Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
HC
3 tháng 4 2022 lúc 20:58

bn có thể tham khảo trên gg , yahoo , cốc cốc và bing

Bình luận (1)
NV
3 tháng 4 2022 lúc 21:13

Giúp mik vs! Mik cần gấp

 

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
MN
20 tháng 5 2021 lúc 9:00

Tham khảo nha em:

Dịch bệnh Covid – 19 quái ác đang gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng đến cuộc sống của toàn nhân loại, đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người, số người nhiễm đã lên đến hàng triệu. Nó khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới kể cả những cường quốc từ Á, Âu, sang Mỹ như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Mỹ… đang rơi vào tình trạng nguy cấp, khốn đốn khi mà số ca nhiễm và ca tử vong tăng lên từng ngày theo cấp số nhân đến chóng mặt. Trong tình hình đó, thật may mắn và thật đáng tự hào biết bao khi Việt Nam ta là một trong những nước giáp biên với Trung Quốc (là nơi khởi nguồn của dịch bệnh Covid) đã tận dụng được những khoảng “thời gian vàng”, phản ứng rất nhanh khi dịch bệnh xuất hiện, nhanh chóng áp dụng các biện pháp để bảo vệ đất nước trước mối đe dọa nghiêm trọng, khống chế hiệu quả dịch COVID-19. Có được kết quả khả quan và đáng mừng như vậy là nhờ sự lãnh đạo kịp thời, khẩn trương, sáng suốt của Đảng và Chính phủ, sự đồng lòng và ý chí mạnh mẽ của toàn dân, sự thống nhất và quyết tâm cao của các cấp các ngành. Đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ trong cả nước – những “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu đang căng mình trong trận chiến với dịch bệnh. Bài viết này tôi xin được gửi tới những y bác sĩ nói chung và các y bác sĩ công tác ở Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm y tế Đà Lạt nói riêng như một lời tri ân sâu sắc, một sự cảm phục chân thành, một lời động viên sẻ chia với những khó khăn, vất vả mà các anh chị đang trải qua. Bởi những hi sinh thầm lặng của “những người lính thời bình” ấy đã góp phần không nhỏ trong trận chiến chung của toàn dân tộc, để giữ gìn cho cuộc sống của chúng ta được bình yên trước mối nguy hiểm khôn lường của dịch bệnh.
Bên cạnh các y bác sĩ đang trực tiếp điều trị thì những y bác sĩ ở công tác y tế dự phòng chính là những “lá chắn” phòng vệ vững chắc, ngăn chặn dịch bệnh thâm nhập và lây lan trong cộng đồng. Chúng ta vẫn thường nghe “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ y tế dự phòng chính là những người đầu tiên, trực tiếp và gần dân nhất để làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giám sát cũng như triển khai các hoạt động phòng chống dịch, góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Từ những ngày đầu khi con virut mang tên Corona xuất hiện trên đất nước ta, đáp lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, cùng với nhân dân cả nước, đội y tế dự phòng của Trung tâm y tế Đà Lạt cũng sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để chạy đua, trực dịch 24/24. Bác sĩ Trần Đắc Nguyện – Trưởng khoa Y tế dự phòng của Trung tâm y tế Đà Lạt cho biết: “Từ khi có dịch, nhiệm vụ của đội là ngay lập tức phải rà soát danh sách và trực tiếp đi đến các cơ sở lưu trú trên khắp toàn địa bàn thành phố để điều tra dịch tễ của những người nhập cảnh về địa phương, những người dân địa phương hoặc người nước ngoài đến hoặc đi từ vùng dịch đến Đà Lạt, khoanh vùng đối tượng tiếp xúc gần cần theo dõi hoặc cách li. Sau đó phải tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình, thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng dịch tại cộng đồng. Ở giai đoạn đầu, công tác điều tra dịch tễ và giám sát cộng đồng của đội gặp rất nhiều khó khăn bởi công việc rất nhiều và quá phức tạp. Thời điểm lượng khách du lịch ở Đà Lạt còn đông, mỗi ngày danh sách rà soát và điều tra lên gần cả ngàn người. Việc điều tra thông tin dịch tễ và vận động cách li cũng không hề đơn giản. Du khách nước ngoài không chịu hợp tác, luôn thay đổi lịch trình và di chuyển thường xuyên nên rất khó để tiếp cận. Một số chủ khách sạn, homestay sợ ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh nên chưa thực sự tạo điều kiện trong việc cung cấp thông tin của du khách. Nhiểu khi chỉ một trường hợp mà phải đi tới đi lui cả bốn năm lần mới có thể gặp được đối tượng để làm công tác tư tưởng và ghi nhận thông tin. Để đảm bảo tiến độ, các anh em nhân viên y tế phải làm việc cả ngoài giờ hành chính, có khi là xuyên đêm tới sáng”. Khó khăn là thế nhưng những “chiến sĩ áo trắng” ấy vẫn không ngần ngại. Trên những chiếc xe máy đơn sơ, dưới cái lạnh buốt của xứ cao nguyên, dù đêm muộn hay sáng sớm mờ sương, họ đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chỉ với một mục tiêu duy nhất là có được thông tin nhanh nhất, chính xác nhất để tổng hợp và chuyển về Sở y tế trước 16h hằng ngày. Bởi họ biết rằng, nếu chỉ vì sự chậm trễ một chút ít thời gian của cá nhân sẽ có thể gây ra những hệ lụy vô cùng to lớn cho cả cộng đồng, cả đất nước. Khái niệm ngày và đêm, ngày nghỉ cuối tuần hay lễ Tết không còn tồn tại trong những ngày tháng ấy. Quà Tết của họ là những báo cáo dài dằng dặc danh sách người nhập cảnh, người cần cách li, khai báo y tế. Bữa cơm của họ là những ổ bánh mì, những gói xôi mua vội dọc đường. Giấc ngủ của họ là những phút chợp mắt vội vàng, những cái gục đầu trên bàn máy tính vì quá mệt. Đổi lại, niềm vui và động lực cho những “người lính trên chiến trường không tiếng súng” ấy là cuộc sống nhân dân vẫn được bình yên, Đà Lạt thân yêu của chúng ta vẫn đang được bảo vệ một cách an toàn trước sự hoành hành ghê gớm của đại dịch.
Những gì tôi viết trên đây chỉ là những vất vả trong muôn vàn nỗi vất vả mà các y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội…tuyến đầu chống dịch của đất nước đang phải trải qua. Đó chỉ là một mảnh ghép trong muôn vàn các mảnh ghép của một bức tranh về cuộc chiến chống dịch Covid -19 mà nhân dân Việt Nam cùng thế giới đang căng mình chiến đấu. Hôm nay đây, chúng ta được ngồi trong nhà, ngủ trong nệm ấm chăn êm, được ăn cơm quây quần bên người thân…đã là một điều may mắn và hạnh phúc quá lớn lao. Bởi vì, để cho bạn, cho tôi có được niềm hạnh phúc ấy, có biết bao người đã và đang chịu rất nhiều vất vả thiệt thòi, đánh đổi cả khát khao hoài bão thậm chí là cả sự sống của bản thân để nhường hạnh phúc cho chúng ta. Những hi sinh thầm lặng ấy thật đáng trân quý và cảm phục biết bao!
Đà Lạt đang đón những cơn mưa đầu mùa. Và sau cơn mưa trời lại sáng. Mong rằng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi để mỗi sớm mai thức dậy, chúng ta có thể bình thản ngắm bình minh, không còn phải vội vàng bật ti vi hay điện thoại và nơm nớp lo sợ khi xem tin tức về số ca nhiễm, ca cách li hay ca tử vong vì vi rút Corona. Nhưng để làm được điều đó, ngay bây giờ chúng ta hãy cùng chung tay trong công cuộc chống dịch của cả đất nước và toàn thế giới. Hãy góp sức nhỏ bé của mình bằng những hành động đơn giản nhưng vô cùng thiết thực. Hãy đoàn kết, chung tay cùng lan tỏa những thông điệp, thực hiện những khuyến cáo và biện pháp mà Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch và Bộ Y tế đề ra thì chắc chắn, như lời của phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói: “Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng, như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng”.

Bình luận (1)
IV
20 tháng 5 2021 lúc 9:44

Tham khảo

Hi sinh là chịu thiệt hại, mất mát quyền lợi về vật chất, tinh thần hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp. Nên hiểu, hi sinh là sẵn sàng cho đi một phần lợi ích của bản thân vì người khác. Sự hi sinh cao nhất là hi sinh sự sống vì sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn độc lập, tự do của tổ quốc. Người biết hi sinh vì người khác là người luôn sống vị tha, biết yêu thương người khác, sẵn sàng cho đi những lợi ích của mình giúp người khác vượt qua khó khăn, thử thách. người có đức hi sinh luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết hi sinh vì người khác luôn ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, không bao giờ cảm thông hay chia sẻ với nỗi khổ đau của người khác, sống cuộc đời hèn kém. Đức hi sinh là phẩm chất cao quý của con người. Ai cũng cần có đức hi sinh bởi khi chúng ta biết hi sinh cho nhau, chia sẻ những gì mình có vì lợi ích chung của cộng đồng thì xã hội sẽ không ngừng phát triển, tình người gắn kết bền chặt hơn. Tuy nhiên, chỉ nên hi sinh cho những gì xứng đáng, cao quý và thiêng liêng chứ không phải là hi sinh một cách mù quáng. Hi sinh là cần thiết nhưng đừng để sự hi sinh của mình bị lợi dụng để làm lợi cho một cá nhân nào đó.

Bình luận (1)
NA
27 tháng 10 2024 lúc 16:27

được rồi

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
LK
Xem chi tiết
H24
10 tháng 10 2024 lúc 10:08

*Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề (giá trị của đức hy sinh trong cuộc sống )

*Thân đoạn: - Giá trị của đức hy sinh trong cuộc sống:

+ Đức hy sinh là một trong những thước đo phẩm chất con người, giúp con người hoàn thiện bản thân, tôi rèn thêm nhiều phẩm chất tốt đẹp khác.

+ Sự hy sinh, cống hiến, đóng góp công sức… sẽ mang lại những điều tốt đẹp, những may mắn, hạnh phúc cho mọi người, khiến mọi người có thể có cơ hội, điều kiện sống tốt đẹp hơn và khi ấy cuộc sống chính chúng ta cũng cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

+ Hy sinh, cống hiến góp phần xây dựng cộng đồng, quê hương, đất nước, làm cho cuộc sống được bình yên, xã hội phát triển, giúp bảo vệ được tổ quốc.

+Một người có đức hy sinh sẽ được những người yêu mến, ngưỡng mộ, tín nhiệm. Còn ngược lại nếu sống giữa cộng đồng mà chỉ biết nghĩ đến bản thân mình thì chắc chắn ta sẽ bị mọi người ghét bỏ, coi thường.

- Giá trị của đức hi sinh khi đại dịch Covid – 19 đang diễn ra hiện nay:

+ Đức hi sinh có giá trị trong cuộc sống nói chung và trong khi đại dịch Covid – 19 đang diễn ra như hiện nay thì đức hi sinh lại càng cần thiết và có giá trị hơn bao giờ hết. Đó là sự hi sinh thầm lặng không quản ngại ngày đêm, không màng đến bản thân của đội ngũ y bác sĩ cứu chữa bệnh nhân, là đội ngũ các chiến sĩ công an, quân đội, đội ngũ những người làm công tác phòng chống dịch bệnh…

+ Sự hi sinh bản thân của những người làm công tác phòng chống dịch bệnh giúp cho dịch bệnh Covid 19 được khống chế, đẩy lùi, sức khỏe con người được đảm bảo. Sự hi sinh nhường cơm, sẻ áo của nhiều người trong cộng đồng đã cứu giúp những người gặp khó khăn qua cơn hoạn nạn do ảnh hưởng của dịch bệnh…

Xem thêm: https://soanbaitap.vn/tu-nhung-ca-tu-tren-em-hay-viet-1-doan-van-ban-ve-y-nghia-cua-le-song-cong-hien-hi-sinh

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
QL
3 tháng 10 2023 lúc 14:59

Trước sự hy sinh không chỉ của những chiến sĩ ngoài mặt trận mà cả những người phụ nữ mòn mỏi chờ chồng, em cảm thấy mình thật may mắn vì được sống trong hòa bình. Không phải trải qua sự chia li sinh tử, sự chờ đợi vô vọng khi người thân yêu đi chiến đấu ngoài mặt trận. Đồng thời nó như nhắc nhở em phải biết gìn giữ, trân trọng nền độc lập này bởi nó được đổi lấy bởi sự bất hạnh của bao người.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
QL
3 tháng 10 2023 lúc 15:05

Chiến tranh đến, đem đến cho con người biết bao đau đớn và khổ cực kể cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cũng chính nhờ chiến tranh mà ta biết được sự hy sinh của con người là lớn lao, là vĩ đại như thế nào. Điều này, ta thấy rõ qua nhân vật dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

Dì Bảy là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, thủy chung, son sắt. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.

Nhưng rồi hạnh phúc không mỉm cười với dì, dì trở thành một người phụ nữ bất hạnh phải chịu nỗi đau mà nhiều người cũng tương tự trong chiến tranh – chồng mất. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Một người phụ nữ 20 tuổi kết hôn, 40 tuổi chồng chết mà chưa một lần được gặp mặt, còn nỗi đau nào đau hơn nỗi đau này cơ chứ. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Điều đó chứng tỏ dì Bảy là một người phụ nữ bất hạnh, giàu đức hy sinh, luôn thủy chung nghĩa tình, đây đều là những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Đức hy sinh đó của dì khiến tôi vừa nể phục, vừa cảm thông, trân trọng. Tôi hiểu, trong chiến tranh, không chỉ dì mà còn nhiều người phụ nữ khác cũng vậy, họ cũng gánh chịu nỗi đau tương tự như dì. Và tôi biết, thế hệ chúng tôi sẽ hiếm khi gặp phải tình cảnh như vậy, nhưng chúng tôi luôn luôn trân trọng, nể phục những người phụ nữ Việt Nam đáng kính.

Bình luận (0)
CT
Xem chi tiết
TP
11 tháng 2 2020 lúc 20:35

Gợi ý

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Cống hiến là gì?

- Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?

b. Bàn luận về vấn đề nghị luận

- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.

- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.

- Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).

c. Lật lại vấn đề

- Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỉ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).

- Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
11 tháng 2 2020 lúc 6:59

Peter Marshall – thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Thế giới luôn không đủ, vì vậy, cống hiến của mỗi con người là để lấp đầy những khoảng trống đó để tạo nên những điều giá trị. Nếu ta có trí tuệ hãy dâng tặng trí tuệ, dùng trí tuệ để đưa ra những sáng kiến, phát minh, phát triển khoa học. Nếu ta chỉ có cơ bắp, hãy cống hiến cho lao động để tạo ra những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng. Việc của chiếc lá là phải xanh vì màu diệp lục kia sẽ tỏa bóng mát cho đời. Xã hội sẽ đẹp hơn nếu ai cũng biết cống hiến, thế giới sẽ văn minh hơn nếu nhân loại vô cùng kia ai ai cũng luôn sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân để phục vụ lợi ích chung. Cống hiến cũng chính là đức hi sinh, hi sinh lợi ích cá nhân vì sự phát triển chung của cộng đồng, hi sinh thời gian và công sức của mình vì sự tiến bộ của nhân loại. Bởi vậy nhân danh sự tiến bộ của thế giới, mỗi chúng ta hãy học tập, lao động và cống hiến hết mình vì một thế giới tốt đẹp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa