệu về thời gian, hoàn cảnh xảy ra sự việc. Cảm nhận chung của người viết về sự việc đã xảy ra.

2. Thân bài

Hoàn cảnh gây ra lỗi lầm.Diễn biến của sự việc.Kết quả của lỗi lầm đó.Suy nghĩ của bản thân về lỗi lầm. 

3. Kết bài

Bài học rút ra sau lỗi lầm mà bản thân mắc phải.

 

Bình luận (0)
AD
21 tháng 10 2021 lúc 21:21

Tuổi thơ của ai cũng sẽ có thật nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Chính nhờ những kỉ niệm muôn hình muôn vẻ đó, đã tạo nên một tuổi thơ nhiệm màu. Bản thân em cũng vậy. Và trong vô số kỉ niệm đó, em nhớ nhất vẫn là một lần em nói dối mẹ.

Kỉ niệm lần đó xảy ra khi em đang học lớp năm. Em được nhận xét là một cô bé thông minh nhưng lười biếng và thích nói dối. Ngày hôm đó, sau khi ngủ dậy, em cảm thấy chán nản, không muốn đi học. Vì vậy, em đã giả vờ như mình bị đau bụng. Khi thấy em đã muộn vẫn chưa xuống ăn sáng, mẹ liền chạy lên phòng kiểm tra. Mẹ đã rất lo lắng. Ngay lập tức, mẹ đi tìm dầu nóng xoa bóp bụng cho em. Trong giây phút, em cảm thấy hối hận vì đã lừa mẹ. Nhưng rồi em vẫn im lặng và lắc đầu. Một lát sau, thấy em mãi không đỡ. Mẹ liền bảo em hãy nằm nghỉ để mẹ gọi xin cô nghỉ buổi học hôm nay.

Chờ mẹ ra khỏi cổng, em liền sung sướng bật dậy, chạy ngay ra phòng khách ngồi chơi. Em mở tủ lạnh, lấy bánh kẹo ra, vừa xem phim vừa ăn trong sung sướng. Đúng lúc đó, em nghe thấy tiếng mở cửa, vội nhìn sang thì em thấy mẹ đứng đó. Khuôn mặt đỏ bừng, trên tay là một túi thuốc và lồng đựng cháo ấm. Dường như quá ngạc nhiên, mẹ đứng sững người lại, chỉ thốt lên “Sao con…”. Nhưng dường như đã hiểu ra vấn đề, mặt mẹ trở nên buồn bã, ánh mắt thất vọng nhìn về em. Rồi mẹ im lặng tiến về phía phòng bếp, đặt cháo và thuốc lên bàn rồi trở về phòng. Em cảm thấy hối hận vô cùng. Em liền lên phòng để xin lỗi mẹ:

 

- Con xin lỗi mẹ ạ, con đã nói dối mẹ để được nghỉ học hôm nay. Hành động đó thật là sai lầm, nhưng con mong mẹ hãy bỏ qua cho con nhé. Con xin hứa từ nay về sau sẽ không bao giờ nói dối nữa. Nếu con phạm sai, thì mẹ đánh con thật đau vào là được.

Mẹ vẫn tiếp tục im lặng. Khiến em nghĩ rằng mình không được tha thứ, nước mắt cứ thế mà lăn dài trên má. Lúc này, rốt cuộc mẹ cũng phản ứng lại. Mẹ đưa đôi tay lên, lau đi dòng nước mắt của em, vuốt nhẹ lên trán em mà nói rằng:

- Con biết nhận lỗi như thế này mẹ vui lắm. Hãy nhớ mãi lời hứa này của con nhé. Mẹ sẽ giám sát con thật kĩ.

- Vâng ạ - Em trả lời với niềm hạnh phúc khôn cùng.

Từ sau lần đó, em như trở thành một con người hoàn toàn khác, em không nói dối và lười biếng nữa. Mà trở nên chăm chỉ, trung thực hơn. Sựt thay đổi tích cực đó, chính nhờ hành động giáo dục bằng tình thương của mẹ ngày hôm đó. Bài học này em sẽ ghi lòng tạc dạ mãi về sau

 

Bình luận (0)
AD
21 tháng 10 2021 lúc 21:23

Ngày hôm nay, em có dịp về thăm trường cũ. Trường vẫn như xưa, đến cả hàng cây xanh cũng không có gì thay đổi. Nhìn khung cảnh đó, những kỉ niệm ngày xưa lại ùa về. Đặc biệt, chính là kỉ niệm một lần em trốn học thể dục.

Hôm đó là một ngày mùa hè nóng bức, chúng em học thể dục ở trên sân. Và tất nhiên, em và các bạn ai cũng cảm thấy khó chịu. Như thường lệ, sau khi tập hợp điểm danh xong, thầy sẽ cho cả lớp tự khởi động rồi đi lấy dụng cụ thể dục, và phải mười lăm phút sau thầy mới quay lại. Thế nên, ngay khi bóng thầy đi xa, em liền dừng tập, chạy vào bóng râm phía sau sân trường ngồi chơi. Vừa ngồi hóng mát, em vừa yên chí rằng chắc chắn sẽ trở lại kịp khi thầy vừa trở về. Bởi như mọi hôm, khi nào thầy gần trở lại, lớp trưởng sẽ yêu cầu cả lớp đứng lại thành các hàng ngang. Đó như là một tín hiệu để em trở về hàng ngũ.

 

Tuy nhiên hôm đó, khi em đang say sưa nằm trong gió mát thì chợt cảm thấy có gì đó thật kì lạ. Đã khá lâu rồi, nhưng chưa nghe thấy hiệu lệnh tập hợp của lớp trưởng. Chẳng lẽ thầy lại đi lâu đến như vậy. Hơn nữa, tiếng hô, tiếng chạy ồn ã của cả lớp cũng im bặt, không gian yên tĩnh đến lạ lùng. Cảm giác khó hiểu, em vội rời khỏi bóng râm, chạy vòng về sân thể dục. Đến lúc đó, em nhận ra rằng, mình đã bị thầy phát hiện trốn phần khởi động rồi. Thì ra hôm nay, thầy để quên chìa khóa phòng dụng cụ trong cặp nên quay lại lấy. Khi trở về, vừa liếc qua thầy liền nhận ra thiếu mất năm bạn so với lúc điểm danh nên thầy đứng lại chờ đợi. Bốn bạn kia trở về rất nhanh và xin lỗi thầy, riêng em thì đến lúc này mới xuất hiện. Nhìn ánh mắt nghiêm nghị của thầy, em hèn nhát mà cúi gằm mặt xuống đất, lí nhí trong miệng “Em xin lỗi thầy”. Thế nhưng, thầy chẳng hề trả lời mà lướt qua em ra hiệu cho cả lớp tập hợp lại rồi bắt đầu tiết học như thường lệ. Tuy ngạc nhiên nhưng cả lớp vẫn hoạt động theo hướng dẫn của thầy. Chỉ riêng em đứng ở góc sân bóng lẻ loi như người bị thừa ra. Đứng im lặng nhìn các bạn tập ở trong sân. Lần đầu em nhận ra tiết học thể dục kia thì ra không chỉ có mệt mỏi và nóng bức, mà còn rất thú vị nữa. Và việc đứng trong bóng râm một mình lúc các bạn đang học như em luôn khát khao thì ra cũng là một cách tra tấn. Nó khiến em khó chịu và bứt rứt. Mấy lần em lên tiếng xin thầy vào lớp, nhưng thầy không trả lời, giả vờ như không nghe thấy. Suốt bốn mươi lăm phút thể dục hôm đó, em cảm giác dường như đã mấy thế kỷ trôi qua vậy. Cuối cùng, đến hết giờ, thầy giáo mới tiến về phía em, và nói:

- Em đã nhận ra lỗi sai của mình chưa?

- Em nhận ra rồi ạ. Em xin lỗi thầy, từ nay về sau em sẽ không bao giờ lười biếng và trốn học nữa. Nên thầy cho em vào học với các bạn thầy nhé? - Em vội vàng trả lời thầy.

Nhìn thái độ hối lỗi của em, cuối cùng trên gương mặt nghiêm nghị của thầy cũng hiện lên một nụ cười dịu dàng. Thầy gật đầu:

 

- Ừ, tiết sau em hãy vào học cùng các bạn đi!

Câu nói ấy của thầy như một cơn gió mát thổi bay đi những mệt mỏi, muộn phiền trong em nãy giờ. Tiết thể dục sau đó là tiết học hay nhất mà em từng học, và cũng là giở thể dục mà em năng nổ nhất từ trước đến nay. Chính cách xử lí tinh tế của thầy đã khiến em nhận ra được niềm vui của việc học tập cùng bạn bè. Giúp em thay đổi được tính xấu trốn học.

Từ đó đến nay đã hơn hai năm trôi qua, nhưng sự việc lần đó em vẫn còn nhớ rõ. Bởi tuy là một kỉ niệm chẳng vui vẻ gì, lại còn là về thói xấu của bản thân, nhưng nó đã thực sự giúp em thay đổi, trở thành một học sinh tốt, được thầy cô, bạn bè yêu quý.

Bình luận (0)