Hãy tưởng tượng đoạn kết mới cho câu chuyện Cây bút thần
Ai nhank mk tick
Em hãy tưởng tượng kể lại đoạn kết mới cho câu chuyện Cây bút thần
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
Cây bút thần từ lâu đã không được dùng đến. Hôm nay, nhân buổi đại tiệc mừng chiến thắng, nhà vua mới mang ra vẽ để thần dân trăm họ được thưởng thức. Nhà vua anh minh ấy không ai khác chính là cậu bé Mã Lương thuở nào. Sau khi trừng trị tên vua gian ác, cậu đã được nhân dân tôn sùng làm hoàng đế đứng lên trị vì đất nước.
Thuở nhỏ, Mã Lương là cậu bé mồ côi cha mẹ từ sớm. Mã Lương rất thích học vẽ và vẽ rất đẹp, tưởng như mọi thứ em vẽ đều thành sự thật. Nhưng vì nhà nghèo, em không mua nổi một cây bút. Niềm mơ ước giản dị ấy đã thấu đến các vị thần linh. Vì thế, em đã được tặng một cây bút thần. Cây bút này quả là kì diệu. Vẽ con chim, con chim tung cánh bay lên trời, vẽ con cá, con cá trườn xuống sông bơi lội… Thế là từ đó em dùng cây bút thần vẽ giúp cho mọi người dân nghèo trong làng. Ai thiếu gì em cũng vẽ cho nhưng chỉ vẽ những công cụ dùng để sản xuất. Mã Lương tuy nhỏ nhưng có tấm lòng thật nhân ái. Mọi nguời trong làng đều biết ơn em.
Rồi câu chuyện về cây bút lọt đến tai tên địa chủ gian ác. Hắn bắt Mã Lương phải vẽ theo ý muốn của hắn. Nhưng không chịu phục tùng trước cải xấu, em đã kiên quyết chiến đấu đến cùng. Bằng tài năng và trí thông minh của mình, em thoát khỏi tay tên địa chủ ấy... Trốn đến một thị trấn nhỏ, Mã Lương vẽ tranh để bán ở phố. Tranh em vẽ rất đẹp nhưng bao giờ cũng thiếu một bộ phận nào đó. Do một lần sơ ý em làm lộ bí mật và bị tố giác với vua. Những gì Mã Lương được nghe, được thấy về tên vua tàn ác này đã khiến em rất căm giận. Những gì vua mong muốn em đều không làm theo mà cố ý vẽ khác đi. Nhà vua tức giận, cướp cây bút thần của Mã Lương. Nhà vua đâu biết rằng chỉ có tài năng như Mã Lương, có tấm lòng nhân ái, bao dung như em mới có thể sử dụng được cây bút thân Bút thần chính là sứ giả được phái đến bên em, để em giúp đỡ những người nghèo khổ Với những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ và bây giờ là nhà vua thì cây bút thần thành cây bút trừng trị. Nhà vua không thể điều khiển nó theo ý mình.
Biết không thể làm gì nếu thiếu Mã Lương, hắn dụ dỗ em nhiều điều danh lợi. Mã Lương vờ như đồng tình để tìm cách trừng phạt hắn. Nhà vua muốn dạo chơi bằng thuyền trên biển. Mã Lương vẽ ngay một biển cả mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng. Trên con thuyền buồm lớn, đầy đủ vua quan, hoàng hậu, công chúa và hoàng tử. Mã Lương bắt đầu cho những cơn gió đầu tiên thổi lên nhè nhẹ. Nhưng nhà vua lại muốn những con gió lớn hơn, ngay tức khắc, em đáp ứng yêu cầu. Gió thổi mạnh lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Nhà vua sợ hãi kêu Mã Lương đừng cho gió to nữa. Nhưng mặc những lời kêu than, em tiếp tục đưa những nét bút thành những đường cong lớn làm cho gió to, sóng xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Mã Lương tranh thủ cơ hội này trừng trị thích đáng tên vua và những tên tham quan làm hại dân chúng. Nỗi căm giận ấy khiến em vẽ những cơn gió to hơn. Và cuối cùng, sóng biển nổi lên như những trái núi khổng lồ ập đến nuốt chửng con thuyền. Con thuyền chờ vua quan, hoàng tộc đã vĩnh viễn nằm sâu dưới đáy biển cùng tội ác của chúng.
Câu chuyên Mã Lương trừng phạt vua quan độc ác đã lan truyền khắp nơi. Ai cũng biết ơn và ca tụng em. Còn Mã Lương, sau chuyện đó đã cùng cây bút thần đi đâu không biết. Nhân dân cá nước đều đồng tình tôn em làm nhà vua mới bởi một người tài năng, đức độ như Mã Lương sẽ giúp cho dân chúng thoát khỏi cơ cực, lầm than. Tất cả mọi người đều đi tìm Mã Lương... Cuối cùng mọi người đã tìm thấy khi Mã Lương đang vẽ, nhưng không phải bằng bút thần mà bằng chính cây bút em mua được do lao động. Trước tấm lòng của nhân dân, Mã Lương đồng ý về cung làm hoàng thượng. Đúng như mong mỏi của nhân dân, Mã Lương là vị vua anh minh, sáng suốt và nhân hậu, lúc nào cũng vì dân chúng. Cũng từ khi làm vua, Mã Lương không dùng đến cây bút thần nữa Nhà vua muốn bằng chính tài năng của mình mà trị vi đất nước và cũng muốn rằng, con dân của mình dựa vào sức mạnh của mình mà đi lên...
Hôm nay, nhà vua cho mở đại tiệc mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Trong không khí vui mừng của ngày hội lớn, nhà vua lấy cây bút thần ra vẽ, tặng cho dân chúng một món quà. Đã lâu không dùng đến bút thần nhưng nhà vua vẫn vẽ rất đẹp. Và ai cũng thấy, đó chính là cậu bé Mã Lương ngày nào.
Bạn tham khảo nha!
xem trong sách đi bn rùi bn hãy tự tóm tắt chuyện theo các sự vc sau đó suy luận ra lời văn thì bn lm đc thôi
( nhớ phân tích đoạn kết thôi nha )
hãy tưởng tượng một đoạn kết mới cho chuyện cây bút thần
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.
Câu chuyện Mã Lương trừng phạt vua quan độc ác đã lan truyền khắp nơi. Ai cũng biết ơn và ca tụng em. Còn Mã Lương, sau chuyện đó đã cùng cây bút thần đi đâu không ai biết. Nhân dân cả nước đều đồng tình tôn em làm nhà vua mới bởi một người tài năng, đức độ như Mã Lương sẽ giúp cho dân chúng thoát khỏi cơ cực, lầm than. Tất cả mọi người đều đi tìm Mã Lương. Cuối cùng mọi người đã tìm thấy khi Mã Lương đang vẽ, nhưng không phải bằng bút thần mà bằng chính cây bút em mua được do lao động. Trước tấm lòng của nhân dân, Mã Lương đồng ý về cung làm hoàng thượng. Đúng như mong mỏi của nhân dân, Mã Lương là vị vua anh minh, sáng suốt và nhân hậu, lúc nào cũng vì dân chúng. Cũng từ khi làm vua, Mã Lương không dùng đến cây bút thần nữa. Nhà vua muốn bằng chính tài năng của mình mà trị vì đất nước và cũng muốn rằng, con dân của mình dựa vào sức mạnh của mình mà đi lên...
Hôm nay, nhà vua cho mở đại tiệc mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Trong không khí vui mừng của ngày hội lớn, nhà vua lấy cây bút thần ra vẽ, tặng cho dân chúng một món quà. Đã lâu không dùng đến bút thần nhưng nhà vua vẫn vẽ rất đẹp. Và ai cũng thấy, đó chính là cậu bé Mã Lương ngày nào.
Mã Lương cậu bé vẽ đẹp, thông minh hôm nào nay đã trở thành một vị vua đức độ, hiền tài. Người dân khắp nơi, ai nấy đều vui mừng vì có nhà vua luôn chăm lo cho cuộc sống của bách tính, trăm họ. Sau rất nhiều biến cố, cuối cùng cuộc sống của Mã Lương đã được hạnh phúc.
Sau khi vua cùng bọn hoạn quan trong triều đình tử nạn. Mã Lương được sự giúp đỡ của ông tiên người trao cho cậu chiếc bút thần giúp đỡ để cậu lên ngôi vua, trị vì thiên hạ. Những trung thần yêu nước, hết lòng ủng hộ nhà vua mới này. Dân chúng trong cả nước đều vui mừng bởi từ bây giờ, họ không phải chịu sự bóc lột của ông vua bạo ngược nữa, và hi vọng nhà vua mới sẽ mang đến cho họ cuộc sống ấm no cho thiên hạ. Chẳng bao lâu, sau khi Mã Lương lên ngôi người ta thấy khắp nơi trong nước đâu đâu cũng là đời sống hạnh phúc, đủ đầy. Nhà vua Mã Lương cùng quần thần đã ngày đêm làm việc không mệt mỏi, để giúp dân chúng thoát được nạn đói kém, có đủ ruộng đất cấy cày. Tài năng, đức độ của nhà vua cả nước ai cũng biết đến, họ đem lòng cám phục vị vua trẻ hết lòng vì đất nước.
Hãy tưởng tượng một đoạn kết mới cho câu chuyện Cây bút thần
Lưu ý : Không chép mạng
Sáng hôm sau, không ai biết cậu bé Mã Lương đã đi đâu. Họ vào nhà thì tìm thấy mẩu giấy ghi: " Cháu phải đi rồi, đi để bảo vệ đất nước, bảo về người dân khỏi bị những tầng lớp thống trị đàn áp, khổ sở. Cháu sẽ biến xã hội thối nát này thành một xã hội văn minh, trong sạch". Cậu bé Mã Lương đã ra đi để cống hiens cho đất nước.
Sáng hôm sau , cau về nhà , được mọi người tung hô , cảm tạ vì đã giết được ông vua độc ác , tham lam , sau đó cậu làm việc từ thiện . Vài năm sau .cậu được mọi người tôn lên làm vua ...
tu do ma luong tro nen tham lam doc ac
Từ ý nghĩa của chuyện Cây bút thần em hãy rút ra bài học cho bản thân bằng cách trình bày bằng một đoạn văn ngắn
ai nhank mk tick
Em đã đọc đi đọc lại truyện Cây bút thần nhiều lần vì truyện hấp dẫn đối với em. Quả thật câu truyện đã lôi cuốn em từ đầu đến cuối. Nhưng thật là lùng, đoạn em thích nhất là đoạn đầu, đoạn Mã Lương siêng năng học vẽ, mặc dù ở đoạn đó Mà Lương chưa có cây bút thần.
Đọc đoạn này, trước mắt em hiện lên một chú bé nghèo khổ phải làm mọi việc nặng nhọc đệ kiếm ăn qua ngày. Nhưng chú thật đáng yêu vì rất chịu khó học tập. Chú thích vẽ nên hằng ngày chú chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên rừng, chú lấy que củi vạch xuống đất, vẽ theo những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, chú nhúng tay xuống nước vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ. Tinh thần hăng say học tập cua chú bé thật đáng khâm phục. Chú tranh thủ mọi thời gian, mọi địa điểm để học vẽ. Hầu như lúc nào, ở đâu Mã Lương cũng học. Nội dung học vẽ của chú chính là thiên nhiên, cảnh vật xung quanh. Không có bút mực, chú dùng que củi vạch xuống đất, nhúng tay xuống nước vẽ trên đá để tập vẽ.
Nhờ cần cù, miệt mài học tập, kết hợp với óc thông minh sẵn có, Mã Lương đã tiến bộ rất nhanh. Em vẽ chim cá giống như hệt, người ta tưởng như sắp được nghe tiếng chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Mã Lương đã thành tài nhờ hoàn toàn vào sự nỗ lực của bản thân. Ở đây có lẽ, để tô đậm tinh thần tự lực trong học tập của Mã Lương, nên người kể đưa vào truyện chi tiết thầy giáo chửi mắng và đuổi em khi em đến xin học vẽ. Em nghĩ chi tiết đó không hay. Thiếu gì cách nhấn mạnh vào tinh thần nỗ lực bản thân của Mã Lương mà phải bôi nhọ người thầy giáo như vậy. Hay là ở nước đó, người ta không tôn trọng ông thầy. Nhưng thôi, đây là thiếu sót của người kể. Chỉ biết rằng ở đây Mã Lương đã thành hoạ sĩ tài năng nhờ vào sự phấn đấu không mệt mỏi của chính bản thân mình. Nhờ có tài năng, em đã được ông tiên cho cây bút thần bằng vàng sáng lấp lánh. Nhờ có tài năng em đã sử dụng cây bút thần với sức mạnh kì diệu ở những đoạn sau.
Em cứ nghĩ nếu không chăm chỉ học tập để có tài năng thì không biết Mã Lương có được thưởng cho cây bút không? Và nếu có bút rồi mà không có tài thì liệu cây bút thần có hiệu lực ghê gớm như vậy không? Em cho rằng tất cả sẽ là con số không. Do đó em rất thích đoạn văn trên. Và từ truyện Mã Lương học vè, em đã rút ra cho mình những bài học bổ ích về việc học tâp tu dưỡng của ban thân: phải cần cù hơn nữa, phải khắc phục khó khăn hơn nữa, phải quyết tâm hơn nữa, phải tư lực cánh sinh hơn nữa trong học tập thì học tập mới có kết quả, thì trang viết của mình mới có sức lay động lòng người…
hok tốt
mk nghĩ nó tương đương vs phần ghi nhớ đấy bn
Hãy tưởng tượng một đoạn kết mới cho câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng
Khi ếch đã ra ngoài giếng, anh ta vẫn tính cũ cứ cho mình là nhất xem trời bằng vung. Đến 1 ngày, có một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp nó. Nhưng rồi hồn nó bay lên thiên đàng, xem có chỗ cho nó đứng nữa không may ra có nhưng thật bất hạnh cho nó ai cũng nói nó không xứng đáng để đứng trên đó, liền hất hủi con ếch bé nhỏ đi ếch định đi thẳng xuống địa ngục nhưng may ra mới tiếp đât 1 vị thần cầm chân nó nhấc lên và để nó đứng thẳng và nói : " Ta cho con 1 cơ hội sống con có muốn không. " Không chần chừ ếch đáp "Có " Vị thần nói thêm :" Nhưng con hứa với ta không được xem mọi thứ là 1 thứ nhỏ bé Trái Đất này rộng lớn kể cả vị thần như ta đây còn không thể biết hết thế sao con có thể biết hết được" Thế chần chừ 1 lúc ếch đáp :" Dạ con cảm tạ ngài con hứa sẽ không bao giờ có tính chế giễu mọi thứ xung quanh con nữa ạ". Vị thần giơ chiếc đữa thần lên và nói nhẩm gì đó rồi nó trở lại thành 1 con ếch bé nhỏ hồi nào nhưng nó không có tính coi trời bằng vung nữa sau đó nó đi chu du khắp nơi. Đến giờ cũng không ai biết tin tức gì về nó nữa.
Khi ếch đã ra ngoài giếng, anh ta vẫn tính cũ cứ cho mình là nhất xem trời bằng vung. Đến 1 ngày, có một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp nó. Nhưng rồi hồn nó bay lên thiên đàng, xem có chỗ cho nó đứng nữa không may ra có nhưng thật bất hạnh cho nó ai cũng nói nó không xứng đáng để đứng trên đó, liền hất hủi con ếch bé nhỏ đi ếch định đi thẳng xuống địa ngục nhưng may ra mới tiếp đât 1 vị thần cầm chân nó nhấc lên và để nó đứng thẳng và nói : " Ta cho con 1 cơ hội sống con có muốn không. " Không chần chừ ếch đáp "Có " Vị thần nói thêm :" Nhưng con hứa với ta không được xem mọi thứ là 1 thứ nhỏ bé Trái Đất này rộng lớn kể cả vị thần như ta đây còn không thể biết hết thế sao con có thể biết hết được" Thế chần chừ 1 lúc ếch đáp :" Dạ con cảm tạ ngài con hứa sẽ không bao giờ có tính chế giễu mọi thứ xung quanh con nữa ạ". Vị thần giơ chiếc đữa thần lên và nói nhẩm gì đó rồi nó trở lại thành 1 con ếch bé nhỏ hồi nào nhưng nó không có tính coi trời bằng vung nữa sau đó nó đi chu du khắp nơi. Đến giờ cũng không ai biết tin tức gì về nó nữa.
Khi ếch đã ra ngoài giếng, anh ta vẫn tính cũ cứ cho mình là nhất xem trời bằng vung. Đến 1 ngày, có một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp nó. Nhưng rồi hồn nó bay lên thiên đàng, xem có chỗ cho nó đứng nữa không may ra có nhưng thật bất hạnh cho nó ai cũng nói nó không xứng đáng để đứng trên đó, liền hất hủi con ếch bé nhỏ đi ếch định đi thẳng xuống địa ngục nhưng may ra mới tiếp đât 1 vị thần cầm chân nó nhấc lên và để nó đứng thẳng và nói : " Ta cho con 1 cơ hội sống con có muốn không. " Không chần chừ ếch đáp "Có " Vị thần nói thêm :" Nhưng con hứa với ta không được xem mọi thứ là 1 thứ nhỏ bé Trái Đất này rộng lớn kể cả vị thần như ta đây còn không thể biết hết thế sao con có thể biết hết được" Thế chần chừ 1 lúc ếch đáp :" Dạ con cảm tạ ngài con hứa sẽ không bao giờ có tính chế giễu mọi thứ xung quanh con nữa ạ". Vị thần giơ chiếc đữa thần lên và nói nhẩm gì đó rồi nó trở lại thành 1 con ếch bé nhỏ hồi nào nhưng nó không có tính coi trời bằng vung nữa sau đó nó đi chu du khắp nơi. Đến giờ cũng không ai biết tin tức gì về nó nữa.
Kể một câu chuyện tưởng tượng đoạn kết mới cho câu chuyện Thạch Sanh .
Sau khi được Thạch Sanh xá tội, mẹ con Lí Thông lập tức quay về quê để làm ăn lương thiện. Bỗng nhiên, trời đang nắng hóa âm u.Thạch Sanh thấy liền biết là Thượng Đế sai Ông Thiên Lôi xuống trừng phạt mẹ con Lí Thông, chàng liền xin vua rồi bay đến chỗ họ.Hai mẹ con nhà nọ vẫn chưa biết là Ông Thiên Lôi đã ở đó nên vẫn cứ ung dung đi.Rồi..." Đùng! Đùng! Đùng!" , tiếng sấm rền vang, mẹ con Lí Thông giật mình, nằm cuối xuống. May sao Thạch Sanh tới kịp và dùng sức mạnh của mình để che chở mẹ con họ.Chàng dùng đến những phép thần thông đánh lại Ông Thiên Lôi. Hai bên cứ giao chiến mãi rồi Thạch Sanh thắng. Ông Thiên Lôi vẫn tỏ ra kiêu ngạo:" Hừ, may là có nhà ngươi, nếu không ta đã nướng chín hai kẻ bội bạc ấy rồi!" Nói rồi, Ông bay về trời.
Mẹ con Lí Thông lạy Thạch Sanh như sùng bái thần thánh rồi lại tiếp tục lên đường. Kể từ đó, họ làm ăn tốt và được nhân dân yêu quý.
Trả lời:
Thạch Sanh vốn là thái tử, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con vợ chồng nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi bên gốc đa, đốn củi kiếm sống qua ngày. Lí Thông- một người hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, bèn lân la kết nghĩa huynh đệ để lợi dụng. Đến lượt hắn nộp mạng cho chằn tinh dung dữ ăn thịt, hắn đã lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Nào ngờ, chàng giết được chằn tinh, hắn lại âm mưu để Thạch Sanh bỏ trốn, đem đầu chằn tinh nộp cho vua và được phong lên làm quận công. Vua có một cô công chúa đến tuổi lấy chồng nhưng không may bị đại bàng quắp đi. Một lần nữa, Lí Thông lại nhờ sự giúp đỡ của Thạch Sanh mà đem được công chúa về cho nhà vua. Trong lúc cứu công chúa, Thạch Sanh đã giết được đại bàng cứu được thái tử con vua Thủy Tề bị giam trong cũi sắt đã lâu. Chính nhờ vậy, chàng được vua Thủy Tề khoản đãi hậu hĩnh nhưng chỉ xin nhận một cây đàn thần rồi trở về gốc đa. Còn xô công chúa từ sau khi được cứu khỏi hang ổ của đại bàng thì bỗng dưng không cười không nói vì bị hồn đại bàng và chằn tinh trả thù. Nhà vua lo sợ vì đã chạy chữa nhiều nơi mà bệnh tình của công chúa vẫn không hề khuyên giảm. Thạch Sanh xin được vào yết kiến nhà vua, hứa sẽ chữa khỏi bệnh cho công chúa. Chàng cầm cây đàn dạo lên khúc nhạc đầu, tiếng đàn vừa cất lên, công chúa như bừng tỉnh khỏi cơn mơ. Nàng bỗng cười nói được như thường. Vua cha quá đỗi mừng rỡ, ban thưởng cho chàng và nghe chàng kể hết mọi sự tình bấy nay chàng lập được công nhưng luôn bị tên Lí Thông mưu mô giành giật. Trước sự giận dữ của nhà vua, Thạch Sanh xin cho hai mẹ con Lí Thông một con đường sống để họ được trở về làm người lương thiện. Nào ngờ với bản chất xảo quyệt, hắn vẫn chứng nào tật ấy, lợi dụng lòng tin của chàng, ăn trộm đàn thần và chạy trốn thật xa. Hắn muốn dùng cây đàn để kiếm tiền sinh lợi nhưng ngờ đâu trong tay hắn, đàn thần cũng chỉ là một khúc gỗ tầm thường không hơn không kém. Quả báo ngày nào rồi cũng đến, hắn sống trong bệnh tật triền miên, bị người đời khinh rẻ. Đó chính là kết cục bi thảm nhất của kẻ phản bội, sống thiếu tình cạn nghĩa. Còn về Thạch Sanh, chàng được nhà vua truyền ngôi nhưng phải bay về trời theo lệnh của Ngọc Hoàng. Chàng xuống hạ giới chỉ là để thử thách tấm lòng lương thiện của phàm nhân, dạy cho con người biết ở hiền gặp lành và kẻ độc ác như Lí Thông sẽ có ngày gặp ác báo.
Ngày xưa ở quận Cao-bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Nhà họ nghèo hàng ngày phải lên rừng chặt những bó củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Họ ham giúp người như đắp đường khơi cống, đỡ đần kẻ già người yếu mà không nề hà gì cả. Thấy họ tốt bụng, Ngọc hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng trải đã mấy năm mà không sinh nở. Giữa khi ấy, người chồng lâm bệnh rồi chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một đứa con trai.
Thằng bé khôn lớn thì người mẹ cũng theo chồng từ giã cõi trần. Nó sống côi cút trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Người ta gọi là Thạch Sanh. Giang sơn của Thạch Sanh chỉ có mỗi một lưỡi búa của cha để lại hàng ngày đưa lên rừng đốn củi. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa: có thiên thần được Ngọc hoàng phái xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua ngồi nghỉ ở gốc đa. Hắn thấy Thạch Sanh vừa gánh về một gánh củi lớn tướng, nghĩ bụng: - "Người này khỏe như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi biết bao nhiêu". Bèn lại lân la gạ chuyện rồi đòi kết làm anh em. Thấy có người lạ tự nhiên săn sóc đến mình. Thạch sanh cảm động, vui vẻ nhận lời và sau đó chàng từ giã gốc đa đến sống chung dưới mái nhà họ Lý.
Nhà họ Lý vốn chuyên môn cất rượu. Thạch Sanh đến, mẹ con hắn quả được một tay đỡ đần rất tốt. Bấy giờ trong vùng có một con Chằn tinh, có nhiều phép biến hóa lạ kỳ, thường bắt người ăn thịt. Quan quân nhiều lần đến bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Cuối cùng người ta đành phải lập cho nó một cái miếu, hàng năm khấn một mạng người để cho nó đỡ phá phách.
Không may năm ấy đến lượt Lý Thông nạp mình.
Nghe tin, mẹ con Lý thông hoảng hốt lo sợ, nhưng sau đó mẹ con hắn nghĩ ra được một mưu là lừa cho Thạch Sanh đi chết thay: - "Hắn không cha mẹ, lại vừa mới đến, lạ nước lạ cái chắc là việc sẽ trót lọt". Nghĩ vậy, chiều hôm đó Lý Thông chờ lúc Thạch Sanh đi kiếm củi về dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:
- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, ngặt vì giở cất mẻ rượu, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.
Thạch Sanh không ngờ vực gì cả thuận đi ngay.
Nửa đêm hôm ấy, Thạch Sanh đang lim dim đôi mắt thì Chằn tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh giơ vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh với lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép thoắt biến, thoắt hiện, nhưng Thạch Sanh không núng, chàng cũng giở phép tấn công liên tiếp. Chỉ một lúc sau, yêu quái bị lưỡi búa của chàng xả làm đôi, hiện nguyên hình là một con trăn lớn. Chàng vội chặt lấy đầu và nhặt bộ cung tên bằng vàng của yêu quái xách về.
Canh ba hôm ấy, mẹ con Lý Thông đang ngủ bỗng nghe tiếng Thạch Sanh gọi cửa, ngỡ là oan hồn của hắn hiện về, hồn vía lên mây vội cúi đầu lạy lấy lạy để. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe câu chuyện giết Chằn tinh, mẹ con hắn mới thật hoàn hồn. Nhưng Lý Thông bỗng nảy ra được một kế khác. Hắn nói:
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu!
Nghe nói, Thạch Sanh kinh hoảng, vội từ giã hai mẹ con họ Lý ra đi. Chàng lại trở về gốc đa cũ kiếm củi nuôi miệng. Còn Lý Thông thì đem thủ cấp của yêu quái trẩy kinh, tâu vua là mình đã hạ thủ được Chằn tinh. Vua khen ngợi và phong hắn làm đô đốc.
Lại nói chuyện công chúa con vua hồi ấy đã đến tuổi lấy chồng. Nhưng nàng vẫn chưa chọn được người nào xứng đáng. Bọn hoàng tử các nước cũng có nhiều người sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không một ai vừa ý nàng. Cuối cùng, vua cha tổ chức một ngày hội lớn cho hoàng tử các nước láng giềng và con trai trong thiên hạ tới dự để công chúa từ trên lầu cao ném quả cầu may, hễ quả cầu rơi trúng vào người nào thì sẽ lấy người ấy làm chồng.
Nhưng khi công chúa sắp sửa ném quả cầu thì bỗng có Đại bàng đi qua trông thấy. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép thần dị. Thấy công chúa đẹp, liền sà xuống bất thình lình cắp đi.
Bấy giờ Thạch Sanh đang ngồi dưới gốc đa. Tình cờ thấy Đại bàng bay qua, chân có quắp một người, sẵn cung tên chàng bắn theo một phát. Mũi tên trúng cánh Đại bàng. Hắn đau quá phải hạ xuống cắn răng nhổ mũi tên đi rồi lại tha công chúa về hang. Thạch Sanh lần theo vết máu, tìm được chỗ ở của quái vật.
Thấy con bị mất tích, nhà vua xiết bao đau đớn, vội sai đô đốc Lý Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Vừa mừng vừa sợ, Lý Thông không biết tính thế nào. Cuối cùng hắn nghĩ, chỉ có người em kết nghĩa cũ họa may có thể gỡ bí cho mình, bèn một mặt cho quân lính đi khắp nơi dò hỏi, mặt khác truyền cho nhân dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin tức Thạch Sanh. Nhưng tám chín ngày trôi qua mà vẫn chưa có tin gì mới mẻ. Mãi đến ngày thứ mười, hắn mới tìm thấy Thạch Sanh trong đám người đi xem hội. Thấy Lý Thông nói đến việc tìm công chúa, Thạch Sanh liền thật thà kể chuyện mình bắn Đại bàng cho nghe. Lý Thông mừng quá, lập tức nhờ chàng dẫn đường cho quân sĩ trẩy đến sát hang đá. Cửa hang ăn thông xuống đất sâu thăm thẳm không một ai dám xuống. Thạch Sanh tình nguyện buộc dây ở lưng cho người dòng xuống hang thám thính.
Đại bàng từ hôm bị thương về nằm liệt một nơi, bắt công chúa phục dịch. Thạch Sanh xuống đến nơi ẩn vào một xó, chờ lúc công chúa một mình đi qua, mới ra hiệu cho nàng biết. Thấy người trai lạ kia liều chết cứu mình, công chúa vừa ngạc nhiên vừa hết sức cảm phục. Thạch Sanh lấy thuốc mê bảo nàng cho Đại bàng uống. Chờ lúc Đại bàng ngủ say, chàng buộc công chúa ở đầu dây ra hiệu cho quân của Lý Thông kéo lên. Chàng đang chờ đến lượt mình lên thì không ngờ Lý Thông đã ra lệnh cho quân sĩ vần đá lớn lấp kín cửa hang lại, rồi kéo nhau về. Thạch Sanh không ra được, tức mình vô hạn. Chàng đập phá khắp nơi để kiếm lối thoát. Giữa khi đó Đại bàng tỉnh dậy. Thấy có người lạ, lại thấy mất công chúa, hắn bừng bừng nổi giận xông ra toan giết Thạch Sanh. Thạch Sanh cũng giở phép mầu chống lại rất kịch liệt. Đại bàng bị thương sẵn nên chả mấy chốc đã chuốc lấy thất bại. Sau khi giết chết con yêu tinh, Thạch Sanh đi lục lọi khắp mọi nơi. Thấy có một người con trai bị nhốt trong cũi sắt, chàng hỏi ra mới biết đó là thái tử con vua Thủy. Ngày đó cách đây hơn một năm thái tử di du ngoạn, tình cờ bị Đại bàng bắt đem về nhốt lại ở đây. Thạch Sanh bèn dùng cung vàng bắn tan cũi sắt cứu thái tử ra. Thái tử thoát nạn hết lời cảm tạ chàng và mời chàng xuống chơi Thủy phủ. Vua Thủy sung sướng được gặp lại con, lòng rất biết ơn Thạch Sanh. Vua đãi chàng rất hậu và khi chàng về, vua tống tiễn thật nhiều vàng ngọc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin có mỗi một cây đàn. Thế rồi, chàng lại trở về gốc đa sinh nhai bằng nghề cũ.
Lại nói chuyện Chằn tinh và Đại bàng sau khi chết: hồn chúng nó không được ai cúng tế, đành đi lang thang để kiếm miếng ăn. Một hôm chúng tình cờ gặp nhau và mỗi bên kể cho nhau biết vì đâu gặp phải số phận long đong. Hai bên bàn nhau tìm cách báo thù Thạch Sanh cho bõ ghét. Chúng bèn lẻn vào kho vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa để vu vạ. Quả nhiên sau đó bọn nội thị cứ theo dấu đi tìm, đến gốc đa thì bắt được tang vật. Thạch Sanh liền bị hạ ngục.
*
Lại nói chuyện công chúa từ khi được Lý Thông đưa về cung thì tự nhiên hóa câm. Suốt ngày mặt hoa rầu rĩ không nói không cười. Vua đành hoãn việc cưới xin và bảo Lý Thông lập đàn cầu nguyện cho nàng lành bệnh. Lý Thông bèn cho mời các pháp sư có đủ phép thuật cao cường về cúng cầu, nhưng cầu mãi vẫn không ăn thua. Công chúa ngày ngày ngồi im lặng làm cho hắn vô cùng sốt ruột. Giữa lúc đó thì Thạch Sanh bị bắt và thuộc quyền hắn xét xử. Lý Thông không ngờ người mà hắn cố ý hãm vào chỗ chết lại vẫn sống nhăn. Hắn nghĩ: - "Nếu để nó sống, nó sẽ tranh mất công ta và tố cáo ta". Vì thế Lý Thông quyết định khép Thạch Sanh vào tội chết.
Ngồi trong ngục, Thạch Sanh nhân buồn tình đem đàn của vua Thủy cho ra gảy, không ngờ đấy chính là cây đàn thần, tiếng văng vẳng phát ra lúc này như oán, như than, như tức, như bực. Càng gảy tiếng đàn càng trách sự hững hờ của công chúa và vạch tội ác của Lý Thông. Tiếng đàn thoát khỏi nhà ngục và truyền đi rất xa. Nó bay vào hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Bấy giờ công chúa đang ngồi trên lầu. Vừa nghe tiếng đàn, tự nhiên nàng đứng dậy cười nói huyên thuyên. Câu đầu tiên của nàng là xin vua cha cho gọi người gảy đàn vào cung.
Nhà vua lấy làm lạ, cho đòi Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi thân phận của mình từ lúc mồ côi cha mẹ đến lúc kết bạn với Lý Thông: nào chém Chân tinh, bắn Đại bàng, nào cứu công chúa, bị lấp cửa hang, nào cứu con vua Thủy Tề và bị bắt đến đây, v.v... Vua và hoàng gia cùng nghe càng thương cảm. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha cho chúng về quê nhà làm ăn. Nhưng đi về được nửa đường thì chúng bị sét đánh chết.
Nhà vua vui lòng gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ vui đến như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội họp binh lính cả mười tám nước lại, sang hỏi tội vua tại sao lại đem con gái cành vàng lá ngọc gả cho một đứa khố rách. Nhưng khi nghe tiếng đàn thần thánh thót của Thạch Sanh, tự nhiên quân sĩ của mười tám nước không còn ý chí đánh trận nữa. Cuối cùng bọn hoàng tử đều nhất tề cuốn giáp. Thạch Sanh sai dọn cơm cho họ ăn. Cả mấy vạn quân sĩ thấy niêu cơm quá nhỏ, ai nấy bĩu môi không buồn cầm đũa. Biết ý, chàng đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng. Quả nhiên chúng ra sức ăn mãi, ăn mãi nhưng ăn hết bao nhiêu cơm lại đầy bấy nhiêu. Sau khi ăn no họ rập đầu lạy tạ và kéo nhau về nước.
Về sau vua không có con trai nên nhường ngôi cho Thạch Sanh[1].
KHẢO DỊ
Đồng bào Tày cũng kể chuyện Thạch Sanh như của người Kinh. Đặc biệt ở Hòa-an (Cao-bằng) dân địa phương coi nguồn gốc truyện Thạch Sanh là của mình[2]. Không những họ căn cứ ở câu "Ngày xưa, ở quận Cao-bình", mà còn căn cứ vào một cái hang tương truyền là nơi Thạch Sanh chém Chằn tinh, và những đền thờ thờ Thạch Sanh ở một số làng xã, và vào một số phong tục ngôn ngữ liên quan đến tình tiết của truyện, v.v...
Cần chú ý là truyện của ta cũng cùng một "thoại" với truyện Thạch Sanh chém chằng trong các vở "dù kê" của đồng bào Khơ-me (Khmer) nên lại có người cho rằng có lẽ nguồn gốc truyện Thạch Sanh là từ Thạch Sanh chém chằng của người Khơ-me mà ra[3].
Người Mèo có hai truyện:
1. Sinh Lữ cứu con Ngọc Hoàng.
Sinh Lữ mồ côi bố, nhà nghèo nhưng có sức khỏe. Vua nghe tin muốn mượn tay anh đón giết rắn lớn sắp bắt con gái Ngọc hoàng đi qua, hứa sẽ gả cho cô gái ấy nếu cứu được. Anh mượn gươm vua ra đi, nhưng rắn quá lớn, sức chém của anh đối với nó chả mùi mẽ gì. Anh theo dấu rắn đến một cái hang sâu. Vua sai dòng dây cho anh xuống. Gặp cô gái, cô can anh đừng trêu nó mà nguy hiểm. Nghe lời cô anh thử nhấc mũi kiếm của nó lên thì không nổi. Anh buồn phát khóc. Tự nhiên một giọt rượu từ trên trời rơi vào miệng, anh nuốt vào thấy khỏe ra, lại nhấc thử thì thấy nổi. Anh lần lượt xin cô gái hai bát rượu cái, cuối cùng nhấc lên nhẹ như lông, anh tung mũ nó lên trời rồi giơ đầu hứng lấy đội vào. Cô gái lại dặn anh phải chém quái vật vào lúc nó mở mắt vì chính lúc ấy là lúc nó ngủ thật sự. Anh làm theo quả chặt được rắn lớn thành chín khúc. Xong anh giật dây cho cô gái Ngọc Hoàng lên trước. Nhưng thấy cô gái đẹp, vua giữ cô gái cho mình mà không kéo anh lên. Giống như truyện của ta, ở lại dưới hang rắn, anh đi lục lọi khắp nơi, và tìm ra được thái tử không phải con vua Thủy mà là con Ngọc hoàng bị rắn giam vào hang đá trong bao nhiêu năm, hang đá đã liền lại như bức tường. Sinh Lữ đục được tường cứu chàng con vua trời ra. Thái tử đưa anh lên trời, anh được Ngọc hoàng đối đãi rất hậu, nhưng anh nhất thiết chối từ mọi tặng vật, chỉ xin một con chó bếp theo lời mớm của Thái tử. Khi về cõi trần, nhờ chó bếp anh có nhà cửa lâu đài, người hầu kẻ hạ đẹp như tiên, trong đó có một cô đẹp nhất làm vợ Sinh Lữ. Anh đón mẹ về ở, cuộc đời sung sướng bắt đầu. Một hôm, anh bảo mẹ mời vua đến nhà ăn cơm. Thấy những người hầu đẹp đẽ, nhất là thấy vợ anh dung nhan không ai sánh kịp, vua ngây ngất, bèn gạ anh đổi lấy chín vợ của mình cùng cả cơ nghiệp.
Kết cục gần giống truyện Của Thiên trả Địa (xem truyện số 42). Vợ anh ghé tai bàn nhỏ cứ đổi, nhưng đi một đoạn thì giả vờ quên cái này hay cái khác để trở lại ba lần, sẽ thấy sự lạ. Khi Sinh Lữ trở lại lần thứ ba thì vợ anh đập vào đáy chảo ba cái, tự nhiên một tiếng sét nổ vang, nhìn lại thì vua đã cháy đen, còn nàng vợ tiên cùng đoàn người tiên hầu hạ đã biến mất cả. Sinh Lữ bèn về cung lấy chín người vợ của vua và lên ngai vàng.
2. Hai chàng rể.
Có hai anh em mồ côi chưa kiếm được vợ, chuyên sống bằng nghề bẫy chim và thú nhỏ. Một hôm đi về thấy bao nhiêu thức ăn để dành đều bị mất trộm, mới để ý rình mò thì bắt được một ông lão chui vào rọ. Ông lão xin thả, hứa sẽ đưa đến nhà gả cho hai cô gái xinh đẹp, nhưng khi đến thì lão dùng quạt thần làm cho hai anh em bay lên đỉnh núi. Nhờ có tiếng sáo họ đã làm cho các thú rừng say sưa nghe, và cõng giúp xuống núi. Lúc này họ làm quen với hai cô gái ông lão, đem quạt giả để đánh tráo chiếc quạt thật, rồi họ quạt cho lão bay đi rất xa và chiếm hai cô làm vợ. Do sự trù rủa của lão, người anh lấy cô chị bị sa xuống hang rồng, còn người em lấy cô em thì sa xuống hang thỏ. Hai chị em thấy chồng mất tích bèn chạy khắp nơi tìm, khi thấy dấu vết ở miệng hang thì ném xuống mỗi người một chiếc lược. Lược của em bằng gỗ thông ít lâu sau mọc thành cây thông, người em trèo lên thoát nạn. Còn lược của chị là lược tre, cũng mọc lên thành cây nhưng khi người anh trèo lên, vì tre non mềm dễ gẫy, nên cuối cùng lại rơi xuống đáy hang sâu thăm thẳm. Đó là lý do làm cho người anh hùng phải ở lại dưới mặt đất.
Người anh đi khắp nơi để tìm lối lên nhưng vô hiệu. Dân cư dưới này là một giống người bé bằng ngón tay. Một hôm anh đi đến một nơi thấy một đoàn người đang hè nhau lay một cây ké (loại cây thảo, quả có gai hay bám lên đầu tóc, áo quần) mà không đổ. Anh cúi xuống làm giúp cho họ đắc lực. Nhưng bọn họ lại tỏ thái độ lo sợ hoảng hốt, kháo nhau: - "Nguy rồi! Quan về thì nguy!". Anh để ý nhìn xem thì thấy chim gõ kiến, rồi sóc, gà, cáo lần lượt tìm đến với thái độ hách dịch. Mỗi lần chúng đến, bọn người tí hon lại thì thào - "Nguy rồi! Quan về!", v.v... Biết đó là kẻ thù của họ, anh lần lượt đánh chết chúng. Từ đó họ chơi thân với anh, cùng nhau sống chung rất vui vẻ.
Ở được ba năm anh muốn về mà vẫn không có cách gì cả. Sau cùng gặp một vị tiên. Tiên bảo anh cứ đi mãi về phía mặt trời lặn, sẽ gặp một cây lim (lem), trên có tổ diều hâu, khi thấy lũ con đang tập bay thì trói lại với nhau, rồi yêu cầu bố mẹ chúng cõng lên mặt đất. Ở đây kết thúc gần giống với các dị bản sẽ kế ở dưới. Bố mẹ chim về thấy con không bay dược, mới đi hỏi tiên. Tiên bảo đây là do ma làm, phải đi đón thầy ở nơi nọ nơi kia mà chữa. Thầy chữa tức là anh, anh đòi trả công bằng cách cõng hộ mình lên mặt đất. Anh chữa bằng cách cởi dây trói, nhưng diều hâu lật công. Anh lại nhân lúc bố mẹ chim đi vắng trói lũ con lại. Bố mẹ chim lại đến cầu, năm lấn bảy lượt anh mới nhận. Anh xếp ba bồ thịt khô (do bọn người tí hon săn bắt) lên lưng chim để cho chim có sức bay. Khi sắp lên đến nơi, anh reo mừng làm cho chim giật mình sà cánh, anh lại rơi xuống như cũ. Thấy anh buồn phát khóc, cả bố mẹ và đàn diều hâu lại cõng anh lên. Thịt trong ba bồ đều cạn, anh phải cắt thịt tay và thịt chân mình đút cho chúng. Cuối cùng chúng đưa anh về đến nơi vô sự [4].
Truyện Thạch Sanh về cục bộ có phần tương tự với một số truyện cổ tích khác của ta (xem truyện Cứu vật vật trả ân, cứu nhân nhân trả oán (số 48), truyện Con chó, con mèo với anh chàng nghèo khổ (số 92), đều ở tập này, truyện Ba chàng thiện nghệ (số 107), truyện Từ Đạo Hạnh (số 120) ở tập III, truyện Tiêu diệt mãng xà (số 148) tập IV, v.v...) Loại truyện nhân vật anh hùng có sức khỏe vô địch chui vào hang sâu giết quái vật cứu người và lưu lạc ở dưới đó một thời gian như Thạch Sanh, các dân tộc ở trên thế giới có rất nhiều. Chúng tôi chỉ nhặt ra sau đây một số truyện mà hình tượng và diễn biến gần với truyện Thạch Sanh hơn cả.
Trước hết là truyện của bộ lạc Giơ (Dzo) ở Băng-gan (Bengale) (Ấn-độ):
Có hai chàng trẻ tuổi tên là Hờ-pô-tia và Hờ-răng-san giải phóng một cô gái là Cun-gô-ri ra khỏi nanh vuốt một con người hổ. Giữa lúc họ đánh người hổ gần chết thì Cun-gô-ri lại bị Cu-a-vang bắt. Hắn đưa nàng về làng mình ở dưới mặt đất mà mỗi lần xuống phải đi qua một cái lỗ. Để mách lối cho người đi tìm, cô gái cầm một ống chỉ cho sợi rơi ra dọc dường, Hờ-pa-tia và Hờ-răng-san theo dấu tìm dược đến lỗ. Họ nạy hòn đá lớn chui vào hang, bí mật lẻn tới làng Cu-a-vang. Hờ-pa-tia tìm được cô gái và khó khăn lắm mới đưa nàng ra được. Nhưng khi đến mặt đất, cô gái sực nhớ mình bỏ quên mất cái lược quý.
Hờ-răng-san không dám trở xuống. Hờ-pô-tia vui lòng đi lấy, thừa dịp Hờ-răng-san bắt lấy cô gái đem về và lấp lỗ lại. Về đến nhà cha mẹ mình, cô gái bị ép lấy hắn, coi như ân nhân cứu mạng. Còn Hờ-pô-tia trốn ra không dược, buộc lòng phải ở lại làng Cu-a-vang và lấy con gái hắn làm vợ. Anh chàng gieo một hạt cây "côi" ở gần nhà, cây mỗi ngày một mọc cao. Một hôm nhân vợ di vắng, anh trèo lên cây, tự nhiên tìm được lối ra khỏi xã hội dưới đất. Về đến nhà cô gái, anh thuật lại mọi việc vừa qua. Sau đó cô gái cầm dao cắt cổ Hờ-răng-san rồi lấy Hờ-pô-tia.
Truyện Chàng Gấu của Pháp:
Xưa, có vợ một người tiều phu mang thức ăn cho chồng bị một cành cây cản đường. Đang gỡ cành để kiếm lối đi thì nàng bị một con gấu bắt về hang làm vợ. Sau đó nàng đẻ được một đứa con nửa gấu nửa người gọi là Chàng Gấu. Hắn còn bé quá chưa nâng được hòn đá lớn mà bố hắn dùng lấp kín cửa hang. Lên 7 tuổi hắn nâng lên được và cùng mẹ trốn về nhà lão tiều.
Chàng Gấu đi học nhưng khỏe nghịch ngợm. Một hôm hắn đánh một thoi làm cho các bạn văng đi rất xa. Thầy giáo mắng hắn, hắn quăng qua cửa sổ. Bị đuổi khỏi trường, hắn đi học rèn. Thấy người chủ lò rèn đối đãi không tốt, hắn tìm đến một chủ thứ hai. Rồi lại đến ở với một chủ khác. Được chủ cho phép, hắn dồn tất cả sắt trong lò lại rèn một cái gậy ngót 500 cân.
Chàng Gấu từ giã chủ đi chơi gặp Chàng Cối đang tung một cái cối coi bộ rất nhẹ nhàng. Anh rủ hắn theo mình. Gặp một anh chàng đang trục một hòn núi, anh bảo thả cho núi lăn xuống rồi theo mình. Người thứ ba họ rủ là một anh chàng đang bện một cây "sên" làm thừng buộc củi.
Họ đi được hai ngày hai đêm đến một tòa lầu. Bước chân vào một buồng, họ thấy cỗ bàn dọn sẵn, bèn ngồi vào ăn. Ăn rồi cả bọn vào rừng đi săn, trừ Chàng Cối trúng thăm ở nhà nấu ăn. Đang nấu bỗng có một người khổng lồ xông vào hỏi làm gì rồi đánh cho ngã lăn, đoạn bỏ đi mất. Khi cả bọn về hỏi thì hắn nói dối là khói bếp làm cho hắn khó chịu. Ngày mai đến lượt Chàng Trục núi ở nhà. Hắn cũng bị khổng lồ đến đánh cho ốm đòn nhưng khi hỏi, hắn cũng nói dối như Chàng Cối. Ngày thứ ba nhằm phiên Chàng Bện cây và việc cũng xảy ra như trước. Hôm sau nữa đến lượt Chàng Gấu và khi khổng lồ đến, anh cho hắn một gậy xả làm hai mảnh. Bọn kia lúc về thấy vậy rất phục.
Chàng Gấu đi thăm dò tòa lầu. Nhờ gõ gậy, anh biết nền nhà có chỗ rỗng có lỗ chui xuống. Cả bọn tìm cách xuống. Họ lấy dây buộc Chàng Cối ngang lưng và dòng xuống với một cái chuông lắc. Vừa xuống hắn đã kinh sợ lắc chuông lia lịa xin lên. Đến lượt Chàng Trục núi, rồi Chàng Bện cây cũng thế, cuối cùng Chàng Gấu xuống. Gặp một bà tiên, anh kể cho biết mình đã giết chết tên khổng lồ. Bà tiên chỉ cho hai cái buồng, một buồng trong có quỷ ở và một buồng khác có ba chị em công chúa bị bắt giam. Chàng Gấu phá cửa vào buồng đầu, giết hết lũ quỷ. Khi giải phóng cho ba công chúa thì mỗi nàng tặng anh một viên sắt nạm ngọc và kim cương. Chàng Gấu buộc dây ra hiệu cho bạn lần lượt kéo lên. Mỗi người giành lấy một công chúa. Đến lượt Chàng Gấu lên được nửa chừng thì bọn họ cắt đứt dây làm cho ngã gãy chân. Nhờ có bà tiên, anh lại lành chân và lên được mặt đất.
Thấy bọn phản bạn sắp sửa ra về, Chàng Gấu nổi xung cầm gậy đánh đuổi. Ba công chúa cố mời anh về cung chơi nhưng anh hẹn một ngày khác sẽ đến. Sau đó Chàng Gấu đi chơi đến giang sơn ông vua, cha ba công chúa nói trên, đang trị vì. Chàng giúp việc ở một chủ lò rèn. Giữa lúc ấy vua bắt người chủ lò phải rèn ba viên sắt nạm kim cương và ngọc đúng như kiểu mẫu, nếu không sẽ trị tội. Chàng Gấu hứa với chủ sẽ làm được. Đến hẹn, anh đưa ba viên sắt của ba công chúa cho trước kia ra. Ba công chúa thấy vật cũ của mình thì nhận ra người cũ. Lập tức vua cho người đi gọi Chàng Gấu đến. Chàng được vua gả cho công chúa trẻ nhất làm vợ. Lễ cưới cử hành suốt ba tháng. Còn ba tên phản bạn sau đó bị lên giàn hỏa.
Rất nhiều truyện của các dân tộc trên thế giới có nội dung tương tự với truyện Chàng Gấu trên dây, chúng tôi kể ra một số:
Người La-dơ (Lazes) ở It-xtăm-bun (Istanbul) có truyện Hoàng tử ở cõi âm. Trong vườn một ông vua có một cây táo. Mỗi năm táo chín thì có một con quỷ (dip) đêm đến ăn trụi. Một năm hoàng tử cả định giết quỷ, nhưng nghe tiếng nó hét lúc bám vào cây như tiếng sấm thì sợ hãi, sáng dậy nói không thấy gì cả. Năm sau đến lượt hoàng tử hai cũng thế. Năm sau nữa đến lượt hoàng tử thứ ba tuy còn bé cũng đi rình và đâm được hai nhát trúng tim. Sáng dậy theo dấu máu tìm đến một giếng sâu dòng dây. Hoàng tử cả đòi xuống trước nhưng nửa chừng đã đòi kéo lên. Hoàng tử thứ hai cũng thế. Hoàng tử thứ ba xuống thấy tối như mực, mãi sau mới có ánh sáng. Theo dấu máu đến một buồng thấy có một cô gái đẹp đang thêu. Cô cho biết mình là con vua, bị bắt được ba năm. Thấy có mùi người, quỷ vội đi mài răng. Lúc nó vào, hoàng tử đóng mạnh cánh cửa làm cho nó bị kẹt đầu và bị chặt luôn. Hoàng tử nhường cho cô gái lên trước. Cô nhổ hai sợi tóc đưa cho, bảo nếu có việc gì thì cọ hai sợi vào nhau sẽ có hai con cừu xuất hiện: một trắng, một đen, cưỡi con trắng thì lên được cõi trần, cưỡi con đen thì nó đưa xuống thế giới ở tầng dưới nữa.
Hai ông anh khi kéo được công chúa lên nên bỏ em lại dưới âm. Hoàng tử ba vì tối quá không nhận ra màu lông cừu nên cưỡi nhầm phải con đen. Xuống đến tầng dưới thấy mọi người đang than khóc, anh hỏi thì đáp là có quỷ dữ. Đến gặp một bà già xin nghỉ và ăn, anh ngửi thấy mùi thức ăn lạ mà không có nước bèn hỏi tại sao lại thế. Đáp: - "Chúng tôi không có nước". - "Thế nấu ăn bằng gì !" - "Nước đái ngựa" - "Vì sao?" - "Ở đây có con quỷ nếu được ăn thịt một cô gái thì nó cho lấy nước một lần trong một năm. Ngày mai đây đến lượt công chúa". Sáng dậy hoàng tử đến chỗ cô gái làm vật hy sinh, trong lúc mọi người ai nấy đều cầm bình đợi lấy nước. Anh bảo cô đứng sau lưng mình. Quỷ hét lớn mồm há to như cái thúng, anh lấy dao chống hàm, cuối cũng quỷ chết nhưng anh cũng mất hút. Vua giao cho mọi người đến để công chúa nhận ra ân nhân. Mấy lần đều không thấy. Vua sai tìm xem còn sót ai chăng. Người ta báo tin có một chàng trai lạ mặt ngủ ở nhà bà già. Khi gặp vua âm, hoàng tử chỉ xin vua giúp cho mình trở lại mặt đất. Vua thú nhận là bất lực. Buồn rầu hoàng tử xin phép đi từ làng này qua làng khác trải ba năm trời. Một hôm anh ngủ dưới một gốc cây, thấy chim kêu xao xác, ngẩng nhìn lên thì thấy một con rắn đang leo cây toan ăn thịt chim non. Anh nhổm dậy giết chết rắn rồi lại ngủ. Một lát chim mẹ về, thân to như đại bàng toan ăn thịt anh. Lũ chim con cản lại: - "Chớ! Chớ! Nó là ân nhân", rồi kể cho mẹ nghe chuyện vừa rồi. Khi hoàng tử thức dậy, chim mẹ bảo muốn gì nó sẽ đền ơn. Đáp: - "Xin cho tôi ra khỏi thế giới này". Nghĩ ngợi một lúc, chim mẹ đáp: - "Trước kia tôi lên xuống một ngày hai lần, nay già yếu rồi, nhưng tôi sẽ cố. Hãy chuẩn bị cho tôi một bát-man[5] thịt, hai bát-man nước. Khi tôi nói "ga" thì đút thịt, nói "ghi" thì cho nước. Thế rồi anh leo lên lưng chim, để chim bay lên trần. Trên đường đi, hết thịt rồi mà chim vẫn cứ nói "ga" luôn mồm. Anh bèn cắt thịt ở đùi mình dúi cho nó. Khi đến cõi trần chim nhè ra cho anh một miếng thịt. Anh hỏi: - "Sao lại có thịt này?" - "Khi anh dúi, ta biết là thịt của anh nên không nuốt; bây giờ kéo quần lên ta dán vào cho" (Vì thế bây giờ thịt sau bắp dùi chúng ta mềm mại như là dán vào vậy). Khi chia tay, chim cho anh một trong những cánh của nó, bảo: - "Khi có việc gì anh lấy lông này cọ với lông kia sẽ có một hắc nô xuất hiện, sai gì nó sẽ làm nấy.
Hoàng tử ba về đến nơi vào lúc hai anh mình đang giành cô gái chưa ngã ngũ. Cô hẹn: - "Tôi sẽ lấy người nào mang đến một áo cưới có thể gấp bỏ vào trong một cái hạt quả". Hai người đốc thúc các thợ may trong nước bắt một tháng phải có áo, nếu không thì chặt đầu. Hoàng tử đi qua một hiệu may thấy một cô gái khóc lóc, hỏi thì cô trả lời như trên và nói chỉ đêm nay nữa là hết hạn..Anh nói: - "Đừng sợ, mang cho tôi vài đấu hạt đến đây, mai khắc có". Cho đến gần sáng anh vẫn đập hạt ăn luôn mồm nên cô gái rất lo nhưng sáng mai qua có áo đưa nộp. Nàng công chúa nhận được áo cưới, biết là ân nhân mình đã lên cõi trần vì tin rằng chỉ có anh mới làm được.
Hôm làm lễ cưới, có 50 kỵ sĩ chuẩn bị phi ngựa nhảy qua các hố đào ở giữa đồng. Hoàng tử ba cọ lông chim và ước: - "Đưa cho ta một con ngựa có thể nhảy qua 15 hố. Hắc nô dẫn đến một con ngựa trắng". Các con kia chỉ có thể nhảy qua từng hố một. Hoàng tử xuất hiện cho ngựa nhảy qua 15 hố một lúc. Mọi người kinh ngạc. Vua hỏi: - "Chàng trai này là ai? Dẫn đến đây cho ta". Anh đến nói: - "Thưa cha con là con cha!".
Đoạn kể lại mọi chuyện. Đám cưới của hoàng tử anh trở thành đám cưới của hoàng tử út[6].
Người A-va-rơ (Avares) ở phía Bắc núi Cô-ca-dơ (Caucase) cũng có truyện Chàng Gấu, nhưng trong truyện, mẹ của Chàng Gấu là một công chúa bị gấu bắt làm vợ. Chàng Gấu này có đôi tai như tai gấu nên gọi là Tai gấu. Khi nghe mẹ kể chuyện hắn liền đẩy bố gấu rơi xuống đường hẻm chết, rồi dắt mẹ về. Tai gấu vào hầu vua. Vua sợ sức khỏe của hắn, sai làm nhiều việc nguy hiểm. Tai gấu đi gặp một người nhổ cây, rồi lại gặp một người quay cối trên đầu gối, đều rủ đi theo mình. Đến một nơi, cả ba dừng lại đi săn. Hai người bạn lần lượt bị một người lùn râu dài lấy râu trói lại. Tai gấu đến tóm lấy hắn chẹt râu vào cây, rồi người lùn kéo bật cả cây mà đi. Theo dấu chân, Tai gấu tìm xuống một ngôi đền, trong đó có một công chúa bị tù. Anh chiến đấu giết chết người lùn cứu công chúa và hai người bạn rồi tìm cách đưa họ lên, và anh cũng bị bọn bạn làm phản, cắt dây, phải ở lại dưới đất.
Ở đây vốn có một con rồng 9 đầu luôn luôn tác quái. Nó buộc dân cõi âm mỗi năm phải dâng cho nó một cô gái. Tai gấu giết chết con rồng này. Sau đó anh cứu bầy con của con quạ khỏi bị mãng xà cắn, nhờ đó quạ mẹ đưa anh lên mặt đất. Về đến nhà thấy bọn phản bạn đang tranh nhau công chúa, Tai gấu giết chết chúng, đưa công chúa về nước và được vua gả cho làm vợ.
Truyện của người Can-múc (Kalmouks):
Một anh hùng tên là Mát-xang mình người đầu bò. Anh đi chơi đến một khu rừng gặp một người đen do rừng đẻ ra. Được ít lâu lại gặp một người xanh do bãi cỏ đẻ ra. Xa hơn nữa lại gặp một người trắng do núi thủy tinh đẻ ra. Mát-xang đều kết bạn và rủ đi với mình. Đến một nơi, họ ở trong một ngôi nhà, mỗi ngày cử ba người đi săn để một người giữ nhà và nấu ăn. Đầu tiên là phiên người đen ở nhà. Đang nấu, bỗng có một bà già đến xin nếm tý bơ và thịt. Được ăn, bà già lấy tất cả bơ và thịt rồi biến mất. Người đen bèn in dấu chân ở khắp nơi, chờ khi mọi người về nói láo rằng có một toán quân cưỡi ngựa đến đánh mình và cướp thức ăn. Hôm sau đến lượt người xanh, hôm sau nữa đến lượt người trắng cũng gặp chuyện như thế và đều lập mưu nói láo để khỏi xấu hổ. Đến lượt Mát-xang ở nhà, anh đã đánh bà già chảy máu. Khi các bạn về, anh mắng họ và giục họ đuổi theo dấu máu. Đuổi đến chỗ hang đá thì thấy bà già và một kho của. Mát-xang một mình xuống hang đá bằng một sợi dây và chuyển hết của lên. Lấy xong, anh bị bọn phản bạn rút dây bỏ lại dưới hang. Mát-xang tưởng nguy đến nơi, nhưng sau đó anh tìm thấy thức ăn và ba hạt anh đào. Anh đúc ba hạt ấy và cầu cho nó chóng lớn. Đoạn anh kê đầu vào xác bà già mà ngủ một giấc mấy năm liền. Khi tỉnh dậy thì ba cây anh đào đã cao, anh theo cây trên ra khỏi hang. Anh gặp lại bọn phản bạn nhưng không giết, mà bỏ đi chơi khắp nơi. Anh lên trời với cây cung sắt chống các hung thần.
Truyện của người Xi-gơ-mi ở Trung Á[7]:
Một hoàng tử đi tìm một con chim trĩ trắng mầu nhiệm. Dọc đường, gặp một kỵ sĩ bèn rủ đi theo. Họ đến một lâu dài vắng giữa sa mạc. Sáng dậy kỵ sĩ bảo hoàng tử ở nhà nấu ăn để mình đi săn. Đang nấu, hoàng tử bỗng thấy cửa mở, một người lùn vào nhổ một sợi râu trói tay chân hoàng tử và quẳng xuống đất, chén hết thức ăn rồi đi. Hoàng tử lần cởi được dây trói đuổi theo, thì thấy người lùn chui vào một cái giếng và biến mất. Hôm sau, kỵ sĩ ở nhà dùng mưu chém đứt đầu người lùn nhưng liền đó đầu và mình của y lại tìm nối với nhau như cũ, rồi trốn mất. Hoàng tử tết một sợi dây rồi trèo xuống đáy giếng nhưng chỉ được một tý đã kêu lên: -"Kéo mau kéo tôi cháy mất!;. Đến lượt kỵ sĩ trèo xuống đến tận đáy. Ở đây anh gặp nhiều đàn súc vật của người lùn. Đến một thành phố, anh gặp một người ngồi ở cửa một ngôi nhà bày cho anh cách chiến thắng tên lùn là nấp vào giữa hai hòn đá lớn ở gần đấy.
Tên lùn chết, anh tìm được 40 chiếc chìa khóa. Mở buồng cuối cùng, anh gặp một cô gái đẹp bị tên lùn bắt hồi lên 7 tuổi. Sáng dậy anh nhặt nhạnh của cải và ra hiệu cho hoàng tử lần lượt kéo của cải và cả cô gái đẹp lên trước mình. Sau đó, anh buộc một con cừu nhưng nửa chừng bị hoàng tử cắt dứt dây. Tuy vậy, cuối cùng hoàng tử biết hối hận và dòng dây cho lên. Lên đến nơi, anh tha tội cho cả hai người, cho họ tất cả của cải và bỏ đi tìm con chim trĩ trắng mầu nhiệm.
Truyện của người Xy-ri (Syrie):
Một hoàng tử trẻ canh gác cung điện, bắn bị thương một tên khổng lồ tới ăn trộm. Mọi người theo vết máu xuống một bể cạn ngầm dưới đất. Người em vua, rồi hoàng tử anh đòi xuống, nhưng vừa xuống được một chốc đã kêu toáng, nhờ kéo dây cho lên ngay, chỉ có hoàng tử em là xuống được. Ở dưới đáy mở ra ba cái hang, mỗi hang có một tên khổng lồ ở với một cô gái mà chúng bắt xuống đây. Trong đó có cô thứ ba đẹp hơn cả. Nhân khi bọn khổng lồ ngủ, các cô bày cho hoàng tử cách giết chúng, và quả sau đó, hoàng tử đã diệt được. Khi trở lại, hoàng tử ra hiệu lần lượt đưa các cô gái lên. Trước khi cho cô thứ ba tên, hoàng tử thấy cô đang nghịch một con gà vàng và một con gà bạc mổ hạt ngọc. Cô mặc một bộ áo quần không có vết may cắt và mang một chiết giày vàng đi không bén đất. Cô lưu ý hoàng tử rằng có thể những người thân của hoàng tử sẽ hãm hại, không cho chàng lên. Trong trường họp đó hoàng tử hãy cưỡi một con chim mà cô tặng, nó sẽ dưa lên mặt đất. Nhưng trước hết, chàng hãy đi tìm ba con ngựa, nhổ mỗi con một cái lông đuôi, cất đi, sẽ có việc dùng sau này. Cô còn tặng thêm ba cái vòng: cái đầu sẽ cho gà vàng gà bạc, cái thứ hai sẽ cho áo quần không có vết may cắt, cái thứ ba sẽ cho một chiếc giày vàng. Tất cả những điều xảy ra về sau đúng như lời cô gái. Hoàng tử bị ông chú và ông anh cắt dây không lên được và hoàng tử làm như cô gái dặn.
Khi được con chim thần đưa lên mặt đất, hoàng tử chụp vào đầu mình một cái bong bóng giả làm người hói để không ai nhận được mặt, đoạn tìm vào kinh đô. Lúc này người ta sắp tổ chức đám cưới của ông em vua lấy cô gái thứ ba. Để mua vui, người ta tổ chức một cuộc đua ngựa. Hoàng tử rút lông ngựa ra, xuất hiện trước mặt một con ngựa trên rất đẹp, chàng liền nhảy lên phi theo đám kỵ sĩ và về hàng đầu. Hoàng tử lại lần lượt rút các lông khác, xuất hiện ngựa trắng và sau đó ngụa hung, mỗi một con giúp hoàng tử dự một cuộc đấu. Cuối cùng khi ngựa phi qua chỗ cô gái ngồi, hoàng tử giật lấy mũ của cô, rồi phi ngựa đi mất không ai đuổi kịp. Sau đó hoàng tử vào làm việc cho một người thợ bạc. Lúc này cô gái đã biết là ân nhân của mình trở về, cô đòi muốn cưới cô phải có một con gà vàng một con gà bạc biết mổ hạt ngọc. Vua ra lệnh cho người thợ bạc phải làm cho được những vật kia, nếu không sẽ cắt cổ. Thấy người thợ bạc kêu trời khóc lóc, người hói - tức hoàng tử - hứa làm hộ và chỉ quay cái vòng thứ nhất là có ngay để nộp vua. Được gà, cô gái lại đòi một bộ áo quần không có vết may cắt. Bấy giờ hoàng tử đã đến làm việc cho một phó may. Việc cũng diễn ra như trên. Khi được áo quần, cô gái lại đòi một chiếc giày vàng. Hoàng tử lại đổi đến làm việc cho một người thợ giày và cũng quay vòng giúp người thợ giày.
Cô gái bấy giờ mới tâu vua xin lấy người làm chiếc giày vàng làm chồng. Người được phái đi điều tra về nói với vua rằng đấy là một thằng hói. Cô gái đáp: - "Không phải, tâu bệ hạ, đó là con của bệ hạ, người đã cứu tôi". Vua cho gọi anh chàng hói vào cung, anh lột cái bong bóng ra, hiện thành hoàng tử em kể lại mọi việc, và sau đó được lấy cô gái làm vợ.
Truyện của người Tây-ban-nha (Espana).
Một ông vua Xi-ri (Syrie) nhốt ba công chúa trong một cái tháp không có cửa, không có cửa sổ, và phán rằng hễ ai vào được thì gả cho một trong ba cô. Có ba anh chàng đi thử, trong đó có một chàng dùng dinh đóng để trèo lên, trèo đến đâu nhổ đinh đến đấy và đóng chỗ khác để tiến lên nữa. Nhờ đó vào được trong tháp và đưa các cô gái ra bằng dây cho hai bạn đỡ. Khi đỡ xong bọn kia giật mất dây để tranh công.
Em hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả về chú (nhớ là chú có hình dáng của một cây bút chì) và tưởng tượng những câu chuyện về cuộc đời của chú nhé !
em hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả chú lính chì(nhớ là chú có hình dáng của 1 cây bút chì)và tưởng tượng những câu chuyện về cuộc đời của chú nhé
ai trả lời ngay bây giờ mính sẽ k
thông cảm nha mình đang suy nghĩ
Bạn tra mạng là ra ngay ý
viết đoạn văn tưởng tượng về đoạn kết của câu chuyện Sự tích cây vú sữa để thay đổi cái kết trong câu chuyện
Sau khi đọc xong câu chuyện Sự tích cây vú sữa, em rất thương xót cho cậu bé trong câu chuyện. Vì vậy em đã tự tưởng tượng và viết tiếp cho cậu bé một kết thúc khác. Rằng sau khi không còn mẹ, cậu bé rất đau khổ và dằn vặt. Cậu hiểu được rằng, chính vì sự lười biếng, ham chơi của bản thân mà mẹ mới đau khổ rồi hóa thành cây vú sữa. Từ ngày đó, cậu bé quyết tâm thay đổi. Cậu trở nên chăm chỉ và chịu khó hơn hẳn. Mỗi ngày, cậu dậy sớm quét dọn nhà cửa, tưới nước cho vườn cây rồi mới đi học. Tối tối, cậu luôn làm xong hết bài tập về nhà rồi mới chịu đi ngủ. Cậu bé cũng dành thời gian giúp đỡ bạn bè và người thân của mình, không rong chơi suốt ngày như trước. Sự thay đổi của cậu khiến tất cả mọi người đều vô cùng khen ngợi. Cảm động trước tấm lòng của cậu bé, phép màu đã xảy ra. Ngày hôm ấy, sau khi tan học, cậu bé liền vội trở về nhà. Đến cổng, cậu nghe thấy tiếng chổi quét xào xạc vọng ra. Nhìn vào bên trong, người mẹ đang cúi đầu quét lá. Cậu bé vui sướng đến vỡ òa, gọi một tiếng mẹ thật to, rồi sà vào lòng mẹ. Thế là từ hôm đó, cậu lại là một đứa trẻ có mẹ. Mái nhà lại rộn ràng tiếng cười và niềm vui sướng.
mik gửi neeee