Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
SK
27 tháng 3 2020 lúc 20:16

"Hai cây phong" là phần đầu của truyện "Người thầy đầu tiên" của nhà văn xứ Cư-gơ-rư-xtan - một nước Cộng hòa ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây. Bài văn có hai mạch kể và tả xen lẫn vào nhau rất nhuần nhuyễn tạo nên một sắc thái đặc biệt về cảm nhận.

Trước hết, bằng lối miêu tả đầy xúc động của một tâm hồn nhạy cảm, người kể chuyện tự giới thiệu mình là họa sĩ. Bức tranh vẽ giữa ngọn đồi có hai cây phong. Tuy nhiên đây không phải là nét vẽ bằng cây cọ, mà bằng lời kể và tả thật duyên dáng, sâu lắng.

Bức tranh ấy chỉ thể hiện lên mỗi lần "chúng tôi" (lời xưng hô của chủ thể trữ tình) đi xa và nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: "Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về đến làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong!".

Như vậy, cảnh sắc quê hương được cảm nhận bằng những hình ảnh đậm nhạt, cao thấp, xa gần, khác nhau. Đó là tâm tình của người họa sĩ tài hoa trước phong cảnh đầy cảm xúc dâng trào.

Nhưng ở một góc độ cảm nhận, tác giả (nhân vật trữ tình) đã kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm tạo nên sức hút kì lạ. Bởi vì người kể đã khơi dậy hoài niệm của tuổi thơ.

Đó là vào năm học cuối cùng, bọn trẻ đã reo hò, huýt còi ầm ĩ rồi công kênh nhau bám vào các mắt mấu của hai cây phong mà leo lên. Quên làm sao được "lũ nhóc đi chân đất" ấy "làm chấn động cả vương quốc loài chim" ở trên "những cành cao ngất". Ôi, ở đây, "bọn nhóc" còn vô cùng sung sướng ngắm nhìn cảnh vật một cách vừa trịnh trọng, vừa yêu thương.

Chúng giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa biêng biếc của thảo nguyên. Chúng "nép mình ngồi trên các cành cây lắng nghe tiếng gió ảo huyền và tiếng lá cây đáp lại lời gió...". Hai cây phong đã làm cho tuổi thơ rạo rực, bị quyến rũ về vẻ đẹp vừa uy nghi vừa hoang sơ của nó.

Như vậy, đoạn trích Hai cây phong chan chứa một thi vị của quê hương. Nghệ thuật tả và kể của bài văn đã làm cho mạch kể hết sức sinh động.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
Xem chi tiết
GT
30 tháng 10 2018 lúc 12:54

 Hai cây phong nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại.Trước hết là hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia".Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
NP
16 tháng 3 2022 lúc 20:17

Chuyện cổ tích Cây khế khép lại, trong tâm trí em vẫn hiện lên ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người em trai hiền lành, chất phác, thật thà. Trái ngược lại với người anh tham lam, ích kỉ thì người em trai hiện lên với phẩm chất hiền lành, lương thiện, sống hòa hợp với thiên nhiên và yêu thương vạn vật. Vì hiền lành và coi trọng tình anh em, nên dù không nhận được tài sản gì ngoài mảnh vườn nhỏ, anh vẫn vui vẻ, không ganh ghét người anh. Người em còn là người sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu mến vạn vật khi anh để cho chim ăn khế dù tài sản của mình chẳng có gì. Nhờ sự lương thiện, siêng năng mà anh đã được trả ơn xứng đáng và cuộc sống thoát khỏi cảnh cơ cực. Người em chính là nhân vật đại diện cho kiểu người nhân hậu trong truyện cổ. Qua nhân vật này, nhân dân muốn gửi đến bạn đọc bài học về chân lí “ở hiền gặp lành” và hướng con người chúng ta đến lối sống lương thiện trong cuộc đời

 

Bình luận (0)
IN
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
PQ
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
MH
13 tháng 12 2021 lúc 12:17

Tham khảo

I. Mở bài:

Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái.Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.Bài văn Mẹ tôi trích từ cuốn Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi là bài học sâu sắc, thấm thía về đạo làm con.

II. Thân bài:

* Lỗi lầm của En-ri-cô:

Ham chơi hơn ham học.Thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.

* Thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai:

Buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ.Tức giận vì đứa con trong phút nông nổi đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ.Nhắc lại cho con nhớ công lao to lớn và tình thương yêu, đức hi sinh cao cả của mẹ…Muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ, hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

* Lời khuyên thấm thía của người cha:

Khuyên con hãy nhớ rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người.Nhắc cho con nhớ: Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó.Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ bằng thái độ thành khẩn và cầu xin mẹ hôn con để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.Khẳng định: Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ.

III. Kết bài:

– Bài văn được thể hiện dưới hình thức một bức thư bố gửi cho con. Giọng điệu vừa nghiêm khắc, vừa ân cần, tha thiết.

– Bài văn đề cập đến đạo làm con. Kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi con người.

 

Bình luận (1)
HN
Xem chi tiết
NP
13 tháng 3 2022 lúc 21:18

lên mạng đi ;D

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VT
13 tháng 3 2022 lúc 21:26

Cậu bé Mã Lương trong truyện cổ tích “Cây bút thần” cũng là nhân vật có tài năng kì lạ và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Xuyên suốt câu chuyện, Mã Lương hiện lên với tài năng về hội họa, thông minh cùng những phẩm chất vô cùng đáng quý như chăm chỉ, cần cù, luôn giúp đỡ những người nông dân nghèo khó và dám chống lại cường quyền.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
13 tháng 3 2022 lúc 21:27

Cảm nhận của em về nhân vật Mã Lương

"Cây bút thần" là một truyện cổ tích thần kì của Trung Quốc. Ngoài nhân vật thần kì, sự vật thần kì, truyện cổ tích này còn hàm chứa một triết lí nhân sinh và một quan điểm nghệ thuật vô cùng sâu sắc. Truyện được lưu truyền nhiều nơi trên đất nước Trung Hoa, nhưng sâu rộng nhất là ở vùng Vân Nam, Tứ Xuyên…

Mã Lương nghèo khổ, có năng khiếu vẽ, biết tự luyện tập nên vẽ giỏi. Em vẫn chưa có bút vẽ, mơ ước mãi mà chưa được. Cụ già đã đến với em trong mơ. Cụ râu tóc bạc phơ, hiền hậu. Cụ cho em cây bút bằng vàng và khích lệ em:

"Đây là một cây bút thần, nó sẽ giúp con rất nhiều". Rõ ràng cụ già là Tiên rồi, như Bụt trong “Tấm Cám", như cụ già trong "Cây tre trăm đốt". Cụ già cho Mã Lương cây bút thần là biểu tượng nói lên mơ ước một báu vật, một vật thiêng liêng sẽ giúp Mã Lương cũng như nhân dân lao động biến mơ ước của mình thành sự thật và niềm tin. Chỉ có những người có chí lớn, có tài đức mới được Trời, được Tiên, được Phật phù trợ. Vì thế cụ già mới nói với em: “Nó (cây bút thần) sẽ giúp con rất nhiều".

Cây bút thần đã phát huy rực rỡ tài năng của Mã Lương. Trước đây, em cũng đã từng dùng que, dùng ngón tay vẽ chim, vẽ cá… Bức vẽ nào của em cũng đẹp, nhưng chưa đạt đến độ kì diệu, thiêng liêng. Giờ đây, với cây bút thần trong tay, em vẽ chim thì chim biết hót líu lo và tung cánh bay lên trời; em vẽ cá thì cá vẫy đuôi, trườn xuống sông bơi lượn. Nhờ thế mà thiên nhiên vốn đã đẹp lại càng đẹp thêm.

Mã Lương đã trải qua những năm dài vất vả tự kiếm sống. Với cây bút thần trên tay, em đã vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước giúp bà con nghèo trong làng. Những cuốc, cày, đèn, thùng múc nước… của em "tặng" chắc cuộc đời của họ dễ chịu hơn, có cơm ăn, áo mặc, và có ánh sáng… Chắc là người xưa muốn qua chuyện Mã Lương vẽ cày, vẽ cuốc, vẽ đèn… này mà gửi gắm một ý tưởng, một quan niệm, một quan điểm: hãy đem nghệ thuật phục vụ lao động, phấn đấu cho ấm no, hạnh phúc của người nghèo, của nhân dân.

Trên đời vốn đầy rẫy bọn ăn bám, tham lam, độc ác. Cây bút thần của Mã Lương sẽ giúp gì cho đời trong cuộc đấu tranh của nhân dân để "trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược" này? Cuộc đối đầu giữa Mã Lương với tên địa chủ là một cuộc đấu tranh mất còn. Căng thẳng và kì diệu, kì lạ thật. Sức mạnh lúc đầu chưa thuộc về Mã Lương! Em đã bị lên địa chủ nhốt vào chuồng ngựa, để em phải chết đói, chết rét! Kẻ thù vừa tham lam, vừa vô nhân đạo. Cây bút thần đã cứu em thoát nạn. Em đã vẽ ra lò sưởi để sưởi; em đã vẽ ra bánh để ăn. Rồi em vẽ ra thang như một vũ khí lợi hại để em "vượt ngục" và tạo ra một cái "bẫy" làm cho tên gian ác "chưa trèo qua 3 bậc" đã ngã lộn nhào xuống đất như bị trời giáng! Tên ác bá phóng tuấn mã, vung dao đuổi bắt em, em đã vẽ thành cung tên, em lấy cung tên bắn đúng họng nó! Con ngựa em vẽ cho mình là con tuấn mã đưa em đến chân trời mới tự do. Bao yếu tố kì diệu, bao sức mạnh thần kì trong những tình tiết nói về chuyện nhờ bút thần mà Mã Lương đã diệt trừ được tên địa chủ ghê tởm. ở đây cây bút thần tượng trưng cho sức mạnh chính nghĩa diệt trừ cái ác, hướng về cái thiện.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TK
Xem chi tiết
H24
18 tháng 12 2022 lúc 21:45

Ai-Ma -Tốp là một nhà văn nước cộng hòa vùng trung á thuộc Liên Xô trước đây. Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu cho thời kì bấy giờ. Ông đã để lại rất nhiều những tác phẩm có giá trị và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Những tác phẩm của ông được rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết đến trong đó phải kể đến tác phẩm "hai cây phong"là một trong những tác phẩm rất suất sắc của ông. Tác phẩm được trích trong "người thầy đầu tiên",trong đoạn trích truyện hai cây phong được miêu tả một cách sinh động với ngòi bút đậm chất hội họa.

Trước tiên tác phẩm đặc biệt ở cách kể và ngôi kể trong chuyện nhân vật chúng tôi song song đồng hiện với nhân vật tôi cùng tâm sự chia sẻ những suy nghĩ cảm xúc với người đọc. Do đó ngôn từ hình ảnh chấp chới lúc ẩn lúc hiện lúc thực lúc mơ rất thú vị. Hình ảnh hai cây phong hiện lên những trò chơi ngày bé được hiện lại những suy nghĩ sây lắng những cảm xúc dạt dào cứ ngân lên theo mỗi câu chữ. Câu chuyện kể về tôi thì lúc ở hiện tại còn lúc chuyện kể với ngôi chúng tôi thì chỉ ở quá khứ. Hai mạch kể ít nhiều phân biệt và trùng vào nhau. Nhân vật xưng tôi đóng vai trò là người kể chuyện được tác giả tạo ra để dẫn dắt câu chuyện. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng tôi tự giới thiệu mình là họa sĩ. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng chúng tôi vẫn là người kể chuyện nhưng lại xưng danh là bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong đó. Căn cứ vào mạch kể chuyện ta thấy ngôi nhân vật xưng tôi quan trọng hơn và được tác giả gửi gắm nhiều những tâm sự hơn.

Hình ảnh so sánh hai cây phong được so sánh với ngọn hải đăng trên núi cho ta thấy được dường như ánh sáng của quê hương và những hồi ức những trải nghiện trên quê hương đã soi sáng bước chân những đứa trẻ nơi đây để chúng tự tin bước đi trên chính bước chân của chúng đến những miền đất xa lạ và trong số đó chắc hẳn có nhân vật chính của tác giả hay chính là tác giả. Hai cây phong lớn lên như những ngọn đèn hải đăng trên núi từng gây ấn tượng đối với bất kì ai. Với họa sĩ tình yêu quê hương đã chan hòa gắn bó tình thương nhớ hai cây phong đầu làng. Mỗi lần về thăm quê nhà thì họa sĩ đã đưa mắt nhìn hai cây phong quen thuộc và coi đó chính là bổn phận đầu tiên của mình. Nhớ hai cây phong đối với họa sĩ là nỗi nhớ với một nỗi buồn da diết nên càng về tới gần nhà lại càng nhớ. Đứa con ấy thầm tự hỏi lòng mình "ta sắp được thấy chúng chưa,hai cây phong sinh đôi ấy?Mong sao cho nhanh được về tới làng chóng lên tới đồi để được đến với hai cậy phong. Và niềm hạnh phúc biết bao nhiêu đối với đứa con lâu ngày mới được trở về được đứng mãi ở dưới gốc cây để được nghe thấy tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất. Đúng là một mối quan hệ khăng khít của tác giả đối với quê hương đối với tuổi thơ mình. Dường như đó cũng là điều mà tác giả muốn nhắn nhủ đối với tất cả chúng ta hãy nhớ đến quê hương nhớ đến tuổi thơ mình bởi đó chính là nền tảng để tạo nên chúng ta ngày hôm nay.

Hai cây phong mọc trên đồi với dáng vóc khổng lồ với các mắt mấu các cành cao ngất cao đến ngang tầm cánh chim bay với bóng râm mát rượi với dáng vẻ đung đưa như đang chào mới tất cả mọi người đến với nó. Phải chăng chính dáng vẻ chào mời ấy đã khiến cho tác giả có nhiều kỉ niệm đối với nó như thế. Bức tranh thiên nhiên được tác giả ngắm nhìn từ trên cao tạo ra cho người đọc cảm thấy không gian được mở rộng đến muôn vùng xa thẳm thảo nguyên hoang vu và cả dòng sông lấp lánh như đang hiện lên trước mắt người đọc khiến ta như đang hòa chung cùng một cảm xúc đối với tác giả. Bức tranh mà tác giả gợi cho người đọc thật ấn tượng đầy đặc trưng và quyến rũ đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều những ấn tượng khó quên.

Hai cây phong đã làm cho người kể chuyện say sưa ngây ngất và khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện. Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả khiến cho người đọc cảm thấy thật đáng quý và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà đôi lần chúng ta đã vội lãng quên. Tác phẩm gợi cho chúng ta những kỉ niệm ấy và từ khi nào nó bỗng hiện lên một cách vô thức khi ta đọc những kỉ niệm đáng nhớ của nhà văn. Hai cây phong đối với tác giả đó chính là những kỉ niệm vô cùng đẹp đẽ của tuổi học trò ,tuy đã là quá khứ đã xa thật xa nhưng mỗi khi hồi tưởng lại nó dường như tác giả đang cảm nhận nó một chút một chút một và đưa người đọc cùng cảm nhận cùng hồi tưởng lại với nhà thơ. Hai cây phong chính là nhân chứng câu chuyện hết sức sinh động về thầy Đuy -sen và cô bé An-t -nai. Chính thầy đã đem hai cây phong trồng trên đồi với cô bé đó và thầy đã gửi gắm những hi vọng mơ ước cho những đứa trẻ nghèo khổ thất học như An-t-Nai ngày càng được mở mang kiến thức và trở thành những con người có ích. Hình ảnh nhân hóa hai cây phong có tiếng nói riêng và chan chứa những lời nói êm dịu, hai cây phong chính là những con người có tâm hồn với những tâm trạng những cung bậc cảm xúc khác nhau. Hai cây phong được kể và tả bằng chính trí tưởng tượng và những tâm trạng đan xen của người nghệ sĩ.

Tác phẩm đã mang đến cho người đọc thật nhiều tâm trạng và dạt dào cảm xúc về quê hương. Quê hương chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn lớn lên và đó còn là nền tảng để con người có thể đứng lên trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó chính là cảm xúc lòng biết ơn của người họa sĩ đối với quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tác phẩm như một lời thức tỉnh đối với chúng ta cho chúng ta những cảm nhận thật gần gũi về quê hương.

 

Bình luận (0)