Những câu hỏi liên quan
YH
Xem chi tiết
DV
3 tháng 2 2021 lúc 7:25

Mùa xuân của tôilà phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 - 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiếng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều”: nhớ vợ con, nhớ gia đình, nhớ quê hương, nhớ miền Bắc, nhớ Hà Nội... Mỗi tháng Ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.

Tháng giêng và mùaxuân Hà Nội, mùa xuân miền Bắc đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách“thiên lí tương tư”.

“Ai cũng chuộng mùa xuân” và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu mùa của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không có gì lạ hết”. Cách so sánh đôi chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được: trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được..”, “ai cấm được... ai cấm được... ai cấm được..”. Chữ “thương” được nhắc lại bốn lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ" đầy ấn tượng và rung động.

Là một khách tài tử yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím”, rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần”, yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu... tôi yêu... và tôi cũng xây mộng... những yêu nhất”. Thoáng gợi một câu thơ Kiều của Nguyễn Du, một cách viết, tài hoa.

Mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ và yêu nhất là mùa xuân miền Bắc, mùa xuân Hà Nội, nơi có gia đình và vợ con ông, mà ông đã nhiều năm tháng cách biệt. Ông nhớ cái “mưa riêu riêu”, cái “gió lành lạnh” của mùa xuân quê hương. Ông thương nhớ những âm thanh mùa xuân miền Bắc: “tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng..”. Tình thương nhớ mùa xuân Bắc Việt của Vũ Bằng rất thiết tha nồng nàn cháy bỏng. Ta thấy tâm hồn ông trang trải khắp cảnh sắc và con người, từ xóm thôn đến bầu trời, từ lễ hội mùa xuân đến tiếng trống chèo, đến câu tình ca thôn nữ.

Càng yêu cảnh bao nhiêu, tác giả càng yêu sự sống bấy nhiêu! “Cái mùa xuân thần thánh” rất diệu kì. Vũ Bằng đã sử dụng hai so sánh để nói lên cái diệu kì ấy: “Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ ti tí giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh".

Cùng với cảm hứng mùa xuân ấy, Vũ Bằng cho biết, trong “cái rét ngọt ngào” của mùa xuân, “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và dập mạnh hơn..!’ và “thèm khát yêu thương thực sự”, yêu đồng loại, yêu gia đình. Trong không khí gia đình đoàn tụ êm đềm giữa những ngày xuân, lòng người “ấm lạ ấm lùng", bao niềm vui sướng hạnh phúc tưởng “như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.

San sẻ với bao thương nhớ của Vũ Bằng, ta càng thấy rõ ông yêu mùa xuân, yêu cảnh vật, yêu con người của quê hương xứ sở, lại càng yêu sống, yêu đời hơn bao giờ hết.

Câu văn xuôi của Vũ Bằng rất giàu biểu cảm và chất thơ trữ tình. Chất thơ lắng dịu ngọt ngào. Ta hãy khẽ đọc và cùng nhau cảm thụ: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.

Yêu mùa xuân quê hương, nhưng tác giả “yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng”. Lúc ấy có biết bao xuân tứ, xuân tình. Bao cảnh sắc vương vấn. “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong”, cỏ thì “nức một mùi hương man mác”. Con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa trên giàn thiên lí. Sau cơn mưa xuân, bầu trời xuân rất đẹp. Buổi sáng sớm thấy “những vệt xanh tươi hiện ở trên trời”. Độ tám chín giờ “trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”. Cà om thịt thăn điểm lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng, là hương vị đậm đà bữa cơm giản dị gia đình. Đã mấy ai trong chúng ta được thưởng thức như Vũ Bằng? Hương vị đậm đà ấy tưởng như được ướp hương xuân.

Mùa xuân của tôithể hiện phong cách của Vũ Bằng: một lối viết tài hoa, câu chữ mượt mà, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc trong sáng đậm đà, giọng văn nhẹ nhàng, mơn man như làn gió xuân.

Với Vũ Bằng, tình yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên miền Bắc, yêu mùa xuân Hà Nội rất nồng hậu đắm say; tình yêu ấy gắn bó với bao kỉ niệm, bao nỗi nhớ vơi đầy trong tâm hồn khách xa quê. Trong hoàn cảnh đất nước bị quân thù chia cắt, tác giả nhớ mùa xuân Hà Nội cũng là nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình, vợ con đã bao ngày đêm năm tháng cách biệt. Tác giả đã kín đáo gửi qua Thương nhớ mười hai một niềm tin sắt son chung thủy về cội nguồn, về ý chí thống nhất đất nước, về Bắc - Nam liền một dải, sự họp một nhà mà không thế lực nào, kẻ thù nào có thể chia cắt được.

Bình luận (0)
YH
3 tháng 2 2021 lúc 7:13

GIÚP MIK VỚI 

Bình luận (0)
YH
3 tháng 2 2021 lúc 7:23

tí mik nộp bài rồi 

Bình luận (0)
TB
Xem chi tiết
UT
8 tháng 2 2022 lúc 21:40

Tham khảo nhé!
 Sài Gòn tôi yêu là một bài tuỳ bút nằm trong tập tuỳ bút – bút kí Nhớ… Sài Gòn tập I của Minh Hương. Sài Gòn tôi yêu là một cảm nhận sâu sắc và một mối tình đằm thắm chân tình của nhà văn với con người và mảnh đất mà ông gắn bó suốt mấy chục năm.

Bài tuỳ bút mở đầu bằng những ấn tượng chung về Sài Gòn: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trận trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Một sự cảm nhận thật độc đáo, với hình ảnh so sánh liên tưởng đầy bất ngờ, thú vị.

Bình luận (2)
H24
8 tháng 2 2022 lúc 21:40

refer

Sài Gòn tôi yêu là tuỳ bút đậm chất thơ được tác giả Minh Hương viết vào cuối tháng 12 – 1990 và in trong tập Nhớ… Sài Gòn (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh – 1994). Nội dung bài văn thể hiện tình cảm yêu mến chân thành, nồng nhiệt và sự gắn bó sâu đậm của tác giả đối với vùng đất trù phú này cùng với những chủ nhân của nó.

Những người đã từng sống ở Sài Gòn dù ít hay nhiều đều có chung tâm trạng đi thì nhớ ở thì thương và những ai chưa từng đến thì luôn khao khát được ngắm nhìn tận mắt thành phố được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, trung tâm công nghiệp, kinh tế lớn nhất của Việt Nam trong thời ki đổi mới.

Với độ tuổi ba trăm năm, Sài Gòn là một thành phố trẻ. Nơi đây hội đủ ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Người Sài Gòn rất yêu mảnh đất của mình, nhưng tình yêu của tác giả mới nồng nàn say đắm làm sao.

Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây to đương độ nõn nà trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu chăm bón trân trọng giữ cái đô thị ngọc ngà này.

Cách so sánh trong hai câu mở đầu hơi lạ : Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. So sánh độ tuổi của một vùng đất với độ tuổi của một con người mới nghe qua tưởng chừng khập khiễng nhưng nó lại gợi cho người đọc sự liên tưởng cụ thể và sinh động. Vùng đất Sài Gòn là kết quả công cuộc khai phá, mở mang bờ cõi của ông cha. Tuổi của Sài Gòn là ba trăm năm so với bốn ngàn năm tuổi của đất nước thì quả là thành phố này rất trẻ. Sức sống tràn đầy của một đô thị trẻ, đẹp được nhà vàn so sánh với hình ảnh của một cây tơ đương độ nõn nà phơi phới sức xuân.

Với đôi mắt trìu mến, nhà văn nhìn đâu cũng thấy yêu thương: Tôi yêu trong nắng sớm một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chửng với trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh… Điệp từ Tôi yêu đặt ở đầu mỗi câu thể hiện tình cảm chân thành, da diết của nhà văn trước sự đa dạng của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn. Sài Gòn có hai mùa nắng mưa rõ rệt. Bầu trời mùa nào cũng xanh ngăn ngắt, đầy nắng, đầy gió. Tác giả yêu thích những nét rất riêng của mưa nắng Sài Gòn. Sài Gòn không có mưa phùn, mưa ngâu hay mưa dầm kéo dài hết ngày này sang ngày khác như ở miền Bắc. Mưa Sài Gòn thường vào buổi chiều. Có khi đang đi trên đường Đồng Khởi quận Một, cơn mưa ập tới bất ngờ không tránh kịp nhưng về đến đường Bàn Cờ quận Ba thì trời lại trong veo. Vào mùa này, hễ ra khỏi nhà là người Sài Gòn nhắc nhau phải mang áo mưa phòng thân. Sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết được tác giả miêu tả bằng hình ảnh thật chính xác và gợi cảm: trời đang ui ui buồn bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.

Vẫn bằng tình cảm yêu thương, tác giả miêu tả không khí và nhịp sống sôi nổi của Sài Gòn trong những thời khắc khác nhau : Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở…

Trong phần đầu bài tùy bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha của mình đồi với Sài Gòn. Vẻ đẹp của Sài Gòn được nhân lên gấp bội trước con mắt chan chứa yêu thương. Tác giả không chỉ yêu màu nắng ngọt ngào mà còn yêu cả những điều tưởng chừng không mấy dể chịu như sự trái chứng của thời tiết thoắt nắng, thoắt mưa. Cả sự náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm cũng trở thành những cái đáng yêu, đáng nhớ. Tự biết lòng mình yêu Sài Gòn đến mức thiên vị nên tác giả đã biện minh bằng câu ca dao nói về quy luật tâm lí thông thường của con người: Yêu nhau yêu cả đường đi… Một chi tiết nhỏ đáng lưu ý là bài kí này được viết từ năm 1990 mà thời điểm hiện tại chúng ta đang sống đã là năm 2014, tất nhiên bộ mặt Sài Gòn đã có nhiều thay đổi. Đô thị được mở rộng ra nhiều hướng với những con đường trải nhựa phẳng lì thẳng tắp, hai bên san sát nhà cao tầng, cửa kính cửa chớp sáng choang. Những chiếc cầu bê tông sừng sững nối đôi bờ sông, giúp cho tàu xe thuận tiện ngược xuôi trăm nẻo. Sài Gòn đã mang dáng dấp của một thành phố công nghiệp hiện đại thời mở cửa, có mối quan hệ giao lưu rộng rãi với khu vực châu Á và toàn thế giới. Sài Gòn không chỉ đẹp ở cảnh sắc mà còn đẹp ở con người. Con người đã làm cho cảnh sắc Sài Gòn rực rỡ hơn, lung linh hơn. Ở phần đầu bài viết, tác giả miêu tả thiên nhiên Sài Gòn, đến phần sau, tác giả giới thiệu tính cách của người Sài Gòn. Tác giả nhận xét rất đúng về đặc điểm của cư dân Sài Gòn: Ở trên đất địa này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me… mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Mọi người sống hòa hợp với nhau, không phân biệt nguồn gốc, giàu nghèo. Người trên khắp mọi miền đất nước đổ về Sài Gòn lập nghiệp, sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình. Sài Gòn là mảnh đất giàu tiềm năng, có rất nhiều việc kiếm ra tiền nên: Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân tình như hàng triệu người khác. Sài Gòn là vùng đất trù phú, mỡ màu; là thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế lớn, nhiều trung tâm thương mại sầm uất cung cấp hàng hóa cho cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài qua bến cảng Nhà Rồng rộng lớn và sân bay Tân Sơn Nhất hiện đại. Thành phố Sài Gòn rộng mở và hào phóng là nơi rất thuận lợi cho người tứ xứ đến đây sinh sống. Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu. (Đây là con số của những năm 90, còn đến nay, số dân của thành phố đã lên tới gần tám triệu người). Phong cách nổi bật của người Sài Gòn cũng được tác giả nhận xét chân thực và đầy thiện cảm: Cách ngày nay gần năm mươi năm, vào đây được gần gũi với người Sài Gòn, tôi đã thấy phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng. Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán. Người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh rất chân thành, bộc trực… Con gái Sài Gòn có vẻ đẹp rất tự nhiên, dễ thương. Đây là hình ảnh các cô gái Sài Gòn hồi thế kỉ XX: … tóc buông thõng trên vai, trên lưng, có khi tết bím… Đội nón vải trắng, vành rộng, như nón Hướng đạo. Áo bà ba trắng, đính một túi nhỏ xíu duy nhất bên thân mặt áo. Quần đen rộng. Mang giày bố trắng (giày vải, giày ba-ta) hay xăng đan da. Có người đi guốc vông trơn trắng nõn, quai da, dạng chiếc xuồng hay hình hộp cá mòi. Dáng đi khỏe khoắn, mạnh dạn. Cái đẹp thật đơn sơ, đôn hậu. Cũng yểu điệu, thướt tha, nhưng theo cung cách Bến Nghé. Cũng e thẹn, ngượng nghịu như vừng trăng mới ló, còn ngập ngừng giấu nửa vành sau áng mây. Nụ cười thiệt tình, tươi tắn và ít nhiều thơ ngây. Trong khi giao tiếp, các cô thể hiện nét đẹp kín đáo của người Á Đông: Bây giờ, khi chào người lớn, các cô ấy (trước 1945) cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá. Gặp trang lứa bạn bè thì hơi cúi đầu và cười. Cười ngậm miệng, cười chúm chím, cười mủm mỉm, cười he hé, chỉ để lộ vài cái răng hay lộ cả hàm tùy theo mức độ thân quen. Đặc biệt là cặp mắt sáng rỡ, nhí nhảnh, đôi lúc lại ánh lên vài tia hóm hỉnh. Tuy phong cách tiếp cận người quen hay khách lạ có vẻ hơi “cổ xưa” nhưng lại rõ ràng dân chủ. Không có tư thế khúm núm hay màu mè. Không một chút mặc cảm, tự ti. Vẻ đẹp của các cô gái được nói tới trên đây vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa mang bản sắc riêng của người Sài Gòn. Ngày nay, những cô gái Sài Gòn đẹp như một vườn hoa muôn màu sắc và ngát hương thơm. Nét đẹp của người Sài Gòn còn thể hiện ở tinh thần kiên cường, anh dũng, sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc: Tuy nhiên, đến những hồi nghiêm trọng và sôi sục nhất của đất nước thì các cô gái ấy cũng như các chàng trai và các giói đồng bào của Sài Gòn bất khuất, không chút do dự, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hi sinh cả tánh mạng, xuyên suốt ba chục năm từ 1945 đến 1975… Một thoáng ngậm ngùi, bất bình khi nhà văn nghĩ đến những kẻ vô tình hay cố ý tàn phá thiên nhiên: Sài Gòn ngày nay cũng rất ít chim. Đến mùa, một ít nhạn, én bay về trú đông, dưới các mái nhà cao tầng, mái đình, mái chùa. Thỉnh thoảng mới thấy vài chị quạ, chị sáo, vài chị vành khuyên sắc ô, áo già… Nhiều nhứt là họ hàng se sẻ mà bây giờ cũng thấy thưa thớt dần. Trước kia, rất nhiều, cả cò, cả vạc xổng lồng trong Sở thú bay ra làm tổ trên mấy ngọn cây dầu, cây sao cao ngất với các chị cu gáy, chị quạ, chị sáo… Những nòng súng hơi ác độc của những người vô trách nhiệm với môi trường sống và chẳng thèm đếm xỉa đến pháp luật đương bảo vệ thiên nhiên, đang tay bắn giết chim và dơi của thành phố. Đây là đoạn văn hồi ức thể hiện tình cảm nhớ nhung và luyến tiếc của tác giả về một thiên nhiên an lành, phong phú của Sài Gòn trong quá khứ chưa xa. Kết thúc bài tùy bút, tác giả khẳng định tình yêu sâu đậm của mình đôi với Sài Gòn và khơi dậy trong lòng mọi người tình yêu ấy: Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi ước mong mọi người nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi. Sau 17 năm bài tùy bút này ra đời, Sài Gòn có nhiều thay đổi lớn lao. Thành phố Sài Gòn rộng lớn hơn, cao vút lên, đẹp như một bức tranh lộng lẫy. Dù sao, qua bài tùy bút này, tác giả Minh Hương đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng khó phai về Sài Gòn – mảnh đất thân thương của đất nước Việt Nam yêu dấu, xứng đáng mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Bình luận (4)
AN
8 tháng 2 2022 lúc 21:42

Tôi ở Hà Nội nên cái này là Tham khảo nhé :

Sài Gòn tôi yêu đã miêu tả thật chân thực, sinh động hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp và nhịp sống Sài Gòn sôi động, ồn ã. Những sự vật luôn luôn có chiều hướng thay đổi trạng thái theo thời gian. Bằng nghệ thuật liệt kê hàng loạt những đặc điểm về thiên nhiên và nhịp sống Sài thành kết hợp với điệp ngữ "yêu", tác giả đã thể hiện được tình yêu, lòng say mê và trân trọng đối với mảnh đất quê hương mình. Đó là thứ tình cảm thiết tha, mặn nồng. Tac giả yêu nắng, yêu mưa, yêu "thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh", một sự thật đổi thay thú vị, mang những nét vô cùng đáng yêu, tinh nghịch. Ngoài ra, tác giả "yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn", "yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm", một nhịp sống nhộn nhịp, đông đúc, là nếp sống đã "ăn sâu" vào tâm trí của tác giả. Đồng thời, Minh Hương còn "yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở". Nhưng tình yêu của tác giả có thái quá, khoa trương, xin thưa là không, bởi một khi đã yêu một thứ gì đó, ta sẽ yêu tất cả những gì thuộc về nó, đó là một cảm xúc vô cùng tự nhiên, dễ hiểu của con người. Và từ đó, chúng ta còn được bồi dưỡng cho mình những tình cảm cao quý, đó là tình yêu quê hương, đất nước, biết yêu những gì thân thuộc, quý giá nhất đối với bản thân mình.

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
CT
21 tháng 12 2016 lúc 18:46
Qua văn bản “Sài Gòn tòi yêu”, người đọc đã có những thiện cảm rất lớn với những con người Sài Gòn chân thành, cởi mở. Dân cư Sài Gòn là sự hội tụ của con người ở khắp bốn phương nhưng đã hoà hợp, không còn phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là những người con của Sài Gòn. Điều đó thể hiện những đức tính vô cùng đáng quý của con người, ấy là tinh thần đoàn kết, sự hòa hợp và gắn bó cộng đồng. Không chỉ vậy, người Sài Gòn còn rất tự nhiên, chân thành, cởi mở, mạnh bạo, mà vẫn ý nhị.
Gần năm mươi năm sống và gắn bó với con người Sài Gòn, tác giả đã cảm nhận được đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn những người con của xứ sở này dù trong đời sống giản dị hàng ngày hay trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử người Sài Gòn vẫn rất thực. Đặc biệt, hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục khoẻ khoắn, cử chỉ, dáng điệu vừa yểu điệu, ngây thơ vừa nhiệt tình, tươi tắn đã tạo những ấn tượng sâu sắc và trở thành một biểu tượng đẹp đẽ về con người Sài Gòn trong lòng độc giả.
Bình luận (0)
BT
Xem chi tiết
MN
12 tháng 10 2021 lúc 15:08

Em tham khảo:

     "Sông núi nước Nam" - Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân(Từ ghép) nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền.  Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh mạnh mẽ(Từ láy) cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. 

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
JN
Xem chi tiết
VL
12 tháng 11 2019 lúc 22:04

Bài Sông núi nước Nam không phải của Lý Thường Kiệt nha bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
12 tháng 11 2019 lúc 22:08

Ko có tác giả nhưng trong sách ns có thể ns đó là bài thơ của Lý Thường Kiệt mà!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
JN
12 tháng 11 2019 lúc 22:10

vì đây không rõ tên tác giả mà nhưng trong cuộc kháng chiến của Lí Thường Kiệt nên cũng có thể

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
3 tháng 5 2023 lúc 19:51

Giúp mik với 

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
ND
5 tháng 5 2021 lúc 21:27

Mọi người ơi giúp mik với mai mik kt r

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
TT
29 tháng 10 2016 lúc 21:43
 Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chông quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng. Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hông và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077. 

Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ. (Dịch là Sông núi nước Nam): Sông núi Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chìa xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây !
Chúng mày nhất định phải tan vỡ. Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi Nam Việt vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân tã phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được. Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận. Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xứng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xứng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc. Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội… chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng. Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi. Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị. Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ?) là câu hỏi đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa ngạc nhiên vừa khinh bỉ của tác giả. Ngạc nhiên tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng. Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt vào tư thế chủ nhà và tin rằng mình có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập. Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời. Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta. Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới nhưng không hàm ý thân mật, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta dâu phải dễ đánh bại nhưng, vì hành động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút. Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là: Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người. Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tạt cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc. Bài Thơ thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gạy go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời. Tính chất chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy. Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó. Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.BẠN THAM KHẢO NHÉ .CHÚC BẠN HỌC TỐT
Bình luận (5)
HS
23 tháng 11 2017 lúc 15:14

Https://hoc24.vn/hoi-dap/question/495856.html

Mk có làm r đó bạn

Bình luận (0)
TA
1 tháng 12 2017 lúc 22:15

Bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là bản tuyên ngô​n độc lập đầu tiên của nước ta. Với giọng thơ dõng dạc, đanh thép, ông đã khẳng định được chủ quyền, bờ cõi của nước ta không thể bị xâm phạm một cách dễ dàng bởi quân Tống. Bài thơ đã làm nhụt đi ý chí đánh bại bờ cõi Đại Việt của quân Tống, làm cho quân ta có thêm động lực để tiếp tục chiến đấu. Qua bài thơ cho thấy tác giả là người am hiểu về đất nước, là một vị tướng giỏi giúp nhà Lý đánh bại quân Tống.

Bình luận (5)