Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
H24
17 tháng 8 2020 lúc 12:56

Em tham khảo :

Để nói đến nhân vật bé Hồng trong văn bản " Trong lòng mẹ ", chúng ta sẽ không khỏi mang trong mình một mớ cảm xúc lẫn lộn về nhân vật này. Xót xa trước hoàn cảnh bi thương, cay nghiệt của Hồng khi mất cha, mẹ đi tha hương cầu thực, lại phải ở với người cô thâm độc. Nhưng thật bất ngờ khi chỉ là một đứa trẻ, nhưng Hồng có ý chí thật vững vàng khi người cô luôn gieo rắc, mỉa mai người mẹ vào đầu của mình . Từ đó, cũng thật xúc động bởi tấm lòng yêu thương mẹ hết mực,tình yêu ấy như ngọn lửa rừng rực bùng cháy trong tim cậu bé không thể nào dập tắt được. Một cậu bé lanh lợi, thông minh trong khi giao tiếp, đối mặt với những lời cay nghiệt của bà cô mà không hề có chút hỗn láo, cãi nạt lại người lớn. Chính vì tấm lòng yêu thương mẹ mà bé Hồng căm ghét những cái cổ tục của thời phong kiến bấy giờ, ví chúng như đầu mẩu gỗ hay cục thủy tinh rồi " vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn thì thôi" . Giờ đây, với cậu chỉ cần có mẹ,cảm xúc hạnh phúc tràn trề tới khi được gặp và nằm trong lòng mẹ, được mẹ vỗ về, Hồng thực sự hạnh phúc, bởi ngọn lửa tình yêu đối với mẹ trong tim Hồng vẫn bừng sáng, thật đáng hâm mộ thứ tình cảm này.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NL
1 tháng 11 2017 lúc 19:12

Tham khảo !!!

Tôi là một thầy giáo nghèo sống an phận trong làng. Mọi người gọi tôi bằng cái tên thân mật: “ông giáo”. Là một người trí thức, không sung sướng gì hơn những người khác, nhưng sống giữa những người nông dân trong cái tình cảnh đói kém, mất mùa những năm 1943 như thế này tôi không khỏi đau lòng, xót xa cho số phận những người đồng bào lao khổ. Người khiến tôi phải suy nghĩ nhiều nhất là lão Hạc - một ông lão sống cô độc gần nhà tôi. Tôi không thể nào quên được hình ảnh của lão khi chiều qua lão đến nhà tôi báo tin bán con chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ tột độ. ”
- Vừa nhìn thấy tôi lão đã báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Tôi hơi giật mình hỏi lại:
- Cụ bán rồi?
Lão gật gật:
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Lão đã đau đớn lắm khi bán đi con chó ấy. Không dành lòng nhìn lão khổ sở thế kia, tôi hỏi:
- Thế nó cho bắt à?
Tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhưng không ngờ... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... Giọng lão méo mó, tội nghiệp:
- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai chân sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bô"n chân nó lại. Bấy giờ “cu cậu” mới biết là “cu cậu” chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giông nó cũng khôn! Nó cứ làm y như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Lão nức nở thều thào một hơi dài như mong muốn sẻ chia nỗi đau. Tôi cũng có phần luống cuông: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà không giúp được gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Nhưng lại như lần trước, lời an ủi của tôi chỉ càng làm lão nghĩ ngợi hơn. Lão chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...
Nghe lão nói, tôi cũng rùng mình chua chát cho chính thân phận của mình nữa. Tôi ngùi ngùi nhìn lão, bảo:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
Gương mặt lão tê dại đi, đôi mắt đã đục màu như nhìn đăm đăm vào chốn nào đó:
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Câu hỏi của lão còn ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Lúc dó, tôi đã lảng di bằng một câu đùa để mời lão ăn khoai uống nước. Nhưng giờ đây, ngồi lại một mình, tôi lại đem câu hỏi ấy ra để tự vấn lòng mình. Chao ôi! Đồng bào tôi trong cái tối đất tối trời của xã hội còn bao người đau khổ, lầm than như thế? Mà đời tôi cũng có khác gì đâu? Nhưng tôi lại thấy lóe lên trong lòng một tia sáng của niềm tự hào, niềm tin: đồng bào tôi tuy đói khổ, nghèo nàn nhưng vẫn giữ trọn vẹn nhân cách. Nỗi đau của lão Hạc là nỗi đau của tình thương và lòng tự trọng, nỗi đau của một tâm hồn cao đẹp...

Bình luận (0)
LT
1 tháng 11 2017 lúc 21:26


Đề: Vào vai nhân vật Ông Giáo, hãy kể lại cảnh Lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.Đã ba ngày nay rồi mà câu chuyện của Lão Hạc, người hàng xóm của tôi, vẫn cứ làm cho tôi băn khoăn lắm. Tôi không biết việc nhận ba mươi đồng bạc, tiền lão đưa để nhờ hàng xóm làm ma chay, có đúng không nữa? Khoảnh khắc lão báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ buổi chiều hôm nọ cứ ám ảnh tôi mãi. Nhìn lão lúc ấy thật khổ sở và tội nghiệp làm sao ấy. Tôi bồi hồi nhớ lại…Chiều hôm nọ, tôi ngồi trước sân nhà mà lòng cảm thấy buồn nao nao. Làng quê sau bão tiêu điều và xơ xác. Cây cối đổ ngổn ngang. Đâu rồi tiếng vui đùa của bọn trẻ, tiếng cười nói râm ran của những bà đi chợ sớm, tiếng hò câu hát của những đôi trai gái hẹn hò nhau. Nhìn mấy đứa trẻ con tha thẩn chơi với nhau ở góc sân, tôi buồn cho chúng quá. Vài ánh nắng còn sót lại sau vườn làm cho khung cảnh não nề thêm. Đang mải suy nghĩ, tôi giật mình khi nghe tiếng bước chân lạch xạch trên sân. Từ xa, tôi chợt thấy một bóng người đi tới, tôi đoán ngay đó là Lão Hạc – người bạn già của tôi. Không biết có chuyện gì không mà trông lão vội vã lắm.Vừa thấy tôi, lão báo ngay:- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!Tôi ngạc nhiên hỏi:- Cụ bán rồi à?- Bán rồi, họ vừa mới bắt xong.Lúc ấy, lão cố làm ra vui vẻ nhưng lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Nhìn lão, tôi muốn chạy lại ôm lão mà an ủi. Nhưng tôi biết làm vậy không tiện. Nhìn thấy lão như vậy, tôi nhớ về chuyện của mình năm xưa nhưng bây giờ tôi không cảm thấy xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa mà chỉ cảm thấy ái ngại cho lão. Tôi hỏi cho có chuyện:- Thế nó cho bắt à?Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Những dòng nước mắt khô khốc lại. Cả đời lão không thể đếm xiết là khóc bao nhiêu lần rồi. Lão gặp toàn chuyện đau lòng. Lão đã khóc vì mất vợ, lão lại khóc vì con trai đi làm cao su,… nay lại khóc vì nỗi đau mất chó, người bạn luôn ở bên cạnh lão. Ôi! Lão thật là tội nghiệp. Bây giờ, khi lại nhắc về chuyện đó, tôi lại cảm thấy buồn nao nao.Rồi cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít, lão huhu khóc… Lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi cũng thấy cay cay nhưng tôi kiềm lại được. Sau đó, bằng giọng đứt quãng, lão kể chuyện bán chó cho tôi nghe. Lão kể chuyện bắt chó trong nước mắt. Lão gọi con chó lại cho nó ăn cơm thì thằng Xiên và thằng Mục đứng sau ra bắt nó. Nó nằm yên, kêu ư ử rồi nhìn lão rất lâu làm lão rất ân hận và day dứt.Tôi động viên lão, an ủi mãi nhưng nỗi buồn của lão vẫn chưa nguôi. Ôi! Lão thật đôn hậu, sống có nghĩa có tình. Lão lương thiện quá! Tôi vỗ về, an ủi và gợi chuyện để khuyên giải lão. Dường như nỗi buồn ấy vẫn không tan được. Biết làm sao được.Rồi tôi xuống bếp luộc mấy củ khoai mời lão thì lão gọi lại và nhờ tôi hai việc với vẻ mặt nghiêm trang lạ thường. Và lão bảo muốn nhờ tôi giữ giúp mảnh vườn cho anh con trai và ba mươi đồng bạc cuối cùng để gửi lại nhờ hàng xóm làm ma chay giúp nếu lão có việc gì không may. Về việc nhận mảnh vườn thì tôi đồng ý ngay nhưng khi lão gửi ba mươi đồng bạc thì tôi băn khoăn lắm! Không biết, lão sẽ lấy gì mà ăn mà sống? Cuộc sống ngày mai của lão sẽ ra sao? Thấy lão năn nỉ mãi thì tôi đành nhận vậy nhưng lòng tôi lại thấy lo cho lão rất nhiều. Bây giờ nghĩ lại, nếu lúc ấy tôi hỏi cho ra nhẽ và khuyên can lão thì sẽ không có những điều đáng tiếc xảy ra. Dù sao, qua cuộc trò chuyện này, tôi thấy lão thấy lão thương con mình quá! Lão hi sinh tất cả để giữ mảnh vườn cho anh. Lão quả là một người cha tuyệt vời. Sau đó, Lão Hạc ra về với một vẻ mặt ủ rũ, dáng điệu thất thiểu. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng chắc lão buồn về chuyện bán chó mà thôi. Mấy hôm liền, lão chỉ ăn khoai, ăn những gì mà kiếm được. Tôi cảm thấy lo lắng và muốn giúp nhưng lão từ chối có khi rất hách dịch. Tôi buồn lắm nhưng cũng chẳng biết làm sao? Sau buổi trò chuyện ấy, tôi hiểu và càng yêu quý lão hơn. Một con người khốn cùng, cô đơn tội nghiệp nhưng đầy tình yêu thương, sống trọn vẹn có nghĩa có tình. Chỉ trót bán một con chó mà lão đã khổ sở như vậy. Tôi nghĩ lão không nỡ đối xử tệ với ai đâu. Những ngày tiếp theo, tôi chỉ mong muốn sao lão không phải rơi vào hoàn cảnh như thế nữa và anh con trai lão mau về để lão bớt khổ thêm. Nhưng nó đã xảy ra không như ý tôi muốn, chỉ một lúc sau, người trong làng phát hiện lão mất vì ăn bã chó. Đến bây giờ lão đã mất được hai năm rồi và tôi đã hiểu cái ý nghĩ xa xăm mà lão đã nghĩ tới đó là cái chết. Lão đã chọn một cái chết thật bi thảm để dành dụm tiền cho con mình. Chỉ từng nấy thôi cũng đủ biết qua rồi, nhắc lại làm gì nữa, tôi cứ coi như đó là một câu chuyện buồn về một người bạn già mãi sống trong lòng tôi hôm nay và mãi mãi. . Đề: Vào vai nhân vật Ông Giáo, hãy kể lại cảnh Lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ. Đã ba ngày nay rồi mà câu chuyện của Lão Hạc, người hàng xóm của. khoăn lắm. Tôi không biết việc nhận ba mươi đồng bạc, tiền lão đưa để nhờ hàng xóm làm ma chay, có đúng không nữa? Khoảnh khắc lão báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ buổi chiều hôm. Lão Hạc – người bạn già của tôi. Không biết có chuyện gì không mà trông lão vội vã lắm. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! Tôi ngạc nhiên hỏi: - Cụ bán rồi à? - Bán


Bình luận (0)
LT
1 tháng 11 2017 lúc 21:28

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.


Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
BS
Xem chi tiết
H24
4 tháng 11 2021 lúc 14:54

tham khảo:

Đoạn trích cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô đã giúp ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc tình cảm mà bé Hồng dành cho mẹ mình. Mở đầu, nghe cô hỏi, Hồng muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự giả dối của bà cô nên đành im lặng, tìm câu trả lời phù hợp. Trong kí ức bé sống dậy vẻ mặt hiền từ và rầu rầu của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cười và đáp lại cô tôi” thể hiện sự phản ứng thông minh của Hồng. Chú biết cảnh giác trước âm mưu của bà cô, không muốn cô xâm phạm đến danh dự của mẹ. Sau lờì nói thứ hai, thứ ba của bà cô, (khi thái độ mỉa mai nhục mạ đã bộc lộ trắng trợn) thì bé́ Hồng không kìm nén nỗi đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân … Nước mắt em “ròng ròng chảy xuống hai bên mép rồi chan hoà, đầm đìa ở cằm và cổ”.Không cười gượng như lần trước, Hồng “cười dài trong tiếng khóc”. Chi tiết này chứng tỏ Hồng đang cố nén nỗi đau xót, phẫn uất đang trào dâng. Trước bà cô cay nghiệt, bé Hồng nhỏ bé mà tự tin, thông minh ̀ kiêu hãnh và dạt dào niềm tin về người mẹ khốn khổ...
Tâm trạng đau xót, uất ức của Hồng đạt đến đỉnh điểm khi nghe cô tươi cười kẻ về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Từ căm ghét cô, bé Hồng căm thù những hủ tục phong kiến ̣: “ Cô tôi chưa dứt câu… Giá những cổ tục là.…… mới thôi” Những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến mà bà cô là người đại diện.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
IY
16 tháng 12 2018 lúc 23:56

- Bà cô muốn khoét sâu vào nỗi đau của Hồng:

+ Cử chỉ: cười nói " Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?", cái cười rất kịch

- Bên ngoài thì tỏ vẻ quan tâm nhưng bên trong lại bộc lộ sự giả dối, ẩn chứa những ý nghĩ không tốt đẹp

+ Vỗ vai cười hỏi " mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ"

                             ----> Bộc lộ sự cố ý: châm biếm, lăng mạ

+ Giọng nói ngọt ngào

+ Ánh mắt long lanh, nhìn chằm chặp ---> Cái nhìn săm soi

---> Cô Hồng là người lạnh lùng, tàn nhẫn

Dù Hồng là cháu của cô, khi Hồng trải qua nỗi khổ đau đớn như vậy, đáng nhẽ phải an ủi Hồng, nhưng lại cố ý làm Hồng đau đớn thêm.

- Nghệ thuật: Miêu tả tăng tiến, trình tự thời gian

---> Thấy được sự nham hiểm của bà cố

...

mk chỉ gạch ý chính trong phần Thân Bài thôi, còn muốn viết thành bài văn thì bn dựa zô mak làm nha

Bình luận (0)
AI
16 tháng 7 2021 lúc 9:31

Phân tích nhân vật người cô qua các phương diện: 

- Ngôn ngữ: Lời nói độc địa, sáo rỗng, giả dối, giễu cợt

=> Nội dung của câu đối thoại mang ý nghĩa lăng mạ 

- Nội tâm: Dã tâm, cay độc, mỉa mai, muốn khoét sâu nỗi thương tâm của chú bé Hồng 

=> Tỏ sự "thương xót" cho cậu bé, đồng thời nói xấu người mẹ bất hạnh của chú

- Cử chỉ hành động: nụ cười rất kịch, tỏ sự ngậm ngùi thương xót cho thầy của Hồng

=> Cố tình đổ thêm dầu vào lửa, đục thủng tình thương yêu mẹ của tác giả 

=> Làm cho nạn nhân thêm đau xót, lòng thắt lại, đau tận tâm can, xót từng khúc ruột, chỉ biết câm nín nghe những lời lăng mạ, xúi giúc độc ác của bà dì 

========================================================INSTAGRAM: @studie_hard_today 

Bình luận (0)