Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
TP
24 tháng 9 2016 lúc 20:01

Gửi bố mẹ kính yêu của con!

Để chứng tỏ con yêu bố mẹ nhiều hơn thì con đã viết bức thư này xin bố mẹ hãy dành chút thờigianđể đọc nó.

Người mẹ mệt mỏi trở về từ cửa hàng sau một ngày làm việc dài đăng đẵng, kéo lê túi hàng trên sàn bếp. Đang chờ bà là đứa con trai tên David lên 8 tuổi, đang lo lắng kể lại những gì mà em nó đã làm ở nhà: “… lúc con đang chơi ngoài sân còn bố đang gọi điện thoại thì Tom lấy bút chì màu viết lên tường, lên chính tờ giấy dán tường mới mà mẹ dán trong phòng làm việc ấy! Con đã nói với nó là mẹ sẽ bực mình mà!”.

Người mẹ than thở rồi nhướng lông mày: “Bây giờ nó đâu?”. Thế rồi bà bỏ hết hàng ở đó, sải bước vào phòng của đứa con trai nhỏ, nơi nó đang trốn. Bà gọi cả tên họ của đứa bé, mà ở các nước phương Tây, khi gọi cả tên lẫn họ như thế này là thường thể hiện sự tức giận. Khi bà bước vào phòng, đứa bé run lên vì sợ, nó biết sắp có chuyện gì ghê gớm lắm. Trong 10 phút, người mẹ nguyền rủa con, là bà đã phải tiết kiệm thế nào và tờ giấy dán tường đắt ra sao! Sau khi rên rỉ về những việc phải làm để sửa lại tờ giấy, người mẹ kết tội đứa con là thiếu quan tâm đến người khác. Càng mắng mỏ con, bà càng thấy bực mình, cuối cùng bà ra khỏi phòng con, cảm thấy cáu đến phát điên!

Người mẹ chạy vào phòng làm việc để xác minh nỗi lo lắng của mình. Nhưng khi nhìn bức tường, đôi mắt bà tràn ngập nước mắt. Những gì bà đọc được như một mũi tên xuyên qua tâm hồn người mẹ. Dòng chữ viết: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim!

Con mới hiểu rằng, suy cho đến kiệt cùng, bố và con là hai thế hệ. Hai thế hệ cách nhau thêm vài thế hệ nữa. Bố mải toan tính việc đời, con mê việc vui chơi ngông cuồng. Hai bố con mình cứ mải miết đi theo hai dòng chảy của thế hệ mình, bố mang trên vai một gánh vác trách nhiệm và bổn phận, còn con mang một phi thuyền mơ ước trên đôi tay và lúc nào con cũng ước mình có cánh để bay.

Cũng như con, không bao giờ con có thể hiểu những câu chuyện xưa cũ của bố bên ấm trà với mấy ông bạn già, con không hiểu những chuyến đi dài ngày trong những đợt nghỉ phép của bố có mạch tâm linh nào đưa lối. Tất cả…. thực lòng là con không hiểu và con không cố gắng cắt nghĩa mọi chuyện rõ ràng. Bởi vì bên cạnh con còn bao nhiêu điều nữa, có sức cám dỗ ghê gớm. Bởi vì con còn quá trẻ, con là đứa trẻ sinh ra giữa một bầu trời khoáng đạt, ngăn ngắt xanh.

Và tận khi ấy, con mới hiểu rằng, bố không chăm sóc con như những ông bố khác, bố không nuông chiều con như những ông bố khác, bố luôn đòi hỏi ở con một sự vâng lời hoàn thành niệm vụ một cách xuất sắc. Bố xù xì thô mộc. Bố không bao giờ biết nói những lời có cánh. Bởi vì bố là người lính. Bố chỉ biết nói như vậy.

Cũng phải cho đến tối nay, con mới dám thú nhận với mình rằng con ích kỉ và tình thương của bố mới khác thường làm sao. Ngoài kia phố xá đông vui. Trong này chỉ mình con câm lặng. Con nghĩ đến chuyến tàu sớm nhất vào ngày mai.

Và bố ơi, con chỉ xin bố một nụ cười già nua trên khuôn mặt, yên lặng khi con mở cánh cửa gỗ nhà mình, để con không phải vội vã âm thầm ra đi vào sớm hôm sau. Bởi vì lúc này đây, con hiểu vì sao mỗi người đều cần có một gia đình…

Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!

Bình luận (0)
AW
5 tháng 1 2019 lúc 21:25

Gửi bố mẹ kính yêu của con!

Để chứng tỏ con yêu bố mẹ nhiều hơn thì con đã viết bức thư này xin bố mẹ hãy dành chút thờigianđể đọc nó.

Người mẹ mệt mỏi trở về từ cửa hàng sau một ngày làm việc dài đăng đẵng, kéo lê túi hàng trên sàn bếp. Đang chờ bà là đứa con trai tên David lên 8 tuổi, đang lo lắng kể lại những gì mà em nó đã làm ở nhà: “… lúc con đang chơi ngoài sân còn bố đang gọi điện thoại thì Tom lấy bút chì màu viết lên tường, lên chính tờ giấy dán tường mới mà mẹ dán trong phòng làm việc ấy! Con đã nói với nó là mẹ sẽ bực mình mà!”.

Người mẹ than thở rồi nhướng lông mày: “Bây giờ nó đâu?”. Thế rồi bà bỏ hết hàng ở đó, sải bước vào phòng của đứa con trai nhỏ, nơi nó đang trốn. Bà gọi cả tên họ của đứa bé, mà ở các nước phương Tây, khi gọi cả tên lẫn họ như thế này là thường thể hiện sự tức giận. Khi bà bước vào phòng, đứa bé run lên vì sợ, nó biết sắp có chuyện gì ghê gớm lắm. Trong 10 phút, người mẹ nguyền rủa con, là bà đã phải tiết kiệm thế nào và tờ giấy dán tường đắt ra sao! Sau khi rên rỉ về những việc phải làm để sửa lại tờ giấy, người mẹ kết tội đứa con là thiếu quan tâm đến người khác. Càng mắng mỏ con, bà càng thấy bực mình, cuối cùng bà ra khỏi phòng con, cảm thấy cáu đến phát điên!

Người mẹ chạy vào phòng làm việc để xác minh nỗi lo lắng của mình. Nhưng khi nhìn bức tường, đôi mắt bà tràn ngập nước mắt. Những gì bà đọc được như một mũi tên xuyên qua tâm hồn người mẹ. Dòng chữ viết: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim!

Con mới hiểu rằng, suy cho đến kiệt cùng, bố và con là hai thế hệ. Hai thế hệ cách nhau thêm vài thế hệ nữa. Bố mải toan tính việc đời, con mê việc vui chơi ngông cuồng. Hai bố con mình cứ mải miết đi theo hai dòng chảy của thế hệ mình, bố mang trên vai một gánh vác trách nhiệm và bổn phận, còn con mang một phi thuyền mơ ước trên đôi tay và lúc nào con cũng ước mình có cánh để bay.

Cũng như con, không bao giờ con có thể hiểu những câu chuyện xưa cũ của bố bên ấm trà với mấy ông bạn già, con không hiểu những chuyến đi dài ngày trong những đợt nghỉ phép của bố có mạch tâm linh nào đưa lối. Tất cả…. thực lòng là con không hiểu và con không cố gắng cắt nghĩa mọi chuyện rõ ràng. Bởi vì bên cạnh con còn bao nhiêu điều nữa, có sức cám dỗ ghê gớm. Bởi vì con còn quá trẻ, con là đứa trẻ sinh ra giữa một bầu trời khoáng đạt, ngăn ngắt xanh.

Và tận khi ấy, con mới hiểu rằng, bố không chăm sóc con như những ông bố khác, bố không nuông chiều con như những ông bố khác, bố luôn đòi hỏi ở con một sự vâng lời hoàn thành niệm vụ một cách xuất sắc. Bố xù xì thô mộc. Bố không bao giờ biết nói những lời có cánh. Bởi vì bố là người lính. Bố chỉ biết nói như vậy.

Cũng phải cho đến tối nay, con mới dám thú nhận với mình rằng con ích kỉ và tình thương của bố mới khác thường làm sao. Ngoài kia phố xá đông vui. Trong này chỉ mình con câm lặng. Con nghĩ đến chuyến tàu sớm nhất vào ngày mai.

Và bố ơi, con chỉ xin bố một nụ cười già nua trên khuôn mặt, yên lặng khi con mở cánh cửa gỗ nhà mình, để con không phải vội vã âm thầm ra đi vào sớm hôm sau. Bởi vì lúc này đây, con hiểu vì sao mỗi người đều cần có một gia đình…

Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!

Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
H24
26 tháng 7 2019 lúc 22:41

Bài làm:

Gửi cha mẹ kính yêu của con!

Chắc cha mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi đọc được được bức này của con. Con là con gái Út của cha mẹ đây ạ. Hôm nay, khi con sắp chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp THPT và bước vào ngôi trường Đại học mà con hằng mong ước. Con lại mong muốn viết bức thư này để cảm ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ dành cho đứa con gái này.

Cha mẹ là người đã sinh con và dạy dỗ con trong suốt thời gian vừa qua. Con thầm cảm ơn cha mẹ vì điều đó. Từ hồi con còn bé, vì là đứa út trong gia đình, con được mẹ sinh muộn nên con yếu hơn các chị. Con hay bị ốm, mà mỗi ngày con ốm vậy, bố mẹ là người chăm sóc con. Con còn nhớ đôi bàn tay của bố sờ lên trán con xem con đã đỡ sốt chưa. Bố thay khăn để đắp lên trán con. Lúc đó, con hiểu được sự lo lắng của cha mẹ. Đến khi con bắt đầu đi học, bố lại đèo con trên chiếc xe đạp cũ. Cha mẹ dành cho con những bữa sáng ngon, có khi là chiếc bánh mỳ, bánh bao hay bánh chưng rán. Nhà mình hồi đó nghèo lắm những cha mẹ không bao giờ để chúng con bị thiệt thòi so với bạn bè. Chúng con được đến trường lớp với bạn bè được đi học đó là điều may mắn và hạnh phúc. Từ đó, con luôn tự hứa với bản thân mình phải học thật giỏi để sau này giúp đỡ cha mẹ.

Đến ngày hôm nay, cũng 12 năm con cắp sách đến trường. Con cũng chuẩn bị bước vào kì thi lớn của cuộc đời mình. Con muốn gửi đến cha mẹ tình cảm tốt đẹp nhất, sự thành kính nhất về công lao to lớn trời biển của cha mẹ. Con hứa rằng, con sẽ cố gắng đi hết chặng đường này và gặt hái được thành công để cha mẹ được tự hào về con. Sau này, con sẽ làm giáo viên để cha mẹ tự hào về đứa con này.


Thôi, con dừng bút tại đây. Cuối bức thư này, con chúc cha mẹ luôn luôn khỏe mạnh, sống thật lâu bên chúng con.

Con gái của cha mẹ:

...........................................

Nguồn: mạng =))))))

~Study well~ :)

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
8 tháng 3 2017 lúc 10:29

Không cần phải viết. Vì chính bản thân bố mẹ biết điều đó rồi, ---> việc cần làm tìm hiểu nguyên nhân tại sao? bố mẹ như vậy.--> biết đâu bố mẹ đang cãi nhau vì con họ học dốt quá, "Anh/Em " không biết , không chịu dạy con.....

Bình luận (0)
Xem chi tiết
KS
3 tháng 9 2019 lúc 21:24

Ông bà kính mến.

Nhân dịp đầu năm mới. Cháu xin phép được thay mặt bố mẹ cháu gửi đến ông bà lời chúc đầu năm mới.

Chúc ông bà luôn mạnh khoẻ, sống lâu để mỗi năm vào dịp hè cháu lại được vào thành phố mang tên Bác gặp mặt ông bà.

Không biết ở trong ấy ông bà và chú thím Vinh đón xuân có vui không? Ngoài này thì mấy ngày giáp Tết rét đậm, nhưng từ chiều mồng một trở đi trời ấm dần, không khí xuân tràn đầy đường làng. Hai cây gạo đầu xóm đã bắt đầu nở hoa. Cây thị nhà ta đang trút lá để trổ nụ.

Mỗi lần Tết đến nhìn cây đào ông trồng trưởc cửa nhà rực rỡ màu đỏ, cháu nhớ ông da diết. Còn mỗi lẩn gói bánh mật, làm chè Lam, là cháu lại nhớ đến tay bà sao mà khéo thế!

Quê làng ta năm nay ăn Tết vui lắm vì đã cấy xong lúa chiêm cánh đồng dưới, tra xong ngô, đỗ ở cánh đồng màu nên mọi người có thì giờ rảnh rang sắm Tết.

 Trước khi đừng bút, một lần nữa cho cháu chúc sức khoẻ ông, bà sang năm mới sẽ vui vẻ, khoẻ mạnh để bố mẹ và các cháu yên tâm làm việc và học tập.

Cháu của ông bà

 Việt Nhật 

Bình luận (0)
HT
3 tháng 9 2019 lúc 21:26

Kỷ niệm, cũng giống như những phím đàn - khi chạm tay vào, âm thanh sẽ ngân lên, nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt vời, mà có cái hay, cái dở, cái muốn nhớ, cái lại thích xóa đi. Với em điều đáng nhớ nhất trong đời học sinh là chút kỷ niệm về thầy.

Cô nhỏ nhướn mày lên, nhìn xuống đồng hồ đeo tay, rồi dõi mắt ra ngoài cửa lớp. Nơi dãy hành lang dài đang im ắng, chờ đợi, lắng nghe tiếng giày gõ nhịp để thầm đoán: thầy hay cô? Giờ Toán của lớp 8/1 hôm nay thay đổi giáo viên. Cô giáo cũ nghỉ hộ sản. Thầy giám thị thông báo sẽ có giáo viên mới đến thay. Mười lăm phút trôi qua nhanh chóng trong sự sốt ruột của học trò. Phía cuối lớp có ai nghịch ngợm ngân nga: "Mười lăm phút đồng hồ, buồn nhớ Toán thấy mồ, buồn như con cá rô... đang trôi... vào tô..."

- Nghiêm!

Giọng trưởng lớp vang to, khá oai (nhờ to con). Thầy giám thị xuất hiện. Gần một trăm con mắt học trò đen láy đổ dồn về phía cửa. Thấp thoáng phiá sau thầy là một bóng dáng lạ, chắc "ông" thầy Toán mới ?!!. Ô, nhưng sao mà... giống học trò quá đỗi!!!

Thầy giám thị cười khá tươi:

- Xin giới thiệu với các em, đây là thầy T sẽ phụ trách môn Toán lớp 8/1 thay cho cô N...

Một tràng pháo tay ngưỡng mộ (?) vang lên như mưa rào tháng sáu. Thầy T mỉm cười gật nhẹ đầu "chào các em thân mến!". Ôi chao, hai má thầy sao mà đỏ như màu xác pháo, cặp kính cận suýt chút nữa rơi khỏi sóng mũi. Chắc vì cảm động trước "thịnh tình" của lũ học trò cỡ... hoa khôi đến hai phần ba lớp, dành cho!

Trước khi trở về văn phòng, thầy Giám thị còn "ân cần dặn dò":

- Các em phải học cho ngoan. Nhớ là không được phá thầy!

Ôi! Lời "đe nẹt" ấy không phải là không có duyên cớ. Bởi vì, con gái 8/1 có truyền thống mấy mùa tuy thông minh, học giỏi, đẹp người, tốt hạnh kiểm nhưng... chuyên nghịch ngợm cũng đứng vào hàng... quái chiêu! Thầy cô thương cũng lắm, mà dở khóc, dở cười cũng nhiều. Không biết trước khi vào lớp, thầy T đã "nghiên cứu lý lịch" học trò chưa mà... ngó bộ thầy "bình tĩnh rồi ... run" thấy rõ.

Sau màn tự giới thiệu rất "dễ sương" - Sinh viên năm cuối Đại Học Khoa học tự nhiên (bằng cái giọng mà phong thái điệu đà như con gái). Thầy vui vẻ đòi ... kiểm tra bài cũ. Bốn mươi mấy cái miệng than trời cùng lúc vẫn không làm thay đổi được quyết định "sắt đá" của thầy. Thầy cầm quyển sổ điểm dò tên (sao thầy không chịu nhìn vào sơ đồ lớp nhỉ?!) rất lâu, hai bàn tay run run (chắc do bị học trò "chiếu tướng" khá kỹ). Khi cây viết đỏ hạ xuống gần giữa sổ, một cái tên được xướng lên:

- Trần Thị L.N.

Cả lớp im phăng phắc theo từng bước đi "dịu dàng" của N., để rồi sau đó hai phút, bổng nổ ra một trận cười bom dội - N là một cô gái có dáng dấp "oai phong" của một vận động viên bóng rỗ. Cao 1m65, học trễ hai năm nên rất đáng mặt đàn chị so với cả lớp: Trong khi thầy T ốm nhom, chiều cao chỉ khoảng 1m60 hay 1m62 gì đó (cộng luôn bề dày đế của đôi giày da mũi nhọn rộng quá khổ chân). Một sự tương phản khá hài hước. Thầy T điếng người, mặt đỏ như người say nắng biển, vội vã hỏi dăm ba câu lấy lệ rồi "mời" em N về chỗ. Quyển sổ điểm được gấp lại vội vàng và bài học mới bắt đầu cũng rất nhanh chóng...

Cái sự khởi đầu nan ấy rồi cũng qua mau, rồi mọi chuyện cũng biến thành kỷ niệm. Mà kỷ niệm lại bắt đầu từ sự nhiệt tình khá ngây ngô của cả thầy lẫn trò, lúc hai bên biết "hợp đồng tác chiến" trong những giờ học Toán.

Em còn nhớ một lần, thầy T có hứa sẽ dựng mô hình cho một bài toán hình học không gian khó nuốt, để học trò dễ hình dung hơn là nhìn vào hình vẽ. Vậy mà, hai lần, ba lượt thầy ... cứ quên. Lúc thì... thầy bận... học, lúc lại bận soạn bài cho môn dạy, lúc làm xong rồi nhưng... để quên ở... Ninh Hòa!!! Lần cuối cùng, thầy nhớ đem theo, mà xe đò đông quá, thiên hạ chen nhau làm hỏng mất mô hình của thầy!! Học trò đâu chịu tin! Học trò đòi thầy dựng mô hình ngay tại lớp. Thầy bối rối "huy động" thước kẻ với số lượng tối đa, "chấm" các em bé bỏng ở hai dãy bàn đầu (trong đó có cô nhỏ dễ thương) lên giúp thầy ... dựng mô hình. Trời đất! Năm bảy mái tóc thề, hơn một chục bàn tay nho nhỏ, cộng thêm thầy đứng vây quanh chiếc bàn thầy giáo thì... còn ai nhìn thấy được gì! Vậy là... thầy cho học trò xếp hàng một, theo từng dãy bàn có trong lớp, từ từ tiến về phía "mô hình sinh động" tham gia theo kiểu "cưỡi trực thăng... xem hoa". Vậy mà vui ghê gớm, vậy mà rất hoà bình. Cả thầy lẫn trò không ai thấy được nét ngây ngô, khờ khạo trong hành động của mình, mà còn xem như đó là một "kỳ tích" của thứ chỉ số IQ thuộc vào loại thông minh?

Nhưng không phái lúc nào cũng hòa bình. Rồi cũng có lần, thầy nổi giận hét to như ... "Trương Phi" chỉ vì chút nghịch ngợm đi quá đà của lũ học trò thơ dại, tinh nghịch. Khiến học trò rơm rớm nước mắt tủi hờn. Còn thầy bất chợt dịu xuống như ... giọt nắng cuối thu để hỏi một câu thật dễ "Ký kết hiệp ước hoà bình":

- Ôi, sao bỗng dưng các em ngoan quá vậy?

Vâng, thầy T của em là vậy đó - người không biết giận lâu, người rất dễ quên hờn, dễ nhập cuộc với áo trắng ngu ngơ. Thầy như một chiếc lá, vô tình vờ rơi xuống mặt nước hồ đang dao động của tuổi học trò, góp thêm một con sóng giao thoa nhỏ bé, rồi lại theo gió cuốn bay đi ... Thầy dạy chưa hay, giảng bài chưa hấp dẫn. Chúng em biết vậy, nhưng học trò không chê, mà mặc nhiên chấp nhận như một thứ kỷ niệm, xếp bên cạnh những tầng lớp kỷ niệm phải có trong tuổi ngây thơ, đáng quý của tuối học trò. Thầy T rất hẳn nhiệt tình (dẫu rằng thầy càng nhiệt tình giảng giải, học trò càng... nhiệt tình ngơ ngác!). Bởi đối với thầy T, tất cả những gương mặt trong sáng ngồi bên dãy bàn học bằng gỗ dưới kia, đều được thầy xếp đồng đẳng bằng một cái "mác" học trò đơn giản. Chúng như một quần thể tập hợp từ những cá thể lạ lẫm mà thầy đang có nhu cầu khám phá và ghi nhớ. Nhu cầu hòa nhập để vô tư yêu mến, bỏ qua những cái mà thiên hạ âu yếm gọi là danh vị, tiền tài của mẹ cha chúng bên ngoài xã hội ...

Nếu có ai bảo học trò 8/1 ngày ấy - Hãy chọn ra một nhân vật kỳ lạ nhất trường. Cô nhỏ năm xưa tin chắc, cả lớp sẽ đồng lòng bỏ phiếu cho thầy - Thầy T, thầy Toán lớp em.

Ai bảo học trò ngày xưa khác với ngày nay? Đâu có, khá giống nhau đấy chứ (khi nhìn theo một khía cạnh muốn nhìn!). Họ cũng thích cóp nhặt kỷ niệm, hình thành từ những mảnh pha lê rơi rớt (dẫu không tròn trịa) trong suốt khoảng đời còn làm... "Cái thứ ba... danh tiếng..."

Bình luận (0)
GT
3 tháng 9 2019 lúc 21:27

Hãy viết một bức thư tâm tình, trò chuyện với bố mẹ, ông bà và những mong muốn trong năm học mới và ước mơ của mình trong tương lai!

 Gửi ba!


Đây là lần đầu tiên con viết một lá thư hoàn chỉnh cho ba. Khi con viết lá thư này, dòng chảy ký ức trong con cứ thế ùa về. Con nhớ lại lúc nhỏ với những câu chuyện, những kỉ niệm con không bao giờ quên, những phút giây hạnh phúc trong vòng tay của ba mẹ.

Trong cuộc đời này con nhận ra rằng, mình thực sự may mắn và hạnh phúc khi có ba mẹ ở bên che chở cho con dù cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả đến mấy con vẫn cảm thấy mình thật sung sướng.

Trong ký ức của con ngày bé, ba luôn là một người quá đỗi nghiêm khắc và khó tính với những suy nghĩ hà khắc, cổ hủ. Những suy nghĩ ấy luôn ám ảnh trong con và nhiều lần con cảm thấy thật ganh ty với những đứa bạn khi có một người bố luôn vui vẻ, dịu dàng và chiều chuộng. Ba chẳng bao giờ đưa chúng con đi chơi, chẳng bao giờ mua cho con một món đồ chơi mà con thích. Ba luôn cho rằng những thứ đó không quan trọng, tốn kém. Nhưng ba biết không, đó đều là sở thích, của những đứa trẻ và con cũng vậy.

Ba không bao giờ thể hiện tình cảm của mình ra bên ngoài nên đôi khi con cứ ngây ngô cho rằng ba không yêu thương con, không quan tâm con, không hiểu con. Khi con làm sai ba thường mắng con, không cho con cơ hội giải thích.

Con vẫn nhớ một lần bá Thu qua nhà mình chơi, lúc ấy ba không có nhà. Bá đã mua cho con rất nhiều đồ chơi con thích, đưa con đi chơi rồi dẫn con về nhà bá ở, chơi với anh Hiếu một tuần. Ba biết không, đây là lần đầu tiên con được đi chơi thoải mái và vui vẻ đến thế, được biết đến thế giới của những đứa trẻ vui nhộn. Nhưng mới ở nhà bá được 3 ngày, ba về nhà biết chuyện liền sang đón con về ngay. Về đến nhà ba mắng con, đánh con vì không xin phép hỏi ý kiến ba mà tự ý đến nhà bá ở. Ba mắng con là con gái không được đến nhà người khác ăn ở. Con sợ lắm chỉ biết òa lên khóc, ấm ức không dám cãi một lời.

Ba biết không, khi đó con ấm ức lắm, tổn thương lắm. Chỉ 1,2 ngày ở nhà bá nhưng con đã cảm nhận thấy một gia đình hạnh phúc và đầm ấm thực sự - điều mà con luôn mơ ước. Ba của anh Hiếu luôn dịu dàng, ôm hôn chiều chuộng, mua hết tất cả những thứ đồ chơi mà anh thích. Nhưng những ngày ở nhà bá, con thực sự không hề vui ba ạ. Con đã khóc, khóc vì mình không có được sự quan tâm, sự thông hiểu của ba.

Con cũng biết ba đã từng đối xử chưa tốt với mẹ. Những lúc ba mẹ cãi vã, tranh chấp nhau, con lại chẳng thể làm được gì. Con chỉ biết khóc, sợ hãi và tổn thương tận đáy lòng. Con sợ! Sợ những lời nói từ ba, sợ xảy ra những vụ bạo lực gia đình. Những đòn roi của ba không làm con đau mà chính những lời nói cay nghiệt của ba khiến con bị tổn thương.

 Cứ như vậy, càng lớn con càng không dám tới gần ba, không dám nói chuyện với ba, xa lánh ba. Trong bữa cơm chẳng ai nói với ai câu nào, con cứ lẳng lặng ngồi nhìn ba, cầm bát cơm lên mà chẳng thể nuốt nổi. Con không dám khóc, không dám giận dỗi ba vì sợ ba nổi nóng.

Thật sự những ngày tháng đó con chán nản vô cùng, chẳng muốn ra ngoài gặp ai vì sợ nhìn thấy ánh mắt của mọi người, sợ nhìn thấy những gia đình tràn ngập tiếng cười mà tủi thân. Lúc bấy giờ con tự hỏi rằng: Tại sao ba mẹ lại sinh con ra? Tại sao không thể vì chúng con mà nhẫn nại? Con không cần giàu sang phú quý như những gia đình khác mà con chỉ ao ước có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, luôn luôn vui vẻ quây quần bên nhau.
Nhiều lúc con muốn hỏi ba, tại sao ba mang hết những nỗi bực tức ngoài xã hội trút hết lên mẹ con? Tại sao ba phải tự dày vò bản thân mình như thế? Ba càng như vậy khiến con càng thương ba nhiều hơn là giận hờn ba, ba biết không.

Ba luôn dạy con sống trên đời trước hết phải có hiếu, có lương tâm đạo đức tốt, có ý chí thì mới thành công. Ba hay nói với con: “Đừng trách ba không giàu có bằng người khác để các con được sung sướng hơn nhưng ba sẽ không để các con phải khổ cực. Con sẽ không bao giờ hiểu được suy nghĩ của ba. Khi nào lớn lên, làm cha làm mẹ thì con mới biết được ba thương yêu các con như thế nào. Nhưng đến khi các con hiểu được thì sẽ chẳng con ba trên đời này nữa đâu”.

Giờ đây khi con đã lớn, bước vào đại học, bắt đầu một cuộc sống xa nhà, xa ba mẹ, con mới cảm nhận rõ hơn tình yêu ba dành cho con nhiều như thế nào. Lúc nào ba cũng quan tâm gọi điện cho con, bắt con phải ăn uống thật đầy đủ, dõi theo con như một đứa trẻ nhỏ vậy. Ba không để cho con phải thiếu thốn bất cứ một thứ gì cả.

Càng lớn con càng cảm nhận được, tuy ba không nói ra nhưng ba đã làm tất cả vì con. Tuy có nhiều lúc tính ba nóng nảy khiến con không hài lòng nhưng con lại cảm thấy tất cả những thứ đó không quan trọng bằng con có ba.

Con cảm ơn ba đã đổ bao mồ hôi, bao giọt nước mắt để có được miếng cơm manh áo nuôi anh em con ăn học mà ba chẳng bao giờ than thở. Con thật vô tâm đúng không ba? Con đã không để ý đến suy nghĩ, cảm xúc của ba. Con cũng chưa hề mở miệng nói với ba một câu: “Con yêu ba, con thương ba nhiều lắm!”.

Công ơn dưỡng dục của ba to lớn như trời như bể. Cả cuộc đời này làm con có lẽ không bao giờ đủ để đền ơn ba.

Ba yêu dấu! Con viết những dòng này nhưng rất có thể cũng không bao giờ gửi đi. Thời gian sẽ dần qua đi, những dòng chữ cũng sẽ mờ nhạt theo năm tháng. Nhưng ba ơi, tình yêu con dành cho ba là mãi mãi. Con không chắc mình sẽ tốt hơn nữa mà con chỉ hứa với ba rằng con sẽ cố gắng hết sức để tốt hơn mỗi ngày, để không phụ sự kì vọng của ba.

Con cảm ơn ba nhiều lắm, cảm ơn ba đã luôn ở bên con. Ba hãy cho chúng con một cơ hội để đền đáp tình yêu của ba. Ba hãy hứa phải sống thật lâu với chúng con ba nhé! Con rất muốn nói với ba: Con yêu ba!

 Con gái của ba!
Bình luận (0)
1G
Xem chi tiết
NT
9 tháng 1 2024 lúc 19:29

OK

 

Bình luận (0)
1G
5 tháng 11 2024 lúc 22:54

??????????

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
MY
23 tháng 4 2017 lúc 14:37

Bố mẹ à, con thấy bố mẹ thường cãi nhau và hay đánh mắng con, bởi vậy còn rất buồn về điều đó nên con mong bố mẹ từ nay sẽ ko như vậy nữa đc ko? Con sẽ rất vui nếu thấy bố mẹ ko còn như thế mà trở lại yêu thương và quan tâm đến con

Đây là những gì mình có thể làm đc mong bạn xem lại và sửa chữa nó theo ý của bạnok

Bình luận (0)
TH
23 tháng 2 2018 lúc 22:03

Em sẽ nói với bố mẹ là : bố mẹ ơi, con rất buồn khi thấy gia đình mình không biết đoàn kết, không hạnh phúc như gia đình của các bạn khác .Và con chỉ mong sao 1 điều là bố mẹ đừng cãi nhau, đừng đánh đập con nữa, chúng ta điều là người trong gia đình thì phải biết yêu thương nhau ,phải biết phấn đấu như bố mẹ thì phấn đấu làm ăn . Con cái thì phấn đấu học hành , có như vậy thì mới được mọi người yêu quý và kính trọng gia đình mình .Còn đặc biệt hơn là gia đình mình sẽ đạt được gia đình văn hóa

Đó chính là suy nghĩ mình nhớ tick cho mình nha😃😃😃😁😂😁😁😀

Bình luận (0)
LB
Xem chi tiết
DR
14 tháng 10 2020 lúc 21:32

em muốn hỏi bài ít hơn

:)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LB
14 tháng 10 2020 lúc 21:40

dragon gaming red@ : là s , ngáo hả

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa